Ủy ban nhân dân tỉnh đIỆn biêN (Dự thảo)



tải về 1.01 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.01 Mb.
#19254
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10



Kim

Đồng

Anh hùng Nông Văn Dền (tức Kim Đồng, 1929 – 1943) quê ở Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng à người dân tộc Tày. Sinh trưởng trong chiếc nôi cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.  Rạng sáng ngày 15/2/1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hỏa lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu báo cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi ở tuổi 14 và trở thành tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên noi theo.

Tháng 5/1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội thiếu niên cứu quốc Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội thiếu niên cứu quốc. Anh luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.



Kim Đồng



Phạm Văn

Đồng

Phạm Văn Đồng (1906-2000), quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, năm 1926-1929, ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau đó, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù ở Côn Đảo. Ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Bộ trưởng Tài chính, Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1955 - 1976), Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976-1987).

Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều Huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba…



Phạm Văn Đồng



Nguyễn

Du

Nguyễn Du (1765-1820), xuất thân trong một gia đình quý tộc tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển. Trong đó nổi tiếng nhất là kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén. Nguyễn Du đã có công lớn trong việc đưa ngôn ngữ văn học Tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Từ đó ông đáng được suy tôn danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới

Nguyễn Du



Khúc Thừa

Dụ

Khúc Thừa Dụ (?-?), quê ở Ninh Giang, tỉnh Hải Dương , năm 905 nhân cơ hội chính quyền đô hộ nhà Đường ở nước ta suy yếu, ông tự xưng là Tiết độ xứ, cùng với nhân dân đứng lên giành chính quyền. Khúc Thừa Dụ đã kết thúc cơ bản ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là một trong những người đầu tiên đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc.

Khúc Thừa Dụ





Duẩn

Lê Duẩn (1907-1986) quê ở làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. năm 1930, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt, bị giam tại các nhà tù: Hoả Lò, Sơn La, Côn Đảo. Từ 1946 - 1957, ông từng giữ các chức vụ: Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ và được phân công lãnh đạo cách mạng miền Nam. Năm 1982, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị, giữ chức Tổng Bí thư đến khi mất. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương khác

Lê Duẩn



Trịnh Hoài

Đức 

Trịnh Hoài Đức (1765-1825) còn có tên là Hoài An, tự là Chí Sơn, hiệu Cấn Trai, quê tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Đồng Nai), đỗ khoa thi hương đầu tiên của triều Nguyễn, làm quan tới chức Thượng thư Bộ hộ, Hiệp Tống trấn thành Gia Định, từng đi sứ sang triều Thanh; là nhà văn, nhà địa lí, tác giả của Gia Định thành thông chí. Về sáng tác, Trịnh Hoài Đức là một đại biểu xuất sắc trong nhóm “Gia Định Tam gia thi” hay “Bình Dương thi xã” (cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh), có tác dụng kích thích phát triển cho một vùng văn hóa. Ông còn để lại hai tập thơ chữ Hán là Cấn Trai thi tập (1783-1819) và tập thơ đi sứ Trung Quốc Bắc sứ thi tập.

Trịnh Hoài Đức



Văn Tiến

Dũng

Văn Tiến Dũng (1917-2002), quê ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ 1942 - 1943, ông đảm nhiệm các chức vụ: Bí thư Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, Uỷ viên Thường vụ Uỷ ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ; Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (1953 – 1978); Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1978 – 1986). Ông được phong hàm Đại tướng năm 1974, được Nhà nước tặng thưởng Huân chướng Sao Vàng (1992), Huân chương Hồ Chí Minh.

Văn Tiến Dũng



Lò Văn

Giá

Lò Văn Giá (1919-1943): Lò Văn Giá sinh ra tại bản Cọ, thị xã Sơn La, Tỉnh Sơn La trong một gia đình nông dân nghèo, dân tộc Thái. Với lòng yêu nước, căm thù chế độ thực dân sâu sắc, thanh niên Lò Văn Giá sớm đón nhận ánh sáng cách mạng của Đảng được lan tỏa từ Nhà tù Sơn La. Tháng 8 – 1943, chi bộ Nhà tù quyết định tổ chức vượt ngục cho một số tù chính trị cốt cán để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lò Văn Giá đã được chọn làm người đưa đường cho cuộc vượt ngục của 4 đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân và Lưu Đức Hiểu. Khi quay lại Sơn La, Lò Văn Giá đã bị thực dân Pháp bắt. Mặc dù bị tra tấn dã man, nhưng Lò Văn Giá vẫn nhất mực không khai nên chúng đã lén lút thủ tiêu ông. Hành động đó phơi bày sự bất lực của kẻ thù trước ý chí đấu tranh bất khuất của người thanh niên Thái, tiêu biểu cho nhân dân địa phương đang hướng về ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lò Văn Giá đã được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 20 – 12 – 1994. Anh hùng Lò Văn Giá – người con ưu tú của bản làng Sơn La đã trở thành niềm tự hào của vùng Tây Bắc nói chung và của người dân Sơn La nói riêng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Lò Văn Giá



Võ Nguyên

Giáp

Võ Nguyên Giáp (1911- 2013) nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCS, nguyên Bí thư Quân uỷ Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khoá I - khoá VII; Đại tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước ở Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình, năm 14 tuổi, đồng chí đã giác ngộ và sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1930, đồng chí tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1940, được kết nạp vào Đảng. Đầu những năm bốn mươi của thế kỷ XX, được Chủ tịch Hồ Chí Minh dìu dắt, giao nhiệm vụ, đồng chí đã tích cực hoạt động cách mạng, bám dân, bám địa bàn, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện quân sự tại căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng. Tháng 12/1944, đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của QĐND Việt Nam. Năm 1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng. Trên các cương vị là Uỷ viên Ban Chấp hành TW, Thường vụ TW Đảng Cộng sản Đông Dương, thành viên Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam giải phóng quân, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng. Đặc biệt, năm 1954, đồng chí đã chỉ huy các đại đoàn của Quân đội và các lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Sau khi miền Bắc được giải phóng, đồng chí đã tham gia cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, làm nên những thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được báo chí thế giới ca ngợi là “vị tướng huyền thoại”, sánh cùng các vĩ nhân trong suốt 2.000 năm qua.

Võ Nguyên Giáp



Trần Văn

Giàu

Trần Văn Giàu (1911-2010), quê ở An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An ông là nhà hoạt động cách mạng, khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử triết học. Ông được bầu làm Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ, Tổng giám đốc Nha thông tin Bộ nội vụ, là người sáng lập ra giải thưởng Trần Văn Giàu năm 2002. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Danh hiệu Nhà giáo dân nhân, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).

Trần Văn Giàu



Nguyễn Giác

Hải

Nguyễn Giác Hải (1022-?), quê ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Năm 25 tuổi, ông cắt tóc đi tu. Ngài tinh thông pháp đạo, được vua Lý sủng thờ, ban quốc tính là Lý Giác Hải và được coi như bậc thầy. Ngài có đóng góp vào hệ tư tưởng Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giữa đạo và đời; được coi là ông tổ thứ 10 trong phái thiền Vô - Ngôn - Thông.

Nguyễn Giác Hải



Dương Quảng

Hàm 

Dương Quảng Hàm (1898-1946) quê làng Phú Thị, nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông dạy học 25 năm ở trường Trung học Bảo hộ (Bưởi). Sau Cách mạng tháng Tám làm Tổng thanh tra Trung học vụ, Hiệu trưởng trường Chu Văn An. Giáo sư đi tiên phong trong xây dựng nền văn học sử nước nhà. Tác giả bộ sách quý Việt Nam văn học sử yếu (1942). Ông hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội (12/1946) và được truy tặng là liệt sĩ.

Dương Quảng Hàm



Trần Nguyên

Hãn

 Trần Nguyên Hãn (?-1429): người làng Sơn Động, huyện Lập Thạch (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), dòng dõi nhà Trần. Ông vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, làm tướng lập nhiều công lớn, thu phục vùng Tân Bình, Thuận Hóa; bao vây thành Đông Quan tham gia đánh thắng trận Xương Giang, bắt sống tướng giặc Hoàng Thúc, Thôi Tụ. Bình công được phong Tả tướng quốc (1428). Sau bị vua Lê nghi ngờ, ông nhảy xuống sông tự vẫn. 26 năm sau mới được Lê Nhân Tông minh oan.

Trần Nguyên Hãn



Từ Đạo

Hạnh

Từ Đạo Hạnh (?-1117), quê ở làng An Lãng, Hà Nội.tên thật Từ Lộ, Ông là nhà sư thuộc thế hệ thứ 12 dòng thiền Nam phương, môn phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ông đã sang Ấn Độ học đạo Phật. Ông được xem là vị tiền bối của nghệ thuật hát chèo. Ông là người dựng chùa Đại Bi, xã Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định để tu hành.

Từ Đạo Hạnh



Quốc sư Vạn

Hạnh

Quốc sư Vạn Hạnh (?-1018), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh là vị thiền sư đời Tiền Lê. Ông thường quan tâm đến những biến cố chính trị, quân sự đương thời. Vua Lê Đại Hành coi ông như cố vấn. Khi vua Lê Đại Hành mất, ông đã giúp Lý Công Uẩn lên ngôi. Ông được Lý Công Uẩn phong làm Quốc sư.

Quốc sư Vạn Hạnh







Hiệu 

Tô Hiệu (1912-1944): quê làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng yên; tham gia các phong trào yêu nước từ năm 1925. Năm 1930, bị bắt và bị đày ra Côn Đảo; tại đây, ông trở thành đảng viên Cộng sản. Năm 1934 ra tù, hoạt động Mặt trận Dân chủ ở Hà Nội, rồi ra vùng mỏ Cẩm Phả chỉ đạo phong trào công nhân; được cử làm Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 12/1939, ông lại bị Pháp bắt, giam lại nhà tù Sơn La. Do bị tra tấn, tù đày gian khổ, ông lâm bệnh nặng, qua đời ngày 7/3/1944 tại nhà tù Sơn La, nêu cao khí tiết của người Cộng sản.

Tô Hiệu





Hoàn

Lê Hoàn (941-1005) quê ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Lê Hoàn



Trần

Hoàn

Trần Hoàn (1928-2003) Nhạc sĩ Trần Hoàn tên thật là Nguyễn Tăng Hích, còn có bút danh Hồ Thuận An. Ông nguyên là bộ trưởng Văn hóa - Thông tin, phó ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương. Ông tham gia hoạt động âm nhạc trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong sự nghiệp sáng tác, ông để lại những tác phẩm nổi tiếng như: Một mùa xuân nho nhỏ, Chào mùa xuân, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Khúc hát người Hà Nội, Đêm Hồ Gươm, Lời Bác dặn trước lúc đi xa... Ghi nhận những đóng góp to lớn của ông, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và nhiều Huân, Huy chương, giải thưởng cao quý

Trần Hoàn



Đinh Tiên

Hoàng

Đinh Tiên Hoàng (924-979) quê ở xã Gia Phương, Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cổ Việt trong lích sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang son và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cổ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.

Đinh Tiên Hoàng



Nguyễn Thái

Học

Nguyễn Thái Học (1902–1930), quê ở Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm 1927 tại Nam Đồng Thư xã (Hà Nội) Nguyễn Thái Học đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng do ông làm chủ tịch. Việt Nam Quốc dân Đảng theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên. Tức là phấn đấu: Dân tộc độc lập - Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc. Đường lối chiến lược của Đảng là: Trước làm cách mạng Quốc gia, sau làm cách mạng Thế giới. Chỉ trong một thời gian ngắn Việt Nam Quốc dân Đảng đã phát triển mạnh mẽ lan rộng khắp các tỉnh ở Bắc kỳ, do tổ chức thiếu chặt chẽ nên cuộc vận động quần chúng của Việt Nam Quốc dân Đảng gặp nhiều trở ngại. Trước tình hình đó Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí của mình chủ trương bạo động cách mạng với phương châm: “Không thành công thì thành nhân”. Dưới sự lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Thái Học, phong trào bạo động chống Pháp ở các tỉnh đã nổ ra mà đỉnh cao là khởi nghĩa Yên Bái vào đêm 9, rạng ngày 10-2-1930. Việt Nam Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái bị dìm trong bể máu. Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí bị giặc Pháp bắt và hành hình. Phong trào bị dập tắt. Lãnh tụ Nguyễn Thái Học đã được Chính phủ truy tặng Liệt sỹ và bằng Tổ quốc ghi công.

Nguyễn Thái Học



Nguyễn

Hiền

Nguyễn Hiền (1235-1255) quê xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa của của nước ta, ông có nhiều kế sách hay phò vua, giúp nước, đối phó với quân phương Bắc, đánh giặc cỏ ở Mường La. Ông mộ dân đi khai hoang phục hoá, đắp đê sông Hồng, đào kênh mương dẫn nước, tạo mùa màng thắng lợi, nhân dân no ấm. Về quân sự, ông cho mở mang các xưởng rèn vũ khí, các võ đường rèn luyện quân sĩ, sẵn sàng chiến đấu chống quân xâm lược.

Nguyễn Hiền



Nguyễn

  Huệ


Nguyễn Huệ (1752-1792), quê ở Tây Sơn, Bình Định, năm 1771, ông cùng hai anh là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa. Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm thành Quy Nhơn làm căn cứ địa tiến công giải phóng Đàng Trong. Sau bốn lần giải phóng Gia Định, Nguyễn Huệ đã tiêu diệt hai vạn quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện tại Rạch Gầm, Xoài Mút ngày 18-01-1785 đập tan chính quyền phong kiến ở Đàng Trong.

Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra đánh Bắc Hà và mau chóng lật đổ tập đoàn phong kiến họ Trịnh thống trị đã ba trăm năm, lập lại nhà Lê. Mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789, với cuộc hành quân thần tốc, ông đập tan và quét sạch hai mươi vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, giải phóng Miền Bắc ra khỏi ách xâm lược. Nguyễn Huệ đã phá tan mọi âm mưu câu kết của các thế lực phản động trong nước và nước ngoài, chuẩn bị kế hoạch tiến đánh Nguyễn Ánh đang quấy phá ở Gia Định. Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc, không những ông là một thiên tài quân sự mà còn xuất sắc về chính trị, ngoại giao, kinh tế...Là  một vị tướng bách chiến bách thắng, trải qua hai mươi chiến đấu liên tục, Nguyễn Huệ đã đánh thắng hàng trăm trận và đánh đâu thắng đó, càng về cuối đời chiến đấu của ông, thắng lợi càng huy hoàng, chiến công càng hiển hách.



Nguyễn Huệ



Phạm

Hùng

Phạm Hùng (1912-1988), tên thật là Phạm Văn Thiện, quê ở xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1945, ông được bầu làm Bí thứ Xứ uỷ lâm thời Nam Bộ. Từ 1956 - 1975, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bí thư Trung ương Cục Miền Nam. Từ 1976 - 1987, ông giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Phạm Hùng



Phùng

Hưng

Phùng Hưng (? – 791), quê ở làng Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội, trước sự tàn bạo của bọn đô hộ nhà Đường, khoảng năm 766 – 791, Phùng Hưng cùng với người em Phùng Hãi phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ. Phùng Hưng lãnh đạo nghĩa quân làm chủ đất Đường Lâm và cả một vùng rộng lớn, chiếm được thành phủ Tống Bình - cơ quan đầu não của bọn đô hộ nhà Đường.

Phùng Hưng



Hồ Xuân

Hương

Hồ Xuân Hương được người đời mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sinh sống ở phường Khán Xuân, thành Thăng Long vào nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Bà quê gốc ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; giỏi thơ Nôm và có tài trào lộng, châm biếm, mang phong cách riêng biệt khác người, nhiều bài thơ Nôm được truyền tục rộng rãi trong dân gian.

Hồ Xuân Hương



Lê Văn

Hưu

Lê Văn Hưu (1230-?) người làng Phủ-lý, huyện Đông-Sơn, lộ Thanh-hoa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyệnThiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đỗ bảng nhãn năm Đinh mùi (1247), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình dưới triều Trần Thái Tông. Lúc đó ông mới 18 tuổi. Sau làm đến chức Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu. Năm 1272 ông soạn xong bộ Đại-việt sử ký từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Đó là bộ sử ký qui mô đầu tiên của nước ta, đã được Trần Thánh Tông ban chiếu khen. Nhưng đáng tiếc hiện nay bộ sách đã thất lạc, chỉ còn một ít lời bình được Ngô Sĩ Liên ghi lại trong Đại Việt Sử Lý Toàn Thư. Qua những đoạn văn còn lại đó, ông tỏ ra là một sử gia có lòng yêu nước, có cách nhìn tiến bộ đối với nhiều sự kiện lịch sử đương thời. Mặc dù còn bị quan điểm Nho giáo hạn chế nên một đôi trường hợp khen chê chưa thật thỏa đáng, nhưng bộ sử của ông đã đóng góp rất nhiều cho Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên và đã để lại cho chúng ta nhiều nhận định quý báu về các sự kiện lịch sử cũng như những đoạn bình luận giàu tính chất văn học.


tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương