MÔ Đun 18: toàn cầu hóA


Các bộ phận trong một chiếc xe hơi gia đình



tải về 0.87 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.87 Mb.
#37236
1   2   3   4   5   6   7   8

Các bộ phận trong một chiếc xe hơi gia đình





Nguồn: Ranson, D. (2001) The No-nonsense Guide to Fair Trade, New Internationalist Publications, trang 98.



Các con số thống kê thực tế về quyền lực các công ti


Trong số 100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới, có đến 51 là các tập đoàn, chỉ có 49 là các quốc gia (dựa trên so sánh doanh thu của công ti và thu nhập bình quân GDP của các quốc gia).

Tập đoàn

Doanh thu (triệu USD)

Quốc gia

GDP

( triệu USD)



Wal-Mart Stores

351,139

Thụy Điển

354,115

Exxon-Mobil

347,254

Ả Rập Saudi

309,778

Royal Dutch Shell

318,845

Úc

304,527

BP

274,316

Đan Mạch

254,401

General Motors

207,349

Hy Lạp

213,698

Toyota Motor Corp

204,746

Ireland

196,388

Chevron

200,567

Thái Lan

176,602

DaimlerChrysler

190,191

Argentina

183,309

ConocoPhillips

172,451

Bồ Đào Nha

173,085

Tổng

168,357

Venezuela

138,857

Nguồn: Steger, M. (2008) Globalisation: A Very Short Introduction, 2nd edition, Oxford University Press, Oxford, p. 51. See also: Anderson, S. and Cavanagh, J. (2000) Top 200: The Rise of Corporate Global Power, Institute for Policy Studies, Washington DC



Cơ sở lí luận cho giáo dục toàn cầu


David Hicks


Giáo dục toàn cầu là thuật ngữ quốc tế được sử dụng để mô tả một hình thức giáo dục trong đó:

  • Giúp chúng ta hiểu được mối liên kết giữa cuộc sống của mình với những người khác trên toàn thế giới

  • Tăng sự hiểu biết về những ảnh hưởng về kinh tế, văn hóa, chính trị và môi trường đang định hình cuộc sống của chúng ta.

  • Phát triển các kĩ năng, thái độ và giá trị để giúp chúng ta cùng nhau tạo ra sự thay đổi và kiểm soát cuộc sống của chính mình.

  • Hành động để xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn, trong đó các nguồn tài nguyên và quyền lực được chia sẻ công bằng hơn.

Giáo viên thường nói về nhu cầu cần phải đưa vấn đề toàn cầu vào chương trình giảng dạy và qua đó học sinh có thể phát triển một tầm nhìn và quan điểm toàn cầu về các sự kiện và các vấn đề hiện nay. Điều này khác với thuật ngữ "quốc tế" chỉ đề cập đến kết nối giữa các quốc gia với nhau, ví dụ như “mối quan hệ quốc tế”. Khái niệm trọng tâm ở đây là “sự phụ thuộc lẫn nhau”, trong đó nhấn mạnh đến mạng lưới các mối quan hệ phức tạp đang tồn tại giữa con người, địa điểm, các vấn đề và sự kiện trên thế giới ngày nay. Trọng tâm của giáo dục toàn cầu là tìm hiểu quan hệ kết nối giữa địa phương và toàn cầu vì các khía cạnh này có liên quan chặt chẽ với nhau và có liên quan đến tất cả các môn học.

Giáo dục toàn cầu đặc biệt chú trọng vào quá trình giảng dạy cũng như nội dung truyền đạt, trong đó sử dụng phương pháp tiếp cận dạy và học thông qua trải nghiệm và có sự tham gia. Giáo dục toàn cầu dựa trên hai kinh nghiệm truyền thống lâu đời trong giáo dục (Richardson 1990). Truyền thống thứ nhất chú trọng vào việc lấy người học làm trung tâm của giáo dục và việc phát triển cá nhân. Truyền thống thứ hai chú trọng vào vai trò của giáo dục trong việc tạo dựng một xã hội công bằng và hợp lí hơn. Vì vậy, giáo dục toàn cầu nhấn mạnh việc thay đổi cả cá nhân và xã hội, bởi vì không thể thay đổi được một thứ nếu không có thứ kia.

Cuộc sống hàng ngày của một cá nhân sẽ không còn ý nghĩa nếu không được đặt trong bối cảnh cuộc sống trong một xã hội toàn cầu. Đặc biệt quá trình toàn cầu hóa đang thay đổi bộ mặt của hành tinh. Chúng ta hiện đang đối mặt với sự đa dạng, đa chiều của các mối liên kết toàn cầu, với việc quốc gia và địa phương chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện và các quyết định ở nơi khác. Trật tự thế giới hiện nay đang bị thay đổi bởi ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Có nhiều hình thức hội nhập lớn hơn, ví dụ Liên minh Châu Âu, các tập đoàn đa quốc gia, dòng nhạc pop và thời trang, nhưng đồng thời cũng có nhiều sự phân đoạn lớn hơn, ví dụ: sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, xung đột dân tộc và tôn giáo, các phong trào xã hội.

Các Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992, 2002 đã nêu bật những vấn đề quan trọng về môi trường và phát triển cần được giải quyết nếu chúng ta muốn tạo dựng một xã hội công bằng hơn và bền vững hơn về mặt sinh thái. Những vấn đề này đều có khía cạnh toàn cầu, khía cạnh quốc gia, và khía cạnh địa phương. Và giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về các vấn đề này. Trong quá khứ, các nhà giáo dục thường tập trung vào mức độ của vấn đề hơn là tập trung vào các giải pháp. Do đó, giáo dục toàn cầu trong thế kỉ 21 là nền giáo dục với tinh thần hi vọng và lạc quan, nhìn nhận quyền và trách nhiệm của cả thế hệ hiện tại và tương lai.

Chủ nghĩa thực dụng và vị lợi chạy theo giá trị thị trường trong xã hội ngày nay thường mâu thuẫn với những việc cần phải làm để hướng tới một xã hội công bằng và bền vững hơn. Tuy nhiên, các truyền thống như giáo dục toàn cầu sẽ đề cập đến điều kiện nhân văn rộng lớn hơn, và qua đó có thể truyền cảm hứng cho giáo viên và việc giảng dạy. Đây là một điều kiện cơ bản để xây dựng nên một chương trình giáo dục hiệu quả. Đã đến lúc phải chia sẻ và truyền bá rộng rãi các kinh nghiệm thực tiễn tốt và các sáng kiến mới. Thế hệ tương lai có thể đòi hỏi các nhà giáo dục phải làm như vậy vào thời điểm này.

Các tài liệu nên đọc


DfES (2005) Developing a Global Dimension in the School Curriculum, London: DfES.

Development Education Association (2009) Global Learning, DEA, London.

Hicks, D. and Holden, C. (eds) (2007) Teaching the Global Dimension: Key principles and effective practice, London: Routledge.

Standish, A. (2009) Global Perspectives in the Geography Curriculum Reviewing the Moral Case for Geography, Routledge, London.

Young, M. and Commins, E. (2009) Global Citizenship: The handbook for primary teaching, Cambridge: Chris Kington/Oxford, Oxfam.

Nguồn: Hicks, D. (2009) Global Education



1 Good morning world!




tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương