Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI



tải về 294.76 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích294.76 Kb.
#2393
  1   2   3   4
Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI

- Căn cứ Điều lệ Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI. Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI;

- Xét tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của Trung ương tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI),

 

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI”.

Điều 2. Các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, các tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm thực hiện Hướng dẫn này: nếu thấy có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hướng dẫn kèm theo Quyết định này thay thế Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 25- QĐ/TW, ngày 24-11-2006 của Bộ Chính trị khóa X.

 T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG



TỔNG BÍ THƯ

(Đã ký)

Nguyễn Phú Trọng

Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI

(Kèm theo quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01-11-20011 của Ban Chấp hành Trung ương)

______


Phần thứ nhất

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG VÀ ỦY BAN  KIỂM TRA CÁC CẤP

 

Điều 30:



1- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng

1.1- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh đạo

- Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.

- Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.

Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công. Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp.

1.1.1 – Chủ thể kiểm tra và giám sát

Chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban kiểm tra (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn (chỉ là chủ thể kiểm tra).



1.1.2- Đối tượng kiểm tra và giám sát

Chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng viên.



1.2- Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

1.2.1- Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

a) Công tác kiểm tra

Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy phối hợp với ủy ban kiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra hằng năm thuộc lĩnh vực phụ trách; tham gia các cuộc kiểm tra của cấp ủy hoặc chủ trì kiểm tra khi được cấp ủy giao; xây dựng chương trình, kế hoạch và chủ động sử dụng bộ máy của mình tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên hoặc phối hợp với ủy ban kiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của cấp ủy (theo sự chỉ đạo của cấp ủy) để tiến hành công tác kiểm tra: giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy theo dõi, đôn đốc tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; tham gia ý kiến và giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy kết luận các nội dung kiểm tra thuộc lĩnh vực được giao.

- Nội dung kiểm tra : Như nội dung kiểm tra của cấp ủy tại tiết 2.2.1, điểm 2.2, khoản 2, Điều 30 có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách và những nội dung do cấp ủy giao.

- Đối tượng kiểm tra : cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường vụ cấp ủy, trước hết là cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy,các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới trực tiếp; đảng viên thuộc lĩnh vực phụ trách và các đối tượng khác do ban cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp giao.

b) Công tác giám sát

Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy phối hợp với ủy ban kiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực phụ trách; xây dựng chương trình, kế hoạch và sử dụng bộ máy của mình tiến hành giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên hoặc phối hợp với ủy ban kiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của cấp ủy (theo sự chỉ đạo của cấp ủy) để tiến hành công tác giám sát.

- Nội dung giám sát:

+ Đối với tổ chức đảng:

Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực phụ trách và những nội dung do cấp ủy giao.

+ Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Đối tượng giám sát: Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp dưới và đảng viên thuộc lĩnh vực phụ trách của từng cơ quan tham mưu, giúp việc.

- Thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Thành viên các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cán bộ, chuyên viên được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn khi thực hiện giám sát được yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách báo cáo, cung cấp tài liệu liên quan đến việc giám sát và phải giữ bí mật nội dung tài liệu đó.

+ Qua giám sát, kịp thời nhắc nhở đối tượng được giám sat phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm; nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo hoăc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

+ Nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc ban hành quyết định, chỉ thị, quy đinh trái với nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của cấp ủy cấp trên, trái với pháp luật của Nhà nước thì báo cáo với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng xem xét, xử lý.



1.1.2- Các ban cán sự đảng, đảng đoàn thực hiện lãnh đạo công tác kiểm tra

a) Các ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra thuộc phạm vi được phân công phụ trách.

b) Các ban cán sự đảng, đảng đoàn căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc của tỉnh ủy, thành ủy về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc và tình hình thực tế để xác định nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra :

- Nội dung lãnh đạo :

+ Chấp hành Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

+ Lãnh đạo các thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn gương mẫu thực hiện công tác kiểm tra và chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra.

+ Nghe báo cáo về lãnh đạo việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về công tác kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của ban cán sự đảng, đảng đoàn; lãnh đạo khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết điểm sau kiểm tra.

+ Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

- Đối tượng lãnh đạo:

+ Thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

+ Những tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền kiến nghị, đề xuất của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

- Phương pháp lãnh đạo:

+ Ban hành văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Phân công các thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra thuộc phạm vi phụ trách.

+ Trực tiếp làm việc hoặc thông qua văn bản chỉ đạo của ban cán sự đảng, đảng đoàn đối với đối tượng lãnh đạo.

+ Phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước có liên quan để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

1.2.3- Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; tổ chức quán triệt trong đảng bộ về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; xem xét, xử lý kỷ luật và giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng.

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tại Điều 32, Điều lệ Đảng.

- Tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp chủ trì. Qua kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có vi phạm đến mức phải xử lý thì đề nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy xem xét, quyết định.

- Cùng các cơ quan tham mưu, giúp việc của cáp ủy cùng cấp tham mưu giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy kết luận các cuộc kiểm tra, đánh giá các cuộc giám sát; sơ kết, tổng kết thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; theo dõi đôn đốc việc thực hiện các kết luận kiểm tra, thông báo kết quả giám sát, quyết định của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy sau các cuộc kiểm tra, giám sát. Phối hợp với văn phòng cấp ủy giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy lập và lưu hồ sơ.

- Hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cùng cấp, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc cấp ủy, hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ủy ban kiểm tra cấp dưới về nghiệp vụ, kiện toàn ủy ban kiểm tra, tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.



1.3- Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng

- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, các quyết định, kết luận, yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát; tham dự đầy đủ các cuộc họp, buổi làm việc được triệu tập; báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực về các nội dung được yêu cầu; không để lộ bí mật nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

- Được sử dụng bằng chứng về các nội dung kiểm tra, giám sát; được bảo lưu ý kiến, đề nghị, phản ánh, báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá, kết luận, quyết định đối với mình hoặc xem xét lại việc kiểm tra, giám sát không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm của cấp kiểm tra, giám sát.

2- Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị Đảng

2.1- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát

Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp:

- Triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình về công tác kiểm tra giám sát.

- Xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cùng cấp và cấp ủy thuộc phạm vi quản lý xây dựng phương hướng, nhiệm vụ; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp ủy cấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát.

- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và để các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia kiểm tra giám sát.

- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các cơ quan tham mưu, giúp việc các cấp ủy, giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc của các cấp ủy với ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan.

- Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; giải quyết kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát.

- Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra, về xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

- Đề xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.



2.2- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra

2.2.1- Kiểm tra chấp hành

a) Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế ở đảng bộ để xác định nội dung, đối tượng kiểm tra phù hợp.

- Nội dung kiểm tra:

+ Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình: pháp luật của Nhà nước.

+ Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiên dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng chống tham nhũng, lãng phí; rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiên cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

+ Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đảng viên và nhân dân.

+ Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp.

- Đối tượng kiểm tra:

+ Đối với tổ chức đảng:

Tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp. Tập trung kiểm tra các tổ chức đảng ở những lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, dễ phát sinh vi phạm.

+ Đối với đảng viên:

Đảng viên thuộc phạm vi quản lý, trước hết là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban  Bí thư, cấp ủy các cấp quản lý và cán bộ giữ cương vị chủ chốt hoặc được giao các nhiệm vụ quan trọng.

b) Đảng ủy cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên theo chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý. Nội dung, đối tượng kiểm tra như của đảng ủy cấp trên cơ sở và những nội dung do cấp ủy cấp trên giao.

c) Đảng ủy bộ phận xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra chức năng, nhiệm vụ và những nội dung do đảng ủy cơ sở giao.

d) Chi bộ xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và quy định về những điều đảng viên không được làm.



2.2.2 – Thực hiện giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng và tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra khi cần thiết.

2.3- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát

2.3.1- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở lên xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát. Xác định rõ nội dung, đối tượng, phương pháp tiến hành, tổ chức lực lượng, phân công cấp ủy viên, ủy ban kiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy thực hiện.

a) Nội dung giám sát



- Đối với tổ chức đảng:

+ Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chị thị, quy định của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước.

+ Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác và việc bảo đảm quyền của đảng viên.

+ Việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy định về những điều cán bộ, đảng viên không được làm và giữ mối liên hệ với quần chúng.



- Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

b) Đối tượng giám sát: Tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi quản lý.

c) Thẩm quyền và trách nhiệm

- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy phân công cấp ủy viên dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới thuộc phạm vi phụ trách.

Cấp ủy viên khi thực hiện giám sát được yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới, các tổ chức có liên quan và đảng viên cung cấp thông tin, tài liệu, hoặc báo cáo theo yêu cầu giám sát.

- Cấp ủy viên có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản cho ban thường vụ hoặc cho cấp ủy; chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình; giữ bí mật về nội dung thông tin; tài liệu cung cấp cho việc giám sát.

- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cử cấp ủy viên trực tiếp chỉ đạo, giám sát tổ chức đảng cấp dưới sửa chữa, khắc phục yếu kém, khuyết điểm, vi phạm.

- Qua giám sát, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; rút kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, về tổ chức thực hiện; bổ sung, sửa đổi những vấn đề cần thiết.

Nếu phát hiện đối tượng giám sát không thực hiện, thực hiên không đúng hoặc ban hành nghị quyết, quy định trái với nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, trái với pháp luật của Nhà nước thì có quyền yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc xử lý theo thẩm quyền; nếu cần thiết thì yêu cầu hủy bỏ các quyết định, quy định sai trái đó.

Nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì giao cho ủy ban kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.



2.3.2- Đảng ủy cơ sở tổ chức thực hiện công tác giám sát tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý như công tác giám sát của đảng ủy cấp trên cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

2.3.3- Đảng ủy bộ phận thực hiện giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và do đảng ủy cơ sở giao. Nội dung, đối tượng giám sát như của đảng ủy cơ sở.

2.3.4- Chi bộ giám sát đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Điều 31:

1- Ủy ban kiểm tra các cấp do cấp ủy cùng cấp bầu, gồm một số đồng chí trong cấp ủy và một số đồng chí ngoài cấp ủy

1.1- Nguyên tắc tổ chức

- Ủy ban kiểm tra các cấp được lập từ đảng ủy cơ sở trở lên, do cấp ủy cùng cấp bầu; bầu ủy viên ủy ban kiểm tra trước, sau đó bầu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trong số ủy viên ủy ban kiểm tra. Phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra bầu trong số ủy viên ủy ban kiểm tra. Việc bầu cử được thực hiện theo Quy chế bầu cử trong Đảng.

- Nhiệm kỳ của ủy ban kiểm tra các cấp theo nhiệm kỳ của cấp ủy cùng cấp. Ủy ban kiểm tra khóa mới điều hành công việc ngay sau khi được bầu và nhận bàn giao từ ủy ban kiểm tra khóa trước. Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra được ký ban hành văn bản ngay sau khi được bầu.

1.2- Cơ cấu tổ chức và số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra

1.2.1- Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Số lượng từ 19 đến 21 ủy viên chuyên trách; trong đó không qúa một phần ba là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm; số lượng phó chủ nhiệm do Bộ Chính trị quyết định.



1.2.2- Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

- Số lượng từ 9 đến 11 ủy viên, trong đó có 2 ủy viên kiêm chức; riêng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh số lượng từ 13 đến 15 ủy viên; Thanh Hóa, Nghệ An số lượng từ 11 đến 13 ủy viên (do tỉnh ủy, thành ủy quyết định). Trường hợp đặc biệt thì cấp ủy trao đổi với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương để báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.

- Các ủy viên chuyên trách gồm: chủ nhiệm, từ 2 đến 3 phó chủ nhiệm và một số ủy viên. Trong đó, 1 ủy viên ban thường vụ cấp ủy làm chủ nhiệm và một cấp ủy viên làm phó chủ nhiệm thường trực (riêng Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An từ 3 đến 4 phó chủ nhiệm).

- Ủy viên kiêm chức gồm: trưởng ban hoặc phó trưởng ban tổ chức của cấp ủy là cấp ủy viên và chánh thanh tra tỉnh, thành phố.



1.2.3- Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương

- Số lượng từ 9 đến 11 ủy viên (do Đảng ủy Khối quyết định).

- Các ủy viên chuyên trách gồm: Chủ nhiệm, từ 2 đến 3 phó chủ nhiệm và từ 3 đến 5 ủy viên; trong đó, có 2 cấp ủy viên, 1 ủy viên ban thường vụ cấp ủy làm chủ nhiệm và 1 cấp ủy viên làm phó chủ nhiệm thường trực.

- Ủy viên kiêm chức là cấp ủy viên phụ trách công tác tổ chức, cấp ủy viên phụ trách công tác khác, bí thư, hoặc phó bí thư, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy trực thuộc Đảng ủy Khối.



1.2.4- Ủy viên Kiểm tra Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

- Số lượng từ 11 đến 13 ủy viên (do Đảng ủy khối quyết định).

- Các ủy viên chuyên trách gồm: Chủ nhiệm, từ 2 đến 3 phó chủ nhiệm và từ 4 đến 6 ủy viên; trong đó có 2 cấp ủy viên, 1 ủy viên ban thường vụ cấp ủy làm chủ nhiệm và 1 cấp ủy viên làm phó chủ nhiệm thường trực.

- Ủy viên kiêm chức là cấp ủy viên chịu phụ trách công tác tổ chức, bí thư, hoặc phó bí thư, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy trực thuộc Đảng ủy Khối.



1.2.5- Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương

- Số lượng từ 11 đến 13 ủy viên (do Quân ủy Trung ương quyết định), trong đó có 8 ủy viên chuyên trách từ 3 đến 5 ủy viên kiêm chức; có 2 đến 3 ủy viên là cấp ủy viên cùng cấp.

- Các ủy viên chuyên trách gồm: 4 phó chủ nhiệm, trong đó có 1 Phó Chủ nhiệm thường trực, các phó chủ nhiệm có nhóm chức vụ, trần quân hàm bằng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; các ủy viên chuyên trách có nhóm chức vụ, trần quân hàm bằng Cục trưởng Cục Tổ chức, Cục Cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị.

- Ủy viên kiêm chức gồm: Chủ nhiệm Ủy ban là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Tổ chức; Cục trưởng Cục Cán bộ; Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng.



1.2.6- Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương

- Số lượng từ 11 đến 13 ủy viên (do Đảng ủy Công an Trung ương quyết định), trong đó có 9 đến 11 ủy viên chuyên trách và 2 ủy viên kiêm chức; có 2 đến 3 ủy viên là cấp ủy viên cùng cấp.

- Các ủy viên chuyên trách gồm : 4 Phó Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban là đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương có nhóm chức vụ, trần quân hàm bằng Tổng Cục trưởng, 3 Phó Chủ nhiệm có nhóm chức vụ, trần quân hàm bằng Phó Tổng cục trưởng và 5 đến 7 ủy viên chuyên trách có nhóm chức vụ, trần quân hàm bằng Cục trưởng.

- Các ủy viên kiêm chức gồm: Chủ nhiệm Ủy ban là đồng chí Phó Bí thư hoặc Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ.



1.2.7- Ủy ban kiểm tra của cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy

Số lượng từ 7 đến 9 ủy viên (do cấp ủy quyết định): trong đó đồng chí Chủ nhiệm là ủy viên ban thường vụ cấp ủy, từ 1 đến 2 phó chủ nhiệm (phó chủ nhiệm thường trực là cấp ủy viên) và một số ủy viên chuyên trách; 2 ủy viên kiêm chức gồm trưởng ban hoặc phó trưởng ban tổ chức là cấp ủy viên và chánh thanh tra cùng cấp (nơi không có chánh thanh tra cùng cấp là đồng chí phó bí thư của cấp ủy trực thuộc).



1.2.8- Ủy ban kiểm tra đảng cấp ủy cấp trên cơ sở

- Số lượng từ 5 đến 7 ủy viên (do cấp ủy cấp trên cơ sở quyết định), trong đó, đồng chí chủ nhiệm là ủy viên ban thường vụ cấp ủy, có từ 1 đến 2 phó chủ nhiệm (phó chủ nhiệm thường trực là chuyên trách) và một số ủy viên chuyên trách.

- Ủy viên kiêm chức gồm đồng chí  trưởng ban hoặc phó trưởng ban tổ chức là cấp ủy viên và phó chánh thanh tra cùng cấp (nơi không có chánh thanh tra cùng cấp là đồng chí phó bí thư hoặc chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy trực thuộc).

1.2.9- Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở

- Số lượng từ 3 đến 5 ủy viên (do đảng ủy cơ sở quyết định), trong đó đồng chí phó bí thư hoặc ủy viên ban thường vụ, thường trực cấp ủy làm chủ nhiệm. Trường hợp không có ban thường vụ cấp ủy thì đồng chí phó bí thư làm chủ nhiệm; phó chủ nhiệm là cấp ủy viên hoặc đảng viên.

- Các ủy viên khác có thể là cấp ủy viên hoặc đảng viên phụ trách công tác đoàn thể, bí thư chi bộ, thanh tra nhân dân.

Ủy ban kiểm tra của đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn; những tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan và doanh nghiệp có từ 300 đảng viên trở lên thì bố trí 1 ủy viên chuyên trách làm phó chủ nhiệm.



1.2.10- Đảng ủy bộ phận không lập ủy ban kiểm tra; tập thể cấp ủy, chi bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và phân công 1 cấp ủy viên phụ trách. Ngoài ra, có thể lựa chọn phân công một số đảng viên có điều kiện giúp đồng chí cấp ủy viên phụ trách làm công tác kiểm tra, giám sát.

1.2.11- Tổ chức bộ máy, số lượng ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp trên cơ sở và đảng ủy cơ sở thuộc Đảng bộ Quân đội, Đảng bộ Công an Trung ương, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Khối doanh nghiệp Trung ương, do Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn sau khi thống nhất với các đảng ủy, Quân ủy Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương.

1.3- Trường hợp có những yêu cầu khác với quy định nêu tại các điểm 1.1 và 1.2, khoản 1, Điều 31, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy phải báo cáo với cấp ủy cấp trên trực tiếp, khi được sự đồng ý mới tổ chức thực hiện.

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN

tải về 294.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương