BỘ thông tin và truyềN thôNG



tải về 117.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích117.55 Kb.
#1436


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Cục Quản lý Phát thanh truyền hình và Thông tin Điện tử

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Chất lượng kỹ thuật tín hiệu truyền hình Internet

Hà Nội, 2012

MỤC LỤC


MỤC LỤC 2

1 Giới thiệu tiêu chuẩn 4

1.1 Tên tiêu chuẩn 4

1.2 Kí hiệu 4

TCVN xxx: 2012 4

2 Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật tín hiệu truyền Internet 4

2.1 Tổng quan về truyền hình Internet 4

2.2 Tình hình phát triển truyền hình Internet trên thế giới: 7

2.3 Tình hình phát triển truyền hình Internet tại Việt Nam: 9

3 Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới và tại Việt Nam 10

3.1 Trong nước 10

3.2 Quốc tế 11

4 Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn 12

4.1 Cơ sở cho việc xây dựng các yêu cầu kỹ thuật 12

4.2 Phân tích và lựa chọn sở cứ 14

4.2.1 Yêu cầu chung 14

4.2.2 Yêu cầu kỹ thuật 15

4.2.2.1 Tốc độ tải trung bình cho các chương trình phát thanh, truyền hình 15

4.2.2.2 Chất lượng tín hiệu Video 17

17


Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới, cũng đã có rất nhiều trang web cung cấp phương thức nghe xem thông qua streaming, tuy nhiên đó chỉ là các đoạn clip ngắn, không phải là các chương trình phát thanh, truyền hình được phát liên tục. 17

Đặc thù của dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet, đây là dịch vụ mà hạ tầng mạng truyền tải sử dụng là một mạng Internet công cộng. Các tín hiệu truyền hình được đóng thành các gói IP và truyền trên môi trường Internet thông qua nhiều nhà cung cấp hạ tầng mạng viễn thông khác nhau (ISP) để tới người sử dụng, thực tế nẩy sinh các vấn đề như sau: 17

- Cho đến nay, chưa có hãng thiết bị, hãng cung cấp dịch vụ cũng như tổ chức nào đưa ra các tiêu chuẩn cho dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet này. Do vậy, để đánh giá các chỉ tiêu về tín hiệu Audio cũng như Video, thì hoàn toàn phải thông qua phương thức đánh giá chủ quan, thông qua cảm nhận của con người. 17

4.2.2.3 Chất lượng tín hiệu Audio 19

4.2.2.4 Chất lượng tín hiệu Audio/Video 19

5 Nội dung dự thảo Tiêu chuẩn 20

5.1 Dự thảo tiêu chuẩn 20

5.2 Bảng đối chiếu các nội dung của TCVN với tài liệu tham khảo 20




1Giới thiệu tiêu chuẩn

1.1Tên tiêu chuẩn


Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng kỹ thuật tín hiệu truyền hình Internet

1.2Kí hiệu

TCVN xxx: 2012

2Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật tín hiệu truyền Internet

2.1Tổng quan về truyền hình Internet

a) Khái niệm về truyền hình Internet


Truyền hình Internet – Internet TV là cụm từ dùng để chỉ dịch vụ cung cấp các chương trình phát thanh, truyền hình (thời sự, văn nghệ, thể thao, phim truyện,..) qua mạng Internet. Hiện có hai phương thức xem các chương trình truyền hình qua mạng Internet là:

- Xem trực tiếp theo thời gian thực Real-time (còn gọi là phương thức Download and Play). Việc xem trực tiếp cho phép khách hàng không cần tải file chương trình về máy tính của mình, nhưng cho chất lượng hình ảnh thấp hơn, vì vậy chỉ phù hợp với những kết nối Internet tốc độ cao hoặc yêu cầu không cao về chất lượng hình ảnh.

- Tải file chương trình về máy tính cá nhân (Download stream-file). Phương thức này sẽ đảm bảo được chất lượng hình ảnh chương trình nhưng lại mất thời gian chờ đợi và không áp dụng được cho các chương trình truyền hình trực tiếp

Để sử dụng dịch vụ truyền hình trực tuyến, người dùng sẽ phải truy cập vào Website của nhà cung cấp dịch vụ trên Internet. Tại đây sẽ có các đường dẫn cho khách hàng lựa chọn chương trình cần xem. Hệ thống truyền hình trực tuyến sử dụng công nghệ Video Streaming, Webstreaming … hay nói cách khác chính là sự kết giữa công nghệ Web thông thường với công nghệ Streaming.

Quá trình sử dụng dịch vụ truyền hình Internet được mô tả tổng quan như sau:

1. Người sử dụng truy cập vào một trang web và lựa chọn chương trình mình cần xem.

2. Máy chủ web nhận biết người sử dụng đang yêu cầu xem chương trình, nó sẽ gửi thông điệp về máy chủ truyền tải (streaming server), yêu cầu tệp/ chương trình người sử dụng đang yêu cầu.

3. Máy chủ truyền tải (streaming server) sẽ truyền tệp/ chương trình tới máy tính người sử dụng mà không cần thông qua máy chủ web.

4. Các chương trình phần mềm trên máy tính người sử dụng (các chương trình play media) sẽ giải mã và chạy các tệp/ chương trình được từ máy chủ truyền tải.

b) cấu trúc của hệ thống truyền hình Internet


Hệ thống phát thanh truyền hình trực tuyến trên mạng Internet bao gồm các phần chính sau:

1. Các thiết bị đầu vào: Là các nguồn cung cấp nội dung

Bao gồm các thiết bị thu tín hiệu từ vệ tinh, từ các chương trình truyền hình số mặt đất; các bộ chuyển mạch định tuyến Video/Audio, các bộ Video server.

2. Hệ thống các bộ xử lý tín hiệu Video/Audio.

3. Hệ thống streaming server.

4. Hệ lưu trữ và server ứng dụng.

5. Hệ thống quản lý nội dung.

Các đầu vào bao gồm các nội dung cần chuyển đổi thành dạng treaming, được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như từ các nguồn tín hiệu từ các Đài truyền hình, các Đài phát thanh, từ các nhà cung cấp nội dung khác. Phương thức cũng đa dạng và phong phú như từ hệ thống vệ tinh, băng từ, Internet các chương trình phát thanh, truyền hình đang phát sóng trực tiếp.

Từ các chương trình trên sẽ được chuyển đổi sang định dạng khác cho phù hợp với hệ thống streaming, số hóa và đưa vào hệ thống chuẩn bị.

Chỉnh sửa: Tổ chức nội dung thành định dạng để có thể xem được, đồng bộ về hình ảnh và âm thanh, thêm các dòng chú thích, hiển thị và tạo các hiệu ứng.

Tiền sử lý: Bao gồm việc nén tín hiệu, chỉnh sửa màu sắc, loại bỏ tạp âm, điều chỉnh kích thước khung hình và những điều kiện khác.

Quá trình nén: Quá trình này chuyển đổi tín hiệu hình ảnh và âm thanh sang định dạng treaming. Lặp lại cho từng loại kết hợp các loại điều kiện tốc độ/phân giải, kiểu chương trình người dùng để xem.

Đánh nhãn và sắp xếp: Tổ chức lại và miêu tả nội dung để có thể biết được chương trình, phân loại và phân biệt được.

Xuất bản: Tạo trang web pages và các đường kết nối tới các chương trình đã được hình thành dưới dạng luồng dữ liệu, chuyển các nội dung dưới dạng luồng truyền tải này sang hệ thống máy chủ video.

Tín hiệu video đầu vào từ nguồn composite, S-video, component hoặc SDI được đưa đến người dùng qua mạng IP thành chương trình Live TV. Tín hiệu video này cũng có thể đưa vào bộ video router đến bộ nén offline để ghi lại nội dung lưu trữ trong video server cung cấp dịch vụ VoD.

Tín hiệu video còn có thể được lấy từ các nguồn tín hiệu analog, có thể lấy từ đầu thu số vệ tinh, mặt đất, đầu DVD, VTR. Cung cấp tín hiệu video cho Live Encoder và Offline Encoder qua bộ video router.



  • Quá trình nén được giám sát và điều khiển bởi hệ thống quản lý.

  • Nội dung của video được mã hóa bởi hệ thống.

  • Truy nhập vào nội dung video qua hệ thống quản lý dịch vụ.

Tất cả các nguồn tín hiệu trên có định dạng về mã hóa, về chuẩn nén và kích thước khác nhau và không phù hợp với các yêu cầu về kích thước, mã hóa, chuẩn nén đối với một hệ thống streaming thông thường, do vậy tất cả các nguồn tín hiệu trên cần được sử lý trước khi đưa vào hệ thống máy chủ treaming.

c) đặc điểm của truyền hình Internet và IPTV


Truyền hình Internet rất hay bị hiểu nhầm là truyền hình IPTV (truyền hình sử dụng giao thức IP). Mặc dù cả hai loại hình ứng dụng này đều dựa trên cơ sở công nghệ cơ bản giống nhau, nhưng các giải pháp trong quá trình truyền tải video dựa trên IP khác nhau như sau:

  • Hạ tầng mạng khác nhau: đúng như tên gọi, Internet TV dựa trên mạng Internet để truyền tải nội dung video tới đối tượng sử dụng. Ngược lại, IPTV sử dụng các mạng riêng được bảo mật để truyền tải nội dung video tới đối tượng sử dụng.

  • Giới hạn địa lý: đối tượng sử dụng Internet không truy cập được các mạng do các nhà khai thác viễn thông sở hữu và vận hành và bản thân các mạng này được giới hạn trong vùng địa lý xác định. Ngược lại, Internet không bị giới hạn về mặt địa lý, qua mạng Internet, đối tượng sử dụng có thể truy cập tới dịch vụ Internet TV từ bất cứ vị trí nào trên thế giới.

  • Quyền sở hữu của hạ tầng mạng: khi nội dung video được truyền tải trên Inetrnet, các gói giao thức IP mang nội dung video được truyền tải có thể bị mất hoặc trễ, khi truyền qua các mạng khác nhau. Kết quả là, nhà cung cấp dịch vụ video trên internet không thể đảm bảo mức độ hài lòng của khác hàng khi xem TV qua internet so với TV truyền thống, TV cáp hay TV qua vệ tinh. Trên thực tế, tín hiệu video qua internet đôi khi bị giật trên màn hình và độ phân giải hình ảnh hoàn toàn thấp. Nội dung TV cung cấp đến đối tượng sử dụng theo kiểu “best effort”. IPTV được truyền tải trên hạ tầng mạng mà nhà cung cấp dịch vụ sở hữu. Việc sở hữu hạ tầng mạng cho phép các nhà khai thác viễn thông thiết lập hệ thống của mình để hỗ trợ quá trình truyền tải video chất lượng cao từ đầu cuối-tới-đầu cuối.

  • Cơ cấu truy cập: thông thường set-top box được sử dụng để truy cập và giải mã nội dung video qua hệ thống IPTV trong khi đó, truy cập tới dịch vụ internet TV hầu hết đều sử dụng máy tính cá nhân. Loại phần mềm sử dụng trên PC phụ thuộc vào nội dung internet TV. Ví dụ, đoạn file nội dung video được tải về từ internet TV có khi yêu cầu phải cài đặt chương trình chạy file dành riêng để xem. Hệ thống quản lý bản quyền (DRM) cũng yêu cầu hỗ trợ cơ cấu truy nhập này.

  • Giá thành: một phần đáng kể nội dung video được truyền tải trên mạng internet là miễn phí cho mọi người. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi khi số lượng ngày càng tăng các công ty truyền thông đa phương tiện bắt đầu đưa vào các dịch vụ miễn phí dựa trên internet TV. Cấu trúc giá thành áp dụng cho IPTV tương tự như mô hình thuê bao hàng tháng được chấp nhận bởi các nhà cung cấp dịch vụ TV trả tiền. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng sự hội tụ của internet TV và IPTV sẽ thành dịch vụ giải trí chủ yếu sau này.

  • Các phương pháp tạo nội dung: các nhà cung cấp Internet TV tạo ra phần nội dung video có kích thước xác định và truyền vào các kênh, trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ IPTV truyền trên các kênh các phim và các chương trình truyền hình thông thường do các hãng phim và hãng truyền hình lớn cung cấp.

2.2Tình hình phát triển truyền hình Internet trên thế giới:


Dịch vụ truyền hình Internet trở nên rất phổ biến với các dịch vụ như RTE player ở Cộng hòa Ailen, Hulu và Revision3 ở Mỹ, Nederland24 ở Hà Lan, ABC iView và Australia Live TV ở Úc và SeeSaw, BBC iPlayer, 4oD, ITV Player và Demand Five ở Anh.

ABC iview là một đơn vị ở Úc cung cấp dịch vụ video toàn màn hình chất lượng cho người sử dụng internet tốc độ cao.

CNN là một hãng truyền hình của Mỹ nổi tiếng trên thế giới, kênh truyền hình của CNN hiện diện tại hầu hết các nhà khai thác truyền hình của các nước trên thế giới và bất kì hình thức phát sóng nào. Tại Việt Nam, hầu như các hãng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp đều có kênh của CNN. Bên cạnh dịch vụ truyền hình quảng bá truyền thống, từ ngày 30 tháng tám năm 1995, CNN cũng đã cung cấp dịch vụ của mình trên trang CNN.com và giờ đây trang web này là một trong những website tin tức truyền hình internet phổ biến nhất trên thế giới. CNN cũng cung cấp một số nguồn cấp dữ liệu RSS và podcast. CNN cũng có một kênh chia sẻ video YouTube trang web phổ biến, nhưng video của nó chỉ có thể được xem tại Mỹ.

Hulu tại Mỹ cung cấp dịch vụ xem qua mạng Internet, người sử dụng có thể xem video của các chương trình truyền hình và phim ảnh từ NBC, Fox, ABC, và các mạng khác và từ trường quay. Các đoạn video của Hulu được tạo dựng và định dạng phù hợp để người sử dụng có thể xem qua Internet, tuy nhiên dịch vụ này lại hạn chế, chỉ người sử dụng tại Hoa Kỳ và vùng lãnh thổ ở nước ngoài mới có thể xem. Trên Hulu, dữ liệu ở định dạng Flash Video, bao gồm nhiều bộ phim và chương trình có sẵn ở độ phân giải khác nhau. Hulu cho phép người dùng nhúng các video trên trang web của họ

BBC iPlayer tại Anh mang đến cho người xem hơn một triệu đoạn video mỗi tuần với chương trình BBC's headline shows "The Apprentice" thì số lượng người xem đã chiếm dụng từ 3-5% lưu lượng Internet của nước Anh. Hiện nay đa số chương trình được truyền tải với chất lượng phân giải thông thường (SDTV), tuy nhiên một số nhà cung cấp đã bước đầu truyền tải song song cả các dịch vụ chất lượng phân giải cao (HDTV).

BBC tuyên bố rằng dịch vụ iPlayer cũng có tầm quan trọng ngang ngửa với dịch vụ truyền hình màu đầu tiên hồi những năm 60 vậy, cho phép khán giả xem và download nhiều chương trình hot của tuần trước mà không phải trả tiền.

Công chúng sẽ có thể lựa chọn từ 400 giờ chương trình khác nhau, chiếm khoảng 60-70% tổng thời lượng phát sóng bình thường. Họ cũng sẽ được xem cả những chương trình ăn khách nhất của đài như EastEnder, Doctor Who và Planet Earth. Tuy có thể xem chương trình miễn phí tại địa chỉ www.bbc.co.uk/iplayer, song người dùng không được phép lưu lại chương trình trong ổ cứng máy tính. Bạn sẽ mất khoảng 30 phút để tải về một chương trình có thời lượng 1 tiếng. Các chương trình sẽ tự động xóa khỏi ổ cứng 30 ngày sau lần bạn xem. Ngoài ra, BBC cũng ứng dụng một phần mềm bảo vệ bản quyền để chống sao chép tràn lan.

- NHK WORLD tại Nhật cũng cung cấp dịch vụ truyền hình trên Internet. Dịch vụ này cho phép người xem nhận được phát sóng truyền hình NHK WORLD trên Internet gần như cùng một lúc như các chương trình truyền hình thực tế. NHK WORLD cũng có các kiến nghị về quyền phát sóng, các chương trình có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực bạn người xem. Thực tế, ngoài việc triển khai dịch vụ phát thanh, truyền hình Internet, một dịch vụ có sẵn trên một số điện thoại thông minh được bắt đầu vào tháng 2 năm 2010. Dịch vụ truyền hình trên Internet của kênh này cũng hỗ trợ tới 18 loại ngôn ngữ khác nhau.

Nhìn chung, dịch vụ truyền hình Internet hiện đang hết sức phổ biến trên Thế giới với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ những tập đoàn truyền thông lớn của các nước phát triển, có thể liệt kê hàng chục nước đã và đang triển khai dịch vụ này như: Marốc (Châu Phi), Achentina, Brasil, Colômbia, Canada, Mêhicô, Mỹ, Vênêzuêla (Châu Mỹ), Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc (Châu Á), 17 nước khu vực Châu Âu và Úc

2.3Tình hình phát triển truyền hình Internet tại Việt Nam:


Tại Việt Nam, kể từ năm 1998 khi dịch vụ Internet chính thức trở nên phổ biến, ngày càng nhiều các trang tin điện tử ra đời, theo đó một số ứng dụng đa phương tiện như WEBTV cũng dần được cung cấp mang tính thử nghiệm. Ngày nay đa số các trang tin điện tử, phiên bản điện tử của báo in, trang tin của các đài phát thanh truyền hình trong nước có sử dụng WEBTV để làm phong phú thêm phương thức giới thiệu về nội dung thông tin, về chương trình...

Tuy nhiên, với khái niệm truyền hình Internet đúng nghĩa, hiện chỉ có một đơn vị duy nhất là Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC là đơn vị chính thức triển khai dịch vụ này dưới hình thức được Nhà nước ủy quyền cho Bộ Thông tin và Truyền thông đặt hàng.

Từ 2008 đến nay, dịch vụ phát thanh truyền hình Internet phục vụ thông tin đối ngoại đã và đang được Tổng Công ty VTC triển khai. Dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet do Tổng Công ty VTC triển khai với mục đích đưa các thông tin về tình hình thời sự, kinh tế, văn hóa được phát sóng trên một số kênh truyền hình và hệ phát thanh trong nước đến đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, cung cấp 10 kênh truyền hình và 04 hệ phát thanh, sử dụng phương thức streaming phát liên tục suốt 24/24h và 365 ngày/ năm qua trang web www.http://vtc.com.vn.

Các nội dung trên trang web www.http://vtc.com.vn do Bộ Thông tin và Truyền thông đặt hàng Tổng Công ty VTC bao gồm:

a) 04 chương trình phát thanh gồm các hệ chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam

b) 10 Chương trình truyền hình quảng bá của các đài phát thanh, truyền hình

- 04 Kênh truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam

- 01 chương trình của Đài phát thanh – truyền hình Hà Nội

- 02 chương trình truyền hình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

- 03 chương trình truyền hình của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Đứng trước thực tế về ưu điểm truyền dẫn, khả năng tiếp cận người xem linh hoạt, không bị giới hạn bởi biên giới địa lý, bởi thời tiết và các yếu tố khách quan khác, dịch vụ truyền hình Internet đã và đang đóng vai trò quan trọng và trở thành kênh truyền thông mới trợ giúp đắc lực cho các kênh truyền thông khác như phát sóng quảng bá, phát sóng mạng cáp....

Vì vậy, trên quan điểm quản lý đi sát thực tiễn và hỗ trợ sự phát triển của dịch vụ, cần có những biện pháp thúc đẩy sự phát triển của loại hình truyền thông này đi đôi với việc duy trì đảm bảo chất lượng dịch vụ, cần thiết phải có những nghiên cứu để đánh giá chất lượng kỹ thuật của dịch vụ này.


3Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới và tại Việt Nam


Cho đến hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới chưa có tiêu chuẩn cho dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet. Chỉ có các tiêu chuẩn và khuyến nghị cho dịch vụ truyền hình sử dụng giao thức IP.

3.1Trong nước


Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành và áp dụng một số tiêu chuẩn liên quan tới chất lượng dịch vụ trên mạng Viễn thông công cộng. Nhóm xây dựng dự thảo đã lựa chọn các tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn tại Việt Nam có các nội dung liên quan đến mạng IP hoặc có những tham số, phương pháp xác định gần giống để làm tham chiếu, cụ thể như sau:

        • QCVN 34:2011/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet ADSL”.

  • QCVN 35:2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất.

  • QCVN 36:2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất.




  • TCVN 8068:2009 Dịch vụ điện thoại VOIP – Các yêu cầu.

  • TCVN 8689 -2011 Dịch vụ IPTV trên mạng viễn thông công cộng cố định - Các yêu cầu.

3.2Quốc tế

3.2.1Các tiêu chuẩn của Tổ chức ISO/IEC


Tổ chức ISO/IEC đưa ra các tiêu chuẩn liên quan đến quá trình nén, giải nén, xử lý và hiển thị các hình ảnh động, âm thanh mã hóa và tổ hợp của chúng. Các tiêu chuẩn của ISO/IEC liên quan đến định dạng hình ảnh và âm thanh cho dịch vụ truyền hình trên Internet gồm:

  • ISO/IEC 14496-3:2005 “Information technology – coding of audio-visual object –Part 3: Audio” định dạng mã hóa âm thanh AccPlus và ACC cho truyền tải dòng hình ảnh và âm thanh trong định dạng file MPEG-4

  • ISO/IEC 14496-10: 2009 “Information technology – coding of audio-visual object – Part 10: Advanced Video Coding” dạng mã hóa và giải mã hình ảnh H.264, còn được gọi là tiêu chuẩn MPEG-4 phần 10;

3.2.2Các tiêu chuẩn của Tổ chức ITU


    Tổ chức này cũng nghiên cứu và đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế cho quá trình mã hóa, giải mã, xử lý và hiển thị hình ảnh, âm thanh cho ứng dụng trên môi trường mạng Internet. Các tiêu chuẩn, khuyến nghị về đánh giá chất lượng hình ảnh, âm thanh.



  • ITU-T Recommendation H.263 “Video coding for low bitrate communication” định dạng mã hóa H.263

  • ITU-T Recommendation H.264: “Advanced video coding for generic audiovidual services” tương thích hoàn toàn tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-10:2009;

  • ITU-R BT.500-11“Methodology for the subjective assessment of the quality of television pictures”- Phương pháp đánh giá cảm quan tín hiệu hình ảnh.

  • ITU-ITU-T J247E “Cable networks and transmission of television, sound programme and other multimedia signals - Objective perceptual multimedia video quality measurement in the presence of a full reference”

  • TR-126 “Triple-Play Services Quality of Experience (QoE) Requirements”, DSL Forum, Dec. 2006

Như trình bày ở trên, tại Việt Nam cũng như trên thế giới hiện chưa có tiêu chuẩn, cho dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet. Tuy nhiên, với mục đích đưa thông tin về tình hình văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam tới các đồng bào xa tổ quốc cũng như đưa thông thông tin về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới những người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam. Theo sự ủy quyền của Nhà nước cho Bộ Thông tin và Truyền thông đặt hàng dịch vụ, dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng chưa có Tiêu chuẩn để đánh giá dịch vụ này, do đó việc xây dựng Tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật tín hiệu truyền hình Internet là cấp bách và cần thiết để phục vụ việc quản lý.

4Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn

4.1Cơ sở cho việc xây dựng các yêu cầu kỹ thuật


Đặc thù của dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet là dịch vụ có chất lượng không cam kết, do chất lượng tại đầu cuối người sử dụng lại phụ thuộc vào mạng truy nhập Internet tại đầu cuối của khách hàng.

Một hệ thống phát thanh, truyền hình trên mạng Internet bao gồm trung tâm xử lý tín hiệu, tại đây tín hiệu nguồn được mã hóa, xử lý, tạo dòng truyền tải, qua quá trình truyền dẫn tín hiệu tới các cụm máy chủ phân tán rồi thông qua mạng Internet để phân phối đến người sử dụng.

Từ những đặc điểm trên, việc xây dựng các chỉ tiêu cho dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng có thể bao gồm các tiêu chí:

- Xây dựng các chỉ tiêu tại trung tâm xử lý tín hiệu

- Xây dựng các chỉ tiêu tại đầu cuối người sử dụng.

Việc lựa chọn các chỉ tiêu về cơ bản phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

- Các thông số là những chỉ tiêu cơ bản nhất khuyến nghị áp dụng.

- Lựa chọn các chỉ tiêu kỹ thuật để chuẩn hóa phải đảm bảo tính phù hợp tối đa với đặc thù cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình đang và sắp triển khai tại Việt Nam, các chỉ tiêu được lựa chọn đảm bảo tính định lượng, khách quan và phương pháp xác định thuận lợi khi tiến hành đo kiểm đánh giá chất lượng tín hiệu.

- Phù hợp với khả năng đo đánh giá của các thiết bị đo đang có mặt phổ biến trên thị trường.

Từ những phân tích trên, nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng một số tiêu chí dạng yêu cầu chung cho hệ thống tại trung tâm xử lý tín hiệu, và các tiêu chí tại đầu cuối người sử dụng, bao gồm:



Yêu cầu chung cho Hệ thống phát thanh, truyền hình trên mạng Internet

1. Sử dụng phương thức streamming (luồng truyền tải) để cung cấp các chương trình phát thanh, truyền hình.

2. Kiến trúc hệ thống cần đáp ứng việc cân bằng tải và dự phòng, khuyến khích sử dụng cấu trúc phân tải, phân tán cho hệ thống máy chủ.

3. Hệ thống máy chủ có cấu trúc Web, Database, Streaming.

4. Tương thích tối thiểu các phần mềm duyệt web phổ biến hiện nay gồm: IE, Firefox, Chrome, Safari.

5. Độ phân giải Video: Đáp ứng tối thiểu 03 cấu hình phân giải QCIF, CIF and VGA

6. Tốc độ chương trình tương ứng cho từng cấu hình (Video bit rates):

+ QCIF: tốc độ từ 16 kbit/s đến 320 kbit/s.

+ CIF: tốc độ từ 64 kbit/s tới 2 Mbit/s.

+ VGA: tốc độ từ 128 kbit/s đến 4 Mbit/s.

7. Tương thích các chuẩn nén: H.264/AVC (MPEG-4 part 10), VC-1, Windows Media 9, Real Video (RV 10), MPEG-4 Part 2.

Các thông số kỹ thuật

Trên cơ sở các công nghệ hiện đang được các tổ chức trên thế giới khuyến nghị và quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng phát thanh, truyền hình trên mạng Internet của Tổng Công ty VTC trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu xây dựng đề tài chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tại đầu cuối của người sử dụng dịch vụ, bao gồm:

- Chất lượng tín hiệu Audio

- Chất lượng tín hiệu Video

- Chất lượng tín hiệu video/audio

- Tốc độ tải trung bình các chương trình phát thanh truyền hình


4.2Phân tích và lựa chọn sở cứ

4.2.1 Yêu cầu chung


Streaming là kỹ thuật truyền và nhận 'tín hiệu' tiếng (audio) và hình ( video) thông qua Internet theo phương thức giống như radio và truyền hình, nghĩa là luồng 'tín hiệu' (dữ liệu) được truyền phát liên tục từ máy chủ (server), và thiết bị đầu cuối (client) nhận 'tín hiệu' đến đâu thì phát lại (playback) ngay tức thì.

Streaming là một công nghệ máy chủ/khách (server/client) cho phép các dữ liệu được thu trực tiếp hoặc được ghi trước đó truyền tải đi theo thời gian thực. Người xem không phải chờ đợi tải hết dữ liệu mới xem được, đối với giải pháp truyền hình trực tuyến, độ trễ là 5-15 giây so với truyền hình truyền thống, mở ra khả năng kết nối mạng cho các ứng dụng multimedia truyền thống như mạng tin tức, giáo dục, đào tạo, thư viện, quảng cáo, … giúp tăng khả năng tiếp cận sự việc một cách trực quan cho đối tượng đầu cuối, nâng cao hiệu quả mục tiêu truyền đạt.

Máy chủ streaming có chức năng cung cấp các luồng truyền tải tới người xem. Nó mang các nội dung đã được chứa đựng trong đó, tạo thành luồng truyền tải cho tới từng yêu cầu sử dụng. Các luồng truyền tải này có thể là unicast hay multicast và có thể được điều khiển thông qua nhiều cơ chế đa dạng.

Chức năng khác của server này còn là mã hóa các gói tín hiệu đầu ra của luồng truyền tải và khi có yêu cầu có thể tạo nên các luồng truyền tải có khả năng điều chỉnh về tốc độ. Cuối cùng, streaming cũng cần có chức năng nhận các câu lệnh từ các chương trình để chạy để điều chỉnh đầu ra cho phù hợp, để việc hỗ trợ hàng trăm, hành nghìn kết nối theo yêu cầu của người sử dụng mà vẫn đảm bảo việc cân bằng tải

Đối với một mô hình máy chủ và các máy khách, việc phân tải và phân tán sẽ tối ưu hóa hoạt động của hệ thống, trách tình trạng nút cổ chai, nguyên nhân do năng lực sử lý cũng như băng thông kết nới từ một máy chủ ra ngoài là hạn chế.

Tiêu chuẩn ITU-T J247E “Cable networks and transmission of television, sound programme and other multimedia signals - Objective perceptual multimedia video quality measurement in the presence of a full reference” có khuyến nghị đến các cấu hình cho một hệ thống streaming mutiamedia trên Internet như tại mục 5, 6, 7 “Yêu cầu chung về hệ thống truyền hình Internet” nêu trên. Theo Tiêu chuẩn ITU-T J247E thì việc lựa chọn 3 cấu hình và các phương thức mã hóa như trên được lựa chọn trên cơ sở chọn các bộ mã hóa phổ biến nhất.

Thực tế cho thấy, thông qua quá trình kiểm tra chất lượng dịch vụ truyền hình Internet của đơn vị cung ứng do Bộ Thông tin và Truyền thông đặt hàng, nhóm xây dựng Tiêu chuẩn thấy đơn vị cung cấp dịch vụ đều đáp ứng các cấu hình như yêu cầu tại mục 3, 4, 5, 6, 7 “Yêu cầu chung về hệ thống truyền hình Internet”. Như vậy các yêu cầu tại mục yêu cầu chung đều phù hợp với khuyến nghị quốc tế và phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai tại Việt Nam.

Về phương pháp xác định: Các yêu cầu chung được xác định thông qua giao diện hoặc log file của hệ thống thiết bị tại trung tâm phát thanh truyền hình Internet.

4.2.2 Yêu cầu kỹ thuật


Các thông số về kỹ thuật được đánh giá trên thiết bị máy tính có kết nối mạng Internet.

4.2.2.1 Tốc độ tải trung bình cho các chương trình phát thanh, truyền hình


Quy chuẩn VN 34:2011/BTTTT về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet có đưa ra chỉ tiêu tốc độ tải dữ liệu trung bình, bao gồm tốc độ tải lên và tốc độ tải xuống với mục đính đánh giá chất lượng về tốc độ và độ ổn định của đường truyền. Qúa trình đánh giá tốc độ tải xuống được xác định thông qua việc tải tệp từ một trang web xuống, dung lượng tệp tối thiểu là 2M, đối với gói cước hiện hành thấp nhất hiện nay của các nhà cung cấp dịch vụ là 1024kbps, qua các khâu truyền dẫn thì việc tải một tệp với dung lượng tầm 2M chỉ mất vài giây. Quá trình được lặp lại tối thiểu 100 lần để lấy trung bình.

Đối với dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet, khi người sử dụng có yêu cầu, luồng dữ liệu sẽ được truyền từ máy chủ đến thiết bị của người sử dụng. Tham khảo chỉ tiêu trên tại Quy chuẩn VN 34:2011/BTTTT cũng như yêu cầu về cấu hình chung của hệ thống phát thanh truyền hình, nhóm xây dựng đề tài đưa ra chỉ tiêu lấy tốc độ của luồng truyền tải của các chương trình phát thanh, truyền hình trong khoảng thời gian tối thiểu 10 phút.

Qua việc đánh giá chất lượng dịch vụ truyền hình trên mạng Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông đặt hang đươn vị cung ứng dịch vụ này phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài trong suốt thời gian qua.

Tốc độ cho các kênh truyền hình mà nhà cung ứng thiết lập tại trung tâm là 320kbps và đối với kênh hệ phát thanh là 64kbps.

Nhóm thực hiện Tiêu chuẩn đã tham gia quá trình đánh giá, đo tốc độ luồng truyền tải tại phía người sử dụng tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới như tại (Mỹ, Hàn Quốc, HongKong, Anh, Đức…) và thấy tại đầu cuối người sử dụng, khi đánh giá tốc độ trung bình tải về trong khoảng 10 phút, đều đạt các chỉ tiêu như sau

- Tốc độ tải trung bình chương trình truyền hình: T­th ≥ 320 kbps

- Tốc độ tải trung bình chương trình phát thanh: Tpt ≥ 64 kbps

Đánh giá cảm quan cho thấy, với tốc độ dữ liệu đạt được ở mức tối thiểu như trên, chất lượng các chương trình nhìn chung chấp nhận được, do vậy, nhóm thự hiện Tiêu chuẩn đề xuất chỉ tiêu về tốc độ tải chương trình phát thanh, truyền hình với giới hạn tối thiểu như trên.



Về phương pháp xác định:

- Xác định đường truyền Internet đảm bảo đáp ứng đủ năng lực để có thể xem được các chương trình phát thanh truyền hình Internet. Việc xác định này đảm bảo tốc độ mạng truy cập tại phía người sử dụng cần đạt được ngưỡng cao hơn tốc độ luồng truyền tải tín hiệu truyền hình (320kbps)

Truy cập trang web cung cấp chương trình phát thanh (truyền hình) cho đến khi tín hiệu quá trình kết nối hoàn tất thì bắt đầu ghi nhận tốc độ tải xuống trong thời gian tối thiểu 10 phút. Tốc độ tải trung bình của một chương trình phát thanh (truyền hình) được tính bằng tỷ số giữa tổng dữ liệu tải về trên tổng thời gian tải.

4.2.2.2 Chất lượng tín hiệu Video

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới, cũng đã có rất nhiều trang web cung cấp phương thức nghe xem thông qua streaming, tuy nhiên đó chỉ là các đoạn clip ngắn, không phải là các chương trình phát thanh, truyền hình được phát liên tục.

Đặc thù của dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet, đây là dịch vụ mà hạ tầng mạng truyền tải sử dụng là một mạng Internet công cộng. Các tín hiệu truyền hình được đóng thành các gói IP và truyền trên môi trường Internet thông qua nhiều nhà cung cấp hạ tầng mạng viễn thông khác nhau (ISP) để tới người sử dụng, thực tế nẩy sinh các vấn đề như sau:

- Cho đến nay, chưa có hãng thiết bị, hãng cung cấp dịch vụ cũng như tổ chức nào đưa ra các tiêu chuẩn cho dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet này. Do vậy, để đánh giá các chỉ tiêu về tín hiệu Audio cũng như Video, thì hoàn toàn phải thông qua phương thức đánh giá chủ quan, thông qua cảm nhận của con người.


- Qua mỗi hạ tầng mạng viễn thông, tín hiệu truyền hình (các gói IP có thể bị mất hoặc bị trễ) gây nên các hiệu ứng về chất lượng hình ảnh và âm thanh tại phía người sử dụng. Do vậy, các chỉ tiêu về tín hiệu Audio, Video, Audio/Video: được đánh giá tại đầu cuối người sử dụng, phương pháp đánh giá chất lượng Audio, Video và Audio/Video là phương pháp định tính (thông qua lấy ý kiến người sử dụng).

Do tính đặc thù của dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet. Đây là dịch vụ mà hạ tầng kỹ thuật không phải là một mạng riêng được kết nối từ nhà cung cấp dịch vụ đến khách hàng mà là dịch vụ được cung cấp thông qua mạng Internet. Các bước tiến hành để xác định số đo định tính như sau:

1) Xác định mẫu kiểm tra

2) Tập hợp người tham gia vào kiểm tra

3) Tiến hành kiểm tra và phân tích các kết quả.

Hệ thống MOS cho phép số mẫu người gán giá trị số giữa 1 và 5 về cảm nhận chất lượng thu được. Phân loại MOS được tính toán bằng cách lấy trung bình các kết quả. Bảng 1 là các thang điểm MOS dùng để đo các mức chất lượng dịch vụ.

Bảng 1: Các thang điểm MOS dùng để đo các mức chất lượng Audio, Video, Audio/Video


Cảm nhận về chất lượng Audio, Video Audio/Video

Điểm MOS

Xuất sắc

5

Tốt

4

Khá

3

Kém

2

Xấu

1

Phương pháp xác định

Các phép kiểm tra tín hiệu Audio, Video và Audio/Video được xây dựng thông qua việc vận dụng mô hình không tham chiếu trong mục 6.3.1.2 của khuyến nghị ITU-R BT.500-11.

* MOS-V - Số đo này đánh giá chất lượng hình ảnh khi xem của tín hiệu video

+ Lấy mẫu chương trình (PS): Lấy một đoạn mẫu Video, kiểm tra một đặc tính về chất lượng video (QP) trong mẫu đó, thời gian cho 1 mẫu tối thiểu 5 phút.

+ Thiết lập phiên kiểm tra: Một phiên kiểm tra bao gồm kết quả của nhiều cặp PS/QP khác nhau, thời gian cho mỗi phiên kiểm tra từ 30 đến 60 phút.

+ Kết quả kiểm tra: Đánh giá tổng thể thông qua việc tính giá trị trung bình của các cặp PS/QP. Giá trị của các cặp PS/QP nằm trong bảng 1.

Do môi trường truyền dẫn đối với truyền hình Internet là môi trường mạng Internet, nguyên nhân dẫn đến chất lượng Video chủ yếu là do trễ gói IP hoặc mất gói IP. Tác động đến chất lượng video sẽ là: vỡ hình (hình không mịn, xuất hiện những điểm lỗi trên khung hình), hình ảnh không liên tục (đoạn video bị dừng do trễ hay bị giật), tính trung thực của hình ảnh (hình ảnh không rõ nét, mờ nhạt).

-> Việc xác định chất lượng Video của tín hiệu truyền hình Internet sẽ dựa trên 03 đặc tính về chất lượng video, gồm:

- Tính nguyên trạng của hình ảnh.

- Tính liên tục của hình ảnh.

- Tính trung thực của hình ảnh.

4.2.2.3 Chất lượng tín hiệu Audio


Các phép kiểm tra tín hiệu Audiođược xây dựng thông qua việc vận dụng mô hình không tham chiếu trong mục 6.3.1.2 của khuyến nghị ITU-R BT.500-11.

* MOS-A - dùng để đánh giá phần âm thanh.

+ Lấy mẫu chương trình (PS): Lấy một đoạn mẫu Audio, kiểm tra một đặc tính về chất lượng âm thanh (QP) trong mẫu đó, thời gian cho 1 mẫu tối thiểu 5 phút.

+ Thiết lập phiên kiểm tra: Một phiên kiểm tra bao gồm kết quả của nhiều cặp PS/QP khác nhau, thời gian cho mỗi phiên kiểm tra từ 30 đến 60 phút.

+ Kết quả kiểm tra: Đánh giá tổng thể thông qua việc tính giá trị trung bình của các cặp PS/QP. Giá trị của các cặp PS/QP nằm trong bảng 1.

Các đặc trưng của tín hiệu âm thanh: tiếng vọng (do việc sử lý âm thanh tại nguồn), âm thanh không liên tục (âm thanh bị đứt đoạn), tính trung thực của âm thanh (không bị rè, méo tiếng).



-> Việc xác định chất lượng Audio của tín hiệu truyền hình Internet sẽ dựa trên 03 đặc tính về chất lượng Audio, gồm:

- Tính nguyên trạng của âm thanh (không nghe thấy tiếng vọng).

- Tính liên tục của âm thanh (không bị đứt âm).

- Tính trung thực của âm thanh (đánh giá qua độ rè, méo tiếng).

4.2.2.4 Chất lượng tín hiệu Audio/Video


Các phép kiểm tra tín hiệu Video/Audio được xây dựng thông qua việc vận dụng mô hình không tham chiếu trong mục 6.3.1.2 của khuyến nghị ITU-R BT.500-11.

* MOS-AV - được sử dụng để đánh giá tổng thể chất lượng âm thanh/hình ảnh

+ Lấy mẫu chương trình (PS): Lấy một đoạn mẫu chương trình có cả Audio và Video, kiểm tra một đặc tính đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh (QP) trong mẫu đó, thời gian cho 1 mẫu tối thiểu 5 phút.

+ Thiết lập phiên kiểm tra: Một phiên kiểm tra bao gồm kết quả của nhiều cặp PS/QP khác nhau, thời gian cho mỗi phiên kiểm tra từ 30 đến 60 phút.

+ Kết quả kiểm tra: Đánh giá tổng thể thông qua việc tính giá trị trung bình của các cặp PS/QP. Giá trị của các cặp PS/QP nằm trong bảng 1

Các đặc trưng của tín hiệu hình ảnh và âm thanh do mạng IP mang lại đặc tính đồng bộ giữa hình ảnh và âm thanh (không đồng bộ: tiếng không đi kèm với hình, có thể hình có trước tiếng hoặc tiếng có trước hình) cũng như tính liên tục của chương trình bao gồm hình và tiếng.



-> Việc xác định chất lượng Audio/Video của tín hiệu truyền hình Internet sẽ dựa trên 02 đặc tính về chất lượng, gồm:

- Tính đồng bộ của âm thanh và hình ảnh.

- Tính liên tục của âm thanh và hình ảnh.

5Nội dung dự thảo Tiêu chuẩn

5.1Dự thảo tiêu chuẩn


Kèm theo thuyết minh này là bản dự thảo “Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng kỹ thuật tín hiệu truyền hình Internet” Các nội dung chính như sau:

I. Lời nói đầu

1.Phạm vi áp dụng

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

2.2. Phương pháp xác định

3. Ký hiệu và thuật ngữ

4. Tiêu chuẩn kỹ thuật

A. Yêu cầu chung

B. Các thông số kỹ thuật

4.1. Tốc độ tải trung bình các chương trình phát thanh truyền hình

4.2. Chất lượng tín hiệu video

4.3. Chất lượng tín hiệu audio

4.4 Chất lượng tín hiệu Video/Audio


5.2Bảng đối chiếu các nội dung của TCVN với tài liệu tham khảo




TCVN

Tài liệu tham khảo

Sửa đổi, bổ sung

I. Lời nói đầu







1.Phạm vi áp dụng




Tự xây dựng

2. Thuật ngữ và định nghĩa




Tự xây dựng

2.1. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ




Tự xây dựng

2.2. Phương pháp xác định




Tự xây dựng

3. Ký hiệu và thuật ngữ




Tự xây dựng

4. Tiêu chuẩn kỹ thuật







A. Yêu cầu chung

ITU-T J247E.

Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

B. Các thông số kỹ thuật







4.1. Tốc độ tải trung bình các chương trình phát thanh truyền hình

QCVN 34:2011/BTTTT.

Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

4.2. Chất lượng tín hiệu video

ITU-R BT.500-11.

Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

4.3. Chất lượng tín hiệu audio

ITU-R BT.500-11.

Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

4.4 Chất lượng tín hiệu Video/Audio

ITU-R BT.500-11.

Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp




Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN

tải về 117.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương