MÔ Đun 18: toàn cầu hóA


HOẠT ĐỘNG 7: HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT



tải về 0.87 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.87 Mb.
#37236
1   2   3   4   5   6   7   8

HOẠT ĐỘNG 7: HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun.

Hàng năm, UNESCO và Đại học Liên hợp quốc thường tổ chức một hội nghị bàn về những vấn đề liên quan đến toàn cầu hóa. Những đề tài của hội nghị là:


  • Toàn cầu hóa dưới góc độ con người – Mang lại lợi ích cho tất cả mọi người

  • Toàn cầu hóa và di sản văn hóa phi vật thể: cơ hội, mối đe dọa và thách thức

  • Đảm bảo cho tương lai bền vững: toàn cầu hóa và giáo dục vì sự PTBV

  • Khoa học và công nghệ trong kỉ nguyên toàn cầu hóa

  • Những hành trình hướng tới một tương lai chung: thay đổi vai trò của giáo dục đại học trong một thế giới toàn cầu hóa

  • Toàn cầu hóa và ngôn ngữ: xây dựng trên nền tảng di sản phong phú của chúng ta

  • Châu Phi và toàn cầu hóa: bài học từ quá khứ, chuẩn bị cho tương lai

Câu hỏi 26: Trong những hội nghị trên, bạn mong muốn tham gia vào hội thảo nào nhất? Tại sao?

Bạn đã đánh dấu 3 câu hỏi (2, 3 và 4) trong hoạt động 1 để trả lời liên quan đến phần cuối của mô - đun này. Dựa vào kiến thức thu thập được từ nội dung trong mô - đun này, hãy trả lời các câu hỏi đó một lần nữa.



Câu hỏi 27 (từ câu hỏi 2): Rất nhiều người coi toàn cầu hóa là những thứ đại loại như tài chính và thương mại quốc tế, những công ti đa quốc gia, internet, những bộ phim Hollywood hay Boolywood, và những mối đe dọa tới bản sắc và văn hóa địa phương. Tại sao bạn nghĩ rằng Giáo trình Cơ bản về thế giới của Robert Muller là một điều gì đó rộng hơn thế?

Câu hỏi 28 (từ câu hỏi 3 và 4) Hãy đọc lại lần nữa những lí lẽ đầy sức thuyết phục của Robert Muller về nền giáo dục toàn cầu. Trong phạm vi hiểu biết của mình về toàn cầu hóa, bạn hãy nêu ra lí do cần phải đưa toàn cầu hóa vào chương trình giảng dạy?

Một đứa trẻ được sinh ra ngày nay sẽ giống như người lớn, phải đối mặt gần như hằng ngày với những vấn đề có tính toàn cầu và phụ thuộc lần nhau, như hòa bình, thực phẩm, chất lượng cuộc sống, lạm phát, hay việc khan hiếm các nguồn tài nguyên.

Cậu bé (cô bé) đó chính là một thành viên, và cũng là người được hưởng lợi hoặc nạn nhân của toàn bộ cơ cấu xã hội. Và các em có thể hỏi những câu rất chính đáng “Tại sao em không được cảnh báo? Tại sao em không được giáo dục tốt hơn? Tại sao giáo viên không nói với em về những vấn đề này và chỉ cho em biết rằng các hành vi của em sẽ liên quan đến một xã hội loài người phụ thuộc lẫn nhau”.

Do đó, nhiệm vụ và mối quan tâm của các chính phủ là phải giáo dục một cách thích hợp cho trẻ em về thế giới mà các em sẽ sinh sống. Chính phủ phải cung cấp tin tức về những hành động, những nỗ lực, và những kiến nghị của các tổ chức toàn cầu... cho giới trẻ biết. Và phải chuẩn bị hành trang để các em gánh vác trách nhiệm đối với những hậu quả mà hành động của con người gây ra và quan tâm giúp đỡ cho hơn vài tỉ người khác trên Trái đất.

Nguồn: Muller, R. (1982) New Genesis. Shaping a Global Spirituality, Doubleday, New York.

Đọc lại những nguyên nhân mà ông David Hicks đưa ra giáo dục toàn cầu. (David Hicks là tác giả mô - đun Giáo dục tương lai)



Câu hỏi 29: Hãy sử dụng các ý tưởng từ đoạn viết trên đó để xem lại câu trả lời cho câu hỏi 28 của bạn.

Chào thế giới. Chúc một buổi sáng tốt lành!


Khi tôi thức giấc trên một chiếc giường ấm áp (được thiết kế theo kiểu Trung Đông cổ đại và chỉnh sửa tại Bắc Âu và ngày nay, được đóng bằng gỗ thông Scandinavi rồi sau đó được xuất khẩu đến nước tôi), tôi kéo lại tấm ga trải giường (được làm từ cotton trước đây chỉ trồng ở Ấn Độ, nhưng ngày nay được một công ti thuộc sở hữu người Anh tại Trung Quốc trồng, kéo sợi và may) và gấp chăn (làm bằng len từ lông cừu, loài cừu này trước kia được thuần hóa và nuôi thành bầy tại Trung Đông, tổ tiên loài này đã đi từ Tây Ban Nha đến Australia, nơi mà len được lấy trước khi xuất khẩu tới Ý trên một con tàu đăng kí tại Liberia, con tàu này gồm các thuyền viên người Phillipin nhưng các thuyền viên cấp cao lại là người Anh – rồi được kéo sợi và dệt trước khi xuất khẩu trở lại nước tôi, và được bán trong một cửa hàng thuộc sở hữu của Thụy Điển), bước ra khỏi giường và đặt chân lên đôi dép (trông rất giống loại giày da đanh của người Bắc Mĩ bản địa, nhưng ngày nay được sản xuất tại Thái Lan, sử dụng một loại sợi tổng hợp từ Singapore, bằng máy móc thiết bị của Nga). Rồi tôi bước vào phòng tắm (một kiểu mới phát triển dựa trên hình thức sơ khai kiểu Ý), rửa ráy với xà phòng (được phát minh bởi người Gauls cổ từ nước Pháp ngày nay nhưng được làm từ dầu cọ Nigieria bởi một công ti liên doanh Hà Lan – Anh Quốc có chi nhánh tại hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, và được đăng quảng cáo trên tivi nhãn hiệu Nhật Bản do một diễn viên Hollywood gốc Tây Ban Nha đóng) và nước (được lọc bởi công nghệ hóa học từ Canada tại một nhà máy xử lí thuộc sở hữu của một công ti Pháp).

Quay trở lại phòng ngủ, tôi mặc quần áo để đến trường (quần jeans và áo sơ mi, cả 2 đều được sản xuất tại El Salvador, nhưng được người dân tại hầu hết các quốc gia sử dụng), đi giày (sản xuất tại Việt Nam do một công ti Pháp phân phối, làm bằng da thuộc dựa trên quy trình được phát triển đầu tiên tại Ai Cập và cao su từ Malaysia). Tôi nhìn qua cửa sổ để xem tình hình thời tiết – trời lạnh và đang mưa – rồi tôi quyết định cần mặc thêm đồ ấm. Xuống tầng dưới, tôi vào bếp và ăn một bát ngũ cốc (được chế biến dựa trên công thức nguyên gốc từ Thụy Sĩ, làm từ loại hạt được trồng tại Mexico, một công ti của Mĩ sản xuất ) và uống một cốc cà phê (“cà phê chiến lược” Tanzanian – với đường sản xuất tại Caribê và sữa lấy từ giống bò của Bỉ) trong khi đó tôi cũng xem kênh CNN – tôi xem tin tức về một cuộc bầu cử tại Pakistan, một cuộc họp các lãnh đạo cấp cao thế giới tại Doha, Qatar, một sứ mệnh gìn giữ hòa bình mới của Liên hợp quốc tại Trung Phi (với những người lính đến từ Fiji, Đan Mạch và Hà Lan), kết quả các trận đấu World Cup giữa Uruguay và Ác-hen-ti-na, và về đám cưới của một diễn viên Bollywood người Ấn Độ. Chợt nhận ra mình sắp bị muộn, tôi chạy lên tầng để đánh răng (tâp quán của người Trung Quốc). Xuống tầng dưới, tôi kéo chiếc túi (làm từ sợi nylon New Zealand và dầu I-rắc – nhưng tên thương hiệu được đặt theo tên 1 thành phố ở Nêpan), cho sách vào túi (Nhà xuất bản của Anh nhưng phân phối rộng rãi trên mạng internet toàn cầu) và ra khỏi nhà tới bến xe buýt (một chiếc xe Volvo của Thụy Điển chạy bằng dầu diesel của I-ran và là đóng góp tích cực cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu – cũng không hẳn là tệ nếu so với những học sinh được cha mẹ chở đến trường trên những chiếc xe hơi sản xuất tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Braxin, Mỹ, Nam Phi hay Anh Quốc).

Những đóng góp của Robert Muller cho Liên hợp quốc


Các chương trình của Liên hợp quốc và các tổ chức đã sáng lập và đồng sáng lập

  • Quỹ đặc biệt cho sự phát triển kinh tế (đã dẫn tới Chương trình Phát triển Liên hợp quốc)

  • Chương trình lương thực thế giới

  • Hội đồng lương thực thế giới – Hội đồng cấp Bộ trưởng đầu tiên của Liên hợp quốc

  • Trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD/GATT

  • Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc

  • Quỹ quay vòng cho thăm dò tài nguyên thiên nhiên

  • Trung tâm khoa học và công nghệ Liên hợp quốc

  • Hiệp hội phát triển quốc tế

  • Ủy ban và trung tâm các tập đoàn xuyên quốc gia Liên hợp quốc

  • Kế hoạch hành động vì môi trường Địa Trung Hải

Các hội thảo và chương trình quốc tế đã sáng lập và xúc tiến tại Liên hợp quốc


  • Hội nghị giới trẻ thế giới (1970)

  • Hội thảo môi trường Liên hợp quốc đầu tiên tại Stockholm, Thụy Điển (1972)

  • Hội thảo dân số Liên hợp quốc đầu tiên (1974)

  • Hội thảo nguồn nước thế giới Liên hợp quốc (1977)

  • Hội thảo về vấn đề sa mạc hóa Liên hợp quốc (1977)

  • Hội thảo khoa học và công nghệ Liên hợp quốc (1979)

  • Hội thảo Liên hợp quốc thứ 2 về nguồn năng lượng mới và tái tạo (1981)

  • Hội nghị toàn cầu về lão hóa (1982)

  • Hội nghị không gian vũ trụ Liên hợp quốc lần 2 (1982)

  • Hội thảo khí hậu thế giới đầu tiên của Liên hợp quốc (1982)

  • Năm thế giới vì người khuyết tật (1981)

  • Năm quốc tế vì những người bản xứ (1983)

  • Năm quốc tế vì gia đình (1984)

Những hành động của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an đã sáng lập hoặc tác động

  • Nghị quyết của Đại hội đồng về việc hoàn trả các tác phẩm nghệ thuật về quốc gia xuất xứ

  • Sự thông qua của Đại hội đồng về Hiệp ước quốc tế chống khủng bố

  • Quyết định của Đại hội đồng về việc tổ chức lễ kỉ niệm 40 năm thành lập Liên hợp quốc

  • Nghị quyết của Đại hội đồng về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1972)

  • Hiệp ước của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chống không tặc

Hỗ trợ việc ra đời và thực hiện các ý tưởng


  • Sáng lập ra Quỹ dân số Liên hợp quốc

  • Sáng lập ra Quỹ kiểm soát lạm dụng ma túy Liên hợp quốc

  • Chuyển đổi Liên hiệp du lịch thành Tổ chức du lịch thế giới

  • Sáng lập ra Điều phối viên cứu trợ thiên tai Liên hợp quốc.

  • Chuyển đổi Công ước Paris và Berne thành Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

  • Trường đại học Liên hợp quốc, Tokyo

  • Trường đại học vì hòa bình Liên hợp quốc, Costa Rica

  • Điều động quân đội Liên hợp quốc từ Thụy Điển đến Peru để thực hiện công việc tái thiết sau thảm họa thiên nhiên.


Các lớp học toàn cầu ở các nơi trên thế giới






Lebanon – Kết nối với toàn cầu

Lớp học này diễn ra trong một trường tiểu học tại Lebanon. Các em học sinh đang làm việc theo từng nhóm nhỏ trên sàn nhà. Một nhóm đang lắp ráp một bức tranh ghép hình thế giới nhưng nó có vẻ khó hơn sự tưởng tượng vì tất cả các châu lục có màu sắc giống nhau. Nhóm thứ hai đang học lời của bài "We are the world" để hát vào sự kiện Buổi sáng của các bậc cha mẹ sắp tới. Nhóm thứ ba đang sử dụng một bộ công cụ học tập của UNICEF để xây dựng bốn tòa nhà Tây Phi khác nhau từ thẻ in. Còn những đứa trẻ trong nhóm thứ 4 đang nhìn vào bản vẽ và bản đồ khi giáo viên đọc một câu chuyện kể về thị trấn này đã được hình thành như thế nào theo mong muốn và quan tâm của những người dân đã sống ở nơi đây qua hàng thế kỉ.




Canada – Trồng ca cao và sô cô la

Trong một trường học ở Canada, các nhóm học sinh 10 tuổi đang ngồi xung quanh bàn học. Mỗi nhóm có một thanh sô cô la và một con dao nhỏ. Mỗi học sinh đóng vai là một người Châu Phi trồng ca cao, một thương gia địa phương, một quan chức chính phủ Châu Phi, người quản lí của công ti vận tải, chủ sở hữu một nhà máy sô cô la, một công nhân nhà máy, quan chức chính phủ Canada, và một nhân viên bán hàng địa phương. Một poster lớn có hình một thanh sô cô la được dán trên cái bảng đen ở trước căn phòng.

Thanh sô cô la được chia thành các phần theo mức thu nhập của mỗi người trong chuỗi hàng hóa. Giáo viên giải thích xem mỗi người, từ nhân viên bán hàng địa phương và ngược dần về người trồng ca cao, sẽ được trả bao nhiêu trong giá bán thanh sô cô la. Khi giáo viên giải thích xong, học sinh đóng vai nào sẽ lấy một miếng từ thanh sô cô la tương ứng với thu nhập được chia, và ăn phần được chia đó.

Các học sinh đóng vai người nông dân trồng ca cao trong các nhóm sẽ trở nên lo lắng về những mảnh sô cô la rất nhỏ còn lại cho nông dân! Sau bài thực hành này, giáo viên hướng dẫn lớp thảo luận về bất công trong hệ thống lương thực thế giới. Sau đó cô giáo hướng dẫn các nhóm phân chia thanh sô cô la mới cho các thành viên trong nhóm một cách công bằng hơn.



Malaysia - chuỗi cung cấp thực phẩm toàn cầu

Nghiên cứu về chủ đề thực phẩm, học sinh trong một lớp 7 ở Malaysia vừa hoàn thành một bài học trong đó các em được làm bánh quy gừng. Tất cả các nhãn nguyên liệu đều được giữ lại cho bài học tiếp theo, tên và địa chỉ của tất cả các công ti có sản phẩm được sử dụng đều được ghi lại.

Sau đó mỗi học sinh viết thư cho một công ti để hỏi thông tin về các nguồn nguyên liệu của công ti đó. Ba tuần sau, khi đã có hầu hết các câu trả lời, lớp học đã có thể tìm ra nguồn gốc của tất cả các nguyên liệu và các tuyến đường đã vận chuyển nguyên liệu đến Kuala Kumpur, qua đó tìm hiểu ví dụ minh họa khái niệm phụ thuộc lẫn nhau.

Kenya – Nạn phân biệt chủng tộc

Phòng học của học sinh lớp 9 ở Kenya trông giống như một phòng xử án. Cách sắp xếp những chiếc bàn đã nói lên điều này. Các học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan chức tòa án, các nhân chứng và luật sư.

Lớp học đưa ra xử án tất cả sách giáo khoa và tác giả bị buộc tội sản xuất những tài liệu giảng dạy có tính phân biệt chủng tộc. Ví dụ: sự thiên lệch trong việc sử dụng bảng biểu và hình ảnh trong cuốn sách địa lí chủ yếu là từ quan điểm của các công ti Châu Âu, việc chọn lọc sử dụng các bằng chứng lịch sử về ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân ở châu Á, và việc bỏ sót hoàn toàn các kinh nghiệm của phụ nữ v.v. Đây là các bằng chứng mà các thẩm phán và bồi thẩm đoàn toà án xem xét.

Brazil - Nạn thất nghiệp

Lớp học này đang diễn ra ở Brazil, trong đó một nhóm nhỏ các thanh niên nam và nữ không biết đọc đang thảo luận sôi nổi về một bài báo ngắn viết về tác động xã hội của nạn thất nghiệp. Giáo viên đã áp dụng phương pháp đọc do ông Paolo Freire đưa ra ở khu vực Mĩ Latinh, và sử dụng những kinh nghiệm từ đời sống hàng ngày của học sinh trong lớp để phát triển cả kĩ năng đọc lẫn kĩ năng xã hội của các em. Điều quan trọng ở trong kĩ năng xã hội là xây dựng nhận thức cho các em để hiểu ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia và các xu thế thương mại toàn cầu lên nạn thất nghiệp ở địa phương.



Australia - Du lịch

Lớp học ở Australia diễn ra trong giờ học âm nhạc của những học sinh ở độ tuổi 14-15, đang trong buổi tổng duyệt cho Postcards, một vở nhạc kịch họ viết về ảnh hưởng của du lịch đến Châu Á. Đây là lời của một trong những bài hát các em viết:

T-shirts, nhẫn và đế lót li –

Một số quà lưu niệm chúng ta có thể đem về nhà để khoe

Thiên đường của những người mua sắm – nơi chúng ta có thể mua được tất cả.

Chúng ta không cần mặc cả ở thị trường nội địa.

Đền thờ, tôn giáo, phong tục, truyền thống –

Chúng ta đang ở đây để xem xét và nói như thể đã biết.

Những du khách kĩ tính tìm kiếm đồ tốt;

Là những người quan trọng họ không có nhiều thời gian.

Tôm hùm, rượu Martini, cô gái trong bộ bikini –

Chỉ là những con số trong cửa sổ, nồi lẩu thập cẩm.

Kinh doanh là kinh doanh: chúng ta trả tiền cho niềm vui mong manh của chúng ta

Cung và cầu; tiền của chúng tôi là đơn vị đo lường.

Ngồi dậy và lắng nghe

Tập suy luận

Nhiều hơn nhu cầu của riêng bạn

Nhiều hơn những con mắt nhìn



Lời nói thêm:... Tập tài liệu quảng cáo này là nói dối.


tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương