Ủy ban nhân dân tỉnh đIỆn biêN (Dự thảo)



tải về 1.01 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.01 Mb.
#19254
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Đống Đa




16


Phong trào

“Đồng Khởi”

Bến Tre


- Năm 1960

- Tại Bến Tre



Ngày 17/1/1960, cuộc “đồng khởi” nổ ra ở ba xã “điểm” là Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp, rồi nhanh chóng lan tỏa ra toàn tỉnh Bến Tre. Hàng vạn nhân dân đã ào ạt xuống đường, vũ trang giáo mác, truy lùng bọn tề độc ác, đập tan bộ máy cai trị, giải phóng các ấp. Sau đó, phong trào “đồng khởi” lan rộng ra khắp một vùng rộng lớn ở Nam Bộ. Thắng lợi của phòng trào đồng khởi dẫn đến sự thành lập của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 20/12/1960.

Đồng Khởi



17


Chiến thắng Hàm Tử - Tây Kết (kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2)

- Năm 1285

- Địa bàn: Tại Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay



Trong cuộc xâm chiếm Đại Việt lần thứ 2, để phòng thủ mặt phía Nam của Thăng Long, quân Nguyên dựng 2 căn cứ liền nhau ở hai bờ sông Hồng: ở Hàm Tử Quan và ở Chương Dương Độ. Theo kế hoạch, khi Trần Nhật Duật gặp binh thuyền ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Tướng giặc là Toa Đô bị thua.

- Hàm Tử

- Tây Kết




18


Khởi nghĩa Lam Sơn

- Năm 1418- 1427

- Địa bàn: từ Lam Sơn, Thanh Hóa mở rộng vào Nghệ An rồi tiến ra Bắc.



Năm1.416 tại núi rừng Lam Sơn (Thọ Xuân - Thanh Hoá) Lê Lợi cùng với 18 người thân tín làm lễ tuyên thệ đuổi giặc cứu nước. Đó là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau những năm tháng hoạt động, xây dựng căn cứ, tập hợp lực lượng phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng quy mô cả nước, tổ chức đánh nhiều trận đánh vang dội, đến ngày 3/1/1428 quân xâm lược Minh bị quét sạch ra khỏi bờ cõi. Đất nước giành lại được độc lập.

Lam Sơn





19



Dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên

- Năm 1070 và 1075

- Địa bàn: Tại Thăng Long



Nhà Lý chăm lo củng cố, xây dựng chính quyền và phát triển đất nước trên tất cả các phương diện. Cũng từ đây nhà Lý bắt đầu chăm lo mở mang học tập và thi cử để đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho quốc gia. Năm 1070 triều đình dựng Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám. Có thể nói đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Làm nơi học tập cho con em tầng lớp quý tộc quan lại. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài cho chế độ. Có thể nói nhà Lý đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển chế độ giáo dục và thi cử trong suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam từ đó về sau.

Quốc Tử Giám




20


Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

- Năm 1785

- Địa bàn: tại Mỹ Tho



Năm 1782, 1783, quân Tây Sơn hai lần đánh vào Gia Định. Quân Nguyễn Ánh thất bại nặng nề, trốn sang Xiêm. Nguyễn Ánh đã xin vua Xiêm đem quân đánh Tây Sơn, cứu giúp mình. Lợi dụng cơ hội, năm 1784, vua Xiêm đã nhanh chóng cho đại quân tiến đánh vào Gia Định, đến cuối năm đó, gần một nửa đất Gia Định thuộc về quân Xiêm – Nguyễn Ánh. Tin báo về, Nguyễn Huệ trực tiếp cầm quân tiến vào giành lại Gia Định. Trận quyết chiến diễn ra trên khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (về sau gọi là trận Rạch Gầm – Xoài Mút) vào sáng ngày 19-1-1785. Nguyễn Huệ nhử quân địch vào trận địa mai phục và đánh cho chúng tan tành.

- Rạch Gầm

- Xoài Mút




21


Đại hội Quốc dân Tân Trào

- Ngày 16, 17/8/1945

- Địa bàn: tại Tân Trào, Tuyên Quang



Ngày 14,15/8 Hội nghị toàn Quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã đưa ra nội dung nghị quyết gồm 11 phần, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Ngày 16, 17/8/1945 Đại hội quốc dân đã được tổ chức ở Tân Trào và thống nhất chủ trương Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.

Tân Trào




22


Phong trào

Tây Sơn


- Năm 1771 - 1802

- Địa bàn: từ đất Tây Sơn (Bình Định, Gia Lai, Kom Tum) phát triển khắp cả nước.



Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVIII và cũng là một triều đại phong kiến Việt Nam từ năm 1771 đến năm 1802. Thủ lĩnh phong trào là 3 anh em nhà Nguyễn Huệ (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ), quê ở ấp Tây Sơn, huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định. Do đó phong trào còn được gọi là phong trào Tây Sơn. Nguyễn Huệ là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn. Với danh nghĩa là phù Lê diệt Trịnh, thống nhất đất nước, đánh thắng quân Xiêm xâm lược với các trận Rạch Gầm - Xoài Mút, đại phá quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 giữ yên bờ cõi.

Tây Sơn




23


Thành lập Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng

Khoảng thế kỷ VII – VI tr CN

Thời kỳ kim khí phát triển, đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn, hình thành nhà nước Văn Lang. Do nhu cầu trong cuộc sống (trị thuỷ, chống xâm lấn, trao đổi kinh tế, văn hoá, huyết thống…) giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt nên Thủ lĩnh của Bộ lạc Văn Lang đã đứng lên thống nhất tất cả các Bộ lạc, dựng lên nước Văn Lang. Nước Văn Lang của các vua Hùng (Hùng Vương) là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc.

Văn Lang





24



Khởi nghĩa Lý Bí, dựng nước Vạn Xuân

Năm 542 khởi nghĩa, năm 544 dựng nước


Lý Bí, một thời gian làm quan cho nhà Lương. Trước sự tàn bạo của bọn thống trị, ông bỏ về quê xây dựng lực lượng, liên kết với nhiều thủ lĩnh các vùng miền đứng lên khởi nghĩa và đánh thắng quân Lương, kiểm soát toàn bộ lãnh thổ châu Giao và châu Đức (tương đương toàn bộ miền Bắc cho đến đèo Ngang hiện nay). Đầu năm 544 Lý Bí dựng nước, lên ngôi hoàng đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Việc dựng nước Vạn Xuân khẳng định dân tộc Việt Nam sau gần năm thế kỷ bị đô hộ là một dân tộc độc lập, là chủ nhân của đất nước và vận mệnh của mình.

Vạn Xuân





25


Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947

Năm 1947

Chiến dịch Việt Bắc thu đông là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt quân chủ lực của ta. Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Sau 75 ngày đêm chiến đấu, quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. Việt Bắc trở thành thủ đô kháng chiến.

Việt Bắc




26


Phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh

- Năm 1930 – 1931

- Địa bàn: tại Nghệ Tĩnh



Đây là phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930 - 1931 chống lại đế quốc Pháp. Phong trào được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh, làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã.

Xô Viết - Nghệ Tĩnh




Tổng số là 34 tên


III. SỰ KIỆN, ĐỊA DANH LỊCH SỬ, CÁCH MẠNG DANH NHÂN, CÁN BỘ TIỀN KHỞI NGHĨA , LÃO THÀNH CÁCH MẠNG CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN


STT

Tên sự kiện

Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện

Tóm tắt nội dung sự kiện

Tên dự kiến đặt

Ghi chú

a. Các sự kiện tiêu biểu có ý nghĩa ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Điện Biên

1

Thành lập tỉnh

Điện Biên



28/6/1909

Ngày 28-6-1909, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định số 1532 tách các châu: Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai, Luân Châu của tỉnh Sơn La để thành lập tỉnh Lai Châu.


28/6




2

Thành lập đội xung phong Quyết Tiến

1948


Năm 1948 thành lập Ban xung phong Tây Bắc mở đường lên Điện Biên Phủ. Đội xung phong Quyết Tiến, một trong 4 đội võ trang tuyên truyền chủ yếu của Liên Khu 10 được thành lập. 

Quyết Tiến




3

Thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên

10/10/1949

Ngày 10-10-1949, Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) được thành lập.


10/10




4

Ngày giải phóng thị xã Mường Lay

12/12/1953

12/12/1953, là ngày giải phóng thị xã Mường Lay thoát khỏi chế độ của thực dân phong kiến

12/12




5

Thành lập huyện Tủa Chùa

18/10/1955

Ngày 18-10-1955, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Nghị định số 606-TTg về thành lập châu Tủa Chùa trực thuộc Khu tự trị Thái - Mèo trên cơ sở tách ra từ châu Mường Lay

18/10




6

Thành lập Đảng bộ huyện Tủa Chùa

28/9/1955

Ngày 28/9/1955 là ngày thành lập Đảng bộ huyện Tủa Chùa

28/9




7

Ngày tái thành lập tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên)

27/10/1962

Ngày 27-10-1962, tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc và thành lập lại hai tỉnh trong Khu là: Lai Châu, Sơn La và một tỉnh mới Nghĩa Lộ.

27/10




8

Ngày thành lập thị xã Mường Lay

8/10/1971

Ngày 8-10-1971, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 189-CP về thành lập Thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay).


8/10




9

Thành lập thị xã Điện Biên Phủ (nay là thành phố ĐBP)

18-4-1992

Ngày 18-4-1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 130/QĐ-HĐBT về thành lập Thị xã Điện Biên Phủ trên cơ sở thị trấn huyện Điện Biên và hai xã Thanh Minh và Noong Bua.

18/4




10

Thành lập huyện Điện Biên Đông

7-10-1995

Ngày 7-10-1995, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 59-NĐ/CP về thành lập huyện Điện Biên Đông trên cơ sở tách ra từ huyện Điện Biên.

7/10




11

Thành lập huyện Mường Nhé

14-1-2002

Ngày 14-1-2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 08-NĐ/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mường Tè, huyện Mường Lay để thành lập huyện Mường Nhé

14/1




12

Thành lập thành phố Điện Biên Phủ

26-9-2003

Ngày 26-9-2003, Chính phủ ra Nghị định số 110/2003/NĐ-CP về thành lập Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu

26/9




13

Đổi tên huyện Mường Chà

02-03-2005

Ngày 02/03/2005, Chính phủ ra Nghị định số 25/2005/NĐ-CP về việc đổi tên huyện Mường Lay và thị trấn Mường Lay thành huyện Mường Chà và thị trấn Mường Chà, tỉnh Điện Biên.


2/3




14

Thành lập huyện Mường Ảng

14-11-2006

Ngày 14-11-2006, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 135/2006/NĐ-CP về thành lập huyện Mường Ảng trên cơ sở tách ra từ huyện Tuần Giáo

14/11




15

Thành lập huyện Nậm Pồ

25/8/2012

Ngày 25-8-2012, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 45-NQ/CP về thành lập huyện Nậm Pồ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mường Nhé và huyện Mường Chà.

25/8




b. Danh mục tên các danh nhân địa phương trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội, cán bộ tiền khởi nghĩa của Điện Biên qua các thời kỳ

STT

Họ tên

Quê quán

Tóm tắt thân thế sự nghiệp

Tên dự kiến đặt



16


Hoàng Công Chất


Xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Là thủ lĩnh nông dân thế kỷ XVIII chống lại triểu định phong kiến mục nát, ông đã liên kết với các thủ lĩnh địa phương là Ngải và Khanh cùng nhau đánh đuổi giặc Phẻ để giải phóng hoàn toàn Mường Thanh vào năm 1754 và phát triển lực lượng ra khắp miền Tây Bắc, chia ruộng cho dân nghèo, lôi kéo những người cầm đầu ở các châu mường. Tại đây quân khởi nghĩa đã lấy thành Tam Vạn (tiếng Thái gọi là Sam Mứn) do người Lự xây dựng trước đó làm đại bản doanh. Sau đó nhận thấy thành Tam Vạn ở địa thế bất lợi, ông cho xây thành Bản Phủ còn gọi là thành Chiềng Lề (nay thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên) làm căn cứ.Từ Mường Thanh, quân khởi nghĩa đánh ra xung quanh, làm chủ 10 châu của phủ An Tây (ngày nay thuộc địa bàn tỉnh Điện Biên, Lai Châu và một phần tỉnh Vân Nam - Trung Quốc). Sau đó nghĩa quân Hoàng Công Chất tiếp tục đánh xuống chiếm châu Mộc (Sơn La), châu Mai (Hòa Bình), lại chia quân tiến xuống vùng thượng du Thanh Hóa.


Hoàng Công Chất




17

Mông Quốc Cần





Là Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Lạng Sơn. Do Liên khu ủy Việt Bắc điều động, bổ sung vào Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu làm Ủy viên Ban cán sự Đảng tỉnh (tương đương Tỉnh ủy viên hiện nay). Đồng chí bị sốt rét và mất tại căn cứ du kích Háng Tông Tòng, huyện Tuần Giáo (tháng 7-1951).

Mông Quốc Cần




18

Giàng Tả Chay


Huyện Điện Biên Đông

Tháng 10-1918, ông tập hợp đồng bào dân tộc Mông, Khơ Mú, Lào… đứng lên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. Trước tình hình đó, quân Pháp vô cùng lo sợ đã phải điều quân từ Lai Châu, Sơn La, Yên Bái đến để đàn áp phong trào, tìm cách tiến sâu vào căn cứ của nghĩa quân ở Pu Nhi (Điện Biên), Long Hẹ (Thuận Châu, Sơn La). Được sự giúp đỡ, che chở của nhân dân các dân tộc và dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở; nghĩa quân đã cơ động đánh du kích, vừa tránh các trận giao tranh lớn để bảo toàn lực lượng, vừa chủ động tấn công địch vào những lúc chúng sở hở. Phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ, lan rộng ra khắp vùng cao của Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Thượng Lào. Sau 5 năm hoạt động (1918 - 1922), cuộc khởi nghĩa của Giàng Tả Chay bị thất bại.

Giàng Tả Chay





19

Bùi Đức Chung




Ngày 01/8/1950, Ban Cán sự Đảng Lai Châu quyết định tách chi bộ Lai Châu thành 4 chi bộ là là Chi bộ Văn phòng Ban cán sự Đảng, chi bộ Quỳnh Nhai, chi bộ Tuần Giáo và Điện Biên. Chi bộ Điện Biên do đồng chí Bùi Đức Chung là bí thư, việc ra đời của chi bộ Điện Biên là một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với đồng bào và nhân dân các dân tộc huyện Điện Biên. Ngày 09/01/1950 quan Pháp đã huy động 500 tên lên càn quét bản Háng Sung xã Quang Trung là cơ sở vững của huyện Điện Biên, trong trận này đồng chí Bùi Đức Chung, trưởng ban cán sự, bí thư chi bộ huyện đã anh dũng hi sinh tại bản Thẩm Mỹ, xã Quang Trung, huyện Điện Biên.

Bùi Đức Chung




20

Pú Lạng Chượng




Là người có công khai phá đất Mường Thanh. Thế kỷ XI, XII, người Thái (ngành Thái đen) theo ông từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống chiếm Mường Lò và từ Mường Lò thời gian sau đó, những cư dân này theo thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng để tràn qua Than Uyên, Văn Bàn... và cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn La), tới Mường Thanh (Điện Biên).

Pú Lạng Chượng




21

Hoàng Bắc Dũng





Tháng 6-1950, đồng chí được Liên khu Việt Bắc điều động vào Lai Châu làm Trưởng Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu. Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính kiêm Trưởng Ban cán sự Đảng tỉnh (từ tháng 12-1952 đến tháng 4-1954). Đồng chí Hoàng Bắc Dũng là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Lai Châu (nay là Ủy ban nhân dân tỉnh) đầu tiên.

Hoàng Bắc Dũng




22

Lò Văn Hặc


Bản Hoong Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên,

Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông làm chánh tổng châu Mường Thanh. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tin, đi theo tiếng gọi của Việt Minh, của Đảng. Ông đã tích cực vận động một số quan lại, công chức có tinh thần yêu nước, có tình với cách mạng để tổ chức được hai cuộc mít tinh vào tháng 10 và tháng 11-1945. Ông có thời gian hoạt động bí mật tại Lào và Thái Lan. Cuối năm 1950, được Trung ương điều động về Lai Châu hoạt động. Ông đã tham gia Ban Cán sự Lai Châu, lãnh đạo địa phương xây dựng, phát triển lực lượng. Tháng 9-1953, ông được giao làm Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Lai Châu, năm 1954 ông là chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Lai Châu. Sau đó ông còn giữ các trọng trách: Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu, Chủ tịch Ủy ban hành chính Khu tự trị Thái - Mèo, (sau đổi là Khu tự trị Tây Bắc), là đại biểu Quốc hội từ khóa III đến khóa VII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội, Phó Ban Dân tộc của Chính phủ.

Lò Văn Hặc





23

Nguyễn Bá Lạc




Nguyễn Bá Lạc (Bí danh Trần Quốc Mạnh). Theo Quyết nghị số 34/NS-LK10, ngày 7-10-1949 của Ban Thường vụ Liên khu ủy 10, đồng chí Nguyễn Bá Lạc là Trưởng Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu. Đến tháng 5-1950, làm Phó Trưởng ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu. Trưởng Ty Công an Lai Châu (tháng 1-1953). Khu ủy viên Khu tự trị Tây Bắc (1955-1962); Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu khóa I (1963-1970). Đồng chí Nguyễn Bá Lạc là Bí thư Tỉnh ủy và Trưởng Ty Công an đầu tiên của tỉnh Lai Châu.

Nguyễn Bá Lạc




24

Nông Văn Lạc





Đội trưởng đội cán sự Lai Châu 2 tức Ban Cán sự Đảng Lai Châu 2 (tháng 9-1951). Ủy viên Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu (tháng 11-1951). Trưởng liên Ban Tổ chức - Tuyên huấn - Kiểm tra của tỉnh, phụ trách hai huyện Quỳnh - Hồ và Tuần - Lai (tháng 2-1952). Trưởng ban Dân vận tỉnh Lai Châu (năm 1953).

Nông Văn Lạc





25

Mùa Sống Lử




Là một trong 3 đảng viên dân tộc Mông đầu tiên được kết nạp tại hang Mường Tỉnh. Ông là chỉ huy lính của quan người Mông Vàng Lìa, được quan Mông phong làm châu đoàn, thống quán nhưng không có quyền gì, được cách mạng giác ngộ từ năm 1950 được giao phụ trách bộ đội địa phương huyện từ năm 1952-1954 là Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Điện Biên. Nhờ có sự giúp đỡ của ông việc vận động thuyết phục cha con quan người Mông đã thắng lợi.


Mùa Sống Lử




26

Sùng Giống Lềnh




Là một trong những đảng viên đầu tiên của Điện Biên Đông. Tháng 7 năm 1950, chi bộ đảng được thành lập ở Sa Dung, cùng với sự lớn mạnh của chính quyền và các tổ chức quần chúng, lo sợ mất Sa Dung, quân Pháp đã nhiều lần tổ chức lực lượng từ Mường Thanh lên nhằm đè bẹp căn cứ cách mạng của ta nhưng đều gặp thất bại, trong số những lần càn đó, đồng chí Sùng Giống Lềnh đã bị quân pháp bắt và tra tấn dã man đến tắt thở nhưng đồng chí quyết không khai nửa lời

Sùng Giống Lềnh




27

Lầu Nỏ Sa




Tháng 7/1949 Đội Xung phong Quyết Tiến đã chuyển phần lớn lực lượng sang vùng cao huyện Điện Biên hoạt động. Tại đây đã bắt liên lạc được với thống quán xã Sa Dung là đồng chí Lầu Nỏ Sa. Được phân công làm Chủ tịch ỦY ban kháng chiến xã Sa Dung, đồng chí và gia đình đã tận tình giúp đỡ bộ đội tiếp tế hậu cần và đảm bảo liên lạc bí mật cho bộ đội. Năm 1952, đồng chí bị địch sát hại và được công nhận là liệt sỹ

Lầu Nỏ Sa




28

Hoàng Tinh




Khu ủy viên Khu tự trị Tây Bắc; Chỉ huy trưởng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm (năm 1963). Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy Lai Châu khóa I (1963-1970); Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa III (1975-1977); Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu khóa IV (1977-1980) và khóa V (1980-1983).

Hoàng Tinh




29

Hoàng Đông Tùng





Đội trưởng đội vũ trang tuyên truyền Lai Châu (tháng 7-1949). Bí thư chi bộ đội vũ trang tuyên truyền Lai Châu (tháng 10-1949). Theo Quyết nghị số 34/NS-LK10, ngày 7-10-1949 của Ban Thường vụ Liên khu ủy 10 đồng chí Hoàng Đông Tùng là ủy viên Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu. Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Lai Châu (tháng 12-1950). Phụ trách huyện Quỳnh Nhai (năm 1950). Theo sự phân công của Ban Cán sự Đảng tỉnh, đồng chí phụ trách công tác quân sự của tỉnh. Đồng chí Hoàng Đông Tùng là Tỉnh đội trưởng đầu tiên của tỉnh Lai Châu.

Hoàng Đông Tùng





30

Tạ Nhật Tựu




Đồng chí Tạ Nhật Tựu (Bí danh Hoàng Hoa Thưởng) Theo Quyết nghị số 34/NS-LK10, ngày 7-10-1949 của Ban Thường vụ Liên khu ủy 10 đồng chí Tạ Nhật Tựu là ủy viên Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu. Đội trưởng đội công tác huyện Điện Biên (tháng 12-1949). Phụ trách huyện Điện Biên (năm 1950). Phụ trách hai huyện Quỳnh Nhai và Sình Hồ (tháng 7- 1951). Phụ trách tờ nguyệt san "Lai Châu kháng chiến" (tháng 8-1951). Trưởng Ban cán sự Đảng liên huyện Quỳnh Nhai - Sình Hồ (tháng 8-1951). Chính trị viên Tỉnh đội Lai Châu (tháng 2-1952). Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Lai Châu (tháng 12-1952)

Tạ Nhật Tựu




31

Tướng Khanh và tướng Ngải




Là 02 thủ lĩnh ở vùng đất Mường Thanh đã phối hợp với tướng Hoàng Công Chất chỉ huy quân đội địa phương cùng nhau đánh đuổi giặc Phẻ để giải phóng hoàn toàn Mường Thanh vào năm 1754

- Tướng Khanh

- Tướng Ngải




32

Nguyễn Văn Xã




Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu khóa I (1963-1970); Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu khóa II (1970-1975) và khóa III (1975-1977).

Nguyễn Văn Xã




c. Các di tích, danh thắng được xếp hạng trên địa bàn tỉnh


STT

Tên di tích, địa danh

Loại hình di tích

Tóm tắt về di tích, địa danh


Cấp và ngày xếp hạng

Tên dự kiến đặt

33

Di tích thành Bản Phủ

Kiến trúc nghệ thuật



Di tích lịch sử văn hóa Thành__Sam_Mứn_Thành__Tam_Vạn'>Thành__Bản_Phủ_Thành_Chiềng_Lề'>Thành Bản Phủ (hay còn gọi là thành Chiền Lề) thuộc địa phận xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thành được nghĩa quân Hoàng Công Chất và nhân dân các dân tộc xây dựng trong 4 năm từ 1758 - 1762. Đây là một công trình kiến trúc quân sự đắp bằng theo kiểu ô vuông, thành rộng 80 mẫu, tường thành cao 5m mặt thành rộng 4 - 5m, chân thành rộng 10m, các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc có cổng ra vào, có chòi canh gác Thành chia ra 2 khu riêng biệt:

Thành nội là nơi ở của thủ lĩnh Hoàng Công Chất cùng các tướng lĩnh, thành cấu tạo theo hình chữ nhật có diện tích 27.000m2 được đắp bằng đất, dài là 180m, rộng 150m. Thành ngoại đắp bằng đất, theo hình lục giác, bờ thành dài 3.300m; rộng 80m, mặt thành rộng 5m; chân thành rộng 10m, cao 5m. Khu thành ngoại có đào 130 cái ao hình dạng khác nhau để lấy nước ăn và luyện tập thủy quân, xung quanh phía ngoài thành có hào sâu bao bọc, trồng nhiều tre gai vây kín tạo thành một hàng rào tự nhiên phòng thủ và phòng thủ vững chắc.


Cấp quốc gia

ngày 09/2/ 1981


Thành

Bản Phủ
Thành Chiềng Lề

34

Tháp Chiềng Sơ


Lịch sử

Thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV-XVI. Tháp là công trình kiến trúc nghệ thuật thể hiện rõ sự tài ba và sự sáng tạo nghệ thuật của nhân dân hai nước Việt - Lào.

Tháp được kiến trúc theo hình nậm rượu, dưới to và phần trên nhỏ dần. Tháp cao 10,5m, bốn mặt xung quanh chân Tháp được đặt 2 chú voi ở đằng trước và 2 chú chó ở đằng sau. Tháp được xây dựng bằng gạch và vôi vữa mật. Tháp Chiềng Sơ ẩn chứa nhiều giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa và khẳng định được lịch sử về tình đoàn kết gắn bó lâu đời giữa hai dân tộc anh em Việt Lào.


Cấp quốc gia

ngày 14/4/2011



Tháp

Chiềng Sơ

35

Tháp

Mường Luân


Danh lam thắng cảnh



Tiếng địa phương còn gọi là “Thát Mướng Luân” được xây dựng khoảng thế kỷ XVI. Tháp cao 15m, có kiến trúc theo hình vuông, dưới to, trên nhỏ dần. Tháp có cấu tạo hai phần rõ rệt gồm bệ tháp và thân tháp. Với các họa tiết cách điệu chìm nổi có hình hoa sen, chim bay, hoa lá, rồng cuốn cộng với việc sử dụng vật liệu phong phú như gạch, vôi, mạch mía để xây dựng đã làm cho tháp Mường Luân càng có giá trị thẩm mỹ và nghiên về kiến trúc - văn hóa cổ.

Cấp quốc gia

ngày 09/2/ 1981




Tháp

Mường Luân

36

Hang Mường Tỉnh

Lịch sử

Thuộc bản Trống, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông. Nơi đây vào những năm 1945- 1954 đã diễn ra nhiều sự kiện cách mạng quan trọng góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Hang Mường Tỉnh gồm có 3 ngăn chính. Đi qua cửa hang hẹp sẽ là ngăn ngoài cùng với diện tích khoảng 600m2, cao tầm 20m. Ở ngăn này vòm hang không có nhiều tạo hình phong phú nhưng điểm nổi bật là có không gian khá rộng lớn với nền đất bằng phẳng. Đây là nơi lý tưởng để Đảng ta lựa chọn làm nơi tổ chức các cuộc họp có sức chứa được hàng trăm người mà vẫn giữ được bí mật.

Cấp quốc gia

ngày 14/4/2011




Hang

Mường Tỉnh

37

Hang Thẩm Khương


Danh lam thắng cảnh

Thuộc xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, là một trong số các di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hóa Hòa Bình được phát hiện đầu tiên ở Lai Châu (nay là Điện Biên) và được chọn là điểm nghiên cứu sâu rộng nhất. Qua khai quật các nhà khảo cổ học đã thấy được cấu tạo của tầng văn hóa dày 1,2m, chia làm 3 lớp với những đặc điểm của mỗi lớp khác nhau. Trong các tầng văn hóa đã phát hiện bếp nguyên thủy, mộ táng và rất nhiều công cụ bằng đá, xương răng động vật cùng một số hiện vật bằng đồng....Tại cửa cũng phát hiện được 4 ngôi mộ cổ chôn cùng một số đồ dùng sinh hoạt như rìu đồng, giáo đồng.

Cấp quốc gia

ngày 10/3/2014




Hang

Thẩm Khương


38

Di tích động Pa Thơm

Kiến trúc nghệ thuật

Thuộc địa phận 2 xã Na Ư và Pa Thơm, còn có các tên gọi khác như Thẩm Nang Lai (hang nhiều nàng), động Tiên Hoa. Động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi. Chính giữa lối vào là một khối đá khổng lồ giống như đầu voi đang rủ xuống. Chiều sâu động khoảng hơn 350m chạy theo hướng Nam. Động có 9 vòm lớn nhỏ. Động có nhiều nhũ đá mang những hình hài hết sức sống động, màu sắc huyền ảo, vách động là những khối nhũ đá như những dòng thác lớn đang chảy làm cho cảnh quan càng thêm vẻ huyền bí nhưng cũng không kém phần thơ mộng. Có thể nói động Pa Thơm là một kỳ quan thiên nhiên, địa danh du lịch hấp dẫn của tỉnh Điện Biên.

Cấp quốc gia

ngày 22/01/2009


Động

Pa Thơm

39

Di tích Thành Sam Mứn

Kiến trúc nghệ thuật

Thành Sam Mứn hay còn gọi là thành Tam Vạn, nằm ở phía Nam cánh đồng Mường Thanh, thuộc xã Pom Lót, huyện Điện Biên, đây là một toà thành được đắp bằng đất với diện tích gần 400ha, hai phía Tây, Nam dựa vào thế núi sông bao bọc, hướng Đông, Bắc xây dựng tường thành, có hào, có hàng tre (tre bông) bao bọc. Lối vào Thành có một cửa lớn nằm trên trục đường chính ở phía Bắc (nay là đường quốc lộ 279) được gọi là cửa Tu Đin (Cửa đất) hay nhất chính đạo (đường chính giữa) hai bên cửa thành là tường thành được đắp bằng đất cao 5m, mặt thành rộng 5m, chân thành rộng 10m và chạy dài về hai phía Đông - Tây. Ngoài cửa Tu Đin Thành Sam Mứn còn có hai cửa phụ nằm ở phía Bắc và phía Đông.

Cấp quốc gia

ngày 22/01/2009



Thành

Sam Mứn
Thành

Tam Vạn


40

Hang Xá Nhè


Di tích lịch sử

Thuộc bản Bằng Dề B, xã Xá Nhè, huyện Tủa Chủa, tỉnh Điện Biên. Hang dài 700m, gồm 5 khoang lớn nhỏ khác nhau, mỗi khoang có một vẻ đẹp kì bí riêng. Khoang bên ngoài có hình vòm cung với những khối nhũ đá rủ xuống lấp lánh với đường nét mềm mại, uyển chuyển.. Khoang thứ 2 với những khung cảnh giả tưởng, cách điệu như cảnh làng quê mộc mạc với sông suối, ao hồ, ruộng bậc thang…; Khoang 3 nổi bật với 2 cột trụ đá to lớn mọc sừng sững giữa trung tâm động..

Cấp quốc gia

ngày 10/3/2014






Hang

Xá Nhè

41

Hang Mùn Chung

Danh lam thắng cảnh

Tiếng địa phương có tên là Thẩm Hán, Huổi Loóng, nằm trên 1 quả đồi có tên Pom Loi, tại bản Huổi Loóng, xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Hang được bài trí với núi non, sông nước hợp thành, dài khoảng 400m được uốn mình theo hình vòng cung, chia làm 2 ngăn. Trong hang là các khối đá lớn, nhỏ mang dáng dấp, hình thù nhiều loài vật khiến người xem thoả sức liên tưởng, trần động có nhiều nhũ thạch tạo cho người xem thoả sức liên tưởng trước sự sắp đặt của thiên nhiên.

Cấp tỉnh

ngày 16/4/2014




Hang

Mùn Chung

42

Đại thủy nông Nậm Rốm

Lịch sử văn hóa

Năm 1963 công trình Đại thủy nông Nậm Rốm, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Đện Biên) được xây dựng với mục đích dâng, chuyển cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản, phục vụ nước sinh hoạt. Công trình Đại thủy nông Nậm Rốm có quy mô lớn đứng thứ nhất các tỉnh miền núi Tây Bắc, đứng thứ 2 toàn miền Bắc (sau công trình thủy nông Bắc Hưng Hải), xây dựng theo kiểu đập tràn tự do, cấu tạo Ô - Phi - Xi - Rốp (tên người nghiên cứu thiết kế xây dựng đập), tưới tiêu nước theo phương thức tự chảy. Công trình gồm hai hệ thống kênh chính, chạy dài từ thành phố Điện Biên Phủ xuống huyện Điện Biên. Công trình do hơn 2.000 thanh niên xung phong tình nguyện xây dựng bằng hình thức thủ công, tận dụng sức người là chính.

Cấp tỉnh

ngày 23/5/2014




Đại thủy nông

Nậm Rốm

43

Khu du kích, di tích Pú Nhung





Tháng 12-1945, quân Pháp chiếm lại Lai Châu, xã Pú Nhung được chọn là một trong những căn cứ hoạt động cách mạng của Đội Xung phong Quyết Tiến và Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu, mặc dù chỉ có vũ khí thô sơ như: Cung, nỏ, tên thuốc độc, bẫy đá, súng tự tạo của du kích, người Mông xã Pú Nhung đã đoàn kết cùng các dân tộc anh em trong huyện kiên cường đứng lên chiến đấu. Đội du kích Pú Nhung dưới sự chỉ huy của người đội trưởng Sùng Phái Sinh kiên cường dũng cảm tiêu diệt địch ở đồn bản Chăn, đồn Phiêng Pi... Cũng tại đây người thiếu niên dân tộc Mông - Vừ A Dính làm liên lạc cho cách mạng, bị địch bắt, tra tấn dã man đã một lòng một dạ kiên trung không khai báo cơ sở cách mạng, cán bộ Đảng và bị thực dân Pháp đã treo ngược lên một cành đào, rồi xả súng bắn...

Ngày 31-7-1998, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Ban Công an xã Pú Nhung.


Cấp tỉnh


ngày 27-7-2010


Pú Nhung


44

Thành Vàng Lồng

Lịch sử văn hóa

Thành Vàng Lồng do đồng bào dân tộc Mông xây dựng ở thế kỷ thứ XVIII. Đây là tòa thành cổ, có quy mô lớn, cấu trúc thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Mông ở Điện Biên.. Thành nằm cách trung tâm xã Tả Phìn 600m, xây dựng theo kiểu hình vòng tròn, chu vi rộng 440m. Thành cao trung bình 2m, bề mặt rộng 1m. Vật liệu xây dựng chủ yếu là đá với phương thức ghè, đẽo thô sơ hoàn toàn bằng thủ công, kỹ thuật ghép tinh xảo. Các phiến đá to, nhỏ xếp chồng lên nhau tạo thành mặt phẳng, người ngựa cũng có thể đi lại trên mặt thành được.

Cấp tỉnh

ngày 29/4/2014





Thành

Vàng Lồng

45

Dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mỹ

Kiến trúc nghệ thuật

Di tích dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mỹ là hệ thống đường hào nằm trên đồi ông Khụt, bản Chiềng Chung, xã Thanh An, huyện Điện Biên. Di tích là hệ thống giao thông hào cấu tạo hình chữ S dài khoảng 90 - 100m, rộng 0,8 - 1m, nằm trên đồi rộng khoảng 2 héc ta. Đây là địa điểm khá thuận lợi, có tầm nhìn bao quát toàn bộ khu vực trung tâm huyện, bản làng trong xã. Phía Tây Bắc quan sát được một phần địa phận xã Thanh Xương, khu trung tâm huyện Điện Biên. Phía Nam quan sát toàn bộ khu vực trại giống xã Thanh An, xã Sam Mứn, xã Noong Luống. Ngày 15/3/1966, Dưới sự chỉ đạo của huyện đội huyện Điện Biên, tổ dân quân xã Thanh An đã bắn rơi chiếc máy bay F4H của đế quốc Mỹ bằng súng bộ binh. Chiến công là nhân tố mở đầu cho việc củng cố lòng tin vào vũ khí bộ binh, khả năng chiến đấu tiêu diệt máy bay Mỹ của dân quân tự vệ, góp phần cổ vũ động viên tích cực phong trào bắn máy bay Mỹ trong toàn tỉnh.

Cấp tỉnh

ngày 23/5/2014



Thanh An

d. Các địa danh lịch sử, cách mạng kháng chiến của tỉnh Điện Biên

46

A Pa Chải 




A Pa Chải (theo tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn) là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào thuộc xã Sín Thầu, huyệnMường Nhé, cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Nơi này được mệnh danh là "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy". Nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác.




A Pa Chải 

47

Bản Lướt, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu




Là nơi vào ngày 2-12-1949, Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu (nay là Đảng bộ hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên) đã triệu tập Hội nghị để thành lập chi bộ gồm 20 đảng viên (18 chính thức, 2 dự bị). Là địa điểm Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu đóng quân từ tháng 10-1949 đến tháng 5-1950.





Bản Lướt

48

Mường Thanh




Mường Thanh tức Điện Biên Phủ ngày nay có gốc trong tiếng Thái là Mường Then hay Mường Theng. Mường Then có nghĩa là Mường Giời. hầu hết dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam, ở Lào và cả ở Thái Lan đều nhận Mường Then là đất tổ của mình”.




Mường Thanh
Mường Then

49

Khu du kích vùng cao huyện Điện Biên (nay thuộc huyện Điện Biên Đông)





Khu du kích vùng cao huyện Điện Biên (nay thuộc huyện Điện Biên Đông). Thực hiện Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu, khu du kích vùng cao huyện Điện Biên được xây dựng gồm một số xã như Pu Nhi, Sa Dung, Phì Nhừ... đây cũng là các cơ sở cách mạng được bộ đội Tây Tiến, Đội xung phong Quyết Tiến xây dựng khi vào hoạt động. Cũng tại đây, Chi bộ Đảng huyện Điện Biên đã giác ngộ và kết nạp được 3 quần chúng ưu tú người dân tộc Mông vào tổ chức Đảng, trở thành những đảng viên người dân tộc Mông đầu tiên của Đảng bộ huyện và của tỉnh Lai Châu. Các xã vùng cao thuộc khu du kích đã trở thành nơi cung cấp người, lương thực, thực phẩm góp phần làm nên chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Xã Sa Dung đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 8-11-2000.





Sa Dung

50

Đèo Pha Đin




Có độ dài 32 km, thuộc quốc lộ số 6, là cửa ngõ vào tỉnh Điện Biên. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với mực nước biển, với một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Cái nơi tiếp giáp giữa đất và trời, theo ngôn ngữ của người Thái, ấy cũng là nơi bắt đầu của hành trình kéo pháo cao xạ bằng sức người của bộ đội Việt Nam trong chiến dịch dẫn đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954.




Đèo Pha Đin

51

Pom Loi




Pom Loi (Hay đoi) nghĩa là đồi liệm. Khi Lạng Chượng chết đem khâm liệm tại đồi này. Dân địa phương gọi đồi này Pom Loi (Đồi khâm liệm).

Mãi đến chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đặt tên cho Đồi Cháy và bây giờ vẫn gọi là Đồi Cháy.






Pom Loi

Đồi Cháy

52

Hồ Pá Khoang






Thuộc địa phận xã Mường Phăng (huyện Điện Biên), cách thành phố Điện Biên Phủ 32km đường ôtô theo hướng Đông Bắc; theo tiếng Thái Pa Khoang tức là rừng trúc. Trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, dưới tán rừng nguyên sinh Mường Phăng, các đơn vị sơn pháo của lực lượng pháo binh non trẻ Việt Nam (thuộc Đại đoàn công pháo 351, do Chính uỷ Phạm Ngọc Mậu chỉ huy), đã hì hục đem những “con voi sắt” qua đây. Ngày nay Pa Khoang trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, Pá Khoang còn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp cung cấp nước tưới tiêu chủ yếu cho cánh đồng Mường Thanh




Hồ

Pá Khoang

53

Bản Tông Khao




Bản Bản Tông Khao (bản Cánh đồng trắng) xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên.

Tông nghĩa là cánh đồng, khao là trắng – bản Cánh đồng trắng. được nghe người ta kể: thời xa xưa bọn giặc Phẻ lấy những cháu bé biết lật, biết bò bỏ vào cánh đồng này, ngăn nước dâng lên ngập, các cháu uống nước đầy bụng chết phơi nắng trắng xóa cả cánh đồng nơi đây. Về sau, người ta lập bản gọi là bản Tông Khao.







Bản

Tông Khao

54

Háng Tông Tòng





Thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Là địa điểm Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu chọn làm nơi đóng quân để chỉ đạo phong trào cách mạng của tỉnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ tháng 6-1950.




Háng Tông Tòng


55

U Va




Trong tâm thức của dân tộc Thái, Điện Biên là thánh địa còn Uva là chốn linh thiêng trong thánh địa ấy. Bởi theo truyền thuyết, Uva có sợi dây khau cát - là nơi nối liền giữa trời với đất. Từ đây, linh hồn con người có thể bay được về trời.




U Va

Tổng số 60 tên


tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương