Gx Chöông 1: khaùi nieäm chung veà khí cuï ÑIEÄN. Bài 1 : Khái Niệm, Phân Loại 1 Khái niệm



tải về 0.52 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.52 Mb.
#8450
  1   2   3   4   5   6

Đề cương bài giảng

Gx Chöông 1: KHAÙI NIEÄM CHUNG VEÀ KHÍ CUÏ ÑIEÄN .
Bài 1.1 : Khái Niệm , Phân Loại

1.1.1.Khái niệm:

Khí cụ điện (KCĐ) là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong các trường hợp sự cố.

Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích thước khác nhau, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

1.1.2 Sự phát nóng của khí cụ điện

- Ở trạng thái làm việc, trong các bộ phận của thiết bị điện nói chung và của khí cụ điện nói riêng đều có tổn hao năng lượng và biến thành nhiệt năng .

Một phần nhiệt năng này làm tăng nhiệt độ của khí cụ và một phần tỏa ra môi trường xung quanh . Ở trạng thái xác lập nhiệt, nhiệt độ của khí cụ không tăng nữa mà ổn định ở một giá trị nào đó, toàn bộ tổn hao cân bằng với nhiệt năng tỏa ra môi trường xung quanh . Nếu không có sự cân bằng này nhiệt độ của khí cụ sẽ tăng cao làm cho cách điện bị già hoá và độ bền cơ khí của các chi tiết bị suy giảm và tuổi thọ của khí cụ giảm đi nhanh chóng .

Độ tăng nhiệt độ của khí cụ được tính bằng:

ơ = - 0 (3-1)

với v: ơ là độ tăng nhiệt độ (hay độ chênh nhiệt độ ) .

là nhiệt độ của khí cụ .

0 là nhiệt độ của môi trường .

1.1.3 .Tieáp xuùc ñieän

Khaùi nieäm :

-Tiếp xúc điện là nơi nối tiếp, tiếp giáp giữa 2 vật dẫn khác nhau, cho phép dòng điện đi từ vật dẫn này sang vật dẫn khác được gọi là tiếp xúc điện.



- Bề mặt vật dẫn ở nơi tiếp giáp nối tiếp gọi là bề mặt tiếp xúc. Dòng điện đi từ vật dẫn này sang vật dẫn khác không được thực hiện trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc mà chỉ đi qua những điểm mà ở đó 2 mặt thực sự tiếp xúc với nhau. Tổng bề mặt thực sự tiếp xúc có dòng điện chạy qua gọi là diện tích tiếp xúc thực tế.

- Các chi tiết, phần tử thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc điện gọi là tiếp điểm.

-Do bề mặt tiếp xúc dù công nghệ chế tạo có hoàn hảo thì thực chất vẫn là bề mặt gồ ghề, lồi lõm nên khi 2 mặt tiếp xúc nhau thì nhiều nhất chúng chỉ tiếp xúc nhau tại 3 đỉnh lồi của bề mặt. Vì vậy diện tích tiếp xúc thực tế rất bé và mật độ dòng điện qua điểm tiếp xúc vô cùng lớn. Các vật liệu làm tiếp điểm đều có tính biến dạng đàn hồi.

-Lực tác dụng lên 2 tiếp điểm tiếp xúc thực tế bị nén biến dạng làm tăng diện tích tiếp xúc thực tế nơi dòng điện chảy qua, lực đó gọi là lực ép tiếp điểm.

Caùc yeâu caàu cô baûn cuûa tieáp xuùc ñieän

-Nơi tiếp xúc điện phải chắc chắn, đảm bảo.

-Mối nối tiếp xúc phải có độ bền cơ khí cao.

*Để đảm các yêu cầu trên, vật liệu dùng làm tiếp điểm có các yêu cầu:

- Điện dẫn và nhệt dẫn cao

- Độ bền chống rỉ trong không khí và trong các khí khác.

- Độ bền chống tạo lớp màng có điện dẫn suất cao.

-Độ bền chịu hồ quang cao (nhiệt độ nóng chảy )

- Dễ gia coâng, giaù thaønh haï.

- Một số vật liệu làm tiếp điểm đồng , nhôm hợp kim của đồng …

*Phân loại tiếp xúc điện:

- Dựa vào kết cấu tiếp điểm, có các loại tiếp xúc điện sau:



  • Tiếp xúc cố định :

-Các tiếp điểm được nối cố định với các chi tiết nối dòng điện như thanh cái , cáp điện , chỗ nối khí cụ vào mạch. Trong quá trình sử dụng cả hai tiếp điểm được gắn chặt vào nhau nhờ các bulong, hàn nóng hoặc hàn nguội.

  • Tiếp xúc đóng mở :

Là tiếp xúc để đóng ngắt mạch điện trong trường hợp này phát sinh hồ quang điện , cần xác định khoảng cách giữa tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động dựa vào dòng điện định mức, điện áp định mức và chế độ làm việc của khí cụ điện .

  • Tiếp xúc trượt :

Là tiếp xúc ở cổ góp và vành trượt , tiếp xúc này cũng dễ phát sinh ra hồ quang điện.

Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc :

-Vật liệu làm tiếp điểm

-Kim loại làm tiếp điểm không bị oxy hóa.

-Lực ép tiếp điểm càng lớn thì sẽ tạo nên nhiều tiếp điểm tiếp xúc .

-Nhiệt độ tiếp điểm càng cao thì điện trở tiếp xúc càng lớn .

-Diện tích tiếp xúc .

-Thông thường dùng hợp kim làm tiếp điểm.



1.1.4 . Hồ quang điện:

Khái niệm :

Trog các khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện cầu dao công tắc tơ, rơle khi chuyển mạch sẽ phát sinh phóng điện .

Nếu dòng điện ngắt dưới 0.1 A và điện áp tại các tiếp điểm khoảng 250V – 300V thì các tiếp điểm sẽ phóng ra điện áp âm ỉ . trường hợp dòng điện và điện áp cao hơn trị số trong bảng sau sẽ phát sinh hồ quang điện .


VL- Tiếp Điểm

U(V)

I(A)

Paratin

17

0.9

Vàng

15

0.378

Bạc

12

0.4

Von fram

17

0.9

Đồng

12.3

0.43

Than

18.22

0.03

Tính chất cơ bản của phóng điện hồ quang :

Phóng điện hồ quang chỉ xẩy ra các dòng điện có trị số lớn .

Nhiệt độ trung tâm hồ quang rất lớn và trong các khí cụ có thể đến 6000- 8000 0 K mật độ dòng điện tại catốt lớn ( 104 – 105) A/cm2

-Quá trình hình thành hồ quangđiện:



+Đối với tiếp điểm có dòng điện nhỏ: Ban đầu khoảng cách tiếp điểm rất bé do đó điện trường đặt lên 2 điện cực rất cao. Nếu cường độ điện trường đạt E>3. 107V/m dẫn đến phát xạ electron tự do. Khi mật độ electron phát xự lớn có thể phát sinh hồ quang từ sự phóng điện.

+ Đối với tiếp điểm có dòng điện lớn: lúc mở tiếp điểm lực ép tiếp điểm giảm. Tiết diện tiếp xúc thực tế nhỏ dẫn đến mật độ dòng điện tăng caokhoangr vài trăm A/mm2. Sự phát nóng do mật độ dòng điện cao làm kim loại tại điểm tiếp xúc chảy lỏng thành giọt, khi các tiếp điểm tiếp xúc dời xa nhau giọt chất lỏng kéo căng thành cầu chất lỏng. Nhiệt độ tiếp xúc càng tăng cao dẫn đến chất lỏng kim loại bốc hơi và quá trình phát nóng rất nhanh gây nổ cùng sự ion hóa phát triển nhanh do điện trường lớn dẫn đến phát sinh hồ quang. Quá trình này thường kéo theo sự mài mòn tiếp điểm.

Quá trình phát sinh hồ quang

Đối với tiếp điểm có dòng điện bé , ban đầu khoảng cách giữa chúng nhỏ trong khi điện áp đặt có trị số nhất định . vì vậy trong khoảng không gian này sẽ sinh ra điện trường có cường độ rất lớn

( 3.107V/cm)

Có thể làm bật điện tử catốt gọi là phát xạ tự động điện tử ( gọi là phát xạ nguội điện tử ) số điện tử càng nhiều , chuyển động dưới tác dụng của điện trường làm ion hóa không khí gây hồ quang điện .

-Quá trình dập tắt hồ quang :

Điều kiện dập tắt hồ quang là quát trình ngược lại với quá trình phát sinh hồ quang.



+ Làm tiêu tán năng lượng hồ quang:

Dùng từ trường thổi hồ quang chuyển động nhanh

Dùng khí hay dàn thổi dập hồ quang.

Dùng khe hở hẹp để hồng quang cọ sát vào vách tấm giải nhiệt.

+ Tăng độ dài của hồ quang:

Tạo thành chân không trong không gian hồ quang.

Phát sinh khí khử ion để dập tắt hồ quang.

+Thay đổi điện áp hồ quang bằng cách phân hồ quang thành nhiều hồ quang ngắn nhờ các vách kim loại.

1.1.5. Löïc ñieän ñoäng :

* Lực điện động là lực sinh ra khi vật dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường. Lực đó tác dụng lên vật dẫn và có xu hướng làm thay đổi hình dáng vật dẫn để từ thông xuyên qua mạch vòng có giá trị cực đại.

*Khi dòng điện chuyển động trong vật daanxthif luôn sinh ra xung quanh nó từ trường chuyển động. Từ trường này có thể tác dụng với tất cả các vật dẫn dòng điện nằm trong vùng ảnh hưởng của nó và từ trường này cũng tác dụng ngay với chính dòng điện sinh ra nó. Lực tác dụng do dòng điện và từ trường sinh rađều được gọi là lực điện động.

* Chiều của lực điện động được xác định bằng quy tắc bàn tay trái hay bằng nguyên lý chung: chiều của lực tác dụng lên vật dẫn mang dòng điện là chiều biến đổi hình dạng học hình dạng của mạch vòng dẫn điện sao cho từ thông móc vòng qua nó tăng lên nghĩa là tăng vùng diện tích nơi có từ cảm B đi qua.

* Trong điều kiện làm việc bình thường, dòng điện chạy trong vật dẫn không lớn lắm, LĐĐ không gây nên biến dạng các chi tiết mang dòng điện. Nhưng khi có sự cố ngắn mạch, các LĐ Đ này sẽ rất lớn gây biến dạng vật thể mang điện làm ảnh hưởng đến điều kiện cho phép của KCĐ. Do vậy nghiên cứu và tính toán LĐ Đ là rất cần thiết cho tiết kế và sử dụng hiệu quả KCĐ.

Khi lưới điện xẩy ra sự cố ngắn mạch , dòng điện sự cố gấp hàng chục lần dòng điện định mức. dưới tác dụng của từ trường các dòng điện này gây ra lực điện động

Dưới tc dụng của từ trường, cc dịng điện sự cố gây ra lực điện động làm biến dạng dây dẫn vật liệu cách điện nâng đỡ chúng.

Khí cụ điện phải có khả năng chịu lực tác động phát sinh khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua, đó l tính ổn định điện động.

Löïc taùc duïng leân ñoaïn daây daøi l:


Năng lượng điện từ của hệ thống daây dẫn:

+ Gồm 2 mạch voøng:

+ Laø1 mạch voøng độc lập

Löïc ñieän ñoäng trong khí cuï ñieän

+ Năng lượng điện từ trongø 1 maïch voøng ñoäc laäp:

Neân löïc ñieän töø coù theå xaùc ñònh nhö sau: F = W/x

Vôùi x laø ñoaïn ñöôøng dòch chuyeån theo höôùng taùc duïng cuûa löïc .

F = : (I = const )


I: cường độ dòng điện (A)

L: điện cảm của mạch ( H)



là từ thông của mạch (vs)

F=


Naêng löôïng ñieän töø cuûa heä thoáng daây daãn: Goàm 2 maïch voøng:

i1, i2 là cường độ dòng điện chạy trong mạch điện 1 và 2

L1 , L2 là điện cảm của mạch điện 1 và 2

M: hệ số hỗ cảm giữa 2 mạch 1 và 2.

Lực điện động:

F =
Nếu mỗi mạch không bị biến dạng mà chỉ dịch chuyển so với nhau thì L1 = L2 = const

F =



Bài 1.2: CÔNG DỤNG CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN
1.2.1 Công dụng của khí cụ điện:

Khí cụ dùng để đóng cắt lưới điện, mạch điện điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh điện áp và dòng điện dùng để dùng để duy trì tham số điện ở giá trị không đổi , dùng để bảo vệ lưới điện, máy điện, dùng để đo lường.



2.2.2 Phân loại:

Khí cụ điện thường được phân loại theo chức năng, theo nguyên lý và môi trường làm việc, theo điện áp .



-. Theo chưc năng KCĐ được chia thành những nhóm chính như sau:

* Nhóm khí cụ đóng cắt: Chức năng chính của nhóm KC này là đóng cắt bằng tay hoặc tự động cắt mạch điện . Thuộc về nhóm này có: Cầu dao, áptômát, máy cắt, dao cách ly, các bộ chuyển đổi nguồn …

* Nhóm KC hạn chế dòng điện, điện áp:

Chức năng của nhóm này là hạn chế dòng điện, điện áp trong mạch không quá cao . Thuộc về nhóm này gồm có:

Kháng điện, van chống sét …

* Nhóm KC khởi động, điều khiển: Nhóm này gồm các bộ khởi động, khống chế, công tắc tơ, khởi động từ …

* Nhóm KC kiểm tra theo dõi:

Nhóm này có chức năng kiểm tra, theo dõi sự làm việc của các đối tượng và biến đổi các tín hiệu không điện thành tín hiệu điện. Thuộc nhóm này : Các rơle, các bộ cảm biến …



* Nhóm KC tự động Đ/C, khống chế duy trì chế độ làm việc, các tham số của đối tượng

Các bộ ổn định điện áp, ổn định tốc độ, ổn định nhiệt độ …



* Nhóm KC biến đổi dòng điện , điện áp cho các dụng cụ đo:

Các máy biến áp đo lường, biến dòng đo lường …



-.Theo nguyên lý làm việc KCĐ được chia thành:

* KCĐ làm việc theo nguyên lý điện từ * KCĐ làm việc theo nguyên lý cảm ứng nhiệt .

* KCĐ có tiếp điểm .

* KCĐ không có tiếp điểm .



- .Theo nguồn điện KCĐ được chia thành :

* KCĐ một chiều .

* KCĐ xoay chiều .

* KCĐ hạ áp (Có điện áp <1000 V ) .

* KCĐ cao áp (Có điện áp > 1000 V).

- Theo điều kiện môi trường, điều kiện bảo vệ KCĐ được chia thành:

* KCĐ làm việc trong nhà, KCĐ làm việc ngoài trời .

* KCĐ làm việc trong môi trường dễ cháy, dễ nổ .

* KCĐ có vỏ kín, vỏ hở, vỏ bảo vệ …

- Những yêu cầu cơ bản đối với KCĐ:

Các KCĐ cần thoả mãn các yêu cầu sau:

* Phải đảm bảo làm việc lâu dài với các thông số kỹ thuật định mức . Nói một cách khác nếu dòng điện qua các phần dẫn điện không vượt quá giá trị cho phép thì thời gian lâu bao nhiêu cũng được mà không gây hư hỏng cho KC.

* KCĐ phải có khả năng ổn định nhiệt và ổn định điện động. Vật liệu phải có khả năng chịu nóng tốt và cường độ cơ khí cao vì khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải dòng điện lớn có thể gây hư hỏng cho khí cụ .

* Vật liệu cách điện phải tốt để khi xảy ra quá áp trong phạm vi cho phép cách điện không bị chọc thủng .

* KCĐ phải đảm bảo làm việc chính xác an toàn, xong phải gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ gia công lắp đặt, kiểm tra sửa chữa .

* Ngoài ra KCĐ phải làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau


Chương 2 : KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG CẮT

Bài 2.1 : CẦU DAO

2.1.1. Khái quát và công dụng :

- Cầu dao là khí cụ điện đóng ngắt bằng tay đơn giản .

- Cầu dao thường được sử dụng trong các mạch điện có công suất nhỏ và khi làm việc không yêu cầu thao tác đóng cắt nhiều.

- Với mạch có công suất trung bình và lớn cầu dao được dùng để đóng cắt không tải .

Ký hiệu cầu dao 1 pha, 3 pha không có cầu dao phụ và có cầu dao phụ.

2. Cấu tạo và phân loại :

a. Cấu tạo:

Phần chính của cầu dao là lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, được làm bằng hợp kim của đồng, ngoài ra bộ phận nối dây cũng làm bằng hộp kim đồng.






b. Phân loại:

Phân loại cầu dao dựa vào các yếu tố sau:

- Theo kết cấu: cầu dao được chia làm loại một cực, hai cực, ba cực hoặc bốn cực.

- Cầu dao có tay nắm ở giữa hoặc tay ở bên. Ngoài ra còn có cầu dao một ngả, hai ngả được dùng để đảo nguồn cung cấp cho mạch và đảo chiều quay động cơ.

- Theo điện áp định mức : 250V, 500V.

- Theo dòng điện định mức: dòng điện định mức của cầu dao được cho trước bởi nhà sản xuất (thường là các lọai 10A, 15A, 20A, 25A, 30A, 60A, 75A, 100A, 150A, 200A, 350A, 600A, 1000A…).

- Theo vật liệu cách điện: có loại đế sứ, đế nhưa, đế đá.

- Theo điều kiện bảo vệ: lọai có nắp và không có nắp (loại không có nắp được đặt trong hộp hay tủ điều khiển).

- Theo yêu cầu sử dụng: loại cầu dao có cầu chì bảo vệ ngắn mạch hoặc không có cầu chì bảo vệ.

Ký hiệu cầu dao không có cầu chì bảo vệ:



Ký hiệu cầu dao có cầu chì bảo vệ:



2.1.3 : Nguyên lý hoạt động :

Khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch điện được đóng ngắt. Trong quá trình ngắt mạch, cầu dao thường xảy ra hồ quang điện tại đầu lưỡi dao và điểm tiếp xúc trên hệ thống kẹp lưỡi. Người sử dụng cần phải kéo lưỡi dao ra khỏi kẹp nhanh để dập tắt hồ quang. Do tốc độ kéo bằng tay không thể nhanh được nên người ta làm thêm lưỡi dao phụ. Lúc dẫn điện thì lưỡi dao phụ cùng lưỡi dao chính được kép trong ngàm. Khi ngắt điện, tay kéo lưỡi dao chính ra trước còn lưỡi dao phụ vẫn kẹp trong ngàm. Lò xo liên kết giữa hai lưỡi dao được kéo căng ra và tới một mức nào đó sẽ bật nhanh kéo lưỡi dao phụ ra khỏi ngàm một cách nhanh chóng. Do đó, hồ quang được kéo dài nhanh và hồ quang bị dập tắt trong thời gian ngắn.



2.1.4. Tính chọn cầu dao :

Chọn cầu dao theo dòng điện định mức và điện áp định mức:

Gọi Itt là dòng điện tính toán của mạch điện.

Unguồn là điện áp nguồn của lưới điện sử dụng.

Iđmcầudao >Itt

Uđm cầu dao > Unguồn



2.1.5 Các hư hỏng thường gặp nguyên nhân cách khắc phục :

Lưỡi dao chính không tiếp xúc tốt với ngàm tiếp xúc, ốc bắt bị lỏng tình trạng lưỡi dao không bình thường, lò xo của lưỡi dao phụ bị tuột hoặc không đủ căng .

Nguyên nhân lưỡi dao không tiếp xúc tốt là:

Ngàm tĩnh quá rộng, mặt tiếp xúc bị bụi bẩn làm tăng điện trở tiếp xúc .

Khi lưỡi dao chính tiếp xúc không tốt dẫn đến điện trở tiếp xúc lớn dòng điện sẽ đốt nóng và có thể làm cháy mặt tiếp xúc cần vệ sinh lưỡi dao và ngàm tiếp xúc.

Trường hợp lưỡi dao bị cháy cần thay thế mới, bắt chặt các ốc vít .




Bài 2.2: CÁC LOẠI CÔNG TẮC VÀ NÚT ĐIỀU KHIỂN



2.2.1. Công tắc

2.1.1.1. Khái quát và công dụng :

Công tắc là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và có dòng điện định mức nhỏ hơn 6A. Công tắc thường có hộp bảo vệ để tránh sự phóng điện khi đóng mơ. Điện áp của công tắc nhỏ hơn hay bằng 500V.

Công tắc hộp làm việc chắc chắn hơn cầu dao, dập tắt hồ quang nhanh hơn vì thao tác ngắt nhanh và dứt khoát hơn cầu dao.

2.2.2: Cấu tạo - Phân loại:

Cấu tạo của công tắc: phần chính là tiếp điểm đóng mở được gắn trên đế nhựa và có lò xo để thao tác chính xác.

Một số công tắc thường gặp:

Phân loại :

- Phân loại theo công dụng làm việc, có các loại công tắc sau:

+ Công tắc đóng ngắt trực tiếp.

+ Công tắc chuyển mạch (công tắc xoay, công

tắc đảo, công tắc vạn năng), dùng để đóng ngắt chuyển đổi

mạch điện, đổi nối sao tam giác cho động cơ.

+ Công tắc hành trình và cuối hành trình, loại công tắc này được áp dụng trong các máy cắt gọt kim loại để điều khiển tự động hóa hành trình làm việc của mạch điện.

2.2.3. Công tắc vạn năng :

Cấu tạo :

Công tắc xoay dùng để đóng ngắt điện bằng tay mạch điện một chiều và xoay chiều. công tắc được bố trí, một, hai, ba, hay nhiều cực. các cực được bố trí ở các tầng khác nhau. gồm các tiếp điểm động và tĩnh. ngoài ra còn có các lò xo lá đi kèm với các vòng đệm bằng phíp để dập hồ quang. Giữa các cực là các vòng đệm cách điện. Trục của công tắc là trụ hình vuông.








Nguyên lý hoạt động :

Khi vặn núm điều khiển tùy theo vị trí mà các tiếp điểm thay đổi có thể đóng hoặc mở .



Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục :

Thay thế các chi tiết bị mài mòn bô phận hay hỏng nhất là lò xo tạo ra lực đóng cắt. khi lò xo kém đàn hồi thay thế mới .

Sau thời gian sử dụng hệ thống tiếp điểm bị bẩn lau chùi, các tiếp điểm bị cháy hỏng thay thế mới.


      1. 2.2.4. Công tắc hành trình :

Công tắc hành trình dùng để kiểm soát hành trình .
Các thông số định mức của công tắc:

Uđm: điện áp định mức của công tắc.

Iđm: dòng điện định mức của công tắc.

Trị số điên áp định mức của công tắc thường có giá trị 500V.

Tri số dòng điên định mức của công tắc thường có giá trị 6A.

Ngoài ra còn có các thông số trong việc thử công tắc như độ bề cơ khí, độ cách điện, độ phóng điện…



Các yêu cầu thử của công tắc:

Việc kiểm tra chất lượng công tắc phải thử các bước sau:

Thử xuyên thủng: đặt điện áp 1500V trong thời gian một phút ở các

điểm cần cách điện giữa chúng.

Thử cách điện: đo điện trở cách điện > 2M

Thử phát nóng.

Thử công suất cắt.

Thử độ bền cơ khí.

Thử nhiệt độ đối với các chi tiết cách điện: các chi tiết cách điện phải chịu đựng 100PP

PPC trong thời gian hai giờ mà không bị biến dạng hoặc sủi nhám.



Tính chọn công tắc :

Uđm: điện áp định mức của công tắc.

Iđm: dòng điện định mức của công tắc.
2.2. 5. Nút điều khiển :

Khái quát và công dụng:

Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau; các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điện điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ …Ở mạch điện một chiều điện áp đến 440V và mạch điện xoay chiều điện áp 500V, tần số 50HZ; 60HZ, nút nhấn thông dụng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng và ngắt các cuôn dây của contactor nối cho động cơ.

Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút nhấn thường được nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường không ẩm ướt, không có hơi hóa chất và bụi bẩn. Nút nhấn có thể bền tới 1.000.000 lần đóng không tải và 200.000 lầnđóng ngắt có tải. Khi thao tác nhấn nút cần phải dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.

Cấu tạo Phân loại và :

Cấu tạo:

Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở – thường đóng và vỏ bảo vệ.

Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái; khi không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Phân loại:

Nút nhấn được phân loại theo các yếu tố sau:

- Phân loại theo chức năng trạng thái hoạt động của nút nhấn, có các loại:

+ Nút nhấn đơn:

Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái (ON hoặc OFF)

Ký hiệu:


Tieáp ñieåm thöôøng ñoùng

Tieáp ñieåm thöôøng hôû Tieáp ñieåm thöôøng ñoùng

+ Nuùt nhaán keùp:

Moãi nuùt nhaán coù hai traïng thaùi (ON vaø OFF)

Kyù hieäu:


Tieáp ñieåm thöôøng hôû

lieân keát Tieáp ñieåm thöôøng ñoùng


Trong thực tế, để dễ dàng sử dụng vào tháo ráp lấp lẫn trong quá trình sửa chữa, thường người ta dùng nút nhấn kép, ta có thể dùng nó như là dạng nút nhấn ON hay OFF.




tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương