HƯỚng dẫn kỹ thuật trồng câY ĐIỀu anacardium occidentala L



tải về 3.37 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích3.37 Mb.
#37438
1   2   3

Hình 4. Ghép nêm

* Chú ý: Đối với cây điều cần ghép cải tạo, năm đầu tiên có thể chỉ ghép 1 phía của cây, khi cành ghép phát triển cho quả ổn định mới cắt ngọn của cành gốc ghép đó. Những năm tiếp theo (năm thứ 2 - 3) ghép cuốn chiếu cành còn lại, khi cành ghép phát triển ổn định cho năng suất khá, tiến hành cắt hết thân, cành cũ.

Khi cắt bỏ thân cành cũ của cây, mặt cắt phải nghiêng về phía mặt đất, sau đó sử dụng hóa chất diệt sâu, bệnh bôi đều trên mặt cắt.



6. Chăm sóc vườn điều sau ghép cải tạo

6.1 Chăm sóc

- Sau ghép cần tưới đủ nước, tỉa bỏ các chồi nách (chồi dại) của cây gốc ghép, làm sạch cỏ và phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Cành ghép cần được tháo dây buộc (nếu dùng dây ghép không tự hoại) sau 6 - 8 tuần, khi chồi có 3 tầng lá trở lên.

6.2 Tỉa cành, tạo tán

- Tỉa cành: Tiến hành tỉa cành vượt, cành bị sâu bệnh hại, cành vô hiệu, tỉa 2 lần/năm (lần 1 sau khi kết thúc vụ thu hoạch, lần 2 khi vườn điều chuẩn bị ra lộc non vào tháng 10 - 11 hàng năm).

- Tạo tán: Khi cành ghép bắt đầu phân cành, cần tạo tán để cây điều cân đối, nếu khuyết cành cần phải ghép bổ sung. Cần mở tán che phía trên tạo đủ ánh sáng cho chồi sau ghép.

7. Phân bón

7.1 Phân vô cơ

Thời kỳ khai thác của vườn điều ghép được tính từ năm thứ 2 sau khi ghép cải tạo.

- Lượng phân vô cơ cho cây điều sau ghép được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1.Lượng phân vô cơ cho cây điều ghép ở thời kỳ khai thác


Tuổi cây (năm)

Lần bón

Lượng phân vô cơ

nguyên chất (g/cây/lần)

Lượng phân bón (g/cây/lần)

N

P2O5

K2O

Urê

Supe lân

Clorua kali

3 - 4

1

300

225

09

650

1.400

150

2

200

0

150

430

0

250

5 - 7

Tăng thêm 20 - 30% lượng phân bón/năm, tùy theo mức tăng năng suất

8 trở đi

Điều chỉnh lượng phân bón theo sinh trưởng và năng suất của vườn cây

- Thời gian bón: bón lần 1 vào tháng 5 - 6; lần 2 vào tháng 8 - 9.

- Cách bón:

+ Khi vườn điều chưa khép tán nên bón phân theo hình vành khăn, đào rãnh sâu 15 - 20 cm quanh mép tán lá sau đó rải đều phân và lấp đất.

+ Vườn điều trên vùng đất dốc, vào đầu mùa mưa nên bón phân ở phần đất cao và cuối mùa mưa bón phân ở phần đất thấp của tán.

+ Khi vườn cây đã khép tán đào rãnh giữa 2 hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân.

+ Phân đạm và kali bón 2 lần, ở những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ nên bón 3 - 4 lần/năm.

+ Khuyến khích bón bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây điều.

+ Lượng phân bón cần sử dụng linh hoạt với từng loại đất, điều kiện canh tác chuyên canh hay trồng xen của từng nông hộ.



7.2 Chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá

Bảng 2. Sử dụng phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng cho vườn điều sau ghép cải tạo

Mục đích

Số lần phun

Loại phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng

Thời gian phun

Ra chồi, lá non

2

NPK: 30:10:10 và vi lượng, Multipholate, IAA, NAA

- phun lần 1 vào tháng 5 - 6 và lần 2 vào tháng 8 - 9.

Tăng số chồi ra hoa, tăng đậu quả, hạt lớn và chống rụng quả

2

NPK: 6:30:30, 7:5:44 và vi lượng, Atonik, Bortrac, IBA

- phun lần 1 vào tháng 10 - 11 và lần 2 vào tháng 12 - 1.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Sau ghép cải tạo, tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại theo quy trình trồng thay thế và thâm canh điều.



Lưu ý: Phòng ngừa kiến là đối tượng thường gây hại nghiêm trọng trong giai đoạn sau ghép. Cách phòng: Dùng mỡ hoặc dầu ăn trộn với thuốc diệt kiến, bôi xung quanh gốc chồi ghép.

9. Những hình ảnh minh họa







Hình 5. Tạo chồi gốc ghép


Hình 6. Chồi ghép và chồi dại cùng phát triển








Hình 7. Vị trí ghép quá cao (không đạt)


Hình 8. Chồi phát triển tốt (Ghép yên ngựa)


V. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:

1. Thiết kế vườn trồng:

Vườn bằng phẳng trồng theo hướng Bắc Nam.

Vườn có độ dốc thì trồng theo đường đồng mức.

Khoảng cách trồng 10 x 5m hoặc 10 x 6m (đất xấu trồng dầy, đất tốt trồng thưa). Mật độ trồng 200 cây/ha hoặc 170 cây/ha.

Hố trồng đào 50 x 50 x 50cm.

Đào hố trước trồng 30-40 ngày. Bón lót phân hữu cơ 10-20kg + 0,7kg Supper lân + 0,2-0,5kg vôi trộn với lớp đất mặt, lấp xuống hố, sau 10-15 ngày đem cây giống đi trồng.



Sơ đồ thiết kế vườn trồng cây Điều


Tuỳ theo địa hình đất cao hay thấp để bố trí bề rộng, bề sâu của mương để thoát nước cho phù hợp:

Mương phụ: rộng 0,3 -0,4 m; sâu 0,3-0,4m.

Mương chính: rộng 0,5-0,8m; sâu: 0,5-0,7m.

2- Kỹ thuật trồng:

Đào một lỗ nhỏ giữa hố đã bón lót, rạch bỏ bầu nilon, cắt rễ già, rễ xoắn. Đặt cây giữa hố, mặt bầu cây con ngang mặt đất hoặc thấp hơn một chút (khoảng 5cm) dùng tay lấp đất, nén nhẹ quanh bầu để khỏi vỡ bầu và vun đất xung quanh giữ cây. Dùng cây cắm, cột giữ yên cây không để gió lay gốc. Không có mưa thì phải tưới.

Những năm đầu nên trồng xen cây hàng năm họ đậu.

3. Phân bón và kỹ thuật bón phân

3.1 phân bón

- Thời kỳ xây dựng cơ bản:

Bón phân 3 lần/năm (có điều kiện bón 4-6 lần/năm với điều kiện có tưới nước trong mùa khô).



Bảng 3. Lượng phân bón thời kỳ xây dựng cơ bản

Tuổi cây

Lượng phân bón kg/ha/năm

Urê

Super lân

KCl

HCVS

1

100

140

50

500

2

350

200

150

1000

3

500

300

200

2000

Trước khi bón phân phải làm cỏ xới gốc.

- Thời kỳ kinh doanh:

Lượng phân bón như sau:

Bảng 4. Lượng phân bón thời kinh doanh

Tuổi cây

Lượng phân bón kg/ha/năm

Urê

Supelân

Kali

HCVS

4

650

800

200

2000

5-8

Mỗi năm bón tăng 10-15% lượng phân năm thứ 4

> 8

Điều chỉnh lượng phân tùy theo tình trạng cây

Hàng năm đều bón phân hữu cơ lượng khoảng 5.000 kg phân ủ hoai hoặc 1.000 kg hữu cơ vi sinh. Nếu đất chua thì bón thêm vôi, với lượng từ 700 – 1.000 kg/ha/năm (bón gốc).

Bón làm 4 đợt trong năm :

* Tháng 5 (DL): Dùng 200 kg urê + 200 kg Lân + 40 kg Kali. (Chia làm 3 lần bón, chu kỳ 7 ngày 1 lần, có hệ thống tưới và bón phân qua đường ống).

* Tháng 8: Dùng 200 kg urê + 300 kg Lân + 50 kg Kali. (Chia làm 3 lần bón, chu kỳ 7 ngày 1 lần, có hệ thống tưới và bón phân qua đường ống).

* Tháng 11: Dùng 130 kg urê + 300 kg Lân + 60 kg Kali. (Chia làm 3 lần bón, chu kỳ 7 ngày 1 lần, có hệ thống tưới và bón phân qua đường ống).

* Sau tượng trái: Dùng 120 kg Urê + 50 kg Kali. (Chia làm 3 lần bón, chu kỳ 7 ngày 1 lần, có hệ thống tưới và bón phân qua đường ống).



3.2 Tưới nước kết hợp với bón phân vô cơ qua đường ống

Mỗi lần bón phân đều cho vào bồn chứa phân hòa tan rồi mở hệ thống tưới tiết kiệm nước cho phân theo nước đến từng gốc cây.

Sau khi đậu trái, bón số phân còn lại cũng theo hệ thống tưới tiết kiệm nước.

Cây điều nếu được tưới nước năng suất sẻ tăng lên đáng kể, mang lại hiệu quả của phân bón rất cao.

Các ưu điểm của phương pháp tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống:

+ Tiết kiệm lượng nước tưới

+ Tiết kiệm dầu tưới

+ Tiết kiệm công tưới

+ Tiết kiệm công làm bồn

+ Tăng hiệu quả của việc bón phân



+ Tăng năng suất và chất lượng trái

Mô hình : Hệ thống tưới nước và bón phân qua đường ống
Nguyên tắc hoạt động:

- Khi vận hành máy bơm, dưới lực đẩy của máy bơm nước từ giếng và dung dịch phân trong bồn chứa sẽ được hòa đều trong hệ thống và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi đi vào trong hệ thống bằng khóa điều chỉnh. Từ máy bơm, Phần lớn nước còn lại sẽ được hòa với dung dịch phân trong đường ống rồi đến bộ lọc (tránh nghẹt bét) sau đó đến ống cấp 1.

- Từ ống cấp 1 nước chứa phân được đưa đến các ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây.

- Ống cấp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ống cấp 2 này chúng ta lắp đặt hệ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi cách xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng rất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đều, đồi dốc...



4. Trồng cây phủ đất:

Có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện mưa nhiều, đất đai có độ dốc. Mặt khác trong mùa khô thảm phủ đất cũng góp phần giảm sự bốc thóat hơi nước trên lớp đất mặt.

Giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng cây phủ đất để tránh bị xói mòn đất. Trong khoảng thời gian từ năm 1 đến năm thứ 4 có thể trồng xen canh với một số loại cây họ đậu, bắp, rau màu, một số nơi có thể trồng một số loại cỏ để chăn nuôi Bò. Thu nhập từ các loại cây này góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất.

5. Tỉa cành tạo tán:

Sau khi thu hoạch vào tháng 5-6, cắt bỏ cành sâu bệnh, cành giáp tán, cành giữa tán (cành tă), dùng kéo (chuyên dùng), cưa... để cắt tỉa (lưu ý cắt sát cành chính).

Sau thu hoạch 7-8 năm, cành giáp tàn, có thể chặt bỏ 1 cây, khoảng cách còn 10x10 m hoặc 10x12 m.

Không cắt cành những ngày mưa, tránh nấm bệnh xâm nhập qua vết cắt, tỉa.

Những cành lớn sau khi cắt phải quét sơn hoăc dùng Bordeaux 1% xịt lên vết cắt.

VI. MỘT SỐ DỊCH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ĐIỀU

A. SÂU HẠI

1. Xén tóc nâu (Plocaederus obesus)

Xén tóc là một trong những loài sâu đục thân nguy hiểm nhất cho cây điều. Sâu xuất hiện và phá hoại khắp các vùng trồng điều ở Đồng Nai. Cây bị sâu đục nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị có thể sẽ chết.



a. Nhận dạng - Đặc điểm hình thái:

- Trưởng thành là loài cánh cứng, thân dài 35-45 mm, màu nâu hạt dẻ, có lớp lông nhung mịn bao phủ. Râu dài hơn thân cong về phía sau.

- Trứng hình bầu dục, dài 5 mm, màu trắng ngà.

- Sâu non mới nở màu trắng ngà, đầu màu nâu.



- Nhộng trần màu nâu vàng, dài 45 mm.



Hình 9. Sâu non

b. Tập quán sinh sống và cách gây hại

- Vòng đời khoảng 10 tháng. Trưởng thành cái đẻ từng trứng từng cái riêng lẻ vào các khe hở của vỏ gốc thân. Sau 4 - 6 ngày trứng nở, Sâu non đục vào phần vỏ cây, chỗ sâu đục có nhựa tiết ra ngoài cùng với mùn cây.

Sâu non ăn các phần trong của thân cây tạo ra thành những đường hầm nhiều ngóc ngách làm tắc mạch dẫn nhựa của cây.



- Trên thân cây, nơi sâu đục bên trong xuất hiện vết nhựa và phần gỗ vụn mềm đùn ra từ một lỗ nhỏ. Những cây, cành bị sâu hại có lá vàng úa và chết sau đó. Lớp vỏ cây ở vị trí bị đục có thể bóc ra một cách dễ dàng.

- Sự xuất hiện của xén tóc không đều và có đỉnh cao ở mùa nắng (tháng tư).

- Xén tóc nâu gây hại thành từng nhóm, hoặc một cây, thậm chí vài cành to bị chết. Sâu gây hại từng cây hoặc thành từng vùng trong vườn.

- Trên một cây có thể chỉ gây hại một vài cành. Khi cây bị gây hại nặng, lá cây bị vàng và rụng, cành, thân bị khô dần và chết. Chúng có xu hướng giảm dần vào mùa mưa. Xén tóc nâu thường phá hại cành nhiều hơn thân, khoảng 50% số cây điều tra bị sâu đục cành (kể cả cành nhỏ và cành lớn) vườn không tỉa cành tạo tán, rậm rạp, nhiều cỏ rác thường bị gây hại nặng.



c. Phòng trừ

Sâu có vòng đời dài, phá hoại quanh năm, đặc biệt giai đoạn mùa khô (T1 – T5), vì vậy cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời: đối với sâu mới đục ở phần vỏ, bóc chỗ vỏ có sâu đục diệt sâu; nếu trên trên thân chảy mủ màu trắng và có phần gỗ mềm đùn ra từ lỗ đục, thì dùng cọng kẽm (dây thắng xe đạp) moi theo đường đục để diệt sâu; cưa bỏ, đốt những cành, cây bị hại nặng để hạn chế nới đẻ trứng của xén tóc.



Sử dụng hỗn hợp vôi + lưu huỳnh + nước theo tỷ lệ (10 : 1 : 40), có thể thêm đất sét để quét hoặc quét vôi quanh gốc thân từ 1m - 1,2m trở xuống vào đầu mùa khô (tháng 12 dương lịch) để ngăn ngừa trưởng thành đẻ trứng. Chặt bỏ cây chết và đốt để tránh lây lan.



Hình 10. Gốc thân bị hại do sâu đục thân

2. Sâu đục ngọn (Vòi voi đục nõn) Alcides sp

a. Nhận dạng:

- Trưởng thành dài 10-13 mm, màu nâu đen, trên cánh cứng có nhiều lõm nhỏ, đầu nhỏ và kéo dài về phía trước.

- Trứng hình bầu dục, dài 1mm, màu trắng sữa.

- Sâu non màu trắng ngà, đầu mầu nâu.

- Trứng và sâu non nằm trong đường hầm bị đục

trong lõi chồi non.



- Nhộng trần có mầm vòi rõ, màu trắng ngà.

Trưởng thành Sâu non

Hình 11. Sâu đục ngọn

b. Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bọ trưởng thành chậm chạp, ít bay có tính giả chết khi bị động. Bọ dùng vòi đục vào nõn để đẻ trứng vào đó. Sâu non nở ra đục sâu vào nõn, đùn phân ra cửa lỗ đục. Ngọn bị sâu đục khô héo. Sâu phát sinh quanh năm trên vườn điều, gây hại mạnh vào thời kỳ cây ra đọt non nhiều. Trưởng thành dùng vòi đục 8 - 10 lỗ vào gần ngọn chồi non sau đó đẻ trứng vào đó. Khi mới bị đục chồi vẫn xanh tốt. Sau đó thối đen, héo và rụng. Vòng đời khoảng 45 - 53 ngày.




Hình 12. Sâu đục ngọn gây héo đọt

c. Phòng trừ

- Phát hiện sớm chồi bị sâu đục, cắt và đem đốt.

- Sử dụng các loại thuốc như Quinalphos (Quiafos 25EC); (theo nồng độ khuyến cáo trên nhãn) để trừ.

3. Bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii)

a. Nhận dạng:

Có nhiều loài khác nhau. Vòng đời biến thái không hoàn toàn, từ 25 – 35 ngày. Thường xuất hiện lúc cây mới ra cành non, nụ bông và cao nhất lúc trổ bông.



Trưởng thành có màu nâu đỏ, đầu đen, ngực đỏ, trên đốt ngực có một gai hình chuỳ mảnh, bụng trắng. Hình dáng giống như muỗi nhà. Ấu trùng không có cánh, mình thon dài, đuôi nhọn màu hồng nhạt. Con đực dài 6 mm, con cái dài 8 mm, đẻ mỗi lứa khoảng 10 trứng xếp 2 – 3 hàng dưới lớp biểu bì của thân, cành, Trứng dài 1 – 2 mm hình bầu dục, màu cam hoặc màu đen được đẻ dưới lớp vỏ chồi non, gié hoa, cuống và gân lá


Hình 13. Trưởng thành bọ xít muỗi
b. Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bọ xít dùng vòi chích vào các mô non của lá, chồi non, hoa, quả và hạt non.

- Lá non bị hại thì trên phiến lá xuất hiện các chấm màu đen, lá cong và biến dạng và khô trên cây. Nhiều vết chích gần nhau liên kết lại tạo thành những vết sẹo.

- Trên bề mặt hạt non bị gây hại có những đốm tròn, nâu, hạt bị nhăn lại và khô. Quả bị gây hại thì bị rụng non.

Vết chích của bọ xít còn tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Bọ xít muỗi xuất hiện quanh năm nhưng thường gây hại nặng vào giai đoạn cây có chồi non và ra hoa.

- Bọ xít muỗi hút nhựa vào trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Những vườn điều rậm rạp và ẩm thấp thì bọ xít muỗi xuất hiện suốt ngày. Tại các vườn điều non bọ xít muỗi phá hoại quanh năm.



c. Phòng trừ

- Tạo hình, tỉa cành tạo thông thoáng cho cây, dọn vệ sinh, làm cỏ ... nhất là vào thời gian trước lúc ra hoa

- Có thể áp dụng biện pháp xông khói để hạn chế sự gây hại của bọ xít muỗi đỏ.

- Nuôi kiến vàng trong vườn điều để hạn chế sự phát triển của bọ xít muỗi.

- Phun thuốc vào lúc cành non phát triển nhiều (tháng 10 dương lịch), lúc cây bắt đầu ra bông (tháng 12 dương lịch), lúc trái non ra rộ (tháng 2 – 3 dương lịch. Dùng một trong số các loại thuốc trừ sâu có đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng (trên cây điều) để phun theo hướng dẫn của nhãn thuốc. Có thể phun lại lần 2 hoặc lần 3 nếu mật độ của bọ xít muỗi vẫn còn cao.

Một số thuốc trừ sâu trên cây điều: Fenitrothion (Suco 50ND); Abamectin (Azimex 20EC); Phosalone (Saliphos 35EC); Lambda cyhalothrin (Karate 2.5EC); Cypermethrin (Cyperan 5EC).



4. Bọ trĩ (Selenothrips rubrocinctus Glard)

a.Nhận dạng

Trưởng thành rất nhỏ, dài 1 – 1,5mm, cơ thể hẹp, đuôi nhọn, màu nâu hoặc đen, cánh dạng sợi chung quanh có nhiều lông tơ. Ấu trùng hình dạng giống trưởng thành, không cánh, màu trắng sữa hoặc vàng nhạt



Hình 14. Bọ trĩ trưởng thành

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bọ trĩ xuất hiện khi cây điều ra bông, đẻ trứng trong mô mặt dưới lá. Cả ấu trùng và trưởng thành tập trung ở mặt dưới lá, trên chùm bông chích hút nhựa cây làm lá biến màu và nhăn, bông điều bị cháy khô màu nâu vàng, rụng nhiều.

Trên những vườn điều ra bông muộn thường bị gây hại nặng, nhất là vườn điều xả nhị sau tết Nguyên Đán.

c. Phòng trừ

- Chăm sóc cho cây điều sinh trưởng tốt và ra bông sớm sẽ hạn chế được thiệt hại của bọ trĩ.

- Thiệt hại do bọ trĩ thường đi đôi với thiệt hại do bệnh thán thư, cần phân biệt kỹ để có biện pháp phòng trị đạt hiệu quả.

- Khi mật độ cao phun một trong các thuốc trừ sâu sau: Chlopyrifos methyl (Sago-super 20EC); Emamectin benzoate (Tungmectin 1.9EC); Fipronil (Regent 800WG); Imidacloprid (Midan 10WP); Permethrin (Permecide 50EC)



5. SÂU RÓM ĐỎ (Cicula trifenertrata)

Sâu có thể phát triển thành dịch ăn trụi lá cả vườn điều làm cây suy kiệt và chết cành. Tại Đồng Nai thường xuất hiện và gây hại nặng vào tháng 9 – tháng 10.



a. Nhận dạng

- Sâu non mới nở có màu nâu vàng, Sâu non dài 6 cm.

- Khi lớn lên có màu nâu đen, toàn thân có lông dài và gai gây ngứa.

b. Tập quán sinh sống và cách gây hại

- Sâu non ăn phiến lá chỉ còn trơ cuống. Sâu thường sống thành từng đàn ở mặt dưới lá. Sâu có thể phát triển thành dịch ăn trụi lá cả vườn điều làm cây suy kiệt và chết cành.



c. Phòng trừ

- Vệ sinh vườn điều, dọn sạch cỏ dại.

- Phun thuốc diệt trừ khi thấy mật độ sâu tăng cao, có thể dùng một số thuốc đặc trị như: Lambda cyhalothrin (Vovinam 2.5 EC); Chlorpyrifos Ethyl + cypermethrin (Tungcydan 30 EC); Beta-Cyfluthrin (Bulldock 025 EC); Emamectin benzoate (Tasieu 1.9EC) phun trừ .


Каталог: Lists -> Vn%20bn -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ubnd tỉnh yên báI
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng nai độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Phụ lục 1: quyếT ĐỊnh thành lập tổ CÔng tác cai nghiện ma túY
Attachments -> TỈnh đỒng nai số: 2037/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỈnh yên bái số: 115/kh-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> TỈnh yên bái số: 1193/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương