BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN



tải về 243.7 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích243.7 Kb.
#4445


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

* * *


THUYẾT MINH
DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

CÁP SỢI QUANG – CÁP SỢI QUANG VÀO NHÀ THUÊ BAO – YÊU CẦU KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2010

Mục lục


  1. Khảo sát tình hình sử dụng, quản lý cáp quang vào nhà thuê bao trên thực tế

Tình hình sử dụng trong nước:

Trong những năm gần đây, với các đặc điểm vượt trội về băng thông, tốc độ và chất lượng dịch vụ so với công nghệ mạng truy nhập cáp đồng, công nghệ mạng truy nhập cáp quang mở ra xu hướng mới nhằm cung cấp các dịch vụ băng rộng cho khách hàng. Mặt khác, để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ băng rộng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như: VNPT, FPT, Viettel… đã gấp rút triển khai các hệ thống mạng truy nhập quang trên công nghệ AON (Active Optical Network), GPON (Gigabit Passive Optical Network),… nhằm cung cấp các dịch vụ băng rộng, dịch vụ FTTX (Fiber to the X) tốc độ cao, chất lượng ổn định đến nhà khách hàng bằng cáp quang.

Đến thời điểm hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn đã triển khai các gói dịch vụ FTTX thông qua cáp quang vào nhà thuê bao trên công nghệ AON để cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên phạm vi toàn quốc. Trong năm 2009, VNPT đang triến hành triển khai xây dựng mạng cáp quang ODN (Optical Distributed Network) cho các viễn thông tỉnh / thành phố trực thuộc nhằm cung cấp dịch vụ FTTX trên công nghệ AON và GPON. FPT hiện đang cung cấp các gói dịch vụ FTTH (fiber to the home) với tốc độ tối đa lên tới hàng chục Gbps tới các khách hàng trong đó có cả các cá nhân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan.

Các loại cáp quang vào nhà thuê bao mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng để cung cấp dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi một số nhà máy sản xuất cáp quang trong nước như:

Công ty cổ phần công nghệ cáp quang và thiết bị Bưu điện với ký hiệu loại cáp quang FTTH-SM-C theo tiêu chuẩn cáp quang TCN 168-160:1996

Công ty cổ phần cáp quang Việt Nam VINA-OFC với các loại cáp quang vào nhà thuê bao FTTH theo tiêu chuẩn IEC 60794, IEC 60332 ban hành năm 2008.

Ngoài ra còn có các nhà máy sản xuất cáp quang thuộc Công ty Cổ phần sản xuất cáp quang FOCAL, Công ty TNHH thiết bị HNT, Công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn thông, VIET-HAN CORPORATION, Công ty Cổ phần Sợi quang Việt… sản xuất cáp quang vào nhà thuê bao theo các tiêu chuẩn quốc tế như ITU-T G.657, IEC 60794.

Nhìn chung trên mạng viễn thông Việt Nam hiện nay đang sử dụng rất nhiều chủng loại cáp thuê bao, chủ yếu là VINA GSC (Việt Nam), VINA-OFC, FOCAL (Việt Nam), France Telecom (Pháp), Fujikura (Nhật)…Trong đó Fujikura và France Telecom vẫn sử dụng tiêu chuẩn ITU-T G.657 và IEC 60794.



Tình hình sử dụng ngoài nước:

Hiện nay trên thế giới cáp thuê bao càng ngày càng được sử dụng triển khai rộng rãi cùng với sự phát triển bùng nổ của FTTx của các hãng viễn thông trên toàn thế giới.

Các hãng Furakawa, Fujikura, Expo… là những hãng có mặt hàng cáp thuê bao được sử dụng phổ biến.

Tình hình quản lý cáp quang thuê bao:

Hiện nay ngành đã ban hành các tiêu chuẩn cáp sợi quang nói chung, và một số loại cáp quang ứng dụng cho mạng truy nhập hay mạng lõi nói riêng, nhưng chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng riêng cho cáp thuê bao.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố một số tiêu chuẩn quốc gia về cáp sợi quang:

- TCVN 6745-1:2000, Cáp sợi quang – Phần 1: Quy định kỹ thuật chung (tài liệu tham chiếu là IEC 794-1:1993)

- TCVN 6745-2:2000, Cáp sợi quang – Phần 1: Quy định kỹ thuật đối với sản phẩm (tài liệu tham chiếu là IEC 794-2:1989)

- TCVN 6745-3:2000, Cáp sợi quang – Phần 1: Quy định kỹ thuật từng phần (tài liệu tham chiếu là IEC 794-3:1994)



Ở đây, nhóm chủ trì dự thảo tiêu chuẩn cáp quang vào nhà thuê bao dựa trên tài liệu tham chiếu chính là ITU-T G.657 (12/2006) và IEC 60794-2 (01-2003), trong đó tiêu chuẩn IEC 60794-2 được cập nhật mới năm 2003 nên đã có những thay đổi, hiệu chỉnh về nội dung cũng như các chỉ tiêu kỹ thuật so với phiên bản ban hành năm 1989 đã được sử dụng để làm tài liệu tham chiếu xây dựng tiêu chuẩn TCVN 6745-2:2000. Do đó so với các tiêu chuẩn quốc gia đã được ban hành là TCVN 6745-1:2000 (IEC 794-1:1993), TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2:1989) và TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3:1994) thì tiêu chuẩn cáp quang vào nhà thuê bao được xây dựng mới này có nhiều thay đổi, bổ sung và cập nhật mới theo các tiêu chuẩn quốc tế ban hành gần đây. Hiện nay IEC đã ban hành phiên bản IEC 60794 mới nhất trong năm 2008, tuy nhiên do điều kiện khách quan, nhóm chủ trì chưa tiếp cận được với tài liệu này.

  1. Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hoá trong và ngoài nước

  1. Trong nước:

Trong giai đoạn vừa qua, do yêu cầu phát triển cấp bách các hệ thống thông tin quang, cung cấp các dịch vụ băng rộng cho nhà thuê bao, các nhà cung cấp đã triển khai nhiều loại cáp quang vào nhà thuê bao với các chỉ tiêu kỹ thuật không thống nhất. Hiện tại tiêu chuẩn cáp quang TCVN 6745-1:2000, TCVN 6745-2:2000 và TCVN 6745-3:2000 đã được ban hành và sửa đổi để ứng dụng cho mang cáp quang treo và chôn ngầm. Tiêu chuẩn cáp quang vào nhà thuê bao chưa được xây dựng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như: VNPT, FPT, Viettel, VTC… đang gấp rút triển khai các dịch vụ ứng dụng qua cáp quang đến khách hàng. Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn cáp quang vào nhà thuê bao ứng dụng trên mạng viễn thông Việt Nam là cần thiết và cấp bách.

  1. Ngoài nước:

Các tổ chức quốc tế như ITU, ETSI, IEC… ban hành các tiêu chuẩn cáp quang vào nhà thuê bao, cụ thể ITU ban hành chuẩn G.657 năm 2006, IEC ban hành chuẩn IEC 60794, phiên bản mới nhất ban hành năm 2008. Trên cơ sở các chuẩn này và các tiêu chuẩn liên quan đã được ban hành từ trước như ITU-T G.652, ITU- T G.653… các cơ quan quản lý viễn thông của các nước đã lựa chọn và ban hành bộ tiêu chuẩn cáp quang vào nhà thuê bao nhằm thống nhất hoá các chỉ tiêu kỹ thuật của các nhà sản xuất khác nhau tạo điều kiện cho việc áp dụng triển khai cáp thuê bao trên thực tế.

  1. Tổng quan về cáp quang vào nhà thuê bao

Hiện nay, việc áp dụng truyền dẫn thông tin bằng sợi quang đã trở nên rất phổ biến trong mọi mạng lưới. Thông tin quang không còn là “độc tôn” của các tuyến đường trục quốc gia hay các tuyến cáp quang biển liên quốc gia mà còn là các đường truyền quang dẫn đến tận nhà của thuê bao, hay được sử dụng chính trong các tòa nhà, căn hộ. Cáp quang được sử dụng trong những trường hợp này chính là cáp quang thuê bao. Nhu cầu sử dụng cáp quang cho các mạng thông tin “qui mô nhỏ” là rất lớn, do đó cần thiết phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho loại cáp này để các nhà xây dựng, cung cấp, khai thác áp dụng.

Ở đây cần xác định rõ khái niệm “cáp quang vào nhà thuê bao”, qua đó xây dựng bộ tiêu chuẩn trên cơ sở cô đọng, cụ thể, và làm nổi bật điểm khác biệt giữa cáp quang vào nhà thuê bao và cáp quang truyền thống (cáp tuân theo tiêu chuẩn ITU-T G.652 và tiêu chuẩn ngành TCN 168-160:1996).

Cáp quang vào nhà thuê bao là tên gọi một loại cáp sợi quang với dung lượng sợi tùy theo yêu cầu sử dụng, có cấu trúc đơn giản đủ đáp ứng các yêu cầu cơ lý. Nói cụ thể hơn, cáp quang thuê bao sẽ là loại cáp được sử dụng trong mạng truy nhập, cụ thể là các loại cáp quang sử dụng trong nhà (indoor cable), cáp dùng trong các hệ thống giá hộp (slot cable). Tuy nhiên, cáp quang vào nhà thuê bao không phải là loại cáp quang có chất lượng thứ cấp.

Cáp quang thuê bao giới thiệu ở đây dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn ITU-T G.657 và IEC 60794-2.

Sau đây là một số mô hình mạng sử dụng cáp quang thuê bao:

Mô hình 1: Cáp quang vào các tòa nhà


Mô hình 2: Cáp quang vào nhà thuê bao sử dụng trong các hệ thống giá hộp


Cáp quang thuê bao có điểm khác biệt cơ bản so với các loại cáp quang truyền thống là dung lượng sợi có thể ít hay nhiều phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, trọng lượng cáp nhẹ, dễ dàng lắp đặt, giá thành thấp và quan trọng nhất là bán kính uốn cong rất nhỏ.

Sợi quang trong cáp quang vào nhà thuê bao có thể là đa mode hoặc đơn mode. Việc dùng loại sợi quang nào là tùy thuộc vào yêu cầu của mạng. Tuy nhiên một điều cần nhấn mạnh là dù dùng loại sợi nào nhưng chất lượng sợi quang vẫn phải bảo đảm như cáp quang truyền thống. Các chỉ tiêu kỹ thuật cho sợi quang sử dụng trong cáp quang vào nhà thuê bao được xác định trong ITU-T G.657 là các chỉ tiêu kỹ thuật cho sợi quang đơn mode. Chính vì thế, nhóm chủ trì dự thảo tiêu chuẩn thống nhất chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn ITU-T G.657, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cáp quang vào nhà thuê bao sử dụng sợi đơn mode.



  1. Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn

a) Lý do:

Để đáp ứng nhu cầu cần thiết đo cho giai đoạn sắp tới cần phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho cáp quang thuê bao, nhằm tạo sự thống nhất, đảm bảo chất lượng về thông số quang, cơ lý trong quá trình lựa chọn triển khai cáp thuê bao.

Việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn cáp quang vào nhà thuê bao dựa trên việc rà soát các tiêu chuẩn cáp quang thuê bao của các tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn cáp quang trong nước, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với mạng viễn thông Việt Nam.

b) Mục đích:

Xây dựng được bản dự thảo tiêu chuẩn cáp quang vào nhà thuê bao và các bài đo kiểm tra, đánh giá các loại cáp quang vào nhà thuê bao để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng, quản lý và lựa chọn cáp quang vào nhà thuê bao phù hợp cho các nhà khai thác dịch vụ viễn thông.



  1. Cách thức xây dựng tiêu chuẩn

Dự thảo TCVN được xây dựng qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu xây dựng dự thảo tiêu chuẩn (trong khuôn khổ đề tài KHCN cấp Bộ mã số 115-09-KHKT-TC “Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cáp quang đến nhà thuê bao” do Viện KHKT Bưu điện chủ trì thực hiện năm 2009).

  • Tiêu chuẩn được biên soạn dựa theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế và trong nước chuyển thành nội dung của TCVN, trong đó tài liệu tham chiếu quan trọng nhất được chấp nhận gần như nguyên vẹn là Khuyến nghị ITU-T G.657 và IEC 60794 – 2.

  • DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM CHIẾU

[1] ITU-T G.657 - Charactaristics of a bending loss insensitive single mode optical fibre and cable for the access network, 11/2009

[2] ITU-T L59 - Optical fibre cables for indoor applications, 01-2008.

[3] IEC 60794-2, Indoor Cables – Sectional specification, 01-2005

[4] TCN 168-160:1996 Cáp sợi quang - Yêu cầu kỹ thuật

Dự thảo TCVN được cấu trúc bao gồm các phần sau:


  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

  2. TÀI LIỆU THAM CHIẾU CHÍNH

  3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

  4. KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ

  5. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI SỢI QUANG

  6. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÁP QUANG TRONG NHÀ

PHỤ LỤC A: CÁC PHÉP THỬ CƠ HỌC

PHỤ LỤC B: CÁC BÀI ĐO CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VỚI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG




STT

TCVN xây dựng trong khuôn khổ đề tài mã số

115-09-KHKT-TC

Tài liệu

tham chiếu

Ghi chú

1

PHẠM VI ÁP DỤNG

  Tự biên soạn

Tự xây dựng dựa trên yêu cầu của 115-09-KHKT-TC

2

TÀI LIỆU VIỆN DẪN

Tự biên soạn

Tự xây dựng dựa trên yêu cầu của 115-09-KHKT-TC

3

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Tự biên soạn

Tóm tắt từ các phần định nghĩa của các khuyến nghị ITU-T G 657 và IEC 60794

4

KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ

Tự biên soạn

Tóm tắt từ các phần định nghĩa của các khuyến nghị ITU-T G 657 và IEC 60794

5

YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI SỢI QUANG







5.1

Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang đơn mode lớp A

 [1]

Nội dung biên soạn giữ nguyên, chỉ thay đổi cách trình bày, đề mục

5.1.1

Đường kính trường mode

Mục 5.1  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.2

Đường kính vỏ

Mục 5.2 [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.3

Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

Mục 5.3 [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.4

Độ tròn đều

Mục 5.4 [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.5

Bước sóng cắt

Mục 5.5  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.6

Hệ số suy hao

Mục 6.1 [1]

Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.7

Suy hao uốn cong

Mục 5.6  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.8

Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang

Mục 5.7  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.9

Độ đồng đều dọc của tán sắc màu

Mục 5.9  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.10

Hệ số tán sắc đối với sợi quang lớp A

Mục 5.10  [1]

Chấp thuận nguyên vẹn

5.1.11

Tán sắc mode phân cực đối với các sợi lớp A

Mục 6.2  [1]

Chấp thuận nguyên vẹn

5.2

Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang đơn mode lớp B

 [1]

Nội dung biên soạn giữ nguyên, chỉ thay đổi cách trình bày, đề mục

5.2.1

Đường kính trường mode

Mục 5.1  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.2

Đường kính vỏ

Mục 5.2  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.3

Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

Mục 5.3  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.4

Độ tròn đều

Mục 5.4  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.5

Bước sóng cắt

Mục 5.5  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.6

Hệ số suy hao

Mục 6.1 [1]

Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.7

Suy hao uốn cong

Mục 5.6  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.8

Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang

Mục 5.7  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.9

Độ đồng đều dọc của tán sắc màu

Mục 5.9  [1]

 Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.10

Hệ số tán sắc đối với sợi quang lớp A

Mục 5.10  [1]

Chấp thuận nguyên vẹn

5.2.11

Tán sắc mode phân cực đối với các sợi lớp A

Mục 6.2  [1]

Chấp thuận nguyên vẹn

6.

Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp sợi quang

 [1], [2], [3],  [4]



6.1

Yêu cầu đối với sợi quang sử dụng trong cáp


 [1]

Chấp thuận nguyên vẹn, chỉ thay đổi cách trình bày, đề mục.

6.2

Yêu cầu đối với cấu trúc cáp


 [2],  [4], [3]

Chấp thuận nguyên vẹn, có sửa đổi

Yêu cầu đối với lớp vỏ sơ cấp


Mục 5.2.1  [4]

Chấp thuận nguyên vẹn

Yêu cầu đối với ống đệm





Mục 3.3  [3]

Chấp thuận nguyên vẹn

Yêu cầu đối với lớp vỏ thứ cấp





Mục 3.4  [3]

Chấp thuận nguyên vẹn

Yêu cầu đối với phần tử gia cường


Mục 3.9 [3]

Chấp thuận nguyên vẹn

Ripcord


Mục 3.10 [3]

Chấp thuận nguyên vẹn

Yêu cầu đối với lớp vỏ ngoài cùng





Mục 6.3 [2]

Chấp thuận nguyên vẹn

Yêu cầu đối với nhãn cáp





Mục 6.4 [2]

Chấp thuận nguyên vẹn

6.3

Chỉ tiêu về độ bền cơ học của cáp

[3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Tải kéo căng

mục: Cable tensile performance [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Va đập

mục: cable impact [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Sức chịu uốn cong

mục: Cable bending [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Uốn cong nhiều lần

mục: Cable repeated bending [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Sức chịu uốn cong dưới tác động của tải kéo căng

mục: Cable bending under tension [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Sức chịu uốn cong ở điều kiện nhiệt độ thấp

mục: Cable bending at low temperature [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Sức chịu lực xoắn

mục: Cable torsion [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Sức chịu nén

mục: Cable crush [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Vị trí xoắn cáp

mục: Cable kink [3]

Chấp thuận nguyên vẹn

6.4

Các yêu cầu kỹ thuật của cáp đối với tác động của môi trường

[3], [2]

Chấp thuận nguyên vẹn

6.4.1

Nhiệt độ


mục: Temperature cycling [3]

Chấp thuận nguyên vẹn

6.4.2

Khả năng đảm bảo an toàn cháy nổ


Mục 5.4 Fire safety [2]

Chấp thuận nguyên vẹn

PHỤ LỤC A: CÁC PHÉP THỬ CƠ HỌC


[3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Phép thử khả năng chịu lực căng của cáp

mục: Cable tensile performance [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Kiểm tra độ nén

mục: Cable crush [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Phép thử khả năng chịu lực va đập của cáp

mục: cable impact [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Sức chịu uốn cong

mục: Cable bending [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Uốn cong nhiều lần

mục: Cable repeated bending [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Độ uốn cong của cáp dưới tác động của tải kéo căng

mục: Cable bending under tension [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Độ uốn cong của cáp dưới điều kiện nhiệt độ thấp

mục: Cable bending at low temperature [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Độ mềm dẻo của cáp

mục: Cable flexing [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Độ xoắn cáp

mục: Cable torsion [3]

Chấp thuận nguyên vẹn



Kiểm tra vị trí xoắn cáp

mục: Cable kink [3]

Chấp thuận nguyên vẹn




PHỤ LỤC B: CÁC BÀI ĐO CHỈ TIÊU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG

[3]

Chấp thuận nguyên vẹn

B.1

Nhiệt độ

mục: Temperature cycling [3]

Chấp thuận nguyên vẹn


Giai đoạn 2: Hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn (trong khuôn khổ đề tài KHCN cấp Bộ mã số 107-10-KHKT-TC “Nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn về cáp và cống, bể cáp” do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện chủ trì năm 2010.

- DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM CHIẾU

1. IEC 60794-2, 01-2005, Indoor cable – Sectional specification (Cáp quang trong nhà – Yêu cầu kỹ thuật chung).

2. IEC 60332-1-2, 07-2004, Tests on electric and optical fibre cables under fire conditions (Các bài đo cho cáp quang và cáp điện dưới các điều kiện chống cháy)

3. IEC 60304, 1982, Standard colours for insulation for low-frequency cables and wires (Màu tiêu chuẩn dùng cho cách điện của dây và cáp điện tần số thấp)

4. ITU-T G.657, 11/2009, Characteristics of a bending loss insensitive single mode optical fibre and cable for the access network (Yêu cầu kỹ thuật cáp sợi quang đơn mode có suy hao uốn cong nhỏ sử dụng cho mạng truy nhập).

5. ITU-T L59, 01-2008, Optical fibre cables for indoor applications (Cáp sợi quang cho các ứng dụng trong nhà).

6. TCVN 6745-1 : 2000, Cáp sợi quang. Quy định kỹ thuật chung.

7. TCVN 6745-2 : 2000, Cáp sợi quang. Quy định kỹ thuật đối với sản phẩm.

8. TCVN 6745-3 : 2000, Cáp sợi quang. Quy định kỹ thuật từng phần.

- Dự thảo tiêu chuẩn đã được rà soát, cập nhật, bổ sung các chỉ tiêu kỹ thuật. Chi tiết các nội dung sửa đổi, bổ sung được thể hiện trong bảng tham chiếu sau đây:

Mục cũ

Nội dung

dự thảo tiêu chuẩn

theo kết quả đề tài năm 2009

Mục mới

Nội dung dự thảo tiêu chuẩn mới

Ghi chú

Tài liệu viện dẫn

I

Cáp quang đến nhà thuê bao - Yêu cầu kỹ thuật

I

Cáp quang đến nhà thuê bao - Yêu cầu kỹ thuật

 

 

1

Phạm vi áp dụng

1

Phạm vi áp dụng:tiêu chuẩn cũ đang hạn chế phạm vi áp dụng trong nhà, tiêu chuẩn mới mở rộng phạm vi áp dụng cho cả cáp thuê bao ngoài trời

Sửa đổi bổ sung

 

2

Tài liệu viện dẫn

2

Tài liệu viện dẫn: Bổ sung thêm các tài liệu viện dẫn:

• IEC 60304 (1982): Màu tiêu chuẩn dùng cho cách điện của dây và cáp điện tần số thấp.



• TCVN 6745-1: 2000, Cáp sợi quang. Quy định kỹ thuật chung.
• TCVN 6745-2: 2000, Cáp sợi quang. Quy định kỹ thuật đối với sản phẩm.
• TCVN 6745-3: 2000, Cáp sợi quang. Quy định kỹ thuật từng phần.

Bổ sung

 

3

Thuật ngữ định nghĩa

3

Thuật ngữ định nghĩa: thay thế định nghĩa cáp quang trong nhà thuê bao bằng định nghĩa cáp quang vào nhà thuê bao: Cáp quang nối từ hộp cáp tới các thiết bị đầu cuối

Sửa đổi bổ sung

 

4

Ký hiệu và thuật ngữ

4

Ký hiệu và thuật ngữ

Giữ nguyên

 

5

Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang

5

Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang

Giữ nguyên

 

5.1

Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang đơn mode lớp A

5.1

Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang đơn mode lớp A

  Giữ nguyên

 

5.1.1

Đường kính trường mode

5.1.1

Đường kính trường mode

 

 

5.1.2

Đường kính vỏ

5.1.2

Đường kính vỏ

 

 

5.1.3

Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

5.1.3

Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

 

 

5.1.4

Độ tròn đều

5.1.4

Độ tròn đều

 

 

5.1.5

Bước sóng cắt

5.1.5

Bước sóng cắt

 

 

5.1.6

Hệ số suy hao

5.1.6

Hệ số suy hao

 

 

5.1.7

Hệ số suy hao do uốn cong

5.1.7

Hệ số suy hao do uốn cong

 

 

5.1.8

Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang

5.1.8

Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang

 

 

5.1.9

Độ đồng đều dọc của tán sắc màu

5.1.9

Độ đồng đều dọc của tán sắc màu

 

 

5.1.10

Hệ số tán sắc đối với sợi quang lớp A

5.1.10

Hệ số tán sắc đối với sợi quang lớp A

 

 

5.1.11

Hệ số tán sắc mode phân cực đối với sợi quang lớp A

5.1.11

Hệ số tán sắc mode phân cực đối với sợi quang lớp A

 

 

5.2

Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang đơn mode lớp B

5.2

Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang đơn mode lớp B

  Giữ nguyên

 

5.2.1

Đường kính trường mode

5.2.1

Đường kính trường mode

 

 

5.2.2

Đường kính vỏ

5.2.2

Đường kính vỏ

 

 

5.2.3

Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

5.2.3

Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

 

 

5.2.4

Độ tròn đều

5.2.4

Độ tròn đều

 

 

5.2.5

Bước sóng cắt

5.2.5

Bước sóng cắt

 

 

5.2.6

Hệ số suy hao

5.2.6

Hệ số suy hao

 

 

5.2.7

Hệ số suy hao do uốn cong

5.2.7

Hệ số suy hao do uốn cong

 

 

5.2.8

Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang

5.2.8

Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang

 

 

5.2.9

Độ đồng đều dọc của tán sắc màu

5.2.9

Độ đồng đều dọc của tán sắc màu

 

 

5.2.10

Hệ số tán sắc đối với sợi quang lớp B

5.2.10

Hệ số tán sắc đối với sợi quang lớp B

 

 

5.2.11

Hệ số tán sắc mode phân cực đối với sợi quang lớp B

5.2.11

Hệ số tán sắc mode phân cực đối với sợi quang lớp B

 

 

6

Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp quang đến nhà thuê bao

6

Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp quang đến nhà thuê bao

 

 

6.1

Yêu cầu đối với sợi quang sử dụng trong cáp

6.1

Yêu cầu đối với sợi quang sử dụng trong cáp

  Giữ nguyên

 

6.2

Yêu cầu đối với vỏ bọc cáp

6.2

Yêu cầu đối với vỏ bọc cáp

 

 

6.2.1

Yêu cầu đối với lớp vỏ sơ cấp

6.2.1

Yêu cầu đối với lớp vỏ sơ cấp

  Sửa đổi

6.6.1 TCVN 6745-3:2000

6.2.2

Yêu cầu đối với ống đệm

6.2.2

Yêu cầu đối với ống đệm

  Giữ nguyên

 

 

 

6.2.3

Yêu cầu đánh dấu mã màu số thứ tự ống đệm: chưa được quy định trong tiêu chuẩn cũ, cần bổ sung thêm

Bổ sung mới

IEC 60304

6.2.3

Yêu cầu đối với lớp vỏ thứ cấp

6.2.4

Yêu cầu đối với lớp vỏ thứ cấp

  Giữ nguyên

 

6.2.4

Yêu cầu đối với phần tử gia cường

6.2.5

Yêu cầu đối với phần tử gia cường

  Giữ nguyên

 

6.2.5

Ripcord

6.2.6

Ripcord

  Giữ nguyên

 

6.2.6

Yêu cầu đối với lớp vỏ ngoài cùng

6.2.7

Yêu cầu đối với lớp vỏ ngoài cùng: sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu kỹ thuật cho lớp vỏ ngoài cùng: - Đối với cáp treo, lớp vỏ ngoài cùng phải được làm từ vật liệu HDPE hoặc vật liệu tương đương, chịu được tác động của tia cực tím.
- Đối với cáp chôn ngầm và cáp luồn ống hoặc trong điều kiện môi trường lắp đặt cụ thể có yêu cầu, lớp vỏ có tính chống lại sự ăn mòn và gặm nhấm của côn trùng.
- Trong trường hợp cáp đi trong nhà lớp vỏ ngoài cùng phải được làm từ vật liệu đảm bảo yêu cầu an toàn cháy nổ, có khả năng chịu nhiệt cao.
- Vỏ cáp phải bảo vệ được lõi cáp khỏi những tác động cơ học và những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài trong quá trình cất giữ, lắp đặt khai thác.
- Vỏ bọc của cáp phải không được có chỗ nối. Chiều dày của lớp vỏ bọc phụ thuộc vào đường kính ngoài của cáp.

Sửa đổi bổ sung

TCVN 6745-3:2000

6.2.7

Yêu cầu đối với nhãn cáp

6.2.8

Yêu cầu đối với nhãn cáp:

Trong tiêu chuẩn cũ các yêu cầu kỹ thuật đối với nhãn cáp chưa đầy đủ, do vậy cần bổ sung trong tiêu chuẩn mới:

Cáp quang phải ghi nhãn dễ dàng phân biệt bằng mắt thường với các loại cáp khác bằng cách ghi nhãn lên vỏ của cáp. Phương pháp ghi nhãn thông thường là khắc nổi, in chìm, khắc nóng và in trên bề mặt- Nhãn có thể trình bày thành 1 dòng hoặc 2 dòng. Loại 1 dòng phải được trình bày dọc theo chiều dài của cáp. Loại 2 dòng được trình bày thành 2 dòng đối xứng qua đường tâm cáp và dọc theo chiều dài của cáp.

- Độ bền chịu mài mòn của nhãn phải tuân theo phương pháp thử ở phụ lục C.

- Nội dung nhãn loại một dòng phải giữ được độ rõ nét sau khi thử nghiệm với số chu kỳ quy định. Đối với nhãn loại 2 dòng, thử nghiệm độ bền chịu mài mòn chỉ cần thực hiện trên một dòng nhãn. Trong cả hai trường hợp này số chu kỳ thử nghiệm phải được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

CHÚ THÍCH: Trong những điều kiện nhất định độ bền của nhãn có thể bị tác động bởi hóa chất, bức xạ của tia cực tím (UV) và nhiệt. Ảnh hưởng của nhãn trên vỏ bọc có thể làm ảnh hưởng đến tính năng của vỏ bọc như nứt do ứng suất của môi trường, độ bền kéo và độ giãn dài khi nứt.



Sửa đổi bổ sung

TCVN 6745-3: 2000

 

 

6.2.9

Yêu cầu đánh dấu mã màu số thứ tự sợi

Bổ sung mới

IEC 60304


6.3

Chỉ tiêu về độ bền cơ học của cáp

6.3

Chỉ tiêu về độ bền cơ học của cáp

  Giữ nguyên

 

6.3.1

Tải kéo căng

6.3.1

Tải kéo căng

 

 

6.3.2

Va đập

6.3.2

Va đập

 

 

6.3.3

Sức chịu uốn cong

6.3.3

Sức chịu uốn cong

 

 

6.3.4

Uốn cong nhiều lần

6.3.4

Uốn cong nhiều lần

 

 

6.3.5

Sức chịu uốn cong dưới tác động của tải kéo căng

6.3.5

Sức chịu uốn cong dưới tác động của tải kéo căng

 

 

6.3.6

Sức chịu uốn cong ở nhiệt độ thấp

6.3.6

Sức chịu uốn cong ở nhiệt độ thấp

 

 

6.3.7

Sức chịu lực xoắn

6.3.7

Sức chịu lực xoắn

 

 

6.3.8

Độ mềm dẻo của cáp

6.3.8

Độ mềm dẻo của cáp

 

 

6.3.9

Sức chịu nén

6.3.9

Sức chịu nén

 

 

6.3.10

Vị trí uốn cong

6.3.10

Vị trí uốn cong

 

 

6.4

Các yêu cầu kỹ thuật của cáp đối với các tác động của môi trường

6.4

Các yêu cầu kỹ thuật của cáp đối với các tác động của môi trường

 

 

6.4.1

Nhiệt độ

6.4.1

Nhiệt độ

  Giữ nguyên

 

6.4.2

Khả năng đảm bảo an toàn cháy nổ

6.4.2

Khả năng đảm bảo an toàn cháy nổ

  Giữ nguyên

 

 

 

6.4.3

Yêu cầu đối với chất làm đầy: chưa được quy định trong tiêu chuẩn cũ, cần bổ sung thêm

Bổ sung mới

TCVN 6745-3:2000

 

 

6.4.4

Khả năng chống thấm nước (đối với cáp được làm đầy): chưa được quy định trong tiêu chuẩn cũ, cần bổ sung thêm

Bổ sung mới

TCVN 6745-1-2000

PHỤ LỤC A

Các phép thử cơ học

PHỤ LỤC A

Các phép thử cơ học

  Giữ nguyên

 

PHỤ LỤC B

Các bài đo chỉ tiêu kỹ thuật đối với các tác động của môi trường

PHỤ LỤC B

Các bài đo chỉ tiêu kỹ thuật đối với các tác động của môi trường

 

 

B1

Nhiệt độ

B1

Nhiệt độ

  Giữ nguyên

 

 

 

B2

Phép thử đối với chất làm đầy

Bổ sung mới

TCVN 6745-1-2000

 

 

B3

Phép thử chống thấm nước

Bổ sung mới

TCVN 6745-1-2000

 

 

PHỤ LỤC C

Phép thử khả năng chịu mài mòn của nhãn cáp

Bổ sung mới

TCVN 6745-1:2000




Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN

tải về 243.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương