HƯỚng dẫn kỹ thuật trồng câY ĐIỀu anacardium occidentala L



tải về 3.37 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích3.37 Mb.
#37438
  1   2   3
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐIỀU

(Anacardium occidentala L.)

Đồng Nai có diện tích cây điều đứng thứ 2 cả nước (sau Bình Phước). Diện tích hiện có khoảng 45.000 ha, trong đó có khoảng 15.000 ha cây điều ghép, có những mô hình cây điều ghép năng suất > 3 tấn/ha.

Đồng Nai có công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (gọi tắt là DONAFOODS) có 7 nhà máy chế biến hạt điều, năng lực chế biến > 40.000 tấn/năm.

Thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hạt điều chiếm 95% (chủ yếu Châu Mỹ, Châu Á).



I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC:

1. Rễ: Rễ cọc và rễ ngang đều phát triển, rễ cọc có thể ăn sâu hàng chục mét, tùy vào tầng đất.

2. Thân: Thân gỗ cao 5-10m, cành lá phát triển sum xuê, đường kính tán có thể tới hàng chục mét.

3. Lá: Lá mọc cách, phiến lá hình trứng, hình thoi to nhỏ tùy vào giống.

4. Hoa: Hoa có hoa đơn tính và lưỡng tính/chùm bông/cây. Hoa ra tận đầu các cành nhánh, hoa cây điều chủ yếu thụ phấn chéo nên đời con chủ yếu là con lai, đồng nghĩa với phân li và thoái hóa giống.

- Hoa đực nở vào lúc 9-10 giờ sáng.

- Hoa lưỡng tính nở vào 10-11 giờ.

5. Quả: Chính là phần cứng mà người ta thường gọi là hạt điều, còn phần mà người ta gọi là quả thực chất là đế hoa phình to khi chín có màu đỏ, vàng, tím thẫm... tùy giống.

II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, YÊU CẦU SINH THÁI.

1. Thời tiết khí hậu:

1.1 Ánh sáng: Điều là loại cây ưa ánh sáng trực xạ, nếu cây bị che bóng nhiều sẽ phát triển kém, cho năng suất thấp.

1.2 Nhiệt độ: nhiệt độ bình quân tháng là 270C, nhiệt độ cực tiểu trong ngày từ 12 – 250C, nhiệt độ cực đại trong ngày từ 250C - 350C. Điều có thể chịu được nhiệt độ 400C, tuy nhiên ở nhiệt độ này trong giai đoạn phát triển quả non sẽ làm rụng bông và quả.

1.3 Ẩm độ: Ẩm độ không khí từ 68-77%. Cây điều trổ bông và kết hạt thuận lợi trong điều kiện ẩm độ không khí thấp. Nếu ẩm độ cao trong lúc điều trổ bông sẽ cản trở sự mở của bao, đầu nhụy không thụ phấn, bông sẽ thối rụng.

1.4 Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp từ 1000-1500mm/năm, tập trung từ 4-6 tháng, có mùa khô kéo dài tương đương.

Trong năm cần có mùa mưa và mùa khô rõ rệt để tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa.



2. Đất trồng điều:

Cây điều có tính thích ứng rộng, sống trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt cây điều được trồng nhiều trên đất có khó khăn về nguồn nước tưới trong mùa khô.

Tốt nhất nên trồng điều trên vùng đất thoát nước, đất pha cát, tầng canh tác sâu.

Độ pH thích hợp từ 4,5-6,5.

Cây điều rất mẫn cảm với độ mặn, độ mặn  0,8ppm là cây sinh trưởng phát triển kém, gây hiện tượng cây lùn.

III. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

1. Giống:

Một số giống phổ biến được Bộ NN&PTNT công nhận và nhân rộng, đạt hiệu quả cao, giống cho năng suất cao và ổn định thích hợp với điều kiện sinh thái của Đông Nam Bộ như giống PN 1, MH5/4, MH 4/5.



2. Kỹ thuật nhân giống:

Hiện nay có nhiều phương pháp nhân giống, nhưng phương pháp ghép đọt có hiệu quả nhất.



2.1 Tiêu chuẩn cây đầu dòng (cây mẹ):

- Đã được cơ quan chức năng công nhận

- Năng suất đạt > 15kg hạt/cây/năm (ổn định hàng năm).

- Trọng lượng hạt 120 - 160 hạt/kg.

- Tỷ lệ hạt/nhân  27%.

- Chín sớm, chín tập trung, không sâu bệnh.



* Lưu ý: Chọn ở những vườn 8 năm tuổi, chọn nơi có mật độ 100 cây/ha.

2.2 Tiêu chuẩn gốc ghép:

Tuổi gốc 60-70 ngày, có đường kính gốc  0,7cm, không sâu bệnh. Cây con gieo từ hạt trong bầu nilon có kích thước 15x25cm. Đất pha cát + 10% phân hữu cơ hoai mục + 3 - 5 gram Supe lân. Trước khi gieo ươm, chọn những hạt chắc, cây sinh trưởng khỏe, ngâm trong nước 48 giờ, sau rửa sạch rồi ủ khi mọc mầm gieo ươm.



2.3 Tiêu chuẩn chồi ghép (phải lấy ở cây đầu dòng):

Cành ghép lấy từ cây đã chọn đạt tiêu chuẩn, không bị sâu, bệnh, chồi bánh tẻ (màu nâu nhạt), chiều dài 8-10cm, cành ghép phải tươi khi ghép, lấy xong phải ghép liền, càng nhanh càng tốt (không để qua đêm) hoặc nếu nguồn chồi lấy ở xa phải được bảo quản giữ ẩm tốt. Thời vụ ghép thích hợp nhất vào tháng 5-8 dương lịch.



Thao tác ghép: Trên gốc ghép chừa lại 2 cặp lá, cắt ngọn ở vị trí cách 2 cặp lá chừa lại từ 5-10 cm, cắt vạt một đường dài 4 cm. Trên cành ghép phía dưới gốc cắt vạt một đường dạng hình nêm dài 4 cm. Đặt cành ghép vào gốc ghép, dùng giây nilon (tốt nhất dùng giây nilon tự hủy) cuốn cố định (cuốn chặt), kín vết ghép và ngọn ghép không để nước mưa, nước tưới lọt vào vết ghép.

2.4 Chăm sóc cây ươm và cây ghép:

Xếp cây thành luống, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, chú ý ghép xong để cây ra ngoài nắng, không nên che bóng mát.

Khi chồi đã phát triển khỏe, đủ tiêu chuẩn có thể đem đi trồng. Trong quá trình chăm sóc cần đánh tỉa chồi gốc ghép thường xuyên, lưu ý phòng bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn vườn ươm.

2.5 Tiêu chuẩn cây ghép xuất vườn:

Khi cây ghép ra 1 đợt lá mới hoàn chỉnh, sinh trưởng phát triển khỏe, không sâu, bệnh, có bộ rễ phát triển tốt, có thể đưa đi trồng.



IV. QUY TRÌNH GHÉP CẢI TẠO VƯỜN ĐIỀU

Quy trình ghép cải tại vườn điều được áp dụng đối với các vườn điều trồng giống thực sinh, lẫn tạp đang sinh trưởng phát triển tốt nhưng cho năng suất dưới 1 tấn hạt/ha/năm, chất lượng hạt và hiệu quả kinh tế thấp.



1. Tạo chồi gốc ghép

- Trường hợp 1: Cắt bỏ ngọn của thânhoặc cành chính để tạo chồi gốc ghép.Sau khi các chồi mọc, giữ lại khoảng 10 - 15 chồi, phân bố đều theo các hướng của cây trên thân hoặc cành chính.

- Trường hợp 2: Chọn chồi vượt ở vị trí thích hợp trên thân hoặc cành chính hoặc tạo vết thương cơ giới kích thích mọc chồi ở vị trí thích hợp làm chồi gốc ghép.

2. Tiêu chuẩn chồi gốc ghép

- Chọn chồi gốc ghép có 5 - 7 lá trở lên, đường kính từ 1,0 - 1,5 cm, chiều cao từ 40 - 50 cm.Tại thời điểm chuẩn bị ghép, màu vỏ chồi gốc ghép hóa nâu và không bị sâu, bệnh hại.

- Tiêu chuẩn chồi của gốc ghép: Chồi có đường kính từ 1 – 10cm, mọc ở vị trí thích hợp, chồi mọc thẳng đứng.

- Vị trí cành ghép: Tốt nhất nên ghép trên chồi của cành cấp 1, gần vị trí thân chính khoảng 3m trở lại. Đối với cây còn ít tuổi nên ghép trên chồi mọc từ thân chính.



3. Tiêu chuẩn chồi ghép

- Chồi ghép được lấy từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng hoặc vườn nhân chồi ghép được bình tuyển theo quy định.



3.1 Tiêu chí cây đầu dòng:

- Cây được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, thích nghi vùng sinh thái Đồng Nai.

- Tuổi cây từ 8 năm trở lên, năng suất ít nhất 3 năm liên tục đạt trên 3 tấn/ha, ổn định qua nhiều năm thu hoạch; chất lượng cao có tỷ lệ nhân trên 28%, trọng lượng hạt ít hơn 170 hạt/kg, có khả năng kháng sâu bệnh.

- Trường hợp không có cây đầu dòng, có thể tuyển chọn cây ưu tú nhất tại vườn để lấy chồi ghép. Tiêu chí cây điều ưu tú tương tự như tiêu chí cây đầu dòng nêu trên.

- Thời điểm lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi câychuẩn bị ra đợt lá mới.

3.2 Tiêu chuẩn chồi ghép:

- Tốt nhất sử dụng chồi chuẩn bị ra đợt lá non mới(đọt có màu xanh, nhưng không quá già);

- Chồi nằm ở phía ngoài tán cây;

- Đường kính chồi lớn hơn 0,6 cm;

- Chiều dài chồi từ 7 - 10 cm;

- Không có vết sâu bệnh.



- Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ lá già, giữ chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp (sử dụng nước đá ở đáy thùng, có lớp ngăn cách với chồi ghép đảm bảo đủ mát), đậy kín thùng xốp và bảo quản nơi thoáng mát, sử dụng chồi không quá 4 ngày.



Hình 1. Cách chọn chồi ghép

4. Thời vụ ghép

- Đối với điều kiện khí hậu tỉnh Đồng Nai, có thể ghép quanh năm nhưng thời điểm ghép thích hợp và đạt tỷ lệ thành công cao nhất vào tháng 9 – 10.

- Trong ngày, thời gian ghép tốt nhất từ 6 đến 10 giờ sáng; không ghép lúc trời nắng gắt hay sau khi dứt con mưa (lá còn ướt). Chú ý chuẩn bị chồi ghép từ chiều hôm trước.

5. Kỹ thuật ghép

5.1 Dụng cụ và vật liệu ghép

- Các dụng cụ phải được khử trùng bằng cồn hoặc hơ lửa trước khi ghép.


1. Ghế hoặc thang

2. Chồi ghép

3. Dây nylon cuốn chồi ghép

4. Kéo cắt chồi

5. Dao ghép






Hình 2. Dụng cụ ghép




5.2Kỹ thuật ghép áp:

Dùng dao ghép cắt vát chồi gốc ghép tạo bề mặt phẳng dài 3 - 4 cm, chồi ghép được cắt vát tương tự để lớp tượng tầng tiếp giáp nhau. Dùng dây ni lông mỏng, dẻo, dài buộc vết ghép, quấn từ dưới lên trên đỉnh cành ghép.





Hình 3. Ghép áp

A:gốc ghép và cành ghép vết cắt phải nhẵn, phẳng.

B: gốc ghép và cành ghép cắt thành hình lưỡi gà giống nhau để gài cành ghép cho chắc.

5.3 Kỹ thuật ghép nêm:

Tiến hành cắt và chẻ đôi chồi gốc ghép, sâu khoảng 3 - 4 cm, chồi ghép được cắt vát về 2 phía đối diện tạo hình nêm dài khoảng 3 - 4 cm; đặt khít vào vết chẻ của gốc ghép. Dùng dây ni lông: rộng 2 - 3 cm, dài 40 - 50 cm, quấn 4 - 6 vòng vừa chặt tay quanh điểm tiếp ghép và quấn 01 lớp bao kín toàn bộ chồi ghép và buộc chặt.





Каталог: Lists -> Vn%20bn -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ubnd tỉnh yên báI
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng nai độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Phụ lục 1: quyếT ĐỊnh thành lập tổ CÔng tác cai nghiện ma túY
Attachments -> TỈnh đỒng nai số: 2037/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỈnh yên bái số: 115/kh-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> TỈnh yên bái số: 1193/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương