Chương 1: CƠ SỞ KỸ thuật số giới thiệU



tải về 1.11 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.11 Mb.
#3873
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bµi gi¶ng Kü thuËt xung sè GV: Bùi Văn Vinh

Chương 1: CƠ SỞ KỸ THUẬT SỐ

GIỚI THIỆU

Các đại lượng vật lý được theo dõi, đo lường, ghi lại, tính toán …cần được biểu diễn bằng giá trị thực của chúng một cách chính xác để thuận lợi cho việc xử lý kết quả. Có hai cách biểu diễn đại lượng này:

- Biểu diễn ở dạng tương tự: khi hàm biểu diễn và đại lượng biến thiên theo thời gian cùng một cách thức ta có tín hiệu tương tự hay tín hiệu analog mô tả biểu diễn đại lượng cần xử lý, ví dụ như hiệu điện thế ở đầu ra của một micro có thể biến thiên liên tục trong khoảng giá trị từ 0 tới khoảng 100mV, biểu diễn tiếng nói của người đang sử dụng micro, hoặc kim đồng hồ đo tốc độ biến thiên liên tục khi một chiếc ô tô đang chạy để biểu diễn tốc độ của ôtô trong khoảng từ 0 đến 100km/h…

- Biểu diễn đại lượng ở dạng số khi đó hàm biểu diễn sẽ biến thiên không liên tục theo thời gian và người ta dùng các ký tự bằng số để mô tả biểu diễn nó, ta nhận được tín hiệu số hay tín hiệu Digital với đặc trưng là sự biến thiên theo từng bước rời rạc.

Tương ứng với điều trên, một mạch điện tử, một thiết bị hay hệ thống điện tử làm nhiệm vụ xử lý các tín hiệu thuộc loại nào sẽ mang tên tương ứng của loại đó: là hệ thống tương tự và hệ thống số. Nhìn chung thế giới hiện thực xung quanh là thế giới tương tự, tức là các đại lượng xung quanh ta có bản chất là tương tự tác động đến đầu vào và yêu cầu xuất hiện ở đầu ra một hệ thống gia công xử lý tin tức. Kỹ thuật xử lý số tín hiệu dùng các hệ thống số như vậy có vai trò trung gian trong ba bước:


    • Biến đổi đại lượng đầu vào tự nhiên dạng tương tự thành tín hiệu số.

    • Xử lý thông tin tín hiệu số vừa nhận được.

    • Biến đổi ở cổng ra tín hiệu dạng số về dạng tương tự.

Nguyên nhân của việc làm 3 bước trung gian xử lý tín hiệu số xuất phát từ:

  • Thói quen từ bản chất của con người “số hóa” các đại lượng cần quan tâm xử lý, ví dụ như khi ta nói nhiệt độ phòng là 250C thực ra chỉ là con số gần đúng đã được làm tròn của giá trị thực đang có.

  • Kỹ thuật xử lý số thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp xử lý truyền thống trước đây: dễ dàng hơn trong thiết kế, thuận lợi trong lưu giữ thông tin theo thời gian, tính chính xác và độ tin cậy đạt được cao, có thể lập trình để xử lý tự động, ít chịu ảnh hưởng của tác động lạ (nhiễu)…

Quá trình biến đổi một tín hiệu dạng tương tự sang dạng tín hiệu số cần 3 bước cơ bản sau đây:

- Thực hiện việc rời rạc hóa tín hiệu tương tự bằng cách lấy mẫu các giá trị của nó ở những thời điểm xác định. Bước này cần chú ý làm giảm tới mức tối thiểu việc mất mát thông tin, muốn vậy thì chu kỳ (nhịp) lấy mẫu phải mau hơn hai lần chu kỳ mau nhất của tín hiệu (fmẫu ≥ 2fmax).

- Thực hiện việc làm tròn (lượng tử hóa) các giá trị mẫu đã lấy. Muốn vậy cần chọn ra một đơn vị rời rạc nhỏ nhất về độ lớn được gọi là 1 bước (một giá trị) lượng tử cùng đơn vị đo với các giá trị đã rời rạc ở trên và đánh giá chúng bằng bao nhiêu lần phần nguyên giá trị lượng tử.

- Thực hiện việc biểu diễn các giá trị vừa làm tròn thành các ký số trong hệ thống số đếm được lựa chọn, ví dụ trong hệ thập phân hay trong hệ đếm nhị phân công việc này gọi là mã hóa các giá trị làm tròn đã chọn.

Để thực hiện mã hóa phải sử dụng một hệ thống số đếm nào đó. Tính chất quan trọng nhất của một hệ thống số đếm là sử dụng một dãy các ký tự để thể hiện một con số trong hệ. Giá trị con số thể hiện qua giá trị và vị trí của của mỗi ký số, vị trí này có trọng lượng (trọng số) tăng dần khi dịch vị trí từ phải qua trái. Trong kỹ thuật số có 4 hệ thống số đếm được sử dụng: Hệ thập phân, hệ nhị phân, hệ tám, hệ mười sáu. Trong nội dung chương trình ở đây chỉ giới thiệu hệ đếm nhị phân và hệ thập phân đã học.

Bài 1: HỆ THỐNG NHỊ PHÂN

1.1.Khái niệm:

a.Định nghĩa: Hệ đếm nhị phân còn gọi là hệ đếm cơ số 2 là hệ đếm mà trong đó người ta chỉ sử dụng hai chữ số 0 và 1 để biểu diễn tất cả các số.

Hai số 0,1 được gọi là bit hoặc digit đặc trưng cho hai trạng thái ổn định của Flip-Flop và các mạch điện tử.

Một số nhị phân n cấp (gọi là n bit nhị phân) ở hệ 10 có dạng:

A(10)= an-1.2n-1 + an-2.2n-2 + …+ a1.21 + a0.20 (1.1)

Trong đó: an-1 gọi là bit có nghĩa lớn nhất tức là có trọng số lớn nhất.

a0 gọi là bit có nghĩa nhỏ nhất tức là có trọng số nhỏ nhất.

Các ký tự ak chỉ nhận một trong hai giá trị 0 hoặc 1.

Ví dụ: cho số nhị phân 10111001(2) có n = 8 ( 8 bit hay gọi là 1 byte) ở hệ đếm 10 nó biểu diễn số:

1.27 + 0.26 + 1.25 + 1.24 + 1.23 + 0.22 + 0.21 + 1.20

= 128 + 0 + 32 + 16 + 8 + 0 + 0 + 1 = 185(10)

Xét một số nhị phân 4 bit: a3a2a1a0. Biểu diễn dưới dạng đa thức theo cơ số của nó là:

a3a2a1a0 = a3.23 + a2.22 + a1.21 + a0.20 = 8a3 + 4a2 + 2a1 + 1a0.

Trong đó:

23, 22, 21, 20 (8,4,2,1) là các trọng số của số nhị phân.

a3 bit có trọng số lớn nhất (MSB: most significant bit)

a0 bit có trọng số nhỏ nhất (LSB: least significant bit)

- Một nhóm 4 bit : nibble

- Một nhóm 8 bit : byte

- Một nhóm nhiều byte : word (từ)

Như vậy nếu sử dụng nhóm 4 bit ta biểu diễn được 24 = 16 số.



Bảng các số nhị phân 4bit:

STT

Số nhị phân a3a2a1a0

Số thập phân

1

2

3



4

5

6



7

8

9



10

11

12



13

14

15



16

0000

0001


0010

0011


0100

0101


0110

0111


1000

1001


1010

1011


1100

1101


1110

1111


0

1

2



3

4

5



6

7

8



9

10

11



12

13

14



15

Một số nhị phân có thể gồm 2 phần: bên trái dấu phẩy là phần nguyên sử dụng hệ thức (1.1) để xác định biểu diễn trong hệ mười. Nếu các ký số 0,1 nằm bên phải, sau dấu phẩy chúng sẽ biểu diễn phần lẻ, được biểu diễn trong hệ mười tương đương như sau:

Ví dụ:


0,1010(2) = 1.2-1 + 0.2-2 + 1.2-3 + 0.2-4

= 12 + 0 + 1/8

= 0,625(2)

Như vậy số nhị phân:10111001,1010(2) = 185,625(10)



b.Để biểu diễn một số dương hay âm trong hệ nhị phân có thể sử dụng cách bổ sung vào số đó một ký số (được gọi là bit thể hiện dấu) ở đầu phía trước số đã cho theo qui định:

Ký số 1 biểu diễn số nhị phân sau nó là số âm.

Ký số 0 biểu diễn số nhị phân sau nó là số dương.

Ta gọi đây là cách biểu diễn dấu và trị số thật để phân biệt với cách biểu hiện dấu khác.

Ví dụ: -242(10) = 1 11110010(2) ; +150(10)= 0 10010110.

Biểu diễn theo số bù 1: tương tự như trên để diểu biễn một số nhị phân n bit theo nguyên tắc:


  • MSB là bit dấu với: ký số 1 biểu diễn số âm và ký số 0 biểu biễn số âm.

  • Các bit còn lại biểu diễn giá trị thực của số dương hoặc biểu thị giá trị của bù của một số âm.

Số bù 1 có dãy giá trị -(2n-1-1)( 2n-1-1)

Ví dụ: số 13(10) = 0 1101(2)

Số -13(10) = 1 0010(2)

số 31(10) = 0 11111(2)

Số -31(10) = 1 00000(2)

Biểu diễn theo số bù 2:

Dùng số bù 2 để biểu diễn số âm ta sẽ bắt đầu bằng việc thiết lập số bù 1 (đảo) của số đã cho sau đó cộng thêm 1 vào số vừa tạo thành sẽ nhận được số nhị phân bù 2 của số nhị phân ban đầu.

Ví dụ: 4510 = 1011012  010010 số bù 1 sau đó cộng 1 vào số bù 1:

010010 + 1 = 010011 đây là dạng số bù 2 của số 101101 đã cho. Khi đó số có dấu được qui định như sau:

0 1011012 = + 4510

1 0100112 = - 4510



c. Các phép toán trong hệ nhị phân: Khi tiến hành thực hiện phép toán trên hệ nhị phân ta thực hiện theo cột để tránh nhầm lẫn và dễ thực hiện hơn.

  • Phép cộng nhị phân:

Qui tắc cộng:

0 + 0 = 0

0 + 1 = 1 + 0 = 1

1 + 1 = 1 0 = 0 + nhớ 1 vào cột tiếp ở bên trái.

1 + 1 + 1 = 1 1 = 1 + nhớ 1vào cột tiếp bên trái.

Ví dụ: các phép cộng nhị phân:





  • Phép trừ nhị phân:

Qui tắc trừ:

0 - 0 = 0

1 - 0 = 1

1 - 1 = 0

10 - 1 = 1 vay ở cấp cao hơn.

Chú ý: khi ở cột thứ k xảy ra việc (0-1) ta áp dụng qui tắc vay 1 ở cấp cao hơn (k+1) thực hiện theo qui tắc hàng cuối của qui tắc trừ với số chỉ có duy nhất bit MSB bằng 1 (100…0) sau khi trừ đi số nhị phân chỉ có duy nhất 1 bit LSB kết quả sẽ là bù 1 của số bị trừ:

1 0 0 … 0 0 - 1 = 0 1 1 … 1 1

Ví dụ:


Cần chú ý rằng có thể thực hiện phép trừ rồi nhờ đổi dấu số trừ sau đó dùng các qui tắc của phép cộng để thực hiện giữa số bị trừ (số hạng đầu)và số trừ sau khi đã đổi dấu.



  • Phép nhân nhị phân: thực hiện giống phép nhân trong hệ 10 theo qui tắc sau:

0 . 0 = 0

0 . 0 = 1 . 0 = 0

1 . 1 = 1

Khi thực hiện nhân liên tiếp từng cột của một thừa số với tất cả các cột của thừa số kia, hai hàng kết quả của hai cột liên tiếp nhau phải đặt dịch trái 1 nhịp sau đó cùng cộng các tích (các hàng tích sẽ có tích toàn phần).

Ví dụ:

Khi số nhị phân có m chữ số lẻ (sau dấu phẩy) và số nhân có n chữ số lẻ, ta bỏ dấu phẩy của cả 2 thừa số và thực hiện qui tắc nhân như với hai chữ số nhị phân chỉ có phần nguyên. Kết quả ở tích số toàn phần, dấu phẩy được đặt ở vị trí trước cột thứ m+n tính từ phải qua trái như phép nhân có số thập phân ở hệ 10.



  • Phép chia nhị phân: qui tắc chia:

0 : 0 = 0

1 : 1 = 1

Ví dụ: thực hiện phép chia 101 101 : 101



1.2.Biến đổi hệ thập phân sang hệ nhị phân:

Được thực hiện riêng biệt cho phần nguyên và phần lẻ và sau đó gộp hai kết quả lại.



1.2.1 Chuyển đổi phần nguyên có hai cách thực hiện:

  • Sử dụng biểu thức 1.1 ở dạng ngược với quá trình chuyển đổi hệ hai – mười: triển khai số thập phân (phần nguyên) thành tổng các lũy thừa của 2 sau đó xác định giá trị các ký tự (bit) ak tương ứng.

Ví dụ: A(10) = 58(10) = 32 + 16 + 8 + 2

= 1.25 + 1.24 + 1.23 + 0.22 + 1.21 + 0.20 = = 111010.



Sử dụng nguyên tắc chia số A­(10) liên tiếp cho 2 sau đó lấy phần dư.

+ Phần dư đầu tiên của phép chia (A­(10)/2) là bit LSB.

+ Phần dư cuối cùng của phép chia (A­(10)/2) là bit MSB.

Ví dụ 1: A(10) = 55 ta tiến hành như sau:





 A10 = 55  A2 = 110111


1.2.2. Chuyển đổi phần lẻ thập phân được thực hiện theo qui tắc: “nhân 2 trừ 1”:

  • Đặt phần lẻ số A10 ở tận cùng bên trái, nhân nó với 2.

  • Nếu tích kết quả 2A10 ≥ 1 thì trừ cho 1 (2A10 - 1) đồng thời đặt ký số 1 đầu tiên của phần lẻ sau dấu phẩy.

  • Nếu tích 2A10 < 1 thì đặt 0 ở vị trí này.

  • Nhân phần dư (2A10 - 1) hay 2A10 ở một trong hai bước trên với 2 để tìm tiếp ký số thứ 2 sau dấu phẩy…

  • Quá trình trên sẽ chấm dứt khi đạt tới ký số (bit) lẻ nằm sau dấu phẩy theo yêu cầu hay đến khi phép trừ không còn số dư.

Ví dụ 2: A10 = 0,8625 hãy tìm A2 lấy tới 4 bit lẻ (4 số lẻ sau dấu phẩy)

A10

=0,8325


2A10 = 1,665

2A10 –1= 0,665



2.0,665 = 1,33

1,33 – 1 = 0,33



0,33.2 = 0,66

0,66 < 1


0,66.2 = 1,32

1,32 – 1 = 0,32



A2

1

1

0

1

Vậy A2 = 0,1101

Ví dụ 3: A10 = 0,3125 hãy tìm A2 lấy tới 4 bit lẻ (4 số lẻ sau dấu phẩy)



A10

=0,3125


2A10 = 0,625

0,665 < 1



2.0,625 = 1,25

1,25 – 1 = 0,25



0,25.2 = 0,5

0,5 < 1


0,5.2 = 1

1 – 1 = 0



A2

0

1

0

1

Vậy A2 = 0,0101

Nếu A10 gồm cả phần nguyên và phần lẻ: kết quả chung là sự kết hợp hai kết quả chuyển đổi riêng biệt như trên. Nếu sử dụng các với dụ đã có với A10 = 58,3125 thì biểu diễn nhị phân của nó có dạng A2 = 111010,0101.



1.3.Biến đổi hệ nhị phân sang hệ thập phân: thực hiện theo hệ thức đã biết:

A10= an-1.2n-1 + an-2.2n-2 + …+ a1.21 + a0.20 (1.5)

Chú ý rằng vị trí của bit ak có trọng số tương ứng 2k.

Ví dụ: A2 = 101101 khi chuyển sang A10 có biểu diễn tương đương theo 1.5 là:

A10 = 1.25 + 0.24 + 1.23 + 1.22 + 0.21 + 1.20

= 32 + 0 + 8 + 4 + 0 + 1 = 4510

Hoặc với 1 số nhiều bit hơn:

A2 = 10111001

A10 = 1.27 + 0.26 + 1.25 + 1.24 + 1.23 + 0.22 + 0.21 + 1.20

= 128 + 0 + 32 + 16 + 8 + 0 + 0 + 1 = 185(10)

Nếu A2 là một số nhị phân có phần nguyên và phần lẻ, phép chuyển đổi thực hiện theo hệ thức (1.1) mở rộng:

Ví dụ: A2 = 101101,1010

A10 = 1.25 + 0.24 + 1.23 + 1.22 + 0.21 + 1.20 + 1.2-1 + 0.2-2 + 1.2-3 + 0.2-4

= 45,625

Bài 2: ĐẠI SỐ BOOL (ĐẠI SỐ LOGIC)

2.1.Khái niệm BOOL:

Trong mạch số, các tín hiệu thường cho ở hai mức điện áp, ví dụ: 0V và 5V. Những linh kiện điện tử dùng trong mạch số làm việc ở một trong hai trạng thái: ví dụ transistor lưỡng cực làm việc ở chế độ tắt hoặc là thông, led ở trạng thái tắt hoặc sáng.

Do vậy, để mô tả các mạch số người ta thường dùng hệ nhị phân (Binary), hai trạng thái của các linh kiện trong mạch được mã hóa tương ứng là 0 hoặc1.

Một bộ môn đại số phát triển từ cuối thế kỷ 19 mang tên chính người sáng lập ra nó: đại số Bool và còn được gọi là đại số logic, thích hợp cho việc miêu tả mạch số.

Đại số Bool là công cụ toán học quan trọng nhất để thiết kế và phân tích mạch số. Các kỹ sư, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực điện tử, tin học thông tin, điều khiển…đều cần phải nắm vững công cụ này và dùng nó làm chìa khóa để đi sâu vào mọi lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật số.

2.2.Biến logic:

Đại số logic được hiểu là một tập hợp gồm các đối tượng có hai trạng thái: có hoặc không có, mệnh đề đúng hoặc sai, các đối tượng này được biểu diễn bằng biến logic. Khi trạng thái của đối tượng là tồn tại (có) ta gán cho biến logic biểu diễn nó giá trị qui ước là 1 và ký hiệu là A, còn khi trạng thái của đối tượng là không tồn tại (không có) ta gán cho biến logic thể hiện giá trị qui ước của nó giá trị qui ước là 0 và ký hiệu làA.

Trong kỹ thuật biến logic thường được mã hóa như sau:

Điện thế:

Xi = 0 tương ứng với U = 0 V

Xi = 1 tương ứng với U = 5 V

Trong cách mã hóa này, mức logic “1” có điện thế cao hơn mức logic “0” người ta gọi là logic dương, ngược lại ta có mức logic âm, tức là:

Xi = 0 tương ứng với U = 5 V

Xi = 1 tương ứng với U = 0 V

2.3. Hàm logic:

a, Định nghĩa:

Hàm Bool là một ánh xạ Bool từ đại số Bool vào chính nó. Tức là A,B  B được gọi là biến Bool thì hàm Bool, ký hiệu là f, được hình thành trên cơ sở liên kết các biến Bool bằng các phép toán cộng logic (phép hoặc), nhân logic (phép và), hoặc nghịch đảo logic (phép đảo).

Kí hiệu: F(A) = A

F(A) = A

F(A) =  (: là hằng số)

Hàm Bool đơn giản nhất là hàm Bool theo 1 biến Bool, trong trường hợp tổng quát, ta có hàm Bool theo n biến Bool được ký hiệu như sau: F(A,B,C…)

Vậy một hàm Bool f cũng được hình thành trên cơ sở liên kết các hàm Bool bằng các phép toán toán cộng (cộng logic +),nhân (nhân logic x ), hoặc nghịch đảo logic (phép đảo - ).

b, Nhóm hàm 1 biến G(A) gồm 4 hàm cơ sở:

G1(A) = 0 G3(A) = A (hàm bù của A - NOT)

G2(A) = 1 G4(A) = A (hàm lặp của A - YES)

c, Nhóm các hàm hai biến F(A,B) quan trọng:

Bảng nhóm các hàm 2 biến quan trọng:

Biến A B

Hàm


0

0

1

1

Biểu thức đại số

Tên gọi tiếng việt

Tên gọi

quốc tế


Ký hiệu qui ước

0

1

0

1

F1

0

0

0

1

F1

Nhân logic

AND



F2

0

1

1

1

F2

Cộng logic

OR



F3

1

1

1

0

F3

Và-không

NAND



F4

1

0

0

0

F4

Hoặc không

NOR



F5

0

0

1

0

F5

Cấm B

INHIBITION



F6

0

1

0

0

F6

Cấm A

INHIBITION



F7

0

1

1

0

F7

Khác dấu

EXCLUSIVE

XOR




F8

1

0

0

1

F8

Đồng dấu

EXCLUSIVE NOR (XNOR)



F9

1

0

1

1

F9

Kéo theo A

IMPLICATION



F10

1

1

0

1

F10

Kéo theo B

IMPLICATION



Hệ hàm logic đầy đủ: từ một tổ hợp các hàm logic nào đó mà ta có thể xây dựng được một hàm logic bất kỳ - một nhóm hàm sơ cấp mà từ đó có thể xây dựng được các hàm logic khác được gọi là một hệ hàm đầy đủ.


tải về 1.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương