MÔ Đun 18: toàn cầu hóA


HOẠT ĐỘNG 2: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐƯỜNG TRÒN ĐỒNG TÂM VÀ HỆ THỐNG



tải về 0.87 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.87 Mb.
#37236
1   2   3   4   5   6   7   8

HOẠT ĐỘNG 2: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐƯỜNG TRÒN ĐỒNG TÂM VÀ HỆ THỐNG


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

UNESCO - GIẢI THƯỞNG GIÁO DỤC VÌ HÒA BÌNH

Cùng với Robert Muller, nhiều nhà giáo dục và nhà hoạt động vì hòa bình khác trên toàn cầu đã giành được giải thưởng Giáo dục vì hòa bình của UNESCO. Đó là:

1981 Helena Kekkonen (Phần Lan)

1986 Paulo Freire (Brazil)

1990 Rigoberta Menchú Tum (Guatemala)

1992 Mother Teresa của Calcutta

1994 Hòa thượng Payutto (Thái Lan)

1996 Chiara Lubich (Italy)

Năm 1997 François Giraud (Pháp)

2000 Toh Swee-Hin (Australia)

Năm 2001 Đức giám mục Nelson Onono-Onweng (Uganda)

Năm 2006 Christopher Gregory (Sri Lanka)



HAI CÁCH TIẾP CẬN ĐỐI VỚI CHỦ ĐỀ TOÀN CẦU HÓA TRONG GIÁO DỤC

Một nhà giáo dục toàn cầu không được nhận giải thưởng vinh dự này là Robin Richardson. Tuy nhiên, ông là một trong những nhà tư tưởng quan trọng trên thế giới về toàn cầu hóa và giáo dục.

Robin làm việc tại Anh với vai trò một chuyên gia tư vấn về giáo dục đa văn hóa và chống phân biệt chủng tộc. Có một thời gian ông làm Chánh thanh tra tại một trong những tổ chức giáo dục của London. Ông cũng đã làm tư vấn hoặc giảng viên trong một loạt các tổ chức nhà nước và một số cơ quan khác ở Anh, ở hầu hết các nước Tây Âu, và ở Australia, Cộng hòa Séc, Israel, Kenya, Lesotho, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Phi và Hoa Kì.

Kể từ lâu, vào năm 1980 ông đã viết những cuốn sách giáo khoa như “Thế giới trong mâu thuẫn”,”Tiến bộ và đói nghèo” và “Hành tinh trong khủng hoảng”. Vì vậy, bất cứ điều gì ông viết về toàn cầu hóa và giáo dục tại nhiều thời điểm, bạn có thể chắc chắn rằng những tài liệu này không chỉ rất đáng học hỏi và sâu sắc, mà còn có giá trị trong việc giảng dạy hàng ngày.

Trong một cuốn sách gần đây “Nơi đây, nơi đó và mọi nơi: Sở hữu, bản sắc và công bằng trong trường học” (Here, There and Everywhere: Belonging, Identity and Equality in Schools), Robin Richardson đối chiếu hai phương pháp tiếp cận để tìm hiểu về toàn cầu hóa và ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Đó là phương pháp đường tròn đồng tâm và phương pháp tiếp cận hệ thống. Sự khác nhau giữa hai phương pháp này rất quan trọng vì đây là cơ sở cho những khác biệt lớn không những trong tư duy về bản chất của toàn cầu hóa mà còn trong triết lí giáo dục.

Phương pháp đường tròn đồng tâm

Robin Richardson đã lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết ”Lark Rise to Candleford” để mô tả phương pháp đường tròn đồng tâm. Tác giả cuốn tiểu thuyết truyện này là Flora Thompson đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống của tác giả tại một ngôi làng nhỏ ở nước Anh vào những năm 1880:



Vào mùa hè, ở bên kia khu vườn là những cánh đồng yến mạch, lúa mạch, và lúa mì rì rào, xào xạc theo ngọn gió, không gian ngập tràn mùi phấn hoa và mùi hương của đất.

Các cánh đồng bằng phẳng và trải dài tít tắp đến một hàng cây ở mãi đường chân trời. Đối với những đứa trẻ vào thời đó, những cái cây chính là đường ranh giới đánh dấu thế giới của bọn trẻ.

Vượt ra thế giới ngoài những hàng cây, những đứa trẻ được nghe kể một thế giới rộng lớn hơn, nơi có những ngôi làng tương tự như thế, và còn có những thị xã, thành phố, biển, rồi vượt qua biển là các quốc gia khác nơi mà con người sử dụng những thứ ngôn ngữ khác biệt. Cha của bọn trẻ đã kể như vậy. Nhưng đối với những đứa trẻ, trong thế giới nhỏ bé bao quanh bởi hàng cây, thì cái thế giới rộng lớn ấy chỉ là một ý tưởng và chưa được nhận biết. Trong khi đó, tất cả mọi thứ trong thế giới riêng của bọn trẻ rõ ràng hơn, và có nhiều màu sắc hơn.

Robin Richardson sử dụng đoạn văn này của cuốn “Lark Rise to Candleford” để mô tả cái nhìn theo đường tròn đồng tâm về thế giới.



Bên trong vòng tròn trong cùng chính là thế giới chúng ta nhìn và sờ thấy, nghe và ngửi được. Đó là thế giới của riêng chúng ta. Bên ngoài vòng tròn này là các khu vực địa phương, biên giới quốc gia, đại dương, và các quốc gia tít tận cùng của thế giới. Mỗi vòng lan toả xa dần từ tâm của vòng tròn tạo thành những đường tròn đồng tâm, giống như khi bạn ném một hòn đá vào trong một hồ nước.

Phương pháp đường tròn đồng tâm thường được sử dụng trong giáo trình môn địa lí, lịch sử và các môn khoa học xã hội khác.


Câu hỏi 5: Mô tả một chương trình học bạn đã dạy - hoặc có thể là đã học - dựa trên phương pháp đường tròn đồng tâm.


Câu hỏi 6: Theo bạn, các ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì?

Phương pháp tiếp cận hệ thống

Robin Richardson cho rằng phương pháp đường tròn đồng tâm có một vấn đề, giống vấn đề của mô hình kết nối thế giới ngày nay, vì đã bỏ qua rất nhiều kết nối khác nhau trên nhiều phạm vi. Ông viết:

... Hiện nay sẽ không thể hiểu được thế giới địa phương của bạn nếu bạn không đặt nó trong các hệ thống lớn hơn nhiều, mà trong các hệ thống đó các đường chân trời và ranh giới quốc gia phần lớn bị xoá nhoà. Khi nói "Ở đây", điều này không chỉ là trung tâm của những đường tròn đồng tâm mà còn là nơi mà rất nhiều hệ thống toàn cầu khác nhau gặp gỡ, ví dụ: hệ thống các nền kinh tế, chính trị, sinh thái và văn hóa.

Nguồn: Richardson, R. (2004) Here, There and Everywhere: Belonging, Identity and Equality in Schools, Trentham Books, Stoke-on-Trent, trang 12.



Điều này có nghĩa rằng thực sự chúng ta sẽ không hiểu đầy đủ về vòng tròn trung tâm hay là bất kì điều gì xung quanh nó, nếu chúng ta không coi nó là một phần của một thứ gì đó lớn hơn và phức tạp hơn nhiều. Như vậy, cần vẽ trên các đường tròn đồng tâm những mô tả về các hệ thống thế giới, trong đó có bốn điều quan trọng nhất là kinh tế, chính trị, sinh thái và văn hóa.

Biểu đồ cho thấy, các hệ thống hoạt động như những đường đai truyền động trong một động cơ, chúng quay và sắp xếp thế giới cá nhân và thế giới địa phương của chúng ta đồng thời diễn ra với các sự kiện và các quá trình tại các địa điểm khác trong hệ thống. Robin Richardson kết luận rằng đây là một cơ sở thực tế hơn để thiết kế chương trình giảng dạy và đề xuất rằng nên đưa từ khoá "phụ thuộc lẫn nhau" vào giảng dạy.



Phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế là một khái niệm cơ bản trong môn địa lí. Phụ thuộc lẫn nhau về sinh thái là một khái niệm cơ bản trong môn sinh học và hóa học. Phụ thuộc lẫn nhau về chính trị là trung tâm của mọi nghiên cứu về quan hệ nhân quả trong môn lịch sử. Phụ thuộc lẫn nhau về văn hóa, trong đó có sự hội nhập, ảnh hưởng và vay mượn qua lại và giao thoa, là một đặc điểm liên tục diễn ra trong các môn nghệ thuật, thiết kế, kịch, văn học, âm nhạc, và công nghệ.

Nguồn: Richardson, R. (2004) Here, There and Everywhere: Belonging, Identity and Equality in Schools, Trentham Books, Stoke-on-Trent, trang 13.

Trong thực tế, tình hình thậm chí còn phức tạp hơn bởi vì không thể tiếp tục xem giáo trình giảng dạy bao gồm các môn học riêng biệt được nữa. Các vấn đề to lớn mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt đều có tính liên ngành - như các chủ đề về nông nghiệp bền vững, giới và sự phát triển, dân số, cũng như trong chủ đề toàn cầu hóa này.

Do đó, cần phải nhìn thấy rằng các hệ thống vận hành thế giới ngày nay đang đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Nếu các chuyên gia làm việc riêng rẽ đã không thể giải quyết được các vấn đề to lớn trên thế giới thì việc giáo viên và học sinh nghiên cứu các môn học riêng rẽ với nhau trong lớp học cũng sẽ không hiệu quả. (xem mô - đun 6 hoạt động 2)



Câu hỏi 7: Theo bạn Giáo trình Cơ bản về thế giới sử dụng phương pháp tiếp cận đường tròn đồng tâm hay hệ thống? Tại sao?

LỚP HỌC TOÀN CẦU Ở CÁC NƠI TRÊN THẾ GIỚI

Trên khắp thế giới các giáo viên đang làm gì để giúp học sinh hiểu được phương pháp tiếp cận hệ thống và hiểu được thế giới đang ngày càng tăng kết nối? Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu những quá trình, vấn đề, và tác động nào?



Hãy di chuột đến các quốc gia được đánh dấu trên bản đồ sau và xem một số giáo viên trả lời như thế nào cho các câu hỏi trên.






[Click vào đây để in thông tin này]


Câu hỏi 8: Bạn hãy chọn ba bài giảng bổ ích để dạy và mô tả các hệ thống mà học sinh đang học. Và hãy giải thích tại sao bạn cho rằng những bài giảng này là bổ ích.


tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương