MÔ Đun 18: toàn cầu hóA


HOẠT ĐỘNG 6: NHỮNG NGHIÊN CỨU SÂU HƠN VỀ TOÀN CẦU HÓA



tải về 0.87 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.87 Mb.
#37236
1   2   3   4   5   6   7   8

HOẠT ĐỘNG 6: NHỮNG NGHIÊN CỨU SÂU HƠN VỀ TOÀN CẦU HÓA


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Những người ủng hộ toàn cầu hóa đã đưa ra nhiều dẫn chứng để minh chứng cho việc toàn cầu hóa đã và đang cải thiện điều kiện sống như thế nào trên khắp thế giới. Ví dụ như:



  • Tỉ lệ người dân ở những nước đang phát triển có mức sống dưới 1USD/ngày đã giảm một nửa chỉ trong vòng 20 năm

  • Tuổi thọ trung bình ở những nước đang phát triển tăng gần gấp đôi kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, và đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển

  • Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang có xu hướng giảm ở hầu hết những nước đang phát triển

  • Tình hình dân chủ cũng có những tiến bộ đáng kể. Vào năm 1900, rất ít quốc gia thực hiện chế độ bỏ phiếu phổ thông. Nhưng đến năm 2000, đã có 62,5% quốc gia áp dụng thực hiện chế độ này

  • Tỉ lệ người dân có chế độ dinh dưỡng dưới 9.200 kJ/ngày giảm từ 56% vào giai đoạn giữa thập kỉ 60 xuống còn dưới 10% trong những năm đầu thập kỉ 90.

  • Trong giai đoạn từ 1950 đến 1999, tỉ lệ người biết chữ trên toàn thế giới tăng từ 52% lên 81%. Trong đó tỉ lệ biết chữ ở nữ giới đã có những tiến bộ đáng kể. Tỉ lệ biết chữ ở nữ giới so với nam giới từ năm 1970 là 59% thì đến năm 2000 con số này đã là 80%.

Tuy nhiên, nhóm phản đối toàn cầu hóa cho rằng những tiến bộ này đến từ nhiều nguyên nhân khác và không phải do toàn cầu hóa, ví dụ như chính sách quốc gia về cải cách giáo dục, hay cải cách ruộng đất. Một số người khác tranh luận rằng những tiến bộ kể trên vẫn có thể đạt được ngay cả khi không diễn ra toàn cầu hóa như hiện nay và không có các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa.

Hãy nghiên cứu các câu hỏi chính sau đây về tác động xã hội của toàn cầu hóa.



  • Toàn cầu hóa đã và đang tác động thế nào đến nữ giới?

  • Toàn cầu hóa có phải là nguyên nhân của đói nghèo?

  • Tại sao có nhiều người phản đối toàn cầu hóa đến vậy?

  • Phải chăng toàn cầu hóa đe dọa nghiêm trọng đến tính đa dạng của các nền văn hóa?

Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, năm 2002, Tổ chức lao động quốc tế của Liên hợp quốc đã thành lập một Ủy ban độc lập nghiên cứu về tác động xã hội của toàn cầu hóa.

Nhiệm vụ của Ủy ban là điều tra nhu cầu của người dân trước những thay đổi to lớn mà toàn cầu hóa tạo ra đối với cuộc sống, gia đình, công việc và cộng đồng. Ủy ban đã nghiên cứu những tác động xã hội của toàn cầu hóa, những nhận thức đa dạng của công chúng về quá trình toàn cầu hóa cũng như tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Năm 2004, Ủy ban đã cho công bố bản báo cáo chính thức với tên gọi “Toàn cầu hóa công bằng: tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người”.

Báo cáo này ghi nhận những lợi ích mà toàn cầu hóa mang lại, nhưng đưa ra kết luận rằng các chính sách, quy định toàn cầu hóa là không đồng đều ở cấp độ quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Điều này có thể giải thích bởi sự thống trị của các quy định, chính sách theo trường phái Tân tự do (neo-liberal). Sự không đồng đều này có nghĩa là toàn cầu hóa đang khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn với phần lớn mọi người.

Dưới con mắt của phần lớn người dân trên toàn thế giới, cả nam và nữ, toàn cầu hóa đã không đáp ứng được những nhu cầu đơn giản của người dân về một công việc ổn định, sinh kế cho mỗi gia đình và một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái họ.”

Nguồn: World Commission on the Social Dimension of Globalisation (2004) A Fair Globalisation: Creating Opportunities for All, International Labour Organisation, Geneva.

Báo cáo này cho rằng đây là kết quả từ sự mất cân đối nghiêm trọng trong hệ thống kinh tế toàn cầu, mà “không thể chấp nhận được về mặt đạo đức và không bền vững về mặt chính trị”. Báo cáo cũng cảnh báo rằng, chúng ta đã chạm đến một cuộc khủng hoảng về các quy định, chính sách trong các thể chế chính trị ở cả phạm vi quốc gia hay trên toàn thế giới. Và đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng xem xét lại những thể chế đang quản lí điều hành kinh tế thế giới, mà theo báo cáo này thì phần lớn các luật lệ và chính sách dưới các thể chế này đang bị ảnh hưởng bởi những quốc gia hay một vài tổ chức có quyền lực lớn. Báo cáo nêu ra rằng những ảnh hưởng tiêu cực của các quy định, chính sách là do tình trạng thương mại tự do đã đặt ưu tiên chủ yếu cho kinh tế và tài chính, chứ không cho xã hội, trong đó có những điều kiện hỗ trợ quyền con người cũng như những nguyên tắc hợp tác đoàn kết quốc tế. Kết quả đáng buồn mà tình trạng này mang lại có thể nhìn thấy từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, khi giá thực phẩm tăng và tác động trực tiếp đến những tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương nhất trên khắp thế giới.



Câu hỏi 20: Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo rằng những nhà lãnh đạo các quốc gia sẽ quan tâm hơn đến báo cáo “Toàn cầu hóa công bằng: tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người”?

Toàn cầu hoá ảnh hưởng đến an ninh lương thực và sức khoẻ


Thông qua các trường hợp nghiên cứu ở 5 quốc gia Armenia, Bangladesh, Ghana, Nicaragua và Zambia, Chương trình lương thực thế giới của Liên hợp quốc đã nghiên cứu thấy khủng hoảng tài chính quốc tế sẽ tác động đến tình hình an ninh lương thực. Những trường hợp nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng xác thực về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hộ gia đình. 5 quốc gia này được lựa chọn cẩn thận để có thể đại diện và từ đó suy ra kết luận chung cho những quốc gia có tình hình kinh tế, xã hội tương tự.

Sau đây là các kết quả nghiên cứu chính:



  • Cả 5 quốc gia đều bị sụt giảm sản lượng xuất khẩu, với hệ quả trực tiếp là tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Ở Zambia, ngành công nghiệp khai thác đồng đã phải sa thải ¼ số lao động. Trong khi đó ở Bangladesh, khoảng 300.000 công việc bị cắt giảm do tình hình xuất khẩu suy giảm trong ngành sản xuất sợi đay và quần áo.

  • Lượng tiền gửi về cho gia đình của những người đi xuất khẩu lao động nước ngoài cũng đã suy giảm đáng kể. Ví dụ tại Armenia, lượng tiền gửi về là nguồn thu nhập chính của ¼ dân số nhưng nay nguồn thu nhập này đã giảm đi 1/3. Trong khi đó ở Ghana trong giai đoạn 2008-2009 nguồn thu nhập này bị sụt giảm 16%.

  • Tiền tệ của những quốc gia này cũng bị mất giá so với những ngoại tệ mạnh khác. Đồng nội tệ Kwacha của Zambia đã mất 1/3 giá trị, trong khi đồng nội tệ Dram của Armenia và Sidi của Ghana mất 25% giá trị so với đồng đôla Mĩ. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, tăng giá lương thực, nhiên liệu và phân bón. Đặc biệt, Zambia là nơi mà tình trạng tăng giá lương thực tăng nhanh chóng.

  • Tóm lại, những nhóm dân cư phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất là lực lượng lao động tay nghề thấp ở khu vực đô thị, các hộ gia đình có thu nhập dựa vào tiền gửi của người thân đi lao động ở nước ngoài, lao động bị mất việc làm trong các ngành nghề xuất khẩu, lao động trong lĩnh vực khai khoáng, du lịch và những hộ gia đình nghèo.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng các hộ gia đình ở những quốc gia này đang phải vật lộn tìm cách thích nghi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các giải pháp bao gồm:

  • Đa dạng hóa các nguồn thu nhập

  • Cho con thôi học

  • Trì hoãn hay giảm chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe

  • Tiêu thụ những loại thực phẩm rẻ tiền, có hàm lượng dinh dưỡng thấp

  • Giảm số bữa ăn trong ngày.

Tuy nhiên, hệ quả tất yếu của hành động này là tỉ lệ suy dinh dưỡng tăng cao ở trẻ nhỏ. Ở Bangladesh, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã đạt con số 20%. Các bà mẹ nay phải dành nhiều thời gian hơn để làm việc, do đó họ có ít thời gian để chăm sóc con cái. Cùng với đó là tỉ lệ lao động trẻ em đang gia tăng. Việc cắt giảm các khoản chi cho chăm sóc sức khỏe đối với những công nhân mỏ bị mất việc ở Zambia cũng rất đáng lo ngại vì tỉ lệ người lây nhiễm HIV/AIDS đang tăng cao ở quốc gia này.

Câu hỏi 21: Hãy so sánh ảnh hưởng mà khủng hoảng tài chính thế giới gây ra cho an ninh lương thực và tình trạng sức khỏe của người dân ở quốc gia bạn so với một trong các quốc gia được nghiên cứu trong Chương trình lương thực thế giới.

Toàn cầu hoá làm chậm tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs)


Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2009 đã dự đoán rằng GDP toàn cầu sẽ suy giảm lần đầu tiên trong lịch sử kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Đây là hệ quả thất bại của các chính phủ trong việc không điều hành hiệu quả hệ thống tài chính và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa. Báo cáo này dự báo các quốc gia phương Nam sẽ phải đối mặt với một khoản thâm hụt tài chính khoảng 270 đến 700 tỉ USD do suy thoái toàn cầu, và đối mặt với tình trạng các tài khoản nợ và thâm hụt cán cân thương mại gia tăng.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng số người phải sống trong tình trạng đói nghèo (với mức thu nhập dưới 1,25USD/ngày) sẽ tăng thêm khoảng 46 triệu người trong năm 2009 (con số này sẽ là 53 triệu với những người có mức sống dưới 2USD/ngày). Con số tăng lên do nguyên nhân: tiền lương bị cắt giảm, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và lượng tiền ngoại hối gửi về suy giảm.

Khủng hoảng tài chính thế giới cũng là nguyên nhân chính làm chậm tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ. Chẳng hạn, khi những gia đình nghèo quyết định cho con cái thôi học, nguy cơ họ sẽ không đưa con trở lại trường sau cuộc khủng hoảng, hay những đứa trẻ sẽ không thể học bù lượng kiến thức đã mất trong khoảng thời gian không tới trường là rất lớn. Báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo rằng, do những tác động của khủng hoảng tài chính, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại những quốc gia đang phát triển có thể tăng thêm trung bình từ 200.000 đến 400.000 trường hợp một năm trong thời kì từ năm 2009 đến năm 2015 – theo kế hoạch sẽ là năm hoàn thành các Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ.

Mặc dù khủng hoàng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mĩ và Châu Âu, nhưng các nước đang phát triển lại chịu hậu quả nặng nề nhất. Theo báo cáo Giám sát tiến trình Mục tiêu thiên niên kỉ toàn cầu năm 2009, đây là một cuộc “khủng hoảng tay ba” gồm khủng hoảng kinh tế, tăng giá lương thực, và biến đổi khí hậu đang tấn công những tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

Báo cáo nhận định: “Nếu nhìn lại giai đoạn trước cuộc khủng hoảng, thế giới đã đạt được khá nhiều tiến bộ trên nhiều phương diện trong đó có việc giảm tỉ lệ đói nghèo, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cải thiện tình trạng giáo dục và giảm số trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS mới. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính đã giáng những đòn nặng nề vào các nước đang phát triển. Và khi không có nhiều quốc gia, kể cả các nước ở phương Bắc hay phương Nam, đã đưa ra chương trình ứng phó hợp lí trong hoàn cảnh này.

Vấn đề của những nước đang phát triển cũng đồng thời là vấn đề của các nước phát triển. Ví dụ, những gì Châu Âu đang làm nhằm hồi phục sau khủng hoảng, chẳng hạn qua việc điều chỉnh chế độ thương mại mậu dịch, sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới.

Bền vững toàn cầu phải đi đôi với phát triển con người, chúng ta cần tránh tình trạng bảo hộ mậu dịch, mà cần tạo điều kiện cho việc khôi phục sản xuất ở các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.”

Source: Donnelly, C. (2009) Development: MDG Goals Face ‘Triple Crisis’.



Câu hỏi 22: Theo bạn cần phải làm gì để đẩy nhanh tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ?

Phi toàn cầu hóa (Deglobalisation)


Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã đòi hỏi chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến việc tăng cường kiểm soát quá trình toàn cầu hóa.

Tại hội nghị năm 2009 để giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (chiếm 80% tổng GDP toàn thế giới) đã thống nhất thành lập diễn đàn kinh tế quốc tế G20 thay thế cho nhóm G8. Việc thành lập G20 góp phần tăng cường tiếng nói của các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (gọi tắt là BRICs) đồng thời đưa đến sự thống nhất về việc mở rộng số lượng thành viên điều hành của Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Trong hội nghị, G20 đã thống nhất những nguyên tắc hay giá trị cơ bản để đảm bảo cho các hoạt động kinh tế cân bằng, ổn định và phát triển mạnh mẽ. Những nguyên tắc này bao gồm:


  • Chúng ta có trách nhiệm phải đưa ra những chính sách vĩ mô đúng đắn và hợp lí nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế dài hạn đồng thời tránh gây nên tình trạng mất cân đối trên phạm vi toàn cầu

  • Chúng ta có trách nhiệm chống lại chế độ bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức, ủng hộ cơ chế thị trường mở, thúc đẩy cạnh tranh công bằng, lành mạnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp và đổi mới ở mỗi quốc gia

  • Chúng ta có trách nhiệm phải đưa ra những nguyên tắc và chính sách khuyến khích hợp lí để đảm bảo cho thị trường tài chính và các thị trường khác có thể hoạt động tốt dựa trên cơ chế bảo vệ quyền sở hữu, minh bạch, liêm chính và khuyến khích các doanh nghiệp phân phối hiệu quả các nguồn lực để xây dựng cho một nền kinh tế bền vững

  • Chúng ta có trách nhiệm tăng cường hệ thống giám sát, cơ chế minh bạch và trách nhiệm giải trình cho thị trường tài chính, nhằm phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư

  • Chúng ta phải có trách nhiệm đối với tương lai bằng việc sản xuất, tiêu dùng bền vững và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

  • Chúng ta có trách nhiệm phải đầu tư vào con người, cung cấp giáo dục, đào tạo, điều kiện làm việc tốt, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, và có trách nhiệm chống lại tình trạng đói nghèo, phân biệt đối xử và tất cả các hình thức cô lập xã hội khác

  • Chúng ta có trách nhiệm phải công nhận tất cả các nền kinh tế, dù giàu hay nghèo, đều là đối tác xây dựng một nền kinh tế toàn cầu ổn định và cân đối. Trong đó những lợi ích của tăng trưởng kinh tế mang lại phải được phân phối rộng rãi và công bằng cho mỗi quốc gia. Chúng ta cũng có trách nhiệm phải đạt được những mục tiêu phát triển quốc tế đã cùng đặt ra

  • Chúng ta có trách nhiệm phải đảm bảo cho hệ thống điều hành kinh tế và tài chính quốc tế thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế thế giới và những thách thức mới của toàn cầu hóa.

Nguồn: G20 Leaders Statement: The Pittsburgh Summit.

Câu hỏi 23: Hãy xem xét các nguyên tắc này có thể mang lại lợi ích gì. Bạn hãy chọn ra (i) 2 nguyên tắc mà bạn cho là có ích lợi lớn nhất tới những người nghèo nhất trên thế giới, và (ii) 2 nguyên tắc có ít ích lợi nhất? Giải thích vì sao bạn có sự lựa chọn đó.

Có nhiều câu hỏi đặt ra cho tương lai của toàn cầu hóa, bởi thực tế là nhiều quốc gia đã xây dựng những chương trình kích thích kinh tế để đẩy mạnh sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu và tăng chiều hướng xuất khẩu. Do đó:

Càng ngày chúng ta càng nhận ra rằng, thế giới sẽ không quay trở lại tình thế như trước - khi thế giới tập trung phụ thuộc vào những người Mĩ chi tiêu tự do nữa. Bởi vì cuộc khủng hoảng vừa qua đã khiến rất nhiều người phá sản và vẫn chưa có ai đứng ra thay thế vị trí tiêu dùng của họ.

Thêm vào đó, dù các quốc gia có cùng thống nhất hay chỉ đơn phương thực hiện, thì vẫn sẽ có những quy định kiểm soát được đặt ra để hạn chế lưu chuyển vốn, mà việc tài chính tự do luân chuyển trước đó chính là nguồn gốc cho tình trạng khủng hoảng hiện nay.”

Nguồn: Bello, W. (2009) The Virtues of Deglobalisation.

Walden Bellon là giám đốc của Tổ chức Focus on the Globan South, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Ấn Độ, Philipine và hợp tác với Học viện Nghiên cứu Xã hội của Trường đại học Chulalongkorn ở Thái Lan. Ông cho rằng “hình ảnh xã hội toàn cầu” thường đi kèm theo toàn cầu hóa đang có một số thay đổi nhất định do tác động từ những sự kiện kinh tế toàn cầu trong năm 2008 và 2009. Ông cho rằng, xu thế thúc đẩy tự do thương mại, phát triển kinh tế tư nhân, cũng như giảm thiểu vai trò của nhà nước theo trường phái Tân tự do (neo-liberal) vẫn còn mạnh mẽ. Và song hành cùng xu thế này, những khuynh hướng chống đối toàn cầu hóa “mà một vài năm trước đó là hoàn toàn không có lại đang và sẽ trở thành lớn mạnh”.

Đúng như vậy, tạp chí The Economist cũng đưa ra nhận định rằng “Hội nhập kinh tế thế giới đang rút lui trên hầu hết mọi lĩnh vực, và trong khi các tập đoàn vẫn tiếp tục những chuỗi phân phối toàn cầu của mình thì: như một chuỗi kết nối thông thường, sẽ có cả những mắt xích yếu và mắt xích khỏe. Và sẽ đến lúc nguy cơ xảy ra, nếu các tập đoàn vẫn coi cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh này là thành công.”



Câu hỏi 24: Bạn có nghĩ rằng các khuynh hướng phát triển này sẽ phá hoại những động lực thúc đẩy toàn cầu hóa không? Tại sao?

Quan điểm “Phi toàn cầu hóa” được đưa ra để thay thế quan điểm toàn cầu hóa theo trường phái tân tự do. Ông Bello đã nêu ra 11 nhân tố trụ cột cho quá trình “phi toàn cầu hóa”, chủ yếu giành cho các nước đang phát triển. Nhưng ông cũng khẳng định: “quá trình này có liên quan đến các nền kinh tế tư bản tập trung”. Những nhân tố trụ cột này là:



  1. Sản xuất phục vụ thị trường trong nước phải đóng vai trò động lực của nền kinh tế, chứ không phải sản xuất để xuất khẩu.

  2. Phải áp dụng nguyên tắc hỗ trợ kinh tế địa phương để thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở cấp địa phương cũng như trong phạm vị quốc gia nếu điều này có thể thực hiện với một mức chi phí hợp lí để đảm bảo cho sự bền vững của cộng đồng.

  3. Phải sử dụng các chính sách thương mại, bao gồm hạn ngạch và hàng rào thuế quan, để bảo vệ nền kinh tế nội địa khỏi sự tàn phá của những loại hàng hoá giá rẻ do hưởng trợ cấp.

  4. Phải sử dụng các chính sách công nghiệp, bao gồm trợ cấp, hàng rào thuế quan và thương mại, để tiếp sức và củng cố ngành sản xuất nội địa.

  5. Cần áp dụng những biện pháp đã bị trì hoãn lâu dài liên quan đến việc phân phối thu nhập và đất đai công bằng (kể cả việc cải cách đất đai ở thành phố). Những biện pháp này có thể tạo nên một thị trường nội địa sôi động, đóng vai trò mũi nhọn cho nền kinh tế và tạo ra những nguồn lực tài chính địa phương cho việc đầu tư.

  6. Không tập trung quan tâm vào tăng trưởng kinh tế, mà tập trung vào cải thiện chất lượng cuộc sống sẽ làm giảm áp lực lên môi trường.

  7. Cần thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng các công nghệ thân thiện môi trường trong cả ngành nông nghiệp và công nghiệp.

  8. Không thể phó mặc các quyết định kinh tế chiến lược cho thị trường hay giải pháp công nghệ. Thay vào đó, cần mở rộng phạm vi tham gia dân chủ vào việc ra quyết định trong nền kinh tế để tất cả các vấn đề quan trọng, ví dụ như nên tăng hay giảm phát triển ngành công nghiệp nào, ngân sách nhà nước cho khu vực nông nghiệp nên chiếm tỉ trọng bao nhiêu, v.v phải được thảo luận và lựa chọn một cách dân chủ.

  9. Người dân phải có quyền điều hành, giám sát đối với khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước. Quá trình này cần được hợp pháp hóa bằng các văn bản pháp luật.

  10. Chế độ sử hữu nhà nước nên được chuyển sang hình thức sở hữu kinh tế hỗn hợp bao gồm hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hạn chế tầm ảnh hưởng của các tập đoàn xuyên quốc gia.

  11. Những tổ chức tài chính toàn cầu như Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nên được thay thế bằng những tổ chức khu vực, lấy nền tảng là sự hợp tác chứ không phải dựa trên nguyên tắc tự do thương mại và lưu chuyển dòng vốn.

Nguồn: Bello, W. (2009) The Virtues of Deglobalisation.

Câu hỏi 25: Hãy xem xét các nhân tố trụ cột này có thể mang lại ảnh hưởng, lợi ích gì. Bạn hãy chọn ra (i) 2 nhân tố trụ cột mà bạn cho là có ích lợi lớn nhất tới những người nghèo nhất trên thế giới, và (ii) 2 nhân tố trụ cột có ít ích lợi nhất?


tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương