MÔ Đun 18: toàn cầu hóA



tải về 0.87 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.87 Mb.
#37236
  1   2   3   4   5   6   7   8

MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓA


GIỚI THIỆU

Nếu trong thế giới tự nhiên, biến đổi khí hậu là quá trình ảnh hưởng chủ yếu tới PTBV, thì song song với nó, trong thế giới loài người, toàn cầu hóa là quá trình tạo ra những cơ hội cũng như rào cản cho sự PTBV.

Toàn cầu hóa đang diễn ra, kết nối con người, vùng lân cận, thành phố, khu vực, và các quốc gia đến gần nhau hơn bao giờ hết. Điều này khiến cuộc sống con người chúng ta trên thế giới gần gũi với nhau hơn thông qua thực phẩm chúng ta ăn, quần áo chúng ta mặc, âm nhạc chúng ta nghe, thông tin chúng ta thu nhận, và những ý tưởng chúng ta nung nấu.

Đôi khi, nhắc tới kết nối giữa con người trên khắp hành tinh là nhắc tới “ngôi làng toàn cầu”. Tại đó, biên giới giữa các quốc gia và rào cản quốc tế bị xoá nhòa, và thế giới – theo cách nói ẩn dụ – càng trở nên nhỏ bé hơn. Về mặt kinh tế, quá trình này được thúc đẩy bởi những dòng chảy tài chính và thương mại quốc tế. Về góc độ chuyên môn, quá trình này được thúc đẩy bởi công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông đại chúng. Và quan trọng hơn, còn thúc đẩy bởi những phương tiện nhân văn như giao lưu văn hóa, di cư, và du lịch quốc tế. Như một nhà bình luận đã nhận xét, chúng ta hiện nay đang sống trong một thế giới được kết nối.

Toàn cầu hóa không phải là một quá trình mới. Toàn cầu hóa đã tăng tốc một cách nhanh chóng kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2, và hiện nay có tác động mạnh mẽ tới con người, môi trường, chính phủ các quốc gia, phát triển kinh tế, và sự phồn thịnh của con người ở các quốc gia trên toàn thế giới. Nhiều trong số những tác động này mang lại lợi ích, nhưng Jimmy Carter – cựu tổng thống Mỹ, cũng chỉ ra rằng có rất nhiều người không được hưởng những lợi ích đó:

Toàn cầu hóa, theo định nghĩa của những người giàu có như chúng ta, là một điều gì đó rất đẹp đẽ… Chúng ta nói về internet, chúng ta nói về điện thoại di động, chúng ta nói về máy tính – Nhưng điều này không có ảnh hưởng gì đến 2/3 dân số trên thế giới.

Nguồn: Trích dẫn bài phát biểu của ngài Jimmy Carter

Những vấn đề này khiến cho việc hiểu biết về toàn cầu hóa, các hình thức hợp tác đa dạng, động lực và ảnh hưởng của toàn cầu hóa trở thành một chủ đề giáo dục cực kì quan trọng. Hiểu biết giúp giới trẻ nhận thức sâu sắc những ảnh hưởng về mặt xã hội, văn hóa, và chính trị từ tác động toàn cầu hóa của hội nhập kinh tế và công nghệ truyền thông – đồng thời cũng cung cấp cho giới trẻ khả năng đánh giá những chi phí và lợi ích đối với cuộc sống của các em trong cộng đồng và đối với những người khác trên thế giới. Điều này tạo ra những khía cạnh quan trọng về mặt đạo đức cũng như khía cạnh cần phân tích khi nghiên cứu toàn cầu hóa.



MỤC TIÊU

  • Nắm được các khái niệm cơ bản, quá trình, và các xu hướng toàn cầu hóa

  • Đánh giá được các tác động của toàn cầu hóa và phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu

  • Nắm được tính chất có liên quan đến nhau giữa các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa

  • Nhìn nhận được sự phức tạp khi giảng dạy về toàn cầu hóa; và

  • Xây dựng cơ sở lí luận để tích hợp quan điểm toàn cầu vào việc Dạy và học vì một tương lai bền vững

CÁC HOẠT ĐỘNG:

  1. Ngày càng có thêm nhiều trao đổi, liên kết trên thế giới

  2. Phương pháp tiếp cận đường tròn đồng tâm và hệ thống

  3. Toàn cầu hóa là gì?

  4. Các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa

  5. Đánh giá về toàn cầu hóa

  6. Những nghiên cứu khác về toàn cầu hóa

  7. Hoạt động tổng kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anderson, S., Cavanagh, J. and Lee, T. (2005) Field Guide to the Global Economy, 2nd edition, Institute for Policy Studies, Washington DC.

Bardhan, P. (2005) Globalization, Inequality and Poverty: An Overview, University of California, Berkeley.

Bhagwati, J. (2004) In Defense of Globalization, Oxford University Press, New York.

Bhalla, S. (2002) Imagine There’s No Country. Poverty, Inequality, and Growth in the Era of Globalization, Institute for International Economics, Washington DC.

Broad, R. and Cavanagh, J. (2008) Development Redefined: How the Market Met its Match, Institue for Policy Studies, Washington DC.

Held, D. et al.(1999) Global transformations: politics, economics and culture, Stanford University Press, Stanford CA.

Hicks, D. and Holden, C. (eds) (2007) Teaching the Global Dimension: Key Principles and Effective Practice, Routledge, London.

Lash, S. and Lury, C. (2007) Global Culture Industry: The Mediation of Things, Polity Press, London.

Reich, R. (2007) Supercapitalism: The Transformation of Business, Democracy, and Everyday Life, Vintage Books, New York.

Richardson, R. (2004) Here, There and Everywhere: Belonging, Identity and Equality in Schools, Trentham Books, Stoke-on-Trent.

Steger, M. (2008) Globalisation: A Very Short Introduction, Oxford University Press, Oxford.

Steger, M. (2009) Globalisation: The Great Ideological Struggle of the twenty-first Century, Rowman and Littlefield, Lanham MD.

Stiglitz, J. (2002) Globalisation and Its Discontents, Norton & Company Inc., New York.

Stiglitz, J. (2006) Making Globalization Work, Norton and Company, Inc., New York.

Veseth, M. (2005) Globaloney: Unraveling the Myths of Globalisation, Rowman and Littlefield, Lanham MD.

Wolk, M. (2004) Why Globalisation Works, Yale University Press.

World Commission on the Social Dimension of Globalisation (2004) A Fair Globalisation: Creating Opportunities for All, International Labour Organisation, Geneva.



CÁC TRANG THÔNG TIN

ActionAid

Center for Global Development

Centre for Research on Globalization (Canada) – Global Research

Center for Strategic and International Studies (State University of New York) – Globalization 101

Focus on the Global South

Global Policy Forum

Brookings Institute Center for Global Economy and Development

Oneworld.net – Globalisation Guide

UN Millennium Development Goal Indicators Database

WIDER (World Institute for Development Economics Research)

World Bank – Inequality Around the World

World Commission on Globalisation: A Fair Globalisation – Creating Opportunities for All

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi muốn được gửi lời cảm ơn đến Trung tâm nghiên cứu về toàn cầu hóa Yale đã cung cấp cuốn “Small Screen, Smaller World” – có trong bản CD của chương trình này.



XÂY DỰNG MÔ - ĐUN

Chương này do John Fien viết cho UNESCO

Quỹ Japanese Funds- in -Trust hỗ trợ xuất bản mô - đun này

HOẠT ĐỘNG 1: NGÀY CÀNG CÓ THÊM NHIỀU TRAO ĐỔI, KẾT NỐI TRÊN THẾ GIỚI


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

XIN CHÀO THẾ GIỚI! CHÚC MỘT BUỔI SÁNG TỐT LÀNH!1


Mỗi ngày của chúng ta được kết nối với những ý tưởng, những quá trình và những sản phẩm trên khắp thế giới. Để lấy ví dụ, chúng ta hãy xem lịch trình một buổi sáng của một học sinh bất kì.

Khi phân tích bất cứ từ nào trong câu chuyện dưới đây, bạn hãy nghĩ xem vào mỗi buổi sáng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, cái gì sẽ kết nối một bạn trẻ với toàn cầu. Có tất cả bao nhiêu kết nối toàn cầu mà bạn có thể tìm ra?



Khi tôi tỉnh dậy, tôi gấp chăn ga lại, bước xuống giường và xỏ chân vào đôi dép lê. Sau đó tôi đi vào nhà tắm, tắm táp bằng xà bông và nước. Khi quay trở lại phòng ngủ của mình, tôi cởi bộ pyjamas và mặc quần áo, đi giày để đến trường. Tôi cẩn thận nhìn ra ngoài cửa sổ để xem thời tiết. Trời lạnh và có mưa, tôi quyết định tốt hơn là nên mặc một chiếc áo khoác để giữ ấm. Tôi xuống cầu thang rồi đi vào nhà bếp, ăn một bát ngũ cốc và uống một tách cà phê trong khi đang xem chương trình của CNN. Khi nhận ra mình đã trễ, tôi vội vàng lên nhà để đánh răng. Và khi trở xuống, tôi kéo khóa áo khoác, đội mũ, cầm lấy những cuốn sách và lao ra khỏi cửa, chạy thẳng đến bến xe buýt.

Hãy đọc lại câu chuyện một lần nữa, và lần này là với tất cả những kết nối toàn cầu được bao hàm trong đó.

Câu hỏi 1: Câu chuyện “Xin chào thế giới. Chúc một buổi sáng tốt lành” lựa chọn tình huống thường gặp để cố gắng gần gũi với học sinh ở nhiều nơi trên thế giới. Hãy viết lại cả hai dạng của câu chuyện để mô tả được chính xác hơn một buổi sáng của các bạn trẻ ở đất nước bạn.

Thông thường, khi nghĩ về toàn cầu hóa, người ta thường xem xét đến góc độ văn hóa, kinh tế, và môi trường của toàn cầu hóa. Và đây cũng chính là những điểm cần chú trọng trong mô - đun này vì chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến viễn cảnh PTBV.

Tuy nhiên, một góc độ quan trọng của toàn cầu hóa và giáo dục vì sự PTBV chính là việc nuôi dưỡng ý tưởng cần phát triển sự hiểu biết về quốc tế và một nền văn hóa toàn cầu vì hòa bình.

CON TRAI CỦA NGƯỜI THỢ LÀM MŨ TRỞ THÀNH TRỢ LÍ TỔNG THƯ KÍ LIÊN HIỆP QUỐC


Robert Muller, con trai của một thợ làm mũ, sinh năm 1923 tại một khu vực có tranh chấp ở Bỉ. Ông lớn lên tại Alsace-Lorraine, một khu vực có quá nhiều sự bất ổn cả về chính trị lẫn văn hóa của Pháp – nơi ông bà của ông đã phải thay đổi quốc tịch đến 5 lần (Pháp, Đức, Pháp, Đức, và Pháp) dù không dời khỏi làng.

Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Robert Muller sống dưới sự cai trị của Đức quốc xã và bị Gestapo bỏ tù. Sau đó ông trở thành người tị nạn, và là một thành viên của phong trào kháng chiến Pháp.

Vào cái đêm cuối cùng của cuộc chiến, Pháp được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức, ông đã đứng trên bãi chiến trường và khóc cho tất cả những người trẻ tuổi đã hi sinh. Trong đêm đó, ông đã thề sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho sự hòa bình.

Vào năm 1947, Robert Muller đã giành giải trong một cuộc thi viết luận của Liên hợp quốc. Giải thưởng là một kì thực tập tại văn phòng mới thành lập của Liên hợp quốc tại New York. Ông đã cống hiến 40 năm tiếp theo cho Liên hợp quốc, làm những công việc hậu trường về vấn đề hợp tác toàn cầu để mang lại một nền hòa bình lâu dài cho thế giới. Ông đã trải qua nhiều cấp bậc ở Liên hợp quốc và sau đó được tín nhiệm vào vị trí cao nhất: Trợ lí Tổng thư kí. Ông được gọi thân mật là “Thiên sứ của sự hi vọng” vì tinh thần hòa bình và những đóng góp cho Liên hợp quốc của ông.


GIÁO TRÌNH CƠ BẢN VỀ THẾ GIỚI


Vì những đóng góp trong việc xây dựng một nền văn hóa toàn cầu vì hòa bình, ông đã được trao tặng danh hiệu Hiệu trưởng danh dự của Trường đại học Liên hợp quốc về hòa bình tại Costa Rica. Ông cũng đã được trao giải Albert Schweitzer vì nhân loại, giải Eleanor Roosevelt Man of Vision, và giải Công dân thế giới của quỹ Nuclear Age Peace.

Năm 1989, UNESCO cũng đã trao tặng cho ông giải thưởng Giáo dục vì hòa bình để công nhận Giáo trình cơ bản về thế giới mà ông đã viết. Giáo trình này đưa ra 4 lĩnh vực kiến thức cơ bản về:



  1. Hành tinh của chúng ta trong vũ trụ

  2. Nơi chốn của chúng ta theo thời gian

  3. Gia đình của toàn nhân loại

  4. Điều kì diệu của mỗi cuộc đời.

Câu hỏi 2: Rất nhiều người coi toàn cầu hóa là những thứ đại loại như tài chính và thương mại quốc tế, những công ti đa quốc gia, internet, những bộ phim Hollywood hay Boolywood, và những mối đe dọa tới bản sắc và văn hóa địa phương. Tại sao bạn nghĩ rằng Giáo trình cơ bản về thế giới của Robert Muller là một điều gì đó rộng hơn thế?

CHA ĐẺ CỦA NỀN GIÁO DỤC VỀ TOÀN CẦU


Nhờ kết quả của Giáo trình cơ bản về thế giới mà Robert Muller được coi là “Cha đẻ của nền giáo dục về toàn cầu”. Đây chính là thử thách mà ông nêu ra cho chính phủ và giáo viên:

Một đứa trẻ được sinh ra ngày nay sẽ giống như người lớn, phải đối mặt gần như hằng ngày với những vấn đề có tính toàn cầu và phụ thuộc lần nhau, như hòa bình, thực phẩm, chất lượng cuộc sống, lạm phát, hay việc khan hiếm các nguồn tài nguyên.

Cậu bé (cô bé) đó chính là một thành viên, và cũng là người được hưởng lợi hoặc nạn nhân của toàn bộ cơ cấu xã hội. Và các em có thể hỏi những câu rất chính đáng “Tại sao em không được cảnh báo? Tại sao em không được giáo dục tốt hơn? Tại sao giáo viên không nói với em về những vấn đề này và chỉ cho em biết rằng các hành vi của em sẽ liên quan đến một xã hội loài người phụ thuộc lẫn nhau”.

Do đó, nhiệm vụ và mối quan tâm của các chính phủ là phải giáo dục một cách thích hợp cho trẻ em về thế giới mà các em sẽ sinh sống. Chính phủ phải cung cấp tin tức về những hành động, những nỗ lực, và những kiến nghị của các tổ chức toàn cầu... cho giới trẻ biết. Và phải chuẩn bị hành trang để các em gánh vác trách nhiệm đối với những hậu quả mà hành động của con người gây ra và quan tâm giúp đỡ cho hơn vài tỉ người khác trên Trái đất.

Nguồn: Muller, R. (1982) New Genesis. Shaping a Global Spirituality, Doubleday, New York.

Câu hỏi 3: Khi bạn đọc về những lí luận đầy tính thuyết phục như trích dẫn này, sẽ thấy rất dễ hiểu là tại sao mọi chương trình giáo dục lại cần có một quan điểm mạnh mẽ về toàn cầu. Tuy nhiên nhiều nơi trên thế giới không có các chương trình giáo dục như vậy. Theo bạn, nguyên nhân nào khiến những người soạn thảo chương trình giảng dạy hay là giáo viên không chú ý đến quan điểm toàn cầu?

Câu hỏi 4: Đối với bản thân bạn, thì nguyên nhân là gì?

Hãy giữ câu trả lời cho câu hỏi 2, 3 và 4 trong sổ tay học tập của bạn và bạn sẽ quay trở lại với các câu hỏi này một lần lữa ở phần hoạt động tổng kết mô - đun này.




tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương