HƯỚng dẫn kỹ thuật trồng câY ĐIỀu anacardium occidentala L



tải về 3.37 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích3.37 Mb.
#37438
1   2   3

II. BỆNH HẠI CÂY ĐIỀU


1. Bệnh thối cổ rễ

Bệnh do nấm Rhizoctonia sp. gây hại.

a. Triệu chứng

Bệnh hại phổ biến trên cây giống ở các vườn ương và cây con khi mới trồng ra vườn sản xuất. Ở cổ rễ nơi giáp mặt đất xuất hiện các vết màu nâu, lúc đầu nhỏ sau lan rộng ra chung quanh gốc. Vỏ cây chỗ bị bệnh thối khô và bong ra để trơ phần lõi gỗ cũng bị thâm đen. cây mới bị bệnh sinh trưởng kém, lá biến vàng sau cùng cả cây chết héo.



Một số trường hợp ngoài nấm Rhizoctonia còn có nấm Fusarium cùng xâm nhập gây hại làm cây mau suy yếu và chết.

b. Điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, vườn ương không thông thoáng, đất thoát nước kém.

Trong điều kiện cây sinh trưởng kém và bị vết thương ở phần gốc thân nơi tiếp giáp với rễ tạo thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập vào cây gây hại.

c. Phòng chống

- Xử lý đất trước khi ươm bầu và trồng cây.

- Chăm sóc cây con đầy đủ để cây sinh trưởng tốt, tránh gây thương tích cho cây.

- Không để ngập luống ương cây con khi tưới nước.

- Kiểm tra thường xuyên, khi phát hiện cây con bị bệnh loại bỏ ngay khỏi vườn ương

- Khi bệnh phát sinh trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển phun thuốc đặc trị phòng trừ cho toàn vườn.

2. Bệnh thán thư (Colletotrichum glocosporioides)

a. Tác nhân


Nấm gây bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây trên điều có phổ kí chủ rất rộng, gây hại trên nhiều loại cây trồng như: bơ, hành tỏi, ớt, cà chua, cây mì, điều, tiêu, bông vải (CABI Bioscience of Compedium, 2001).

b. Triệu chứng

- Nấm gây ra các vết bệnh trên lá, làm khô cành non, thối hoa và cuối cùng gây ra các vết bệnh trên quả.

- Trên lá vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu tím, sau lớn dần hơi tròn, giữa màu nâu xám, chung quanh viền nâu vàng. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ đó là các ổ bào tử. Nhiều vết bệnh liên kết nhau làm lá bị cháy khô từng mảng.

- Trên cành non có các vết nâu làm khô vỏ, cành héo.

- Bông bị bệnh biến nâu khô, rụng nhiều.

- Vết bệnh trên quả là những đốm nâu hơi ướt, bên trong bị thối





Bệnh gây hại đọt non Bệnh gây hại trên cành bông

Hình 15a. Triệu chứng bệnh thán thư

Bệnh gây hại trên trái



Hình 15b. Triệu chứng bệnh thán thư

c. Điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh thán thư gây hại điều phân bố rải rác quanh năm, trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bệnh lây lan nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao. Nhưng bệnh bắt đầu gây hại mạnh vào giai đoạn mùa mưa đặc biệt giai đoạn cuối mùa mưa khi điều bắt đầu ra chồi, bông và trái non. Tuỳ từng độ tuổi khác nhau mà diễn biến bệnh cũng khác nhau. Trên điều nhỏ hơn 5 năm tuổi (giai đoạn kiến thiết cơ bản) bệnh tăng và mức độ cao từ tháng 8 đến tháng 12, đây là giai đoạn điều ra chồi rộ, ẩm độ không khí cao thích hợp nấm bệnh gây hại. Giai đoạn từ tháng 1-3 năm sau mức độ bệnh thấp, giảm vì đây là giai đoạn mùa khô ẩm độ không khí thấp không thích hợp. Giai đoạn tháng 4-8 năm sau bệnh có xu hướng tăng.



d. Phòng trừ

Tăng cường chăm sóc vườn cây, tạo cho vườn thông thoáng.



Khi bệnh phát sinh trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển sử dụng thuốc trừ bệnh sau: Carbendazim (Arin 50SC, Benzimidine 50SC, Carbenzim 500 FL, Agrodazim 50SL); Benomyl (Bemyl 50 WP) phun trừ.

3. Bệnh chảy mủ thân cành

a.Tác nhân: Do nhiều loại nấm như: Pellicularia salmonicolor, Diplodia natalensis, Ceratocystis sp .... gây ra

b. Triệu chứng

Bệnh gây hại trên thân và các cành đã hóa gỗ. Khi cây bị bệnh dọc trên các bộ phận thân cành xuất hiện các đường nứt dọc, lúc đầu có nhựa trong suốt, sau có màu nâu nhạt hoặc màu nâu đỏ chảy ra, sau chuyển màu đen thẫm dần. Nếu bị nặng cây suy kiệt và chết.



Nhựa thân từ màu nâu đỏ chảy ra, sau chuyển màu đen thẫm

c. Điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện:

- Nhiệt độ cao, mưa nhiều,

- Vườn cây rậm rạp thiếu ánh nắng.



Hình 16. Triệu chứng bệnh chảy mủ thân cành

d. Phòng trừ

- Tỉa cành vệ sinh vườn tạo cho vườn thông thoáng, thoát nước tốt.

- Hàng năm phun ngừa bệnh bằng Bordeaux 1% vào đầu mùa mưa và quét vôi hoặc bordeaux 2% trên thân từ gốc cây lên 1m.

- Khi cây bị bệnh nên cạo sạch vết bệnh quét kỹ Bordeaux 2% lên mặt cạo.


4. Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)


a. Tác nhân: Do nấm Corticium salmonicolor gây ra.

b. Triệu chứng

Đầu tiên trên lớp vỏ cành xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng. Các đốm trắng lớn này dày lên và dần chuyển sang màu hồng, bao phủ một phần hoặc khắp vỏ cây, phủ khắp cành. Bệnh xuất hiện từ ngọn sau lan dần xuống cành.




Hình 16. Bệnh nấm hồng trên cành

c. Điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều, cây rậm rạp ít ánh nắng. Sợi nấm và bào tử tồn tại ở các cành bị hại gặp điều kiện thích hợp phát triển tiếp tục lây nhiễm.

Bệnh thường xuất hiện trong tháng 6 – 9. Bệnh gây hại nặng trên các vườn điều trồng quá dày, chăm sóc kém.



d. Phòng trừ

Thường xuyên vệ sinh vườn điều, tỉa bớt cành lá vô hiệu, cắt bỏ các cành bị bệnh đem chôn hoặc đốt đi để giảm nguồn bệnh. Dùng các loại thuốc gốc đồng bôi vào mặt cắt để ngăn nấm xâm nhập trở lại.

Trên các vùng thường bị bệnh nên phun thuốc phòng cho toàn vườn bằng thuốc gốc đồng.

VI. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

1. Xác định độ chín của hạt và trái

Thu trái phải dựa trên nguyên tắc thu được nguyên liệu (hạt, trái) có chất lượng cao nhất. Muốn vậy phải phân biệt chín thu hoạch với chín sinh lý. Chín sinh lý chủ yếu mới hoàn thành giai đoạn phát triển phôi và chức năng bảo vệ chưa được kiện toàn. Còn chín thu hoạch thường hoàn thành sau giai đoạn chín sinh lý. Khi các biến đổi hóa sinh trong hạt đã kết thúc, lượng chất khô đã ổn định, lượng nước trong hạt giảm thấp nhất. Hạt bắt đầu chuyển sang trạng thái ngủ, và vỏ hạt đã đủ cứng, có tính năng bảo vệ tốt. Do đó thu hoạch vào giai đoạn này đảm bảo chất lượng nguyên liệu nhất. Nhưng khó khăn là cần xác định được chính xác giai đoạn chín để có quyết định thu hái mà không cần phải làm các phương pháp phân tích hóa học. Các nhà phân loại hình thái đã có đóng góp trong lĩnh vực này, sau khi đã phối hợp với các nhà hóa học tìm mối liên hệ giữa biến đổi chất lượng nguyên liệu với sự thay đổi về hình thái, màu sắc, kích thước và trọng lượng của hạt và trái trong quá trình phát triển và tới chín hoàn toàn. Vì thế chín thu hoạch cũng được xác định trực tiếp bằng chín hình thái. Khi hạt chín hoàn toàn, vỏ có màu xám sáng bóng và trái có màu đỏ, hồng hay vàng tùy từng giống, mọng nước, da láng bóng và có mùi thơm ngát đặc trưng của trái điều.



2. Phương pháp thu hái

Việc thu hái hạt và trái phải thật chín mới đảm bảo chất lượng và giúp cho việc bảo quản hạt và chế biến hạt dễ dàng.

Tùy theo diện tích thu hái nhiều hay ít hoặc khả năng bảo vệ chống mất mát (hái, nhặt trộm nguyên liệu) người ta có thể chọn một trong hai phương pháp sau:

a. Thu hái trên cây

Khi diện tích nhỏ hoặc số cây có ít, đặc biệt cần thu hạt của một số giống tốt mọc xen với nhiều loại khác, thì cách tốt nhất là thu hái trên cây khi hạt chín hoàn toàn. Có thể dùng tay hay bồng ( một loại sào đầu có móc và rổ chứa hạt) để hái. Phương pháp thu hoạch này thường tốn công, nhưng không sợ lẫn hạt giống, không sợ mất mát và thu hoạch cả trái lành lặn.



b. Thu nhặt dưới đất

Là phương pháp thu phổ biến ở các cơ sở trồng điều lớn trên thế giới. Khi trái chín mọng tự động rơi xuống đất. Công nhân hàng ngày tới từng gốc cây đã được dọn sạch cỏ, nhặt trái từ đất ngắt lấy hạt, còn trái tập trung thành đống cho bộ phận chế biến trái (nước giải khát, rượu thực phẩm, thức ăn gia súc) lượm về sử dụng hàng ngày. Trường hợp thiếu nhân lực có thể vài ngày tới gốc cây nhặt hạt một lần không sợ hạt biến phẩm chất, nhưng trái đã thối rữa, chỉ có thể dược dùng làm phân bón.



3. Làm sạch và phơi nắng

Sau khi thu hái phải làm sạch phần thịt trái đã dính ở cuống hạt, và có thể rửa nước cho thật sạch. Sau đó đem phơi hạt ngoài nắng 2-3 ngày cho thật khô (bấm móng tay vào vỏ hạt không có vết) rồi dùng sàng (rổ sàng 1 cm) loại bỏ những dị vật lẫn trong hạt. Hạt được sơ bộ phân hạng theo 3 loại kích thước và trọng lượng: lớn, trung bình và nhỏ, cũng như loại bỏ các hạt xấu, lép sâu bệnh trước khi đóng bao chuyển vào kho.



4. Kho bảo quản

Đối với gia đình có lượng hạt ít, chỉ cần phơi khô cho vào bao bố để nơi khô thoáng mát là được. Còn các cơ sở trồng lớn cần phải có kho bảo quản trước khi chuyển đến xí nghiệp chế biến hoặc đơn vị thu mua. Riêng trái chín muốn dự trữ để chế biến dịch chiết, nước giải khác hoặc các loại rượu phải có kho lạnh bảo quản.

Kho bảo quản hạt phải được xây dựng nơi cao ráo, mát mẻ. Móng kho phải chắc, nền cao, tường dày và có điều kiện thông gió.

Dụng cụ để hạt có thể là bao bố, hòm gỗ, thùng thiếc và kê cao khỏi mặt nền kho ít nhất 30-40 cm.

Riêng đối với hạt giống cần có bao bì riêng cho từng loại thậm chí cho từng cây, tốt nhất đựng trong các thùng có nắp đậy kín. Nếu hạt lưu kho, để tự nhiên chỉ 6 tháng sau là giảm khả năng nẩy mầm.

Kho phải quét dọn khô ráo thường xuyên kiểm tra sâu bệnh và được sát trùng định kỳ.





Каталог: Lists -> Vn%20bn -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ubnd tỉnh yên báI
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng nai độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Phụ lục 1: quyếT ĐỊnh thành lập tổ CÔng tác cai nghiện ma túY
Attachments -> TỈnh đỒng nai số: 2037/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỈnh yên bái số: 115/kh-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> TỈnh yên bái số: 1193/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương