Chương 1: CƠ SỞ KỸ thuật số giới thiệU


Đặc điểm chung của loạt này là



tải về 1.11 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.11 Mb.
#3873
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Đặc điểm chung của loạt này là:

    • Điện áp nguồn cung cấp từ 3V đến 18V mà thường nhất là từ 5 đến 15 V.

    • Công suất tiêu hao nhỏ.

    • Riêng loại 4000B do có thêm tầng đệm ra nên dòng ra lớn hơn, kháng nhiễu tốt hơn mà tốc độ cũng nhanh hơn loại 4000A trước đó.

    • Tuy nhiên các loại trên về tốc độ thì tỏ ra khá chậm chạp và dòng cũng nhỏ hơn nhiều so với các loại TTL và CMOS khác. Chính vì vậy chúng không được sử dụng rộng rãi ở các thiết kế hiện đại.

  • Loại 74CXX:

Đây là loại CMOS được sản xuất ra để tương thích với các loại TTL về nhiều mặt như chức năng, chân ra nhưng khoản nguồn nuôi thì rộng hơn. Các đặc tính của loại này tốt hơn loại CMOS trước đó một chút tuy nhiên nó lại ít được sử dụng do đã có nhiều loại CMOS sau đó thay thế loại CMOS tốc độ cao 74HCXX và 74HCTXX. Đây là 2 loại CMOS được phát triển từ 74CXX.

74HCXX có dòng ra lớn và tốc độ nhanh hơn hẳn 74CXX, tốc độ của nó tương đương với loại 74LSXX, nhưng công suất tiêu tán thì thấp hơn. Nguồn cho nó là từ 2V đến 6V.

Còn 74HCTXX chính là 74HCXX nhưng tương thích với TTL nhiều hơn như nguồn vào gần giống TTL: 4,5V đến 5,5V. Do đó 74HCTXX có thể thay thế trực tiếp cho 74LSXX và giao tiếp với các loại TTL rất bình thường.

Ngày nay 74HC và 74HCT trở thành loại CMOS hay dùng nhất mà lại có thể thay thế trực tiếp cho loại TTL thông dụng.



  • Loại CMOS tiên tiến 74AC, 74ACT:

Loại này được chế tạo ra có nhiều cải tiến cũng giống như bên TTL, nó sẽ hơn hẳn các loại trước đó nhưng việc sử dụng còn hạn chế cũng vẫn ở lí do giá thành còn cao.

Chẳng hạn cấu trúc mạch và chân ra được sắp xếp hợp lí giúp giảm những ảnh hưởng giữa các đường tín hiệu vào ra do đó chân ra của 2 loại này khác với chân ra của TTL.

Kháng nhiễu, trì hoãn truyền, tốc độ đồng hồ tối đa đều hơn hẳn loại 74HC, 74HCT.

Kí hiệu của chúng hơi khác một chút như 74AC11004 là tương ứng với 74HC04. 74ACT11293 là tương ứng với 74HCT293.



  • Loại CMOS tốc độ cao FACT:

Đây là sản phẩm của hãng Fairchild, loại này có tính năng trội hơn các sản phẩm tương ứng đã có.

  • Loại CMOS tốc độ cao tiên tiến 74AHC, 74AHCT:

Đây là sản phẩm mới đã có những cải tiến từ loại 74HC và 74HCT, chúng tận dụng được cả 2 ưu điểm lớn nhất của TTL là tốc độ cao và của CMOS là tiêu tán thấp do đó có thể thay thế trực tiếp cho 74HC và 74HCT.

Bảng sau cho phép so sánh công suất tiêu tán và trì hoãn truyền của các loại TTL và CMOS ở nguồn cấp điện 5V.







Loại

PD(mW)

TD(ns)

TTL

74

74S


74LS

74AS


74ALS

74F


10

20

2



8

2

4



10

3

10



2

4

3



CMOS

4000

4500


74C

74HC


74HCT

74AC


74ACT

0

0

0



0

0

0



0

100

100


50

10

10



3

3




Ngoài các loại trên công nghệ CMOS cũng phát triển một số loại mới gồm:

  • BiCMOS:

Đây là sản phẩm kết hợp công nghệ lưỡng cực TTL với công nghệ CMOS nhờ đó tận dụng được cả 2 ưu điểm của 2 cộng nghệ là tốc độ nhanh và công suất tiêu tán thấp. Nó giảm được 75% công suất tiêu tán so với loại 74F trong lúc vẫn  giữ được tốc độ và đặc điểm điều khiển tương đương. Nó cũng có chân ra tương thích với TTL và hoạt động ở áp nguồn 5V. Tuy nhiên Bi CMOS thường chỉ được tích hợp ở quy mô vừa và lớn dùng  nhiều trong giao diện vi xử lí và bộ nhớ, như mạch chốt, bộ đệm, bộ điều khiển hay bộ thu phát.

  • Loại CMOS điện thế thấp:

Đây là loại CMOS khá đặc biết có áp nguồn giảm xuống chỉ còn khoảng 3V. Khi áp giảm sẽ kéo theo giảm công suất tiêu tán bên trong mạch nhờ đó mật độ tích hợp của mạch tăng lên, rồi tốc độ chuyển mạch cũng tăng lên điều này rất cần thiết trong các bộ vi xử lí bộ nhớ ... với quy mô tích hợp VLSI. Cũng có khá nhiều loại CMOS áp thấp, và đây là xu hướng của mai sau, ở đây chỉ nói qua về một số loại của hãng Texas Instruments

    • 74LV (low voltage): là loạt CMOS điện thế thấp tương ứng với các vi mạch số SSI và MSI của các công nghệ khác. Nó chỉ hoạt động được với các vi mạch 3,3V khác

    • 74LVC (low voltage CMOS ): gồm rất nhiều mạch SSI và MSI như loạt 74. Nó có thể nhận mức 5V ở các ngõ vào nên có thể dùng để chuyển đổi các hệ thống dùng 5V sang dùng 3,3V khác. Nếu giữ dòng điện ở ngõ ra đủ thấp để điện thế ngõ ra nằm trong 1 giới hạn cho phép, nó cũng có thể giao tiếp với các ngõ vào TTL 5V. Tuy nhiên áp vào cao của các CMOS 5V như 74HC hay 74AHC khiến chúng không thể điều khiển từ các vi mạch LVC.

    • 74ALVC (advanced low voltage CMOS ): là loạt CMOS điện thế thấp, chủ yếu để dùng cho các mạch giao diện bus hoạt động ở 3,3V.

    • 74LVT (low voltage BiCMOS): giống như 74LVC có thể hoạt động ở logic 5V và có thể dùng như mạch số chuyển mức 5V sang 3V.

Bảng sau so sánh một số đặc tính của các loại CMOS áp thấp:

Thông số

LV

LVC

ALVC

LVT

VCC

VIH

VIL

IOH

IOL

Trì hoãn truyền



2,7 đến 3,6V

2 đến VCC+ 0,5

0,8

6

6



18

2 đến 3,6V

2 đến 6,5

0,8

24

24



6,5

2,3 đến 3,6V

2 đến 4,6

0,8

32

64



3

2,7 đến 3,6V

2 đến 7


0,8

32

64



3

b, Một số mạch logic dùng họ CMOS:





Hình 2.3. Cổng logic dùng công nghệ CMOS.

a, Cổng NOT; b, Cổng NOR.

Mạch hình 2.3.a, là dạng cổng NOT dùng công nghệ CMOS (ở đây có cặp MOSFET kênh cảm ứng T1 loại kênh N, T2 loại kênh p được chế tạo theo kểi sinh đôi) Nếu không sử dụng điện trở tải RD mắc ở cực máng của T1, RD có giá trị vài chục k và giá trị RD lớn đảm bảo đặc tính chuyển mạch lúc tĩnh tốt do công suất tieu thụ lúc T1 nối mạch nhỏ và mức điện thế thấp (Z = 0) ứng với VZ có giá trị nhỏ, việc chuyển trạng thái của T1 có độ dốc từ mức 1 về mức 0 lớn nên thời gian trễ nhỏ, chống nhiễu tốt. Tuy nhiên khi tải có tính điện dung (Ctải) (thường gặp trong thực tế đặc biệt với nhóm công nghệ MOS, khi ghép liên tiếp các cổng MOS lại), do quá trình nạp của Ctải qua RD từ mức Z = 0 đến mức Z = 1 xảy ra chậm vì RD lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chuyển từ mức thấp tới mức cao của VZ (chuyển giá trị của Z từ o lên 1). Vì các lý do đó người ta thay thế RD bằng tải T2.

Mạch hình 2.3.a, T2 là loại MOS kênh P cảm ứng, các cực cữa G1, G2 nối chung và làm đầu vào, các cực D1 , D2 nối chung thành đầu ra, khi làm việc S2 nối cực dương nguồn +VDD còn S1 nối với 0V. Chọn VDD > VP1 + VP2 (VP1 và VP2 là các điện áp mở của T1 và T2 ). Khi A = 0 (VA ở mức thấp) T1 ngắt mạch do đó VGS2=

- VDD>VP2 làm T2 nối mạch, điện thế đầu ra ở mức rất cao Z = 1. Còn khi A = 1 (VA ở mức cao hơn giá trị VP1) T1 nối mạch làm VGS2 = 0 và T2 ngắt mạch điện thế đầu ra ở mức thấp.

Như vậy với mọi giá trị A (bằng 0 hay bằng 1) trong cặt T1, T2 luôn có một phần tử ngắt mạch, dòng điện tĩnh đi qua chúng xấp xỉ bằng và công suất tiê hao ở chế độ tĩnh đạt nhỏ tới cỡ 10-6 đến 10-7W rất có ưu điểm trong chế tạo tích hợp chúng với mật độ lớn thành IC số, đây là công nghệ tiên tiến nhất của IC số.

Mạch hình 2.3.b, sử dụng 2 cặp FET TA, TA’ và TB, TB’ chế tạo theo công nghệ CMOS. Mạch làm việc như sau: khi có ít nhất một đầu vào ở mức cao (Ví dụ A = 1) TA nối mạch và Z ở mức thấp (Z = 0). Khi A = B = 0 cả TA và TB ngắt mạch Z, chuyển lên mức điện thế cao (Z = 1). Cổng hoạt động tuân theo qui luật của bảng chân lý hàm NOR.

Đường nét đứt là các đầu vào A, B sử dụng các diode DA, DA’ và DB, DB’ có nhiệm vụ bảo vệ cữa vào chống bị đánh thủng lớp điện môi cách ly cực G và kênh hay đánh thủng tĩnh điện với lớp này.

b, Các IC CMOS:

Có rất nhiều IC loại CMOS có mã số và chức năng logic tương tự như các IC TTL chẳng hạn bên TTL IC 4 cổng nand 2 ngõ vào là 7400, 74LS00, 74AS00,... thì bên CMOS cũng tương tự có 74C00, 74HC/HCT00, 74AC11000,... Tuy nhiên không phải tất cả bên TTL có thì bên CMOS cũng có. CMOS cũng còn có những loại riêng, chẳng hạn với cổng nảy schmitt trigger ngoài 74HC/HCT14 gồm 6 cổng đảo, 74HC/HCT132 gồm 4 cổng nand 2 ngõ vào  còn có 4014, 4534 cũng gồm 6 cổng đảo, 4093 cũng gồm 4 cổng nand 2 ngõ vào; hay 4066 là cổng truyền 2 chiều số tương tự vv...





Hình 2.4. Sơ đồ chân của một số IC CMOS.

  1. Công nghệ lưỡng cực:

Trước khi đi vào cấu trúc của mạch TTL cơ bản, xét một số mạch điện cũng có khả năng thực hiện chức năng logic như các cổng logic trong vi mạch TTL:

2.2.1 Họ DR: (Diode resistor)

Mạch ở hình 2.5  hoạt động như một cổng AND. Thật vậy, chỉ khi cả hai đầu A và B đều nối với nguồn, tức là để mức cao, thì cả hai diode sẽ ngắt, do đó áp đầu ra Y sẽ phải ở mức cao. Ngược lại, khi có bất cứ một đầu vào nào ở thấp thì sẽ có diode dẫn, áp trên diode còn 0,6 hay 0,7V do đó ngõ ra Y sẽ ở mức thấp.



Hình 2.5. Cổng AND

2.2.2 Họ RTL: (Resistor Transistor Logic):

Hình 2.6 là một mạch thực hiện chức năng của một cổng logic bằng cách sử dụng trạng thái ngắt dẫn của transistor.

Hai ngõ vào là A và B, ngõ ra là Y.

Phân cực từ hai đầu A, B để Q hoạt động ở trạng thái ngắt và dẫn bão hoà:

Cho     A = 0, B = 0  Q ngắt, Y = 1

            A = 0, B = 1  Q dẫn bão hoà, Y = 0

            A = 1, B = 0  Q dẫn bão hoà, Y = 0

            A = 1, B = 1  Q dẫn bão hoà, Y = 0




Hình 2.6. Cổng RTL

Có thể tóm tắt lại hoạt động của mạch qua bảng dưới đây

A

B

C

0

0

1



1

0

1

0



1

1

0

0



0



Nghiệm lại thấy mạch thực hiện chức năng như một cổng logic NOR.

Vì có cấu tạo ở ngõ vào là điện trở, ngõ ra là transistor nên mạch NOR trên được xếp vào dạng mạch RTL.

Với hình trên, nếu mạch chỉ có một ngõ vào A thì khi này sẽ có cổng NOT, còn khi thêm một tầng transistor trước ngõ ra thì sẽ có cổng OR.


2.2.3 Họ DTL: (Diode Transistor Logic):

Để có cổng logic loại DTL, ta thay hai R bằng hai diode ở ngõ vào của mạch RTL (hình 2.7).



Khi A ở thấp, B ở thấp hay cả 2 ở thấp thì diode dẫn làm transistor ngắt do đó ngõ ra Y ở cao.

Khi A và B ở cao thì cả hai diode ngắt => Q dẫn => y ra ở thấp

Rõ ràng đây là 1 cổng NAND dạng DTL (diode ở đầu vào và transistor ở đầu ra).





Hình 2.7. Cổng DTL

2.2.4 Họ ECL (Mạch logic ghép cực phát – EMITTER COUPLER LOGIC)

Đặc điểm: Các transistor đều làm việc ở chế độ không bão hòa. Do vậy tốc độ chuyển biến nhanh (tc.mạch < 1ns), công suất tiêu thụ lớn (trung bình 25mW/cổng), khó đạt được mật độ tích hơp cao. Chế tạo phức tạp. Điện áp nguồn -5,2V, không tương hợp với các họ khác về mặt logic.







Hình 2.8. Cổng logic dùng công nghệ CMOS.

a, Cổng NOT; b, Cổng NOR.

Ở mạch 2.3.a, T1, T2 là hai transistor tại hai cổng ra của 2 vi mạch khi đấu hai đầu ra của chúng với nhau ta được Z = A + B. Khi sử dụng ECL chỉ có thể dùng 1 IC với 2 cổng vào A và B và 2 cổng ra trong đó có một cổng ra thực hiện hàm Z, (cổng ra còn lại thực hiện hàmZ ).

Ở mạch 2.3.b, là cổng OR – NOR có tốc độ làm việc nhanh nhất trong các loại cổng logic. T1, T2 là transistor đầu vào, T3 là transistor chuẩn kết hợp với T1 hoặc T2 tạo nên tính chất vi sai, T4 kết hợp bộ chia áp R5, R6 và hai diode để ổn định nhiệt. D1, D2 có nhiện vụ tạo ra một điện áp chuẩn có giá trị 1,175V tại cực E của T4 UBB = -1,175V (đây là giá trị điện áp đã được chọn kỹ để thõa mãn các mức logic và chống tạp âm), T5, T6 là các transistor ở đầu ra Z2 và Z1 tương ứng.

Khi A và B ở điện thế rất thấp (< - 1,25V tương ứng A = B = 0) T1 và T2 ngừng dẫn điện, T3 dẫn dòng (nhưng không bão hòa) có VC3  - 1V và VE3  1,9V (do UBB duy trì) đầu ra Z1 khi đó ở mức thấp: VC3 – VBE6  -1,65V đồng thời đầu ra ở mức điện thế cao (- 0,75V) vì VC1 = VC2 = 0V.

Khi có một đầu vào (ví dụ A) có điện thế bớt âm đi (A = 1) T1 đẫn điện vì đủ điện thế VBE1 dòng IC1  IC3  dẫn tới VC1 VC3 tới lúc T3 ngừng dẫn (khi VA đạt cỡ - 1V) đầu ra Z1 nâng lên mức – 0,75V (Z = A + B = 1), còn đầu ra có điện thế giảm tới – 1,65V ứng với giá trị Z2 = 0. Hoàn toàn tương tụ với B = 1 hay A = B = 1, đó là bảng chân lý của cổng NOR (với Z2) và cổng OR (với Z1).

Nhờ cặp T5, T6 tổng đện trở ra của mạch (mắc CC) nhỏ cỡ 15 nhờ đó có tác động nhanh, có hai đầu ra liên hợp thuận tiện cho việc sử dụng, có tổng trở đầu vào lớn (cỡ 100K). Tuy nhiên cấu trúc 2.3b dùng nguồn âm mạch phức tạp và khó phối kết hợp với các cổng logic khác.

Các mạch RTL, DTL ở trên đều có khả năng thực hiện chức năng logic nhưng chỉ được sử dụng ở dạng đơn lẻ không được tích hợp thành IC chuyên dùng bởi vì ngoài chức năng logic cần phải đảm bảo người ta còn quan tâm tới các yếu tố khác như:


    • Tốc độ chuyển mạch (mạch chuyển mạch nhanh và hoạt động được ở tần số cao không).

    • Tổn hao năng lượng khi mạch hoạt động (mạch nóng, tiêu tán mất năng lượng dưới dạng nhiệt).

    • Khả năng giao tiếp và thúc tải, thúc mạch khác.

Khả năng chống các loại nhiễu không mong muốn xâm nhập vào mạch, làm sai mức logic.

2.2.5 Họ TTL (TRANSISTOR - TRANSISTOR LOGIC)

Họ này được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và đã trở thành một tiêu chuẩn: gọi là sự tương hợp TTL để xét các họ khác về mức logic:

“0” : 0V ÷ 0.8V

“1” : 2.4V ÷ 5V

Đặc điểm: transistor làm việc trong chế độ bão hòa nê thời gian trễ lớn khoảng vài nanô giây, công suất tiêu thụ nhỏ hơn công suất tiêu thụ của mạch ECL vài lần; mật đọ tích hợp cao. TTL chỉ dùng một nguồn điện áp nuôi duy nhất là 5V.

Một số ký hiệu của họ TTL:

Theo nhiệt độ ta có các loại sau:

74 : 00C ÷ 700C

84 : -250C ÷ 850C

54 : -550C ÷ 1250C

Quá trình cải tiến TTL di theo 2 hướng chính:

Tăng tốc độ: Dùng diode Schottky (tạ bỡi ghép một chất bán dẫn và kim loại). Đặc điểm của diode Schottky là thời gian trễ rất nhỏ. Nhờ diode, transistor không làm việc ở cế độ bão hòa do vậy tăng tốc độ lên (3ns) nhưng lại tiêu tốn điện năng gấp đôi (20mW/cổng). Mới nhất là TTL – AS(Avanced Schottky) nhanh gần bằng ECL (1,2ns).

Giảm công suất tiêu thụ ít hơn 10 lần (1mW/cổng) song lại chậm hơn 3 lần (30ns).

Kết hợp cả hai hướng cải tiến này đã có:

TTL – LS (10ns, 2mW/cổng)

TTL – ALS (3ns, 1.25mW/cổng)

Ngoài ra người ta cũng chế tạo các TTL công suất cao dùng cho các mạch đòi hỏi công suất lớn. Ví dụ: 74H00.

TTL là loại vi mạch đang được sử dụng rộng rãi các mạch ra của họ TTL có nhiều loại khác nhau.





Hình 2.9. Cổng NAND dùng công nghệ TTL.

Mạch điện hình 2.4 là cấu trúc cổng NAND loại TTL gồm 3 phần chính: T1 (loại transistor nhiều cực E) kết hợp R1 có chức năng 1 cổng AND có hai cữa vào A và B, T2 kết hợp với R2 và R3 tạo ra một tầng khuếch đại đệm đảo pha phân tải chế độ đóng ngắt để làm nguồn tín hiệu điều khiển mạch điện tầng ra T4 và T5 làm việc ở chế độ đóng ngắt kiểu đẩy kéo (luân phiên nhau) nhờ hai tín hiệu ngược pha nhau xuất hiện trên cực C và E của T2. Khi có ít nhất một đầu vào ở mức thấp, T1 sẽ dẫn điện bão hòa theo đầu vào này kéo theo T2 và T5 ngắn mạch, T3 và T4 nối mạch đầu ra ở mức cao (Z = 1).

Khi tất cả đầu vào ở mức cao (A = B = 1) T1 ngắt mạch đẩy T2 và T5 nối mạch, T3 và T4 ngắn mạch, đầu ra ở mức thấp (Z = 0) chính là chức năng của cổng NAND. Việc tính toán chi tiết với giả thiết khi A ở mức thấp VA = 0,3V thì VB1 = 1V và IB1 = 1,33mA, T1 bão hòa sâu với VCE1  0,1V và VB2 = VA + VCE1 = 0,4V làm T2 và T5 ngắt, T3 và T4 nối mạch IB3 rất nhỏ nên VB3  5V, do đó VZ = VB3 – VB4 = 5V – 1,4V = 3,6V tức là Z ở mức cao (Z = 1).

Để nâng cao chất lượng cổng NAND (với vai trò là cổng phổ biến nhất trong các cổng cơ bản đã nêu) về các mặt: tốc độ chuyển trạng thái nhanh, tiêu hao năng lượng ít, năng lực chống nhiễu tốt và tăng mật độ thích hợp phối ghép trong IC số, người ta tìm cách cải tiến mạch hình 2.4 theo hướng chống bão hòa cho T1 T2 T3 và T5 nhờ diode Schottky phân dòng IB transistor, bổ sung một transistor T5 làm nguồn phóng điện cho base của T5 nhờ đó tăng độ dốc của đặc tính tryền đạt điện áp.



  • Quy mô tích hợp các IC TTL:

Các mạch cổng logic như trên được tích hợp lại thành một mạch tổ hợp bán dẫn rất rất nhỏ và được đặt vào giữa một vỏ bọc, có dây kim loại nối ra ngoài các chân. Thường thì với mạch cổng nand như ở trên sẽ có bốn mạch như thế được tích hợp trong một vỏ bọc, chúng thuộc loại tích hợp cỡ nhỏ: small scale integration (SSI), một số IC đặc biệt có số cổng lớn hơn một chút hay quy mô phức tạp hơn nên thuộc loại tích hợp cỡ vừa: medium scale integration (MSI). Khi nằm trong IC tích hợp, sự sắp xếp mạch và các chân ra vào cho loại cổng chuẩn này (ví dụ với loại cổng nand) sẽ là:



Hình 2.10: Minh họa một cổng NAND.

Có nhiều mạch khác sẽ tích hợp nhiều cổng hơn và tất nhiên thành phần chính của những mạch này sẽ là các transistor và quy mô tích hợp có  thể từ hàng trăm đến hàng trăm triệu transistor trên một phiến bán dẫn, chỉ được đặt trong một vỏ bọc không lớn quá vài xen ti mét vuông. Chẳng hạn



Các mạch chuyển đổi mã, dồn tách kênh, mạch logic và số học mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau thuộc loại tích hợp cỡ vừa, một số là loại tích hợp cỡ lớn : large scale integration (LSI) vì cấu trúc mạch gồm khoảng từ 12 đến 100 cổng cơ bản (MSI) hay 100 đến 1000 cổng cơ bản (LSI)

Các mạch nhớ, vi điều khiển, vi xử lí, lập trình có thể tích hợp từ hàng ngàn đến hàng triệu cổng logic trong nó và được xếp vào loại tích hợp cỡ rất lớn (VLSI) siêu lớn (ULSI).

CHƯƠNG 3: MẠCH TỔ HỢP

Trong phần này chúng ta sẽ xét tới các cổng logic tổ hợp được tích hợp trong một chip (IC) cỡ vừa (MSI) có chứa khoảng vài chục đến vài trăm cổng logic cơ bản đã xét ở chương 2. Nhóm linh kiện này được chế tạo nhằm thực hiện một số các hoạt động truyền tải biến đổi các dữ liệu thông tin nhị phân, xử lý chúng theo một cách thức nào đó, bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau:



  • Mã hóa và giải mã các luồng ký tự nhị phân (gọi chung là các quá trình biến đổi mã) mà phần lý luận đã đề ra trong chương 1.

  • Dồn kênh và phân kênh để chọn hoặc chia tách các luồng số nhị phân theo những yêu cầu nhất định để định tuyến cho chúng trong việc truyền dẫ thông tin.

  • Các phép so sánh số để đánh giá định tính và định lượng trọng số của số nhị phân.

  • Truyền dữ liệu thông qua kênh thông tin chung.

  • Logic tổi hợp có thể lập trình được PLA.

  • Quan sát và phân tích để xử lý lỗi trong các mạch số …


tải về 1.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương