DỰ thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tín hiệu truyền hình cáp tưƠng tự TẠI ĐIỂm kết nối thuê bao



tải về 341.14 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích341.14 Kb.
#22043
  1   2   3   4   5   6   7
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH

DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

TÍN HIỆU TRUYỀN HÌNH CÁP TƯƠNG TỰ TẠI ĐIỂM KẾT NỐI THUÊ BAO
National technical regulation on analogue cable television signalling at point of connective subscriber

HÀ NỘI - 2012

Mục lục


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP TƯƠNG TỰ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 2

1.1Tình hình triển khai dịch vụ truyền hình cáp tương tự tại các nước trên thế giới. 2

1.2Tình hình triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự ở Việt Nam 4

1.3Sự cần thiết phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao 4

1.4Tình hình triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự của một số đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp có thị phần lớn tại Việt Nam 5

CHƯƠNG 2:NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO TRUYỀN HÌNH CÁP TƯƠNG TỰ Ở VIỆT NAM 7

2.1Hiện trạng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp tương tự trên thế giới 7

2.2Các văn bản pháp luật về truyền hình cáp tương tự trong nước 7

2.3Tình hình xây dựng tiêu chuẩn truyền hình cáp tương tự của các Đài Truyền hình ở Việt Nam 7

2.4Tình hình xây dựng tiêu chuẩn truyền hình cáp tương tự của cơ quan quản lý nhà nước 7

2.5Kết luận 8



CHƯƠNG 3:THUYẾT MINH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TÍN HIỆU TRUYỀN HÌNH CÁP TƯƠNG TỰ TẠI ĐIỂM KẾT NỐI THUÊ BAO 10

3.1Phương pháp luận xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao 10

3.2Tài liệu có liên quan 10

3.3Bố cục quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao 10



PHỤ LỤC A: DIỄN GIẢI NỘI DUNG QUY CHUẨN VÀ TÀI LIỆU THAM CHIẾU 12

PHỤ LỤC B: KÊNH TRUYỀN HÌNH CÁP TƯƠNG TỰ CỦA CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH 17

Phụ lục B.1.Tên, tần số các kênh truyền hình cáp tương tự của đài truyền hình Việt Nam (VCTV) 17

Phụ lục B.2.Tên, tần số các kênh truyền hình cáp tương tự của đài truyền hình Hà Nội (HCaTV) 19

Phụ lục B.3.Tên, tần số các kênh truyền hình cáp tương tự của đài truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh (HTVC) 20

Phụ lục B.4.Tên, tần số các kênh truyền hình cáp tương tự của đài truyền hình Saigontourist (SCTV) 22



LỜI NÓI ĐẦU

Dịch vụ truyền hình cáp trong những năm gần đây đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng nhà cung cấp dịch vụ, mạng cáp lẫn chương trình. Đồng thời số lượng khách hàng thuê bao cũng tăng rất mạnh đặc biệt tại các thành phố lớn, trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ và các điểm tập trung dân cư. Kèm theo đó là chất lượng chương trình đang từng bước được nâng lên theo hướng đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung. Truyền hình ngày nay đã không còn chỉ đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu thông tin giải trí, mà ngày càng thâm nhập sâu hơn vào cuộc sống để có thể đáp ứng mạnh mẽ mọi nhu cầu của con người.

Hiện nay, các mạng truyền hình cáp tại Việt Nam chủ yếu đang áp dụng kỹ thuật điều chế tín hiệu truyền hình tương tự hệ màu PAL B/G. Một số ít những đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp có qui mô lớn như Công ty Truyền hình cáp SCTV, Trung tâm Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), ... đã triển khai cung cấp các gói dịch vụ truyền hình cáp số theo tiêu chuẩn DVB-C.

Thực tế cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự cho thấy, hiện nay các mạng truyền hình cáp triển khai mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự trong bối cảnh chưa có các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định các chỉ tiêu kỹ thuật về tín hiệu tại điểm kết nối thuê bao, để tham chiếu trong quá trình thực hiện triển khai. Chính vì vậy, tín hiệu dịch vụ truyền hình cáp tương tự đang được cung cấp đến người xem với chất lượng tín hiệu rất định tính, không thống nhất về hệ phát sóng, chưa có công bố về chỉ tiêu kỹ thuật của tín hiệu, không có đảm bảo về chất lượng dịch vụ, ... làm cho người sử dụng dịch vụ chỉ có thể “kêu ca, phàn nàn” mà không có cơ sở xác định về sự kém chất lượng.

Để có chất lượng tín hiệu truyền hình cáp tượng tự tại điểm kết nối thuê bao tốt, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự và cơ quan quản lý nhà nước về truyền hình phải có các biện pháp quản lý chất lượng dịch vụ truyền hình cáp tương tự cung cấp cho khách hàng, nhằm thúc đầy cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo mạng lưới có chất lượng tốt, ổn định.
Xin trân trọng cảm ơn !

Nhóm biên soạn

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP TƯƠNG TỰ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI




1.1Tình hình triển khai dịch vụ truyền hình cáp tương tự tại các nước trên thế giới.

1.1.1Tình hình triển khai truyền hình cáp tại châu Âu


Hiện nay tổng số lượng thuê bao truyền hình cáp ở châu Âu là 64 triệu, chiếm 1/3 trong tổng số hộ gia đình ở Châu Âu. 7,1 triệu gia đình đã sử dụng truyền hình số qua mạng cáp, 9 triệu sử dụng Internet, và 7,5 triệu dùng điện thoại qua hệ thống cáp. Tổng doanh thu trên mạng cáp tính ở năm 2005 là 17,2 tỉ Euro, trong đó 2/3 là từ các dịch vụ truyền hình.

Dưới đây là một số biểu đồ liên quan đến phát triển của hệ thống truyền hình cáp ở Châu Âu.



Từ biểu đồ trên cho thấy doanh thu từ dịch vụ truyền hình cáp chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số doanh thu về truyền hình.


1.1.2Tình hình triển khai truyền hình cáp tại Mỹ


Truyền hình cáp dây dẫn có thể coi là được khai sinh vào cuối những năm 50 ở Hoa Kỳ. Trong quá trình xây dựng mạng truyền hình quảng bá phát sóng VHF, các nhà kỹ thuật truyền hình mỹ đã vấp phải một vấn đề khó giải quyết là vùng tối ở những khu vực có nhiều núi non. Giải pháp được tìm ra lúc đó là nền tảng của công nghệ CATV hiện đại: Thu sóng truyền hình tại một điểm thu tốt rồi dẫn tín hiệu đến vùng tối gần đó bằng dây dẫn và cũng trên những tần số dùng cho truyền hình.

Sau khi triển khai CATV để đáp ứng nhu cầu nói trên, người ta nhận thấy CATV có ưu điểm hết sức lớn lao là giải quyết được vấn đề mà truyền hình Hoa Kỳ vấp phải trên đường phát triển. Đó là mâu thuẫn giữa việc gia tăng kênh phát sóng với tình trạng cạn kiệt quỹ tần số và vấn đề can nhiễu. Những kênh truyền hình mới phát qua dây dẫn không làm nhiễu sóng các kênh truyền hình đã có và truyền hình dây dẫn đã là một vùng đất mới để xây dựng các đài truyền hình cỡ nhỏ với một số lượng khá lý tưởng. Từ đây, các nhà kỹ thuật truyền hình Mỹ đã làm được điều mà trước đây họ rất lúng túng.

Hiện nay tuyền hình cáp ở Mỹ rất phổ biến dưới hình thức thuê bao và có tới 84,4% số hộ gia đình ở Mỹ sử dụng truyền hình cáp.

1.1.3Tình hình triển khai truyền hình cáp tại châu Á


Tổng thuê bao truyền hình vệ tinh và cáp tại châu Á đạt con số 192 triệu trong vòng năm năm qua. 1/3 số hộ gia đình có TV ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, đã có truyền hình trả tiền. Sự tăng trưởng này phản ánh rất rõ trong lợi nhuận từ quảng cáo và phí thuê bao. Doanh thu quảng cáo truyền hình cáp và vệ tinh tại châu Á đã tăng 12% lên 2,2 tỷ USD vào năm 2003, còn doanh thu từ đăng ký thuê bao cũng tăng 18% đạt 11,2 tỷ USD. Theo dự đoán của Media Partners, doanh thu quảng cáo của truyền hình cáp châu Á sẽ tăng tới 26,8 tỷ USD vào năm 2008 và 37,2 tỷ USD vào 2015. (Vietnam.net)

1.1.4Xu hướng phát triển dịch vụ truyền hình cáp tương tự trên thế giới


Do truyền hình số (digital)mang đến hình ảnh và chất lượng âm thanh tốt hơn, và cho phép lựa chọn nhiều kênh và chương trình nhiều hơn. Các đài truyền hình có thể cung cấp nhiều kênh đồng thời, nhờ sử dụng lượng phổ tần được yêu cầu chỉ cho một kênh tương tự. Hơn nữa, việc chuyển sang các công nghệ số sẽ làm giảm hiệu ứng nhà kính do việc giảm đáng kế - gần 10 lần – việc tiêu thụ điện của các máy phát hình. Số máy phát hình cũng có thể giảm bằng cách truyền nhiều chương trình trong một kênh tần số. Vì vậy sự chuyển đổi từ truyền hình tương tự (analogue) sang truyền hình số (digital) đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.

Châu Âu đang trong quá trình chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang số, theo Ủy ban châu Âu (EC), thì châu Âu đang thực hiện mục tiêu đã lên kế hoạch là giải phóng và sử dụng phổ tần trong tương lai. Ủy ban này cho biết Ủy ban muốn đảm bảo các công dân của Liên minh châu Âu (EU) có thể hưởng các lợi ích của truyền hình số và một loạt các dịch vụ tương tác đang tăng lên như video theo yêu cầu, trên nhiều nền tảng truyền dẫn sẵn có bao gồm truyền hình mặt đất, cáp, vệ tinh, di động và giao thức Internet (IP).

Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia thành viên EU đang dần đóng cửa việc truyền dẫn tương tự và chuyển sang phát hình số.

Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới đã hoàn toàn chấm dứt phát sóng tương tự để chuyển sang truyền hình số: Đức, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Bỉ, Áo, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc…Theo kế hoạch phần lớn các quốc gia châu Âu sẽ chấm dứt các dịch vụ truyền hình cáp tương tự vào năm 2015 còn các nước trong khu vực Đông Nam Á lộ trình từ năm 2015 đến năm 2020 sẽ chấm dứt hoàn toàn tương tự analog.




Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 341.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương