Ủy ban nhân dân tỉnh đIỆn biêN (Dự thảo)



tải về 1.01 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.01 Mb.
#19254
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bà Triệu


Phan Châu


Trinh


 Phan Châu Trinh tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ,  biệt hiệu Hy Mã,  sinh ngày 9.9.1872 tại Quảng Nam. Năm 28 tuổi Phan Châu Trinh đỗ Cử nhân (1900), 29 tuổi đỗ Phó bảng (1901), cùng khoa với Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Nguyễn Ái Quốc). Năm 1902, Phan Châu Trinh được triều đình nhà Nguyên bổ nhiệm làm Thừa Biện (một chức quan nhỏ) Bộ Lễ và đến năm 1904 cụ xin từ quan. Năm 1905, Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp bắt đầu cuộc vận động duy tân ở Quảng Nam với 3 mục tiêu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, nhân dân Sài Gòn nhất là học sinh nồng nhiệt chào đón cụ. Khi Phan Bội Châu bị Hội đồng đề hình Pháp xử mức án “khổ sai chung thân”, Phan Châu Trinh gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương đề nghị ân xá cho Phan Bội Châu. Tháng 11-1925, Phan Châu Trinh diễn thuyết tại nhà Hội thanh niên Sài Gòn về “Đạo đức luân lý Đông – Tây”; “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”. Sau hai lần tù tội, 14 năm lao động vất vả nơi xứ người, Phan Châu Trinh gầy yếu và bệnh nặng. Ngày 24-3-1926, lúc 21 giờ 30, cụ từ trần, hưởng thọ 54 tuổi. Đám tang và Lễ truy điệu Phan Châu Trinh trở thành cuộc vận động ái quốc rộng lớn.         

Phan Châu Trinh


Nguyễn Văn 


Trỗi


Nguyễn Văn Trỗi (1940-1964), quê quán xã Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, ông được tập huấn cách   đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An). Ngày 2/ 5/ 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi),để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9/ 5/ 1964. 
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn.  Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. 


Nguyễn Văn Trỗi


Lý Tự

Trọng





Lý Tự Trọng lúc nhỏ tên là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914 trên đất Xiêm (nay là Thái Lan). Quê quán Xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.




Anh có nhiều tích cực vào việc liên lạc giữa Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội với Đảng bạn, các cán bộ cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc; đồng thời tổ chức chuyển thư từ, tài liệu của Tổng bộ về nước.

Ngày 8/2/1931, để bảo vệ cho đồng chí Phan Bôi đang diễn thuyết tuyên truyền cách mạng, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên Thanh tra mật thám Pháp Lơ gơ răng gần sân vận động Sài Gòn. Lý Tự Trọng bị mật thám Pháp bắt. Mặc dù bị tra tấn hết sức dã man; nhưng anh không khai nửa lời. Ngày 15/4/1931, chính quyền Pháp tại Sài Gòn đã mở phiên toà Đại hình xét xử Lý Tự Trọng và anh bị kết án tử hình tuy chưa hết tuổi vị thành niên. Tháng 11/1932, bất chấp dư luận và luật pháp, thực dân Pháp đã xử bắn Lý Tự Trọng khi anh mới 17 tuổi. Lý Tự Trọng đã anh dũng hy sinh, nhưng dũng khí đấu tranh của anh mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Câu nói nổi tiếng của anh được các thế hệ thanh niên Việt Nam lấy làm lẽ sống cho mình: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”.



 





Lý Tự Trọng



Trần Bình

Trọng

 (1259-1285): danh tướng đời Trần, quê huyện Thanh Liêm, Hà Nam, vốn họ Lê do có công lớn nên được ban họ vua; trong trận đánh ở sông Thiên Mặc bị giặc Nguyên bắt dụ hàng, ông khảng khái nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” và chịu chết.


Trần Bình Trọng



Nguyễn Công

Trứ

(1778-1858): hiệu Ngộ Trai, Hy Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ giải nguyên (1819), làm tri huyện rồi đến Tổng đốc, Thượng thư nhưng đầy chìm nổi, có lúc bị cách làm lính. Ông có tài thao lược, có công khai hoang lấn biển vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; lập ra các huyện mới: Tiền Hải, Kim Sơn… Ông còn là nhà thơ tài hoa, sáng tác nhiều bài ca trù nổi tiếng.


Nguyễn Công Trứ



Nguyễn Trung

Trực 

(1838-1868): người phủ Tân An, tỉnh Đình Tường (nay thuộc Long An); còn có tên Nguyễn Văn Lịch - một nông dân kiêm ngư nghiệp; hăng hái nổi lên chống Pháp khi chúng đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ; từng đánh đắm chiếm hạm Hy Vọng (Espérence) trên sông Vàm Cỏ (1861); được giao trấn thủ Hà Tiên. Pháp chiếm xong Nam Kỳ, ông lập căn cứ ở Hòn Chuông tiếp tục chiến đấu cho đến khi bị Pháp bắt và đem hành hình ở Rạch Giá. Ông để lại câu nói nổi tiếng: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.


Nguyễn Trung Trực



Hai Bà

Trưng

tức là Trưng Trắc và Trưng Nhị (14-43), nữ anh hùng dân tộc. Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn mùa xuân năm 40, đánh thủ phủ Luy Lâu của quân Hán thống trị, rồi thu lại 65 thành. Bà Trưng Trắc lên làm vua, lập đô ở Mê Linh (nay là xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội). Năm 42, Mã Viện mang quân sang đàn áp, Hai Bà chống lại không nổi, đã anh dũng tuẫn tiết ở Cấm Khê.


Hai Bà Trưng



Hồ Nguyên

Trừng

Hồ Nguyên Trừng (1347-1446), quê ở Thanh Hóa còn có tên là Lê Trừng, hiệu Nam Ông, Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Sau đó, được cử làm Tả tướng quốc nhà Hồ, làm quan ở bộ Công khi nhà Minh xâm lược. Ông là nhà kỹ thuật quân sự, được coi là ông tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam. Ông cũng chỉ huy xây dựng nhiều công trình đồ sộ thời nhà Hồ. Ngoài ra ông còn là nhà văn Việt Nam ở thế kỷ 15, là người mở đường cho khuynh hướng viết về “người thực, việc thực” trong văn xuôi tự sự Việt Nam.



Hồ Nguyên Trừng



Đào Duy

Từ

(1572-1634): quê huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, con một gia đình nghệ sĩ tuồng vào Đàng Trong theo chúa Sãi chống họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông giúp chúa Nguyễn đắp lũy Thầy (gồm 2 lũy Trường Dực, Nhật Lệ) ở Quảng Bình, được coi là Khai quốc công thần. Tác giả Hồ trướng khu cơ (sách binh pháp), tuồng Sơn Hậu, khúc ngâm Ngọc Long Cương Văn…


Đào Duy Từ



Hàn Mặc

Tử 

(1912-1940): tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình). Hàn Mặc Tử làm thơ sớm, 14 tuổi đã làm thơ Đường luật đăng báo với bút danh Minh Duệ Thị. Năm 1930 đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do một thi xã tổ chức. Cùng Chế Lan Viên lập trường thơ Loạn. Ông sử dụng nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh rồi cuối cùng là Hàn Mặc Tử. Tác phẩm gồm có: Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương (còn gọi là Thơ điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cầm châu duyên (gồm 02 vở kịch thơ: Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội)…Hàn Mặc Tử học tiểu học ở Qui Nhơn, trung học ở Huế, có thời gian làm ở Sở Đạc điền (Qui Nhơn). Năm 1934-1935 theo Thúc Tề vào Sài Gòn làm báo (viết báo Công luận, phụ trách trang văn báo Sài Gòn), về sau lại trở ra Qui Nhơn. Năm 1936 bị mắc bệnh phong, phải vào nhà thương Qui Hòa và qua đời ở đó.


Hàn Mặc Tử



Ngô Gia

Tự

Ngô Gia Tự (1908-193, quê ở Bắc Ninh, ông được Đảng kỳ bộ Bắc Kỳ chỉ định vào Tỉnh bộ Bắc Ninh. Cuối năm 1928, ông vào Sài Gòn hoạt động. Ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Kỳ. Cuối năm 1930, ông bị Pháp bắt tại Sài Gòn, đến tháng 5/1933 thì chúng đày ông ra Côn Đảo.

Ngô Gia Tự




Nguyễn

Tuân 

(1910-1987): Nhà văn Việt Nam, người làng Mọc Thượng Đình, sinh tại phố Hàng Bạc, nhưng sống với gia đình thời trẻ ở miền Trung. Làm báo, viết văn, đóng phim thừ năm 1930. Nổi tiếng với thể loại tùy bút mang phong cách riêng độc đáo cả trước Cách mạng, trong kháng chiến và sau hòa bình. Tham gia chống Pháp, đi Nam tiến; thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; đi với bộ đội dự các chiến dịch sông Thao, đường số 4. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị: Thiếu quê hương, Vang bóng một thời, Tóc chi Hoài, Sông Đà; Hà nội ta đánh Mỹ giỏi….


Nguyễn Tuân



Ngụy Khắc




Tuần



Ông Ngụy Khắc Tuần sinh năm Kỷ Mùi (1799), tự là Thiên Phủ quê quán xã Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tỉnh. Năm Tân Sửu (1841 đời Thiệu Trị thứ nhất) ông dâng sớ: “…Châu Ninh Biên thuộc vào đồ bản nước ta lâu rồi, không phải mới một ngày thôi. Duy nước Nam Chưởng nhận làm đất cũ, rồi gây rối hiềm khích. Khi trước, thổ quan mưu cầu cho vô sự, nên đem vàng bạc đút lễ họ. Đến khi ta đặt lưu quan, thì họ không được gì, mới viện dẫn người Xiêm kéo đến lấn cướp. Vả lại, đồn ở châu ấy không có thành trì vững chắc, sức binh thì yếu và không đủ dùng, dân cư thì không thành thôn trại gì, vừa mới nghe tin giặc đến là chạy trốn liền ngay. Nếu không qua một phen xếp đặt lại, thì mối lo ở cõi ven còn chưa trừ hết được. Huống chi châu ấy đất rộng, người ít, lại ở thượng du, làm phên che cho 10 châu ở phía Bắc Sông Đà, thì không gì bằng mộ dân đến ở nơi ấy cho đông, để tự phòng thủ lấy mới là kế sách dài lâu. Nay xin đem đồn ở châu ấy đặt làm phủ Điện Biên, kiêm lí châu Ninh Viễn, và lấy nơi Lai Châu gần đấy, lại thêm vào châu Tuần Giáo nữa, đặt chức Tri phủ, Quan phủ, mộ 300 binh dũng đóng giữ. Rồi lại chiêu tập dân lưu tán, dân trú ngụ cày và khẩn ruộng, đổi chác, buôn bán, để dần dần làm thành cơ chỉ, ngõ hầu việc phòng bị ở cõi biên ngày có thể hoàn toàn được…”. Vua y theo, xuống dụ rằng: “…Ngụy Khắc Tuần vỗ họp dân cõi biên, mở thành một phủ, có công lao kiến nghị ra trước, việc sắp được thành, giao cho Bộ Lại bàn xét công ấy. Rồi Khắc Tuần về kinh theo triều ban…”. Vua cho khắc công lao của ông vào bia đá dựng ở phủ Điện Biên (nay vẫn còn). Ông được thờ trong đền Hiền Lương (đền nằm trên sườn gần chân núi Hồng Lĩnh). Sinh thời, ông có tâm hồn của kẻ sĩ, làm nhiều thơ, để lại 4 đầu sách và 20 bài thơ khác hiện có ở thư viện Viện Hán Nôm.


Ngụy Khắc Tuần



Tôn Thất

Tùng

Ông sinh năm (1912-1982) là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện hàn lâm Y học Liên Xô. Ông còn là một giáo sư, đào tạo ra nhiều thế hệ bác sĩ tài năng tại trường Đại học Y khoa Hà Nội


Tôn Thất Tùng



Tượng


Dã Tượng (?-?) có công trong sự nghiệp chống quân Nguyên - Mông cuối thế kỷ XIII. Ông là người nổi tiếng trung thành, tận tình bảo vệ chủ tướng. Chính ông và Yết Kiêu có công lớn lúc bắt Toa Đô. Trong cuộc chiến gay go, quân sĩ tản mác, ông đã bám trụ ở một điểm đến khi chủ tướng gặp được Yết Kiêu mới thôi. Ông được Trần Quốc Tuấn tin yêu. Theo truyền thuyết, Dã Tượng còn là ông tổ nghề rèn. Những làng rèn đều thờ Dã Tượng tiên sư.


Dã Tượng


Tô Ngọc 


Vân

(1906-1954): họa sĩ - chiến sĩ quê gốc làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên; sinh ở Hà Nội, học khóa II trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1931), sau trở thành giáo sư hội họa của trường. Ông tham gia hoạt động bán công khai trong Mật trận Việt Minh, sau Cách mạng tháng Tám là một trong những họa sĩ đầu tiên được vào vẽ Bác Hồ. Ông đã chiến thắng trong hành trình đi từ cái đẹp vì cái đẹp sang cái đẹp vì cuộc đời. Ông mất trong kháng chiến chống pháp, sau 28 năm cống hiến cho hội họa Việt Nam hiện đại; để lại nhiều tác phẩm sơn dầu giá trị, được lưu giữ trong các bảo tàng quốc gia và thế giới. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.


Tô Ngọc  Vân


Chế Lan


Viên 

(1920-1989): chính tên là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở Nghệ Tĩnh, sinh ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, học ở Qui Nhơn, đỗ trung học rồi dạy tư. Nổi tiếng từ khi còn ít tuổi, với tập thơ Điêu tàn (1938), tiếp đó là tập văn xuôi Vàng sao (1942). Từ Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV rồi chuyển ra hoạt động ở Việt Bắc, tham gia nhiều khóa Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã xuất bản hàng chục đầu sách bao gồm thơ, bút ký, lý luận - phê bình, với bút pháp sắc sảo, thông minh và giàu chất trí tuệ. Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.





Hoàng Quốc



Việt


Hoàng Quốc Việt (1905-1992), quê ở Đáp Cầu, tỉnh Bắc Ninh tên thật là Hạ Bá Cang. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925. Năm 1930, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội trưởng Hội hữu nghị Việt - Trung, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu quốc hội từ khoá V, VI, VII, VIII. Ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng.



Hoàng Quốc Việt


Lương Thế


Vinh


Lương thế Vinh (1441-1496) quê ở xã Liên Bảo, Vụ Bản, Nam Định, ngay từ bé Lương thế Vinh đã nổi tiếng “thần đồng làng Hương”. Ông có tài ngoại giao, thường giúp cho nhà vua việc văn từ bang giao với nước ngoài. Lương thế Vinh là một nhà giáo dục giỏi. Ông đã đề nghị nhà vua cải cách việc học hành thi cử , đưa việc học xuống tận nông thôn, cần quan tâm đến cả việc dạy tri thức và đạo đức. Đặc biệt, Lương thế Vinh rất chú trọng đến môn toán, đến việc dạy toán và học toán. Ông đã biên soạn cuốn “Toán pháp đại thành” dày 160 trang, là cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở nơớc ta. Bản cửu chương và bàn tính của ông rất thông dụng trong công sở và trong nhân dân. Dân quý mến gọi ông là Trạng Lường, tức là ông Trạng giỏi tính toán, đo lường.Lương thế Vinh còn có những công trình về âm nhạc nhơ bộ Đồng Văn chuyên hợp xướng và bộ Nhã nhạc chuyên hòa tấu bằng nhạc khí, dùng trong quốc lễ và triều hội.



Lương Thế Vinh



Lưu Quang



Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê quán xã Thiệu Cơ, Hạ Hòa, Phú Thọ, ông là nhà thơ, nhà soạn kịch và nhà văn hiện đại của Việt Nam. Năm 1978 ông làm biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói. Các tác phẩm của ông giàu tính hiện thực và nhân văn, được dàn dựng thành công như: “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tôi và chúng ta”, “Tin ở hoa hồng”… Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.



Lưu Quang Vũ



An Dương

Vương

An Dương Vương (?-?) tên thật là Thục Phán, là vị vua lập lên nược Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nược thứ hai trong lịch sử Việt Nam, sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi thời gian ông làm vua kéo dài 50 năm (từ 257 TCN đến 208TN), còn căn cứ và Sử ký Tư Mã Thiên thì cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại gần 30 năm (từ 208 TCN đến 179TCN). Ông là người xây thành Cổ Loa và phát triển thủy binh, cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế vững chắc cho Cổ Loa.



An Dương Vương


Hùng



Vương

Theo truyền thuyết, là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết được ghi lại trong "Lĩnh Nam chích quái" thời Trần kể rằng Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ), truyền ngôi được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương. Về sau, một số biên niên sử Việt Nam đã chép thời đại huyền thoại này vào chính sử như "Đại Việt sử lược"(thời Trần), "Đại Việt sử kí toàn thư" (thời Lê). "Đại Việt sử lược" xếp Hùng Vương ngang với Trang Vương của triều Chu của Trung Quốc, tức khoảng 696 - 682 Tr.CN. "Đại Việt sử kí toàn thư" thì chép từ Kinh Dương Vương đến hết đời Hùng Vương cuối cùng vào Kỉ Hồng Bàng thị, tổng số là 2.622 năm, từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão. Năm Quý Mão được ghi rõ là tương ứng với năm thứ 27 đời Chu Noãn Vương của Trung Quốc, tức năm 258 tcn. Từ đó, có thể tính ra năm Nhâm Tuất là năm 2879 Tr.CN. Cũng từ cách ghi chép của "Đại Việt sử kí toàn thư" mà người ta nói là thời đại Hùng Vương cách chúng ta 4.000 năm. Chúng ta chưa có cứ liệu để biết các sách biên niên sử nói trên đã dựa vào căn cứ nào để ghi chép như vậy.


Hùng Vương



Kinh Dương

Vương

Kinh Dương Vương (?-?), là bậc thánh trí có tư chất thông minh, tài đức hơn người, sức khoẻ phi thường. Kinh Dương Vương thành lập nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879TCN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Thống, Can Lộc, Hà Tĩnh). Sau đó rời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long, sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.

Kinh Dương Vương



Triệu Việt

Vương 

(?-571): Triệu Việt Vương là miếu hiệu của Triệu Quang Phục, quê huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, trước phò Lí Nam Đế lập nước Vạn Xuân (544), rồi tự mình lên ngôi, xây căn cứ Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) chống quân xâm lược nhà Lương; sau bị Lí Phật Tử đánh bại, chạy về đến cửa Đại An (Nam Định) thì mất.

Triệu Việt Vương 



Nguyễn Viết

Xuân

Nguyễn Viết Xuân sinh ngày 20/1/1933 tại thôn Thượng xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 05/11/1952, Ông nhập ngũ và trở thành chiến sỹ của C3 Đoàn 99. Sau đó Ông trở thành chiến sỹ trinh sát của C832 D396.  Ngày 18/11/1964, tại trận địa phòng không miền Tây tỉnh Quảng Bình. Máy bay phản lực Mỹ nhằm vào trận địa ném bom. Anh em trong đơn vị chưa quen bắn pháo nên có phần lúng túng, Ông đã kịp thời động viên : “các đồng chí hãy vững vàng, dũng cảm nhìn thẳng máy bay mà bắn. mặc dù bị thương, Ông không hề rên la một tiếng làm anh em đồng đội cảm phục. Đúng 07giờ 15 phút ngày 19/11/1964, Ông Xuân đã ra đi, nhưng lời hô bất hủ của Ông Nhằm thẳng quân thù, bắn ! còn vang vọng muôn đời. Cảm phục trước tấm gương hy sinh anh dũng, toàn quân đã noi gương Ông. Tổ quốc ghi nhớ công lao của Ông. Ngày 01/01/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt Sĩ Nguyễn Viết Xuân.

Nguyễn Viết Xuân



Nguyễn




tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương