Chương 1: CƠ SỞ KỸ thuật số giới thiệU



tải về 1.11 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.11 Mb.
#3873
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Ta cần chú ý trong bảng 1.5 khi biến có giá trị bù (trị 0) ta ký hiệu là A, còn khi biến ở giá trị trực tiếp (nhận giá trị biến1) ta ký hiệu tương ứng là A.

Từ bảng 1.5 ta có thể biểu diễn đại số một hàm logic n biến bất kỳ bằng cách viết các hệ thức như sau:

Dạng chính tắc 1:

Dạng chính tắc 2:



e: là số thập phân tương ứng với tổ hợp nhị phân n





5.2.Biểu biễn bằng bảng trạng thái:

Hàm logic có thể biểu diễn dưới dạng một bảng liệt kê các giá trị có thể có của biến và giá trị tương ứng của của hàm gọi là bảng chân lý (hay bảng trạng thái) như vậy với hàm hai biến ta có bảng gồm 3 cột và 4 dòng, với hàm 3 biến ta có bảng chân lý gồm 4 cột và 23 = 8 dòng (tương ứng với trạng thái tổ hợp biến có thể có) và với hàm 4 biến ta có 5 cột và 24 = 16 dòng.

Biến

Hàm Fa

A

B

C

0

0

0



0

0

1



0

1

0



0

1

1



1

0

0



1

0

1



1

1

0



1

1

1

1

Fa =A.B.C + A.B.C + AB.C + A.B.C


Biến

Hàm

Fa

A

B

0

0

1

0

1

0

1

0

0

1

1

1

Fa = A.B + A. B

Fa = A.B + A. B

Biến

Hàm

Fa

A

B

0

0

1

0

1

0

1

0

0

1

1

1


5.3.Biểu biễn bằng bảng Karnaugh:

Đây là phương pháp biểu diễn lại của phương pháp bảng dưới dạng bảng gồm các ô vuông như hình bên:



























Trên bảng này người ta bố trí các biến vào theo hàng hoặc theo cột của bảng. Trong trường hợp số lượng biến vào là chẵn, người ta bố trí số lượng biến vào theo hàng ngang và bằng số lượng biến vào theo cột dọc của bảng. Trong trường hợp số lượng biến vào là lẻ,người ta bố trí số lượng biến vào theo hàng ngang nhiều hơn số lượng biến vào theo cột dọc một biến hoặc ngược lại.

Như vậy khi lập bảng Karnaugh cho một hàm logic ta cần thực hiện các bước:



  • Các tổ hợp giá trị của biến vào theo hàng ngang hoặc cột dọc của bảng được bố trí sao cho khi ta đi từ một ô sang ô lân cận với nó chỉ làm thay đổi một giá trị của biến, như vậy thứ tự bố trí hay sắp xếp các tổ hợp giá trị của biến vào theo hàng ngang hoặc cột dọc của bảng Karnaugh hoàn toàn tuân thủ theo mã Gray.

  • Giá trị tương ghi trong mỗi ô vuông này chính là giá trị của hàm ra tương ứng với biến vào.

  • Ở những ô mà giá trị của hàm không xác định, có nghĩa là giá trị tùy ý (hay tùy định), người ta ký hiệu bằng chữ X. Nếu có n biến sẽ có 2n ô vuông.

BÀI 6: TỐI THIỂU HÀM ĐẠI SỐ LOGIC

Trong thiết bị máy tính người ta thiết kế gồm nhiều khâu, mỗi khâu được đặc trưng bằng một phương trình logic. Trong đó mức độ phức tạp của sơ đồ phụ thuộc vào phương trình logic biểu diễn chúng. Việc đạt được độ ổn định cao hay không là tùy thuộc vào phương trình biểu diễn chúng đã ở dạng tối thiểu hóa hay chưa. Để thực hiện được điều đó khi thiết kế mạch số người ta thường đặt ra vấn đề tối thiểu hóa hàm logic. Điều đó có nghĩa là phương trình logic biểu diễn sao cho thực sự gọn nhất (số lượng phép tính và số lượng các số được biểu diễn là ít nhất).

Tuy nhiên trong thực tế không phải luc nào cũng đạt được lời giải cho bài toán tối ưu hóa.

Các bước tiến hành tối thiểu hóa:



  • Dùng các phép tối thiểu hóa để tối thiểu hóa các hàm số logic

  • Rút ra những thừa số chung nhằm mục đích tối thiểu hóa thêm một bước nữa các phương trình logic.

6.1. Phương pháp tối thiểu hóa bằng biểu thức đại số:

Đây là phương pháp tối thiểu hóa hàm logic dựa trên các tiên đề các định lý đã biết của đại số Bool, phương pháp này được thực hiện khi các biến số logic không nhiều và ta thực hiện biến đổi trực tiếp biểu thức giải tích của hàm.

Ví dụ 1: Rút gọn hàm sau:

F(A,B) = A.B + A.B + A.B

= (A + A)B + AB

= B + A. B

= A + B.

Ví dụ 2: Rút gọn hàm sau:

F(A,B,C) = A.B.C + A.B.C + AB.C + A.BC +A.B.C

= A.B.C + A.B.C + AB.C + A.B(C + C)

= A.B.C + A.B(C + C) + A.B

= A.B.C + A(B + B)

= A.B.C + A

6.2. Tối thiểu hoá bằng bảng Karnaugh:

6.2.1. Phương pháp tối thiểu hoá hàm đại số logic dùng bảng Karnaugh:

a. Qui tắc ô kế cận:

Qui tắc chung của phương pháp tối thiểu hoá bằng bảng Karnaugh là gom các ô kế cận lại với nhau.

Khi tối thiểu hoá hàm đại số logic bằng phương pháp bảng Karnaugh ta phải tuân thủ quy tắc ô kế cận: "Hai ô được gọi là kế cận nhau là khi ta đi từ ô này sang ô kia chỉ làm thay đổi giá trị của một biến".

Ví dụ: cho hàm logic F(A,B,C) như hình vẽ:

Thì các ô kế cận:



  • Theo dạng chính tắc 1: m3 và m7; m6 và m7;m5 và m6.

  • Theo dạng chính tắc 2: m0 và m1; m0 và m2;m0 và m4.



Như vây: Khi gom 2 ô kế cận sẽ loại được 1 biến (2 ô = 21 loại 1 biến)

Khi gom 4 ô kế cận sẽ loại được 1 biến (4 ô = 22 loại 2 biến)

Khi gom 8 ô kế cận sẽ loại được 1 biến (8 ô = 23 loại 3 biến)

Tổng quát: khi gom 2n ô kế cận sẽ loại được n biến. Những biến bị loại là những biến mà khi ta đi vòng qua các ô kế cận mà giá trị của chúng không thay đổi.



b. Những điều cần lưu ‎‎ý:

  • Các ô gom lại phải bằng 2n (n nguyên, n = 0,1,2,3…).

  • Một vòng gom được gọi là hợp lệ khi nó có ít nhất một ô chưa thuộc vòng gom nào.

  • Các ô trong vòng gom phải kế cận vòng tròn với nhau.

  • Một hoặc vài ô có thể tham gia nhiều lần vào các vòng gom khác nhau.

  • Không thực hiện các vòn gom mà sau khi gom ô lớn lại chứa tất cả các ô đã gom trước đó.

  • Ô tùy định được gom sẽ cùng với các ô có giá trị bằng 0 hoặc 1 sao cho nó tạo thành một vòng gom với số lượng 2n lớn nhất.

  • Tùy theo dạng biểu diễn của hàm logic (dạng chính tắc 1 hoặc dạng chính tắc 2) mà chúng ta có qui tắc kết hợp khác nhau.

    • Dạng chính tắc 1: kết hợp những ô có giá trị bằng 1 và ô tùy định.

    • Dạng chính tác 2: kết hợp những ô có giá trị bằng 0 và ô tùy định.

6.2.2. Ví dụ minh họa:

a. Ví dụ 1: Hãy rút gọn hàm

Hàm F biểu diễn trên bảng Karnaugh gồm 4 ô có giá trị 1 ứng với các mintec m3,m5,m6 và m7.





Thực hiện gom m3 với m7,m6 với m7 và m5 với m7 ta được 3 ô mới có ký hiệu tương ứng là X1 , X2 và X3, các ô này có giá trị:

X1 = m3 + m7 = BC (loại được biến A, do biến A thay đổi giá trị từ 01; biến B,C được giữ lại)

X2 = m6 + m7 = AB (loại được biến C, do biến C thay đổi giá trị từ 01; biến A,B được giữ lại)

X3 = m5 + m7 = AC (loại được biến B, do biến B thay đổi giá trị từ 10; biến A,C được giữ lại)

Kết quả ta được hàm F đã rút gọn:

F = X1 + X2 + X3 = BC + AB +AC.



b.Ví dụ 2: Hãy rút gọn hàm G(A,B,C,D) bằng bảng Karnaugh theo hai dạng chính tắc 1 và chính tắc 2.

  • Biểu thức đầy đủ của hàm G ở dạng chính tắc 1 có dạng:

G =  m (0,1,2,4,6,7,8,9,10,11,12,14)

Gồm 12 số hạng có đủ mặt các biến ABCD. Ta thực hiện gom như sau:



X1 = m0 + m4 + m12 + m8 + m2 + m6 + m14 + m10

Kết quả ta được: X1 =D

X2 = m8 + m9 + m10 + m11 =BC

X3 = m0 + m1 + m8 + m9 = AB

X4 = m6 + m7 = ABC

Hàm G sau khi rút gọn theo dạng chính tắc 1 có dạng:

G = X1 + X2 + X3 + X4 = D + BC + AB +ABC




Biểu thức đầy đủ của hàm G ở dạng chính tắc 2 có dạng:

G =  m (3,5,13,15)

Gồm 4 số hạng có mặt đầy đủ các biến A,B,C,D. Ta thực hiện gom như sau:

X1 = m5 + m13 = B +C + D

X2 = m13 + m15 = A + B + D

Hàm G sau khi tối thiểu có dạng:

G = X1.X2 = (B + C + D)(A + B + D)




Trong các ví dụ trên ta lưu ý rằng trong một ô lớn sau khi đã gom các ô nhỏ các biến logic nào có giá trị thay đổi thì sẽ không còn có mặt trong biểu thức thu gọn nữa và những ô nhỏ trong ví dụ 2 (m3) không thể gom với một ô nào khác nằm kề bên về mọi phía.

CHƯƠNG 2: CÁC MẠCH LOGIC CƠ BẢN

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG

Các mạch điện tử số sẽ hoạt động ở chế độ hai trạng thái (chế độ nhị phân), ở đó mỗi điện thế ở cổng vào và cổng ra của chúng chỉ nhận các giá trị 1 (có điện thế với mức cao) và giá trị 0 (không có điện thế hoặc mức điện thế thấp). Đặc điểm quan trọng này cho phép chúng sẽ thực hiện được các hàm logic khi thực hiện thiết kế mạch (tìm các mạch logic thích hợp để thực hiện một hàm logic muốn có) hoặc sử dụng đại số logic làm công cụ mô tả, phân tích nhiệm vụ, chức năng của chúng qua đó phân tích, thiết kế các hệ thống kỹ thuật số.



1.1.Định nghĩa:

Cổng logic là một trong những thành phần cơ bản để xây dựng mạch số. Nó được thiết kế trên cơ sở các phần tử linh kiện bán dẫn như điot, BJT, FET…để hoạt động theo bảng trạng thái cho trước.



1.2.Phân loại:

Có ba cách phân loại ngõ ra:



  • Phân loại cổng theo chức năng: ta có các loại cổng như:

      • Cổng không đảo (BUFFER)

      • Cổng đảo (NOT)

      • Cổng và (AND)

      • Cổng hoặc (OR)

      • Cổng NAND

  • Phân loại cổng theo phương pháp chế tạo: ta có các loại cổng như:

      • Cổng logic dùng Diode

      • Cổng logic dùng BJT

      • Cổng logic dùng MOSFET

  • Phân loại cổng theo ngõ ra: ta có các loại cổng như:

  • Ngõ ra cột chạm (Totem pole output)

  • Ngõ ra cực thu để hở (Open Collector output)

  • Ngõ ra ba trạng thái (Three States Output)

1.3. Các thông số:

Các nhà sản xuất bao giờ cũng cung cấp các tính chất đặc trưng của một cổng logic nhằm sử dụng các cổng này một cách có hiệu quả, đúng chức năng và khả năng của nó.



  1. Trở kháng ra: trở kháng tại đầu ra của cổng khi ở mức “1” và khi ở mức “0”, người ta luôn muốn thiết kế để cổng ra có trở kháng nhỏ.

  2. Hệ số mắc tải ngõ ra: hay còn gọi là khả năng tải của một phần tử logic là số cổng logic khác có thể nối đồng thời tới đầu ra của cổng đang xét, chỉ xác định cho cổng cùng loại.

  3. Nguồn một chiều để cung cấp cho cổng làm việc.

  4. Công suất tiêu thụ của một cổng logic được xác định theo số lượng các linh kiện (điện trở, transitor) làm việc ở chế độ bão hòa.

  5. Độ chống nhiễu: xác định bỡi biên độ điện áp nhiễu tối đa tác động tới đầu vào của cổng mà không làm thay đổi trạng thái đầu ra của nó. Được đánh giá theo 2 tiêu chuẩn:

    • Trạng thái hoạt động kém nhất (về điện thế nguồn, về hệ số tải, nhiệt độ…)

    • Ảnh hưởng qua lại giữa các cổng logic cùng loại khi ghép nối với nhau (sẽ gây nhiêu cho nhau).

Bảng 2.1: CÁC ĐẶC TÍNH CHUẨN CỦA CÁC CỔNG LOGIC.

Loại công nghệ

Tham số


RTR

DTL

HTL

TTL

ECL

PMOS

CMOS

Loại cổng cơ bản

NOR

NAND

NAND

NAND

OR-NOR

NAND

NOR-NAND

Trở kháng ra (khi đầu ra ở mức cao)

640

6K/2K

15K/1,5K

70

15

2K

1,5K

Trở kháng ra (khi đầu ra ở mức thấp)

Rbh

Rbh

Rbh

Rbh

15

25K

1,5K

Nguồn cung cấp(V)

3,610%

510%

151

510%

-5,210%

-272

-131

+318

Công suất tiêu thụ với một cổng(mW)

12

8

22

10

40

0,1

0,11

Mức độ chống nhiễu

Thường

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Khá

Rất tốt

Thời gian trễ với một cổng (ns)

12

30

90

10

2

700

30

Tần số xung nhịp cực đại(MHz)

8

12

4

35

60

1

10

Hệ số mắc tải

5

8

10

10

25



>50

  1. Trễ truyền đạt (thời gian trễ) với một cổng là khoảng thời gian từ lúc cổng nhận được tín hiệu logic ở đầu vào cho đến khi đầu ra của nó xác lập được trạng thái tương ứng.

  • Trễ truyền đạt là tiêu chuẩn đánh giá tốc độ làm việc của mạch. Tốc độ làm việc của mạch tương ứng với tần số mà mạch vẫn còn hoạt động đúng. Như vậy trễ truyền đạt càng nhỏ càng tốt hay tốc độ làm việc càng lớn càng tốt.

  • Đối với hầu hết các vi mạch số hiện nay, trễ truyền đạt là rất nhỏ, cỡ vài nano giây (ns). Một vài loại mạch logic có thời gian trễ lớn cỡ vài trăm nano giây. Do đó khi mắc liên tiếp nhiều mạch logic thì trễ truyền đạt của toàn mạch sẽ bằng tổng trễ truyền đạt của mỗi tầng.

  1. Tần số xung nhịp cực đại là khả năng phản ứng nhanh nhất của một cổng mà nó vẫn còn phân biệt tốt hai trạng thái logic. Xác định tần số này nhờ mắc một cặp cổng tạo thành mạch tạo xung tạo ra cao tới đâu.

Bài 2: CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

  1. Công nghệ đơn cực: (MOS – METAL OXID SEMI-CONDUCTER)

Công nghệ MOS (Metal Oxide Semiconductor-kim loại oxit bán dẫn) có tên gọi xuất xứ từ cấu trúc MOS cơ bản của một điện cực nằm trên lớp oxit cách nhiệt, dưới lớp oxit là đế bán dẫn. Transistor trong công nghệ MOS là transistor hiệu ứng trường, gọi là MOSFET (Metal oxide silicon field effect transistor). Có nghĩa điện trường ở phía điện cực kim loại của lớp oxit cách nhiệt có ảnh hưởng đến điện trở của đế. Phần nhiều IC số MOS được thiết kế hết bằng MOSFET, không cần đến linh kiện nào khác.

Đặc điểm:

    • Dễ chế tạo vì qui trình thực hiện đơn giản và ít công đoạn hơn công nghệ lưỡng cực do vây giá thành rẻ.

    • Mật độ tích hợp cao vì transistor đơn cực nhỏ về kích thước và tiêu thụ rất ít điện năng.

    • Công suất tiêu thụ nhỏ.

    • Thiết bị MOS chiếm ít chỗ trên chip hơn so với BJT, thông thường, mỗi MOSFET chỉ cần 1 mm2 diện tích chip, trong khi BJT đòi hỏi khoảng 50 mm2.

    • Không dùng các thành phần điện trở trong IC, vốn chiếm quá nhiều diện tích chip trong IC lưỡng cực.

    • IC MOS có thể dung nạp nhiều phần tử mạch trên 1 chip đơn hơn so với IC lưỡng cực. MOS có mật độ tích hợp cao làm MOS thích hợp cho các IC phức tạp, như chip vi xử lí và chip nhớ.

    • Do vậy, thiết bị MOS đặc biệt là CMOS đã đã được sử dụng khá rộng rãi trong mạch MSI mặc dù tốc độ có thua các IC TTL cao cấp và dễ bị hư hỏng do bị tĩnh điện.

    • Tùy theo loại MOSFET được dùng mà công nghệ này còn được chia thành các loại sau:

+ PMOS dùng MOSFET kênh P.

+ NMOS dùng MOSFET kênh N tăng cường.

+ CMOS (MOS bù) dùng cả 2 thiết bị kênh P và kênh N.


      1. Họ PMOS:

MOSFET dùng ở đây có kênh p nên gọi là PMOS (phần tử mang điện là các lỗ trống). Các lỗ trống vốn dịch chuyển khó hơn các điện tử n nên PMOS có tần số làm việc nhỏ (khoảng 1MHz) ; mật đọ tích hợp lớn, công suất tiêu thụ nhỏ, dễ chế tạo. Tuy nhiên, họ PMOS tại không tương thích với họ TTL đòi hỏi cần nhiều nguồn điện áp nối khác nhau.

Các P loại chậm, rẻ tiền thường dùng để chế tạo bằng công nghệ này. Ví dụ: NEC COM 43/44/45 và TMS 1000.



2.1.2 Họ NMOS:

Kênh dẫn trong MOSFET này là kênh điện từ n do đó đạt được tốc độ dịch chuyển cao hơn PMOS hàng chục lần. Mật độ tích hợp rất lớn. Ví dụ: RAM 256 Kbit thích hợp cho các VLSI, công suất tiêu thụ tương đương PMOS: trung bình 0.2mW/cổng.

NMOS nói chung là tương thích với TTL chỉ cần một nguồn nuôi duy nhất trong nhiều trường hợp. Cải tiến của họ này có các loại sau: HMOS, XMOS, VMOS có mật độ tích hợp cao hơn, công suất tiêu thụ ít hơn, tần số làm việc lớn hơn.

Các LSI, VLSI và các P 16, 32 bit thường được chế tạo bằng NMOS. Ví dụ: 8080/ 8085 / 8086 , Z80 / Z8000 / Z80000 , MC 6800 / 68000 , NS 26000 / 32000…



Một số mạch logic dùng họ NMOS:







Hình 2.1: Cổng logic dùng NMOS kênh cảm ứng.

a, Cổng NOT; b, Cổng NOR ;c, Cổng NAND.

Trong mạch hình 2.1a cổng NOT được thực hiện nhờ công nghệ NMOS kênh cảm ứng (kênh chỉ có tín hiệu thích hợp cực tính dương xuất hiện ở đầu vào, các vi điện tử số dựa trên cấu trúc này ký hiệu là E/EMOS).

Mạch gồm 2 MOSFET: T2 làm chuyển mạch còn T1 làm tải cố định và luôn dẫn, điện trở của T1 khoảng 100 k.

Ngõ vào mạch đặt ở cực G của T2, còn ngõ ra lấy ở điểm chung của cực S T1 và cực D T2. Nguồn phân cực cho mạch giả sử dùng 10V.

Khi VA = 10 V, ngõ vào mức cao kích cho T2 dẫn, trở trên T2 còn khoảng 1K cầu phân áp giữa RT1 và RT2 cho phép áp ra còn khoảng 0,1V tức là ngõ ra ở mức thấp

Khi VA = 0V, ngõ vào ở mức thấp, T2 ngắt, trở trên nó khá lớn khoảng 1010 . Cầu phân áp RT1 và RT2 sẽ đặt áp ngõ ra xấp xỉ nguồn, tức là ngõ ra ở mức cao.

Vậy mạch hoạt động như một cổng NOT. Cổng NOT được xem là mạch cơ bản nhất của công nghệ MOS. Nếu ta thêm T3 mắc nối tiếp và giống với T2 thì sẽ được cổng NAND. Nếu ta mắcT3 song song và giống với T2 thì sẽ được cổng NOR. Cổng AND và cổng OR được tạo ra bằng cách thêm cổng NOT ở ngõ ra của cổng NAND và cổng NOR vừa được tạo ra.


      1. Họ CMOS: (Complementary MOS)

Ở đây sử dụng các cặp MOSFET kênh n và kênh p ở chế độ tải tích cực do đó công suất tiêu thụ rất nhỏ, trung bình khoảng 10W/cổng. CMOS lại rất tin cậy vì ngưỡng đổi trạng thái logic bằng khoảng ½ điện áp nuôi. Tuy nhiên tần số làm việc và mức tích hợp có phần nào bị hạn chế so với NMOS. Các vi mạch CMOS thường được dùng trong các thiết bị điện tử y tế, quân sự, công nghiệp,…Mặc dù còn rất đắt nhưng chúng có khả năng thay thế họ NMOS trong tương lai.



Hình 2.2. Cấu tạo một cổng CMOS

Những loại SOSMOS (CMOS trên Saphỉre) và họ HCMOS gần đây đã đạt được tốc độ xấp xỉ TTL trong khi mật độ tích hợp rất cao (như PMOS). Nhược điểm của chúng là khi làm việc ở 5V thích hợp với TTL thì tốc độ bị giảm đi nhiều.

a. Phân loại:

Có nhiều loại IC logic CMOS với cách đóng vỏ (package) và chân ra giống như các IC loại TTL. Các IC có quy mô tích hợp nhỏ SSI vỏ DIP (dual inline package): với hai hàng chân thẳng hàng 14 hay 16 được dùng phổ biến.



  • CMOS cũ họ 4000, 4500:

Hãng RCA của Mỹ đã cho ra đời loại CMOS đầu tiên lấy tên CD4000A. Về sau RCA có cải tiến để cho ra loạt CD4000B có thêm tầng đệm ra, sau này hãng lại bổ sung thêm loạt CD4500, CD4700.

Hãng Motorola (Mỹ) sau đó cũng cho ra loạt CMOS MC14000, MC14000B, MC14500 tương thích với sản phẩm cũ của RCA.




tải về 1.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương