Đỗ Thông Minh, 2/2006-2007 Một số khái niệm căn bản: 1- “Quân Chủ”



tải về 257.13 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích257.13 Kb.
#13618
1   2   3   4

3- Dân Sinh Hạnh Phúc  Nghèo Khổ

Chưa kể:


1- Giống Nòi Suy Nhược

2- Đất Nước Cạn Kiệt

3- Văn Hóa Suy Đồi

4- Dân Tình Ly Tán

Do đó trào lưu Dân Chủ cả ở trong và ngoài nước đang tràn dâng càng lúc càng cao ở Việt Nam.


Kết luận: Chúng ta thu thập được bài học gì?
Với thể chế Dân Chủ, từ lâu chính trị Nhật Bản ổn định, người dân sống trong tự do - dân chủ, họ có đầy đủ mọi quyền rồi nên không hề thấy người Nhật nào đứng lên đòi Dân Chủ cả. Vấn đề còn lại là ở những nước theo thể chế Cộng Sản vẫn bị cai trị bằng đàn áp như Trung Quốc, Việt Nam nên mới có phong trào đấu tranh Dân Chủ.

Từ những điểm khái lược trên của ba quốc gia, chúng ta có thể rút ra một số yếu tố sau.


Bài học từ Nhật Bản:

  1. Nhật Bản có một xã hội tương đối đồng nhất và kỷ luật.

  2. Thu hóa tư tưởng Vương Dương Minh và Âu-Mỹ qua một số nhà tư tưởng người Nhật, tuy nhiên không có và không dựa trên một chủ thuyết toàn diện duy nhất nào.

  3. Đã có nền văn minh khá cao so với các nước trong vùng.

  4. Duy Tân và Dân Chủ hóa để theo kịp Âu-Mỹ.

  5. Tự cường bằng nâng cao dân trí, khoa học, kỹ thuật.

  6. Cố giữ độc lập bằng đường lối ngoại giao đa phương khôn khéo - tham vọng đế quốc.

  7. Hiến pháp Nhật Bản sau Thế Chiến Thứ 2, chủ trương xây dựng đất nước trong hòa bình, phú quốc mà không cần cường binh.


Bài học từ Trung Quốc:

1- Chế độ quân chủ lỗi thời.

2- Có những nhà cách mạng có tư tưởng Duy Tân, Dân Chủ.

3- Lập đảng, soạn thảo chủ thuyết.

4- Vận động quần chúng, mộ binh.

5- Hoa kiều khắp thế giới yểm trợ.

6- Cuộc đấu tranh đầy khó khăn đã thành công, nhưng cuối cùng Trung Hoa Quốc Dân Đảng thất bại vì kiêu binh, hủ bại và tham nhũng.

7- Đảng Cộng Sản Trung Quốc thay đổi, chủ trương “3 Đại Biểu” (chấp nhận đảng viên tư sản). Tình hình Trung Quốc luôn có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam.


Bài học từ Việt Nam:

1- Dân trí yếu kém, khá rời rạc.

2- Các vận động đấu tranh từ cục bộ thành toàn quốc.

3- Lập đảng, soạn thảo chủ thuyết.

4- Vận động quần chúng và tranh thủ dư luận quốc tế.

5- Đảng Cộng Sản lộ rõ tính phi hiện thực và các sai lầm trầm trọng.

6- Kiều bào (Việt kiều) khắp thế giới yểm trợ cuộc đấu tranh Dân Chủ.

7- Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục đổi mới. Cuộc đấu tranh Dân Chủ hóa tiếp diễn bền bỉ trong tinh thần bất bạo động (đôi khi bạo động?)…





Bài viết này, nhằn ôn lại qua trình đấu tranh Dân Chủ hơn 1 thế kỷ qua tại mấy nước Á Châu, để thấy được các nỗ lực ấy đã diễn ra như thế nào và đạt kết gì? Từ đó, chúng ta có thể rút ra bài học biện chứng lịch sử mang những yếu tố phức tạp và quyết định nào? Quá khứ thì như vậy, còn tương lai ra sao? Vì sự hạnh phúc thực sự của dân tộc, vì sự thịnh vương của đất nước chúng ta sẽ phài làm gì? Những người lớn tuổi chắc đã biết khá rõ về những điều ghi ra trong bài viết, với những người trẻ tuổi, hy vọng bài viết này giúp nhìn lại quá khứ, để có tầm nhìn chính xác hơn về dự phóng tương lai. Dân tộc, đất nước hưng vong đều tùy thuộc ở mỗi con dân Việt, nếu chúng ta ít nhiều trách cứ người xưa, tiếc nuối những cơ hội lịch sử bị bỏ lỡ, hổ thẹn vì sự tụt hậu… thì chúng ta lại càng phải cố gắng hơn trong hiện tại để mai sau, con cháu chúng ta sẽ không đánh giá chúng ta như vậy nữa. Hiện nay, cả trong và ngoài nước chưa có những tổ chức tầm vóc, nên cuộc đất tranh Dân Chủ vẫn mới chỉ như một phong trào trải mỏng đang lan rộng trong quần chúng. cần nhiều nỗ lực vận động và tập hợp hơn nữa. Lịch sử chuyển biến liên tục không chờ đợi ai, khi thì tiệm tiến, khi thì đột biến, nhưng mỗi người đều có vai trò và trách nhiệm trong đó.

Chủ Nghĩa Cộng Sản với đường lối giả dối mị dân, tuy ban đầu đã thắng lợi nhất thời trên nhiều quốc gia, chi phối 1/3 thế giới trong gần 1 thế kỷ, nhưng rồi tới cuối thế kỷ thứ 20 đã hoàn toàn tan rã vì tính phi hiện thực, phản khoa học, rất kém hiệu quả về kinh tế và nhất là vì sự tàn ác của nó, chỉ còn 4 nước theo đuổi trên hình thức là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba (có thể thay đổi sau khi Fidel Castro qua đời?). Đảng Cộng Sản tại các nước lớn như Nhật, Pháp, Ý... đều đã từ bỏ đấu tranh giai cấp và hầu hết tư tưởng của Mác-Lê…

Chứng nghiệm thực tế khoảng 1 thế kỷ qua về “hai đứa con song sinh của Âu Châu” là Chủ Nghĩa Dân Chủ - Tư Bản và Chủ Nghĩa Cộng Sản - Độc Tài, Tư Bản đã có những bóc lột quá đáng như “cần ga” đạp quá đà, còn Cộng Sản là một phản đề như “cần thắng” giữ cho “chiếc xe nhân loại” được an toàn, chứ Cộng Sản không thể làm đối trọng và có thể thay thế Tư Bản. Cần thắng không bao giờ có thể thành động lực cho chiếc xe chạy được. “Chiếc xe nhân loại”, tất nhiên kể cả Công Sản trong đó, cũng đều phải đi theo hướng chung của Dân Chủ - Tư Bản chứ không phải Độc Tài - Cộng Sản.

Khát vọng tự nhiên và muôn đời của con người vẫn là Tự Do - Dân Chủ, từ trước khi ý niệm này được nhận thức rõ ràng và viết ra một cách hệ thống, cũng như bản năng hướng thượng là lẽ tự nhiên, nên luôn luôn phải được coi là nền tảng xây dựng xã hội. Tầng lớp dân chúng có ý thức cụ thể về Dân Chủ cũng ngày càng đông hơn. Đã có những sự tiến bộ đáng kể trong phương thức đấu tranh và tư duy. Bao giờ cũng vậy, tư tưởng đúng thì hành động đúng, nên cuộc đấu tranh càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Cuộc đấu tranh tư tưởng, vận động quần chúng còn dài, nhưng chắc chắn dân tộc Việt sẽ đạt được ước nguyện Dân Chủ hóa và Duy Tân đất nước của mình để thu ngắn sự tụt hậu, theo kịp đà tiến hóa của nhân loại.

- - -


Thêm nữa, mang danh nghĩa “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại.”, rồi “Các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em.”, nhưng rồi chuyện trớ trêu nhất đã xảy ra khi các nước Cộng Sản dùng bạo lực với nhau. Cộng Sản Nga Xô và Cộng Sản Trung Quốc tranh chấp về ý thức hệ và đánh nhau (1969, tại Hắc Long Giang), Cộng Sản Trung Quốc đánh Cộng Sản Việt Nam (2 lần, lần đầu từ 16/2/1979 kéo dài 1 tháng tại 6 tỉnh dọc biên giới, lần 2 từ 1884 tới 1989 tại Hà Giang), Cộng Sản Việt Nam đánh Cộng Sản Cam Bốt (1976, 77, 78-1989)!

- - - -
ĐỀ NGHỊ MỘT GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM…
1- Có gì mới?

Bài viết này thu thập một số kinh nghiệm lịch sử đấu tranh Dân Chủ, cho thấy lý tưởng Tự Do - Dân Chủ nêu lên thì dễ, nhưng thực hiện rất khó khăn, vì:

a- Nhà cầm quyền luôn luôn ở tư thế muốn hạn chế Tự Do - Dân Chủ cho dễ cai trị.

b- Nhiều người lãnh đạo đấu tranh chưa đủ dấn thân, chưa gây đủ uy tín, chưa đưa ra được đường lối cụ thể có tính thuyết phục, chưa vận động đúng mức.

c- Dân chúng vốn thường an phận, chưa ý thức đẩy đủ về sự lợi-hại giữa cũ-mới. Phải đẩy mạnh việc khai dân trí nâng cao dân khí.

d- Cần kiên nhẫn hoạt động và chờ thời cơ đủ chín mùi… Sự nóng vội sẽ làm cuộc cách mạng bị đẻ non và chết yểu.

đ- Với kinh nghiệm hơn 1 thế kỷ qua, hy vọng chúng ta sẽ rút ra được những bài học, tránh phí phạm nhân lực, vật lực và thời gian…
2- Thay đổi tư duy

Đây là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy bánh xe lịch sử. Qua hơn 1 thế kỷ, hẳn nhiên dân trí và dân khí Việt đã được nâng cao rất nhiều. Tuy nhiên về vấn đề dân khí, thường bị nhà cầm quyền và nhiều thế lực khác tìm cách lèo lái theo chiều hướng mà họ mong muốn hay bị đe dọa nên không phát huy trọn vẹn được... Đó là lý do khiến cho cuộc đấu tranh Dân Chủ gặp khó khăn trong việc tập hợp. Xin lưu ý, có nhiều nhà cầm quyền thấy được sự hấp dẫn, hợp lý và hợp lòng người của Chủ Nghĩa Dân Chủ vì căn bản giúp tiến bộ mà tránh được bạo động, xáo trộn lớn… thì họ cũng giương cao ngọn cờ này, nhưng chỉ nêu lên để trang trí còn thực tế thì hành động ngược lại. Tuy nhiên, những trở lực này chỉ có thể làm cản trở, làm chậm bước, chứ không thể ngăn cản tiến trình Dân Chủ hóa đất nước là trào lưu chung của thế giới.

Kinh Tế và Dân Chủ có thể ví như “hai chân” của một người. Đồng ý Kinh Tế thực tiễn có thể đi trước một bước, nhưng nếu đi nhiều bước mà chân Dân Chủ mới nhúc nhích một chút thì khoảng cách sẽ thành quá xa, hai chân sẽ xoạc ra mà té! Xã hội mất thăng bằng. Nhà nước Việt Nam nói “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (kết hợp hai yếu tố trái nghịch), ưu tiên Kinh tế còn Dân Chủ tính sau, cho cán bộ làm thương mại (mà họ vốn kết án là bóc lột và kịch liệt đả phá, tìm cách tận diệt)… là đang tìm cách trì hoãn, nhằm củng cố địa vị và vơ vét nhiều hơn.

Nguời được gọi là trí thức, cần can đảm nhanh chóng nhận thức và tự thay đổi tư duy theo trào lưu mới, tiên phong đưa ra những cải cách thể chế chính trị, xã hội một cách thực tế… nhằm đáp ứng nhu cấu bức thiết của đại đa số quần chúng, rồi truyền đạt lại cho mọi người để vận động thực thi. Sự thay đổi toàn diện có thể gây ra một số xáo trộn, nên phải chứng minh là lợi cập hại (lợi nhiều gấp bội hại, cần sớm thay đổi để hội nhập và theo kịp đà tiến chung của nhân loại). Những cuộc đấu tranh Dân Chủ luôn cần có sự kết hợp mọi tầng lớp, một số khá nhiều người quan tâm tới vận mệnh quốc gia, dân tộc đang mạnh dạn lên tiếng là dấu hiệu rất phấn khởi chung. Cho đến nay, Dân Chủ là thể chế lý tưởng nhất để đưa đất nước đi lên, ưu điểm của nó là cho phép tự hoàn chỉnh trong ôn hoà, vì thể chế Dân Chủ nào cũng cho tự do lên tiếng nói nhưng ngăn cấm bạo động.


3- Về lực lượng đấu tranh:

Giới già - giới trẻ

Về lực lượng đấu tranh, cần tư tưởng chỉ đạo, có tư tưởng chỉ đạo lại cần phải có lực lượng đủ mạnh để thực thi. Người ta hay nói đến sự cách biệt thế hệ già trẻ, nhưng thực ra dân tộc nào cũng bao gồm những lứa tuổi nối tiếp nhau liên tục chứ không có khoảng cách giữa các thế hệ. Già là người đã từng trẻ, trẻ là người sẽ già. Thêm nữa, cuộc đấu tranh thường kéo dài, ai thì cũng qua hai giai đoạn trẻ-già ấy. Chưa kể có người thân xác già mà tinh thần trẻ, vẫn hăng say hoạt động, có người trẻ mà tư duy đã già, chỉ lý luận loanh quanh để tránh né hoạt động.

Nếu hỏi ai sẽ đứng lên đấu tranh? Thì đó chính là người dân. Trong tinh thần tự chủ, tự lập, chúng ta không mong đợi Tự Do - Dân Chủ được ban phát hay ai làm thay chúng ta, mà chính chúng ta phải tự đứng lên đòi lại những quyền căn bản mà nhà cầm quyền đã tước đoạt.

Xã hội là kết hợp nhiều thành phần: sĩ, nông, công, thương, binh. Là kết hợp của nam nữ, lão ấu. Nhưng giới trẻ chính là lực lượng rường cột, xung kích. Với năng lực dồi dào, nhận thức đổi mới cao, luôn là động lực thúc đẩy những chuyển biến xã hội. Kinh nghiệm của giới già, kết hợp hài hòa với giới trẻ là sự kết hợp lý tuởng nhất, giúp cho công cuộc đấu tranh cho Tự Do - Dân Chủ đi đúng hướng.



Quốc nội - quốc ngoại

Lực lượng dân tộc với tuyệt đại đa số 85 triệu người trong nước ở tuyến đầu, đương nhiên là chủ lực điều hướng công cuộc đấu tranh cho Tự Do - Dân Chủ.

Năm 1905, khi cụ Phan Bội Châu qua Nhật Bản không có người Việt Nam nào ở đó, cũng như sau này khi qua Trung Quốc chỉ có vài chục người Việt Nam, năm 1911, khi cụ Phan Châu Trinh qua Pháp cũng chỉ có vài chục đến trăm người Việt Nam, nên các cụ chiến đấu trong cô đơn, không có lực lượng hậu thuẫn hùng hậu như Tôn Văn được Hoa Kiều khắp nơi hỗ trợ dẫn đến Cách Mạng Tân Hợi 1911 thành công.

Nhưng nay chúng ta có khoảng 3 triệu người Việt Nam trên 90 quốc gia, đó là lực lượng vô cùng to lớn, có thể hỗ trợ đắc lực cho những cuộc đấu tranh chính nghĩa tại quốc nội.

Kết hợp nhịp nhàng lực lượng trong ngoài nước sẽ thúc đẩy công cuộc đấu tranh cho Tự Do - Dân Chủ mau đi đến thành công hơn.
4- Thể chế Dân Chủ tại Việt Nam trong tương lai

Nhiều người đặt câu hỏi, liệu thể chế Dân Chủ trong tương lai ở Việt Nam có dung nhận đảng Cộng Sản hay không?

Về mặt lý thuyết, Dân Chủ là:

a- Nhân dân làm chủ đất nước mình.

b- Hiện thực bằng thể chế Dân Chủ.

c- Chọn lựa quyết định theo đa số (nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của thiểu số, chứ không dùng đa số tiêu diệt thiểu số).

Khi nói đa nguyên, đa đảng thì không có điều lệ loại trừ Cộng Sản đi kèm. Như trong các nước Dân Chủ, các đảng phái tự do hoạt động, mọi người tự do theo Dân Chủ hay Cộng Sản, kể cả các khuynh hướng Tự Do, Xã Hội, Bảo Thủ hay Cấp Tiến... Điều quan trọng là Tự Do trong tinh thần bất bạo động, mọi thể chế Dân Chủ chỉ cấm bạo động, công an, cảnh sát, quân đội là công cụ của nhân dân chứ không của đảng phái, nên đứng ngoài mọi tranh chấp chính trị. Sự hận thù cao độ giữa các đảng phái có thể nghĩ đến chuyện không đội trời chung mà chỉ có tiêu diệt nhau là chưa thể hiện đúng tinh thần Dân Chủ và xin đừng quên rằng quyền quyết định tối hậu thuộc về nhân dân, thể hiện qua bầu cử.

Các đảng phái, khuynh hướng có thể cực đoan, nhưng không được dùng bạo động để tiêu diệt nhau, mà chỉ có thể tranh đua qua việc quảng bá để thu hút sự ủng hộ của quần chúng… Trong một xã hội Dân Chủ, nếu đảng Cộng Sản không thay đổi, có thể sẽ bị co rút, tự cô lập hay tự triệt tiêu vì tính bất cập như tại các quốc gia Tây Âu, Đông Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản… thế nên trong một thể chế Dân Chủ thực sự, sự có mặt của Cộng Sản không phải là điều đáng lo ngại. Mâu thuẫn quyền lợi là điều phát sinh tự nhiên trong mọi xã hội, do đó, Dân Chủ là phương thức để điều hòa, chỉ bảo đảm đáp ứng đa số mà thôi, chứ không hề bảo đảm thỏa mãn yêu cầu của tất cả mọi người.
5- Giải pháp nào cho Viêt Nam?

Nói chuyện cũ tất nhiên dễ hơn nói chuyện mới, phải có giải pháp nào cho Việt Nam đây? Tuy biết là khó, nhưng để kết thúc, chúng tôi cũng xin được nêu thiển ý.



Hãy thay đổi tư duy để học hỏi và học hỏi để thay đổi tư duy, đó là hai bước song hành và hỗ tương để khai dân trí, nâng cao dân khí mà hai cụ Phan đã từng đề cập đến từ cả thế kỷ trước. Giải pháp tốt nhất hay chìa khóa vạn năng giúp giải quyết vấn nạn cho Việt Nam từ bao đời qua vẫn là một nền giáo dục. Vì vậy, phải gấp rút đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, mở thêm trường lớp, phòng thí nghiệm, tạo điều kiện cho nhiều người được học hỏi và nghiên cứu. Nội dung giáo dục bao gồm như:

a- Nhân bản, hòa đồng, đoàn kết, yêu đồng loại, yêu thiên nhiên.

b- Luyện tập thể xác lành mạnh và tinh thần hướng thượng.

c- Đề cao tinh thần đạo đức, luân lý, thượng tôn luật pháp.

d- Khách quan, khơi động lòng yêu nước mà không lệ thuộc đảng phái nào.

đ- Thực nghiệm và thực dụng, giúp suy nghĩ và làm việc một cách khoa học.

e- Giúp nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của bản thân và xã hội.

g- Khuyến khích tinh thần phục sự xã hội, dấn thân, mạo hiểm...
ĐTM 2006, 2007

tải về 257.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương