MÔ Đun 18: toàn cầu hóA


HOẠT ĐỘNG 3: TOÀN CẦU HÓA LÀ GÌ?



tải về 0.87 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.87 Mb.
#37236
1   2   3   4   5   6   7   8

HOẠT ĐỘNG 3: TOÀN CẦU HÓA LÀ GÌ?


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Toàn cầu hóa mô tả một môi trường thế giới mà trong đó hàng hoá, vốn, con người, thông tin và ý tưởng có thể dịch chuyển tương đối tự do và thường xuyên trên phạm vi quốc tế. Những nội dung trong hoạt động trước đã giúp học sinh hiểu về một số trong rất nhiều các tác động của toàn cầu hóa. Hoạt động này sẽ nhìn lại toàn cầu hóa, đưa ra bằng chứng và ví dụ, và làm rõ các ý nghĩa khác nhau của toàn cầu hóa và các động cơ đằng sau quá trình toàn cầu hóa trên thế giới.

Qua Giáo trình Cơ bản về thế giới và các ví dụ giáo dục về toàn cầu, chúng ta có thể thấy rằng toàn cầu hóa nhấn mạnh sự trao đổi văn hóa, và xây dựng một nền văn hóa toàn cầu vì hòa bình. Tuy nhiên, rất nhiều người chỉ quan tâm đến toàn cầu hóa kinh tế.


TÓM TẮT LỊCH SỬ VỀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Toàn cầu hóa kinh tế đã làm vai trò và quyền lực của thị trường toàn cầu trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống hàng ngày của người dân trên thế giới so với vai trò chính trị của các quốc gia. Dù vậy, các quy trình kinh tế của toàn cầu hóa không phải là mới. Trong suốt hàng ngàn năm, con người đã mua và bán với nhau từ những khoảng cách rất xa.

Ví dụ, Con đường tơ lụa đã nối Trung Quốc và Châu Âu qua khu vực Trung Á từ thời Trung Cổ. Các nhà hàng hải lớn của Trung Quốc, Cheng Ho (hoặc Zheng He), đã thực hiện bảy hành trình đến Đông Nam Á, Ấn Độ, vịnh Ba Tư, và Châu Phi vào giữa những năm 1405 và 1433 sau Công nguyên và thành lập ra các cảng thương mại lớn. Trong thực tế, Châu Phi được coi là xứ “El Dorado” của Trung Quốc trong thế kỉ thứ 15 cũng như Nam Mĩ được coi là xứ “El Dorado” của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từ thế kỉ thứ 16 trở đi.

Tuy nhiên, theo dòng lịch sử không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ toàn cầu hóa. Hơn 10 triệu người Châu Phi đã bị bán qua châu Mĩ trên 35.000 chuyến tàu trong cuộc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương từ những thế kỉ thứ 16 cho đến thế kỉ thứ 19. Các công ti Đông Ấn của Anh được thành lập để giao dịch với Đông Ấn (Indonesia), nhưng kết thúc giao dịch lại chủ yếu giữa tiểu vương quốc Ấn Độ và Trung Quốc. Khi gửi cotton, lụa, thuốc nhuộm màu chàm và trà trở lại Anh, công ti thu được lợi nhuận cao nhất bằng cách buộc các nông dân Ấn Độ trồng cây hoa thuốc phiện để sản xuất thành thuốc phiện tại các nhà máy của công ti và sau đó đem bán vào Trung Quốc bất chấp ý muốn của Hoàng gia Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến các cuộc chiến tranh Nha phiến giữa Trung Quốc và Anh.

Thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 cũng là một khoảng thời gian đánh dấu sự gia tăng nhanh chóng của sự dịch chuyển tự do của hàng hóa, vốn và con người. Công nghệ mới - điện báo và tàu hơi nước – đã khiến truyền thông và vận chuyển quốc tế trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn và rẻ hơn rất nhiều. Vào năm 1914, gần như tất cả các nước Châu Phi, Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbe đã trở thành thuộc địa của các nước Châu Âu. Để gia tăng sự giàu có và quyền lực, các nước Châu Âu đã sử dụng sức mạnh quân sự để cai trị thuộc địa, sử dụng nguồn lao động rẻ, gần như là nô lệ, và được sử dụng gần như miễn phí nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Những nguồn tài nguyên này được gửi đến các nhà máy đặt tại các cường quốc thực dân, nơi họ lại củng cố nền công nghiệp và sự tăng trưởng kinh tế cho Châu Âu và Bắc Mỹ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù trở thành những nước độc lập về chính trị nhưng hầu hết các thuộc địa cũ vẫn gắn với nền kinh tế toàn cầu với vai trò nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn lao động giá rẻ, và là thị trường nhập khẩu sản phẩm. Rất ít quốc gia thành công trong việc phá vỡ mô hình này. Và quá trình này còn được gọi là chủ nghĩa thực dân mới.

Trong 50 năm qua, toàn cầu hóa kinh tế đã được đẩy mạnh bởi năm yếu tố quan trọng sau:


  1. Để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và đầu tư, các chính phủ đã tư nhân hóa nhiều dịch vụ và các ngành công nghiệp mà trước đây thuộc quyền sở hữu của nhà nước, bỏ kiểm soát kinh tế để mở rộng vai trò thị trường. Các chính sách cho vay và phát triển của các tổ chức và ngân hàng quốc tế để mở cửa các nền kinh tế cho hàng hóa, dịch vụ, hoạt động và ý tưởng quốc tế.

  2. Các tập đoàn đa quốc gia đã thay thế chính phủ trở thành những cỗ máy thống trị nền kinh tế và rất nhiều trong số đó đã trở nên lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn hơn hầu hết các quốc gia.

  3. Sự tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ, đặc biệt là trong sản xuất, truyền thông và giao thông vận tải trong những thập kỉ gần đây đã mang đến cách mạng thông tin và dịch vụ, thay thế cho cách mạng công nghiệp.

  4. Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông đã đẩy mạnh sự gắn kết toàn cầu thông qua nhiều hoạt động hàng ngày hơn. Đồng thời tạo nên một “ý thức toàn cầu", làm điều này trở thành phổ biến và qua đó thúc đẩy ngày càng có nhiều hơn nữa kết nối toàn cầu.

  5. Sự tăng thu nhập bình quân đầu người nhờ những quá trình này đã kích thích tiêu dùng tăng mạnh và tạo ra một chu kì liên tục (có thể gọi là vòng xoáy) của sản xuất và tiêu dùng.

Năm yếu tố này sẽ được phân tích cụ thể trong hoạt động 4. Điểm quan trọng cần lưu ý là các yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, các tiến bộ trong công nghệ thông tin và tin học làm giảm thời gian và chi phí của truyền thông toàn cầu, và qua đó đẩy mạnh các yếu tố kinh tế. Việc thông tin liên lạc nhanh hơn, dễ dàng hơn và rẻ hơn đã kích hoạt việc chuyển tiền điện tử với số lượng lớn và việc tổ chức sản xuất trên quy mô đa lục địa. Vì vậy, ngày nay, nhiều doanh nghiệp trên thế giới có được quy mô hoạt động trên toàn cầu. Ví dụ, một chiếc ô tô gia đình giờ đây thường bao gồm các bộ phận từ khắp nơi trên thế giới.

Nguồn: Ranson, D. (2001) The No-nonsense Guide to Fair Trade, New Internationalist Publication, trang 98.

Hãy xem một bộ phim hoạt hình về chuỗi sản xuất - cung cấp TV toàn cầu, bao gồm các nghiên cứu trường hợp từ Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico. (Nếu bạn đang sử dụng CDRom xin vui lòng bấm vào đây.)

Không chỉ là kinh tế


Toàn cầu hóa kinh tế là một phần phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta - nhưng toàn cầu hóa không chỉ ở góc độ kinh tế. Có rất nhiều ví dụ và hình thức khác của toàn cầu hóa có thể tìm thấy trong mọi mặt của cuộc sống hàng ngày, giống như chúng ta đã thấy trong câu chuyện “Xin chào thế giới. Chúc một buối sáng tốt lành”.

Những loại ví dụ và hình thức nào sẽ thuyết phục bạn rằng toàn cầu hóa là một phần phổ biến trong đời sống hàng ngày? Hãy chọn sáu loại bằng chứng để phân tích cụ thể hơn.




Câu hỏi 9: Từ các ví dụ về toàn cầu hóa mà bạn đưa ra, hãy liên hệ với các nội dung trong Giáo trình Cơ bản về thế giới của Robert Muller.

Câu hỏi 10: Hãy tóm tắt những gì bạn đã học được cho đến nay về toàn cầu hóa trong cuốn sổ tay học tập của bạn.

Một số định nghĩa

Toàn cầu hóa là một quá trình trong đó người dân và các quốc gia trên thế giới đang được kéo lại ngày càng gần nhau hơn, về góc độ kinh tế và văn hóa, thông qua thương mại, công nghệ thông tin, du lịch, giao lưu văn hóa, các phương tiện truyền thông đại chúng và giải trí đại chúng. Những tác động này thể hiện nhanh chóng đến nỗi đã trở thành trọng tâm của nhiều nghiên cứu và bài viết.

Thomas Friedman là một trong những tác giả nổi tiếng nhất viết về toàn cầu hóa. Những cuốn sách của ông bao gồm: “Gậy Lexus và cây ôliu”, “Thế giới phẳng”, “Nóng, phẳng và chật chội”. Friedman đã nhái lại phương châm của Olympic "xa hơn, nhanh hơn, cao hơn" để chỉ ra rằng toàn cầu hóa đang chuyển động "xa hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, và sâu hơn" rất nhiều để thành "thế giới phẳng". Đây là cái mà Marshall McLuhan gọi là “ngôi làng toàn cầu".

Như vậy, toàn cầu hóa có thể được định nghĩa là:



... việc mở rộng hơn, làm sâu sắc thêm và tăng tốc quá trình kết nối trên toàn thế giới ở mọi góc độ của cuộc sống, từ văn hóa đến hình sự, từ tài chính đến môi trường. Đây là “một sự thay đổi toàn cầu” - có nghĩa là, một thế giới đang được những tác động của kinh tế và công nghệ đúc nặn thành một diễn đàn kinh tế và chính trị chung.

Nguồn: Held, D. et al. (1999) Global Transformations: What is Globalisation?

Định nghĩa này tương tự với định nghĩa của Joseph Stiglitz, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới và là người giành được giải Nobel kinh tế. Stiglitz định nghĩa toàn cầu hóa như sau:

... Là sự hội nhập chặt chẽ hơn của các nước và các dân tộc trên thế giới ... do việc giao thông liên lạc giảm chi phí một cách đáng kể, và do việc dỡ bỏ các rào cản con người dựng lên với dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, vốn, kiến thức, và công dân qua lại giữa biên giới các quốc gia.

Nguồn: Stiglitz, J. (2004) Globalisation and its Discontents.

Một số học giả cho rằng những định nghĩa này quá hẹp vì chúng không làm nổi bật được những góc độ khác nhau của toàn cầu hóa. Ví dụ, Cuốn bản đồ bất bình đẳng thế giới của Đại học California đã chỉ ra rằng chúng ta cần phải nhận ra ít nhất bốn phương diện.

Toàn cầu hóa kinh tế


... là sự kết nối ngày càng mạnh mẽ các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, thông qua thương mại quốc tế, các luồng tài chính lưu chuyển và giao thông, và vai trò ngày càng quan trọng của đầu tư quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia.

Toàn cầu hóa môi trường


... là ảnh hưởng ngày càng gia tăng trên toàn cầu từ những hoạt động của con người lên môi trường, và là ảnh hưởng ngày càng gia tăng từ những thay đổi môi trường toàn cầu lên con người.

Toàn cầu hóa văn hóa

... là sự kết nối giữa các ngôn ngữ, cách sống, và cũng là sự lo lắng về tính chất hoà nhập toàn cầu khi có sự lây lan của ngôn ngữ và văn hóa Bắc Mỹ và Châu Âu.



Toàn cầu hóa chính trị

... bao gồm sự công nhận với quy mô rộng hơn đối với các tiêu chuẩn chính trị toàn cầu. Bao gồm quyền con người, dân chủ, quyền của người lao động, tiêu chuẩn về môi trường, cũng như sự tăng cường phối hợp hành động của các chính phủ và các cơ quan quốc tế.

Những góc độ khác nhau của toàn cầu hóa thường phải được nghiên cứu riêng để có được một bức tranh phân tích chi tiết. Tuy nhiên, các góc độ này lại liên kết và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó một bức tranh đầy đủ của mỗi góc độ phải bao gồm các mối quan hệ với những góc độ khác. Joseph Stiglitz và Thomas Friedman là hai trong số những tác giả về toàn cầu hóa kinh tế đã viết nhiều về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Ví dụ, cuốn sách tiếp theo cuốn Thế giới phẳng của Friedman là cuốn “Nóng, phẳng và chật chội”, còn Stiglitz lại là một trong những tác giả chính của Báo cáo năm 2007 của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu.




Câu hỏi 11: Với bốn góc độ của toàn cầu hóa trong bài văn “Xin chào thế giới. Chúc một buổi sáng tốt lành!”, hãy tìm ra một ví dụ của từng góc độ. Đồng thời hãy bổ sung thêm một ví dụ cho từng góc độ từ cuộc sống của bạn.

HOẠT ĐỘNG 4: CÁC ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY TOÀN CẦU HÓA


Qua hoạt động trên, chúng ta đã thấy toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi nhiều phương tiện có liên quan đến nhau. Chúng ta đã xác định được một vài ví dụ về động lực thúc đẩy toàn cầu hóa như: sự thúc đẩy thương mại tự do, các công ti đa quốc gia, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông, và chủ nghĩa tiêu dùng.

Sự thúc đẩy thương mại tự do


Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, và đặc biệt vào những năm 80, chính phủ các quốc gia đã dỡ bỏ nhiều rào cản đối với thương mại quốc tế thông qua những hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Những hiệp ước này đã đưa ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy cái gọi là thương mại tự do, bao gồm:



  • Loại bỏ thuế quan (thuế đánh vào hàng nhập khẩu)

  • Loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu (hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu)

  • Tạo ra các vùng mậu dịch tự do trong đó có thuế quan rất thấp hoặc không có thuế quan, đất đai rẻ và nhân công có kĩ năng nhưng có thể kiểm soát

  • Giảm hoặc loại bỏ việc kiểm soát luồng vốn chạy ra khỏi một quốc gia, nhờ đó lợi nhuận có thể dễ dàng quay về nước chủ quản hoặc nước đánh thuế thấp

  • Giảm thiểu, loại bỏ hoặc điều chỉnh trợ cấp dành cho doanh nghiệp trong nước để cho các công ti nước ngoài có thể cạnh tranh mà không gặp trở ngại nào khi không có ưu tiên cho ngành và các doanh nghiệp trong nước

  • Thành lập các công ty con trực thuộc các công ti đa quốc gia để hỗ trợ các công ti đa quốc gia sản xuất rẻ hơn tại đất nước sở tại

  • Hài hoà luật sở hữu trí tuệ và công nhận quyền sở hữu trí tuệ xuyên biên giới (ví dụ như bằng sáng chế được Trung Quốc công nhận sẽ có hiệu lực tại Mĩ hay ngược lại).

Những cải cách về kinh tế và thương mại này là trọng tâm của nền kinh tế thị trường tự do, nền kinh tế có thể tạo ra rất nhiều cơ hội cho mậu dịch và đầu tư quốc tế. Tận dụng những cơ hội mới ở thị trường nước ngoài, những công ti lớn có thể sử dụng nguyên liệu thô từ các đất nước khác nhau đồng thời đặt nhà máy sản xuất cũng như điểm bán hàng đến khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, trong rất nhiều hình thức của toàn cầu hóa mà chúng ta biết, một trong những khía cạnh nổi trội nhất của toàn cầu hóa chính là sự phụ thuộc vào thương mại tự do. Thương mại tự do nhận được sự ủng hộ của các ngân hàng phát triển quốc tế và các quốc gia có nền kinh tế mạnh như Anh, Mĩ và Nhật, đây là ba nước sở hữu 89% các tập đoàn đa quốc gia. Gần đây, Trung Quốc và Ấn Độ đang trở thành những thế lực mạnh mẽ ủng hộ mậu dịch tự do vì hàng hóa của họ đang bắt đầu chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Đặc điểm nổi bật này của toàn cầu hóa là nền tảng của một triết lí kinh tế - chính trị có tên gọi là Chủ nghĩa tân tự do.

Những chính sách thương mại tân tự do có mục đích thúc đẩy mậu dịch tự do nhưng rất nhiều người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển cho rằng những chính sách đó sẽ không tạo ra thương mại công bằng. Do đó có nhiều chiến dịch đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn tại nơi diễn ra các cuộc họp quốc tế của những nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế, giơ cao biểu ngữ và áp phích “Thương mại công bằng – Không phải thương mại tự do”. Để phản đối toàn cầu hóa, nhiều chiến dịch đã khéo léo sử dụng một trong những công cụ tốt nhất của toàn cầu hóa là internet. Hãy xem thêm thông tin…



Câu hỏi 12: Bạn sẽ chọn “Thương mại tự do” hay “Thương mại công bằng”? Vì sao? Bạn có được ý tưởng này từ đâu?


tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương