Ủy ban nhân dân tỉnh đIỆn biêN (Dự thảo)



tải về 1.01 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.01 Mb.
#19254
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Lê Văn Hưu



Tố

Hữu

Tố Hữu (1920-2002), quê ở xã Quảng Tho, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ông là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Ông đảm trách nhiều chức vụ: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Giám đốc Nha tuyên truyền và văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ, Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền, Phó chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng…Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về Văn học nghệ thuật (1996), Huân chương Sao Vàng (1994), Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan (1996)

Tố Hữu



Nguyễn Văn

Huyên 

(1908-1975): hiệu Huy Vân, sinh tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội); tiến sĩ văn khoa, cử nhân luật, giáo sư sử học, từng làm Giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ (1945), Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1946-1975); Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; sáng lập Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; để lại nhiều tác phẩm nghiên cứu văn, sử. Ông là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ khoa văn trường đại học Xoóbon (Pháp). Bảo tàng dân tộc học khánh thành năm 1998 ở đường phố mang tên ông.

Nguyễn Văn Huyên



Nguyễn Thị Minh

Khai

Nguyễn Thị Minh Khai còn có tên là Vịnh, quê gốc ở làng Mọc Quan Nhân (nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), sinh tại thành phố Vinh. Năm 1930 vào Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách vận động vùng Trường Thi - Bến Thủy rồi sang công tác ở văn phòng Đông Phương bộ của Quốc tế Cộng sản tại Hương Cảng, bị chính quyền Quốc dân đảng Trung Quốc bắt giam (1931-1934). Năm 1935, là đại biểu Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva, làm bạn đời với Lê Hồng Phong, 1936 về nước, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, chỉ đạo khởi nghĩa Nam Kỳ và bị bắt, Pháp xử bắn bà tại Hóc Môn.

Nguyễn Thị Minh Khai



Trần Quang

Khải 

Trần Quang Khải (1241-1294): Trần Quang Khải, con thứ ba của Thái Tông Trần Cảnh, em ruột vua Trần Thánh Tông, làm tới chức Thượng tướng Thái sư; đảm nhận việc ngoại giao trong kháng chiến chống Nguyên - Mông, trực tiếp chỉ huy trận thắng ở Chương Dương (1285); tác giả bài Tụng giá hoàn kinh sư nổi tiếng. Trần Quang Khải có học lực cao, sáng tác nhiều bài thơ xuất sắc, bộc lộ hào khí của thời đại đất nước hưng thịnh, đồng thời lại chứng tỏ một tâm hồn thi sĩ phong phú, gắn bó với thiên nhiên. Tập thơ Lạc đạo tập chỉ còn sót lại hơn mười bài, có bài nổi tiếng, tuy viết bằng chữ Hán mà rất phổ biến trong các thế hệ dân chúng xưa và nay.

Trần Quang Khải



Huỳnh Thúc

Kháng 

Huỳnh Thúc Kháng (1875-1947): nhà chí sĩ, nhà văn, quê huyện Thăng Bình (nay là Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam, Đỗ hoàng giáp không ra làm quan, đứng đầu phong trào Duy Tân ở Trung kỳ đầu thế kỷ XX. Phong trào chống sưu thuế nổ ra, ông bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo 13 năm, trở về là Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, làm báo Tiếng dân. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch nước khi Bác Hồ sang Pháp, sáng lập và là Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Tác giả các sách Thi tu tùng thoại, Thi tù thảo, Trung Kỳ cựu sưu ký.

Huỳnh Thúc Kháng


Nguyễn Bỉnh


Khiêm   


Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491–1585), quê ở làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, làm quan đến Tả Thị lan Bộ Lại kiêm Đông các Đại Học sĩ. Sau tám năm làm quan ông đã lui về ở ẩn, lập am Bạch Vân, lấy tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông mở trường dạy học bên cạnh sông Hàn, sông ấy còn có tên Tuyết Giang, vì thế học trò tôn xưng là Tuyết Giang Phu Tử. Học trò của ông rất đông và rất nhiều người trở thành nhân tài của nước như Trạng nguyên Giáp Hải, Phùng Khắc Khoan…

Ông được phong tước Trình Quốc Công, hàm thượng thư bộ Lại hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng 170 bài). Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào sự câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi rắc rối, hoặc chẻ sợi tóc làm tư để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát luật đời bằng những phạm trù triết học.  





Nguyễn Bỉnh Khiêm 



Phùng Khắc

Khoan 

Phùng Khắc Khoan (1528-1613): người làng Bùng (Phùng Xã), huyện Thạch Tất, nay thuộc Hà Nội; nổi tiếng thông minh từ nhỏ, học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm, quen gọi là Trạng Bùng.Năm 1550 vào Thanh phù Lê, diệt Mạc. Đỗ hoàng giáp (1580), làm quan thượng thư Bộ Hội, Bộ Công triều Lê; đi sứ sang nhà Minh (1597), lý lẽ cứng cỏi. Ông còn là nhà thơ, tác giả tập thơ Nôm Lâm tuyền văn, miêu tả các loài cây cỏ. Ông đem nghề dệt dạy cho dân vùng quê ông.

Phùng Khắc Khoan



Nguyễn

Khoái

Nguyễn Khoái (Chưa rõ năm sinh, năm mất): Thế kỷ XIII, sinh trưởng ở đất Hồng châu, tỉnh Hưng Yên, có sức khoẻ phi thường, được vua Trần giao trọng trách chỉ huy quân túc vệ, tham gia các trận đánh giặc Mông-Nguyên ở Tây Kết, Hàm Tử, Bạch Đằng... có tài thiện chiến trên bộ, dưới nước; lập chiến công lớn, đánh bại kẻ địch, giải phóng kinh đô Thăng Long. Ông được vua Trần thưởng công và phong làm “Liệt hầu” - Là tước thời Trần chỉ để dùng để ban cho người trong Hoàng tộc (họ vua)

Nguyễn Khoái



Nguyễn

Khuyến 

Nguyễn Khuyến (1835-1909): hiệu Quế Sơn, người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông đỗ tam trường nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Làm quan triều Nguyễn ở nhiều nơi, sau tới chức Học sĩ sung Quốc sử quán Toản tu. Triều Nguyễn đầu hàng Pháp, ông cáo quan về quê. Nhà thơ hiện thực và trào lộng nổi tiếng, để lại nhiều thơ hay.

Nguyễn Khuyến



Phùng Chí

Kiên

 Phùng Chí Kiên (1901-1941): có tên là Nguyễn Vĩ, quê xã Mỹ Quang Thượng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, được giác ngộ cách mạng rất sớm. Năm 1926 ông sang Quảng Châu dự huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc tổ chức rồi theo học trường Võ bị Hoàng Phố, gia nhập quân cách mạng Trung Quốc, khởi nghĩa Quảng Châu (12/1927) do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Năm 1931 học Đại học Phương Đông (Liên Xô). Năm 1934 tham gia chuẩn bị Đại hội lần thứ nhất của Đảng.Năm 1935 được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác Đảng ở nước ngoài.Năm 1936 vận động thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh hội ở Trung Quốc.Năm 1941 cùng với cụ Hồ Chí Minh về Pắc Bó, chỉ đạo căn cứ Bắc Sơn (Cao Bằng), chỉ huy trung đội cứu quốc quân số 1. Ông bị Pháp bắt và giết hại ở Ngân Sơn tháng 8/1941, sau được truy phong quân hàm cấp tướng.

Phùng Chí Kiên



Lý Thường

Kiệt

Lý Thường Kiệt (1019-1105) họ Ngô tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, Phủ Thái Hoà, thành Thăng Long (Hà Nội). Từ nhỏ, Ông đã có chí hướng, ham đọc sách, say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ. Ông có tài văn, võ. Ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.Lịch sử cũng đã lưu lại tư tưởng quân sự vô cùng táo bạo và thần tốc của Ông: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Ông là tác giả bài thơ bất hủ, cổ vũ tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân ta. Bài thơ khẳng định quyền độc lập dân tộc tự chủ thiêng liêng của Tổ quốc. Bài thơ đã đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất

Lý Thường Kiệt



Võ Văn

Kiệt

Võ Văn Kiệt (1922-2008), quê ở xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1939, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1946, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu. Từ 1976 - 1982, ông giữ các chức vụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP.HCM, Bí thư Thành uỷ TP.HCM. Từ 1982 - 1988: Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh…

Năm 1997, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng.



Võ Văn Kiệt



Yết

Kiêu

Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế quê ở huyện Thanh Hà, Hải Dương, do trải cuộc sống trên sông nước từ nhỏ nên ông đã bơi lội rất giỏi. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần hai và lần ba, Phạm Hữu Thế với tài bơi lội "nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ" (đi dưới nước ung dung, tự tại như trên đất bằng) đã lập nhiều chiến công đóng góp cho chiến thắng của vua tôi nhà Trần. Ông đã được nhân dân và vua quan nhà Trần gọi là Yết Kiêu (tên một loài cá lớn ngày xưa).

Yết Kiêu



Trương Vĩnh



Trương Vĩnh Ký (1837-1898), quê ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Ông là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Ông được phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, là nhà bác học hàng đầu thế giới thế kỷ 19. Ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", sáng lập và là Tổng biên tập tờ Gia Định báo.

Trương Vĩnh Ký



Cù Chính

Lan 

Cù Chính Lan (1930-1952): quê xã Quỳnh Lôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; trong chiến dịch Quang Trung (1950) được nêu gương “Anh hùng tay không diệt giặc”. Chiến dịch Hòa Bình (1951), anh hùng lựu đạn diệt xe tăng địch trên đường số 6 năm 1952, anh tham gia đánh đồn GôTô, bị cụt hai tay và một chân vẫn anh dũng chỉ huy đến hơi thở cuối cùng. Được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Cù Chính Lan



Lan


Nguyên phi Ỷ Lan (1044-1117), quê ở Gia Lâm, Hà Nội, tên thật là Lê Thị Yến, là một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính. Bà cùng Tể tướng Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Tống xâm lược, xây dựng đất nước yên bình, giàu mạnh.


Ỷ Lan





Lai



Lê Lai (?-1418), quê ở xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hoá ông tính cương trực, dung mạo khác thường, có chí khí. Ông hy sinh khi giả làm Lê Lợi để phá vòng vây cho chủ tướng và nghĩa quân Lam Sơn rút khỏi núi Chí Linh. Năm 1428, khi Lê Lợi lên ngôi vua, ông được truy tặng là Sùng Trung đồng Đức Hiệp mưu bảo chính Lũng Nhai công thần. Năm 1484, Lê Thánh Tông gia phong ông làm Trung Túc vương.



Lê Lai



Phạm Ngũ

Lão 

Phạm Ngũ Lão (1255-1320): người làng Phủ Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi), tỉnh Hưng Yên; một nông dân, ham học, có ý chí, tình nguyện tham gia quân đội đánh giặc ngoại xâm, chỉ huy quân cấm vệ của Trần Hưng Đạo; lập nhiều chiến công trong hai lần chống Nguyên - Mông (1285-1288), sau còn đi dẹp loạn quấy phá biên giới Lão Qua và Chiêm Thành ở phía Nam, trở thành danh tướng đời Trần, được phong tước Quan nội hầu.

Phạm Ngũ Lão



Ngô Sĩ

Liên 

(thế kỷ XV): người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức, nay là xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1442 thi đậu tiến sĩ, làm ở Hàn lâm viện, rồi giữ chức Đô ngự sử. Năm 1480, dời Hồng Đức, theo lệnh của Lê Thánh Tông, ông biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Thực lục, trở thành nhà sử học nổi tiếng ở nước ta.

Ngô Sỹ Liên



Nguyễn Văn

Linh

Nguyễn Văn Linh (1915-1998), tên thật là Nguyễn Văn Cúc, quê quán: Thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1929, ông tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Năm 1930, ông bị bắt và kết án tù chung thân, bị đày ra Côn Đảo. Năm 1939, ông hoạt động Sài Gòn và tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP. Sài Gòn. Từ 1945 - 1986, ông hoạt động chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ, Sài Gòn với nhiều chức vụ: Bí thư Thành uỷ, Uỷ viên Xứ uỷ Nam Bộ, Thường vụ Xứ uỷ Nam Bộ, Bí thư Trung ương Cục Miền Nam, Bí thư Thành uỷ TP.HCM. Năm 1986, ông được bầu làm tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều Huân chương khác.



Nguyễn Văn Linh



Cao

Lỗ

Cao Lỗ (?-179 TCN), quê quán: xã Cao Đức, Gia Bình, Bắc Ninh, là một vị tướng tài của Thục Phán An Dương Vương,. Ông giỏi võ nghệ, là người chế ra nỏ Liên Châu (Nỏ thần) và được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa. Ông được tôn là vị tổ sư nghề rèn của Việt Nam.

Cao Lỗ



Mai Thúc

Loan

Mai Thúc Loan (?–722),  quân quán: Hà Tĩnh,  anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống sự chiếm đóng của nhà Đường ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8. Năm 722 ông hiệu triệu những người dân phu gánh vải quả nộp cống khởi nghĩa. Ông xưng đế và đóng kinh đô ở thành Vạn An. Sau đó, ông cùng nghĩa quân quanh vùng, liên kết với cả các nước Chăm Pa, Chân Lạp chống giặc tại địa phương và tiến quân ra Bắc tiến công thành phủ Tống Bình. Bọn đô hộ nhà Đường bỏ thành chạy tháo thân về nước.

Mai Thúc Loan



Phan Đăng

Lưu

Phan Đăng Lưu (1902-1941), quê quán: Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được bầu làm Uỷ viên thường vụ tổng bộ phụ trách tuyên huấn Tân Việt Cách mạng Đảng, có những đóng góp xuất sắc vào các cuộc vận động hợp pháp và nửa hợp pháp ở Trung Kì, đồng thời viết nhiều sách lí luận chính trị, văn học. Năm 1939, ông được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương.

Phan Đăng Lưu



Hồ Quý

Ly

Hồ Quý Ly (1336-1407), là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại thần dưới thời nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.

Hồ Quý Ly



Đặng Thai

Mai 

(1902-1984): quê Lương Điền, huyện Thanh Chương, Nghệ An, dạy ở trường Quốc học (Huế), sau ra Hà Nội mở trường Thăng Long, lập Hội truyền bá quốc ngữ, viết báo công khai của Đảng. Sau cách mạng, ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông là nhà nghiên cứu văn học, sử học, triết học… có nhiều tác phẩm giá trị. Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Đặng Thai Mai



Phạm Sư

Mạnh

Phạm Sư Mạnh (?-?), quê quán làng Thạnh Hiệp, Kinh Môn, Hải Dương, là nho sĩ nổi tiếng triều Trần, tên thật là Phạm Độ, tự Nghĩa Phu, hiệu Uý Trai,. Ông đỗ Thái học sinh đời Trần Minh Tông, từng giữ chức: Chưởng bạ thư kiêm tham chính viện Khu mật, Nhập nội hành khiển tri Khu mật viện sự, Hành khiển Tả ti lang trung, Nhập nội nạp ngôn.

Phạm Sư Mạnh



Hồ Tùng

Mậu 

(1896-1951): quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; tên chính là Hồ Bá Cự, tham gia cách mạng từ sớm, hoạt động ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Viết báo Thanh niên. Năm 1926 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, khởi nghĩa Quảng Châu, bị bắt ba lần, tham gia hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Năm 1931 bị bắt giải về nước giam ở Tây Nguyên. Ông vượt trại về hoạt động ở miền Trung. Ông đã giữ các chức vụ Chủ tịch Ủy ban kháng chiến – hành chính Liên khu IV, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II. Ông hy sinh trên đường đi công tác ở Thanh Hóa.

Hồ Tung Mậu



Hồ Chí

Minh

Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, còn có tên là Nguyễn Tất Thành, con trai thứ hai của cụ Nguyễn Sinh sắc và bà Hoàng Thị Loan; quê làng Kim Liên, nay là xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đổi tên là Nguyễn Ái Quốc (cùng nhiều bí danh khác) để hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Cuối cùng lấy tên là Hồ Chí Minh. Lúc nhỏ học chữ Hán, được gần gũi các nhà chí sĩ duy tân, sau vào học Trường Quốc học Huế, dạy học Trường Dục Thanh ở Phan Thiết, vào Sài Gòn rồi ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 05/6/1911 trên tàu La Touch Treville. Người hoạt động cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng lâu nhất là ở các nước Pháp, Nga, Trung Quốc. Từ sau Đại chiến II, người bỏ phiếu thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921) và chủ bút báo Người cùng khổ (Le Paria). Năm 1923, sang Liên Xô, về Trung Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (1924). Năm 1927, trở sang Liên Xô rồi về Thái Lan (1928), Hương Cảng (1930), hợp nhất 03 Đảng Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau là Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, về nước thành lập Mặt trận Việt Minh. Đến ngày 19/8/1945, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thắng lợi, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945), được bầu là Chủ tịch nước cho đến khi mất (02/9/1969). Hồ Chí Minh là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Ở trong nước, Người đã chỉ đạo tài tình công cuộc giải phóng dân tộc và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người là hiện thân cho sự đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là hiện thân của sự doàn kết các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Người là nhà chính trị, ngoại giao xuất sắc, là nhà văn hóa lớn, được UNESCO tôn vinh là “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt suất”. Ngay từ khi tại thế, Hồ Chí Minh đã đi vào tình cảm của nhân dân trong nước và trên thế giới như một nhân vật huyền thoại. Hồ Chí Minh là nguồn đề tài phong phú, không bao giờ cạn trên lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật của nhiều thế hệ, và bản thân Người cũng là một nhà thơ lớn với tác phẩm bất hủ Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) viết bằng chữ Hán, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới

Hồ Chí Minh



Đào Cam

Mộc 

(?-1015) quê xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, danh nhân sống vào cuối thời nhà Tiền Lê, đầu nhà Lý. Ông là người thông minh, có sức khỏe hơn người lại có chí lớn. Làm quan Chi hậu nhà Tiền Lê. Khi vua Lê Ngọa Triều mất, ông và thiền sư Vạn Hạnh cùng với các quan Trần Cảo, Đào Thạc Phụ suy tôn và nhất tề đưa quan Thân vệ Lý Công Uẩn lên ngôi báu, lập ra nhà Lý. Ông không chỉ có công đầu đưa Lý Công Uẩn lên làm vua mà còn là người chỉ đạo cuộc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Ông được vua Lý Thái Tổ gả con gái đầu là công chúa An Quốc và phong tước Nghĩa Tín Hầu. Ông mất tại Cổ Loa, được vua Lý truy tặng chức Thái sư Á vương.


tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương