Ủy ban nhân dân tỉnh đIỆn biêN (Dự thảo)



tải về 1.01 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.01 Mb.
#19254
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Phạm Ngọc Thạch



Hoàng Văn

Thái 

(1915-1986): Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tên thật là Hoàng Văn Xiêm, quê xã Tân An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Ông tham gia phong trào nông dân Tiền Hải từ năm 1936, được kết nạp vào Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Tiền Hải. Sau Cách mạng tháng Tám, được giao phụ trách Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, Tư lệnh kiêm Chính ủy quân khu 5. Phó Bí thư Trung ương Cục, Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền, trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hoàng Văn Thái



Hoàng Hoa  

Thám

Hoàng Hoa Thám  (1836 -1913), quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên năm 16 tuổi, ông tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870-1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh (3-1884) thì Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Ninh, rồi nghĩa quân của Hoàng Đình Kinh (1882-1888), và sau đó ông đứng dưới cờ nghĩa Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4-1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại và Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế. Trong ba năm (1893-1895) giặc Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, chúng không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của giặc và đã gây cho chúng những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân đã trừng trị những tên phản bội như Đề Sặt...Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27-6-1908 của binh lính yêu nước ở Hà Nội (gọi là vụ Hà thành đầu độc). Sự kiện làm chấn động khắp cả nước. Cuối tháng 12-1912, Lương Tam Kỳ, một tên trùm thổ phỉ đã đầu hàng Pháp, cùng với bọn chỉ điểm người Hoa sát hại Hoàng Hoa Thám ngày 10-2-1913. Năm ấy ông 55 tuổi.


Hoàng Hoa Thám  



Tôn Đức

Thắng

Tôn Đức Thắng (1888-1980), quê ở xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên, bị thực dân Pháp bắt và đầy ra Côn Đảo. Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1946 - 1980, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng: Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Mặt trận Liên Việt, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương, Trưởng ban thường trực Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Việt Nam. Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (1958), Huân chương Xu khe bato - huân chương cao quý nhất của Mông Cổ (năm 1978). Ông cũng là người đầu tiên được nhận giải thưởng Hoà bình Quốc tế Lênin.

Tôn Đức Thắng



Cao

Thắng 

(1864-1893): quê ở làng Yên Đức, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, tham gia khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng chỉ huy năm 1885, ông hy sinh trong một trận đánh đồn Pháp ở Thanh Chương (Nghệ An). Ông được cụ Phan Đình Phùng tin cẩn giao trách nhiệm chỉ huy quân sự. Nhờ có Cao Thắng, nghĩa quân trưởng thành nhanh chóng, mở rộng địa bàn, thanh thế vang dội ở 4 tỉnh miền Trung. Đặc biệt, Cao Thắng đã tìm mọi cách chế tạo được súng trường để trang bị cho nghĩa quân. Súng của Cao Thắng chế tạo làm cho các sĩ quan Pháp và kỹ sư Âu châu phải kinh ngạc, vì nó chỉ là kết quả của sự mày mò, bắt chước của những người thợ rèn Nghệ Tĩnh, không có máy móc và tri thức khoa học hiện đại.

Cao Thắng



Nguyễn Chí

Thanh

Nguyễn Chí Thanh (1914-1967), quê ở Thừa Thiên Huế là một tướng lĩnh kiệt xuất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là người đề xuất chiến thuật đánh áp sát của Quân giải phóng miền Nam với phương châm “Nắm thắt lưng địch mà đánh”. Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng. Tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), ông lại được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được cử vào Bộ chính trị và Ban bí thư. Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam. Ông mất năm 1967 tại Hà Nội.

Nguyễn Chí Thanh



Tô Hiến

Thành

 (?-1179): người làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (nay thuộc tỉnh Hà Nội), làm quan Thái úy thời vua lý Anh Tông (1138-1175); giỏi cả văn, võ. Chỉ huy quân dẹp loạn và bọn xâm lấn ở biên giới phía tây, phía nam. Ông là người trung trực, thanh liêm nổi tiếng, có công khai phá vùng Tống Sơn - Nga Sơn (Thanh Hóa).

Tô Hiến Thành



Bà Huyện


Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở làng Nghi Tàm, Hà Đông, Hà Nội. Bà nổi tiếng về tài làm thơ. Thời gian theo chồng vào làm việc ở Huế, bà được vua Minh Mạng sung vào triều làm Cung trung Giáo tập để dạy học cho công chúa và các cung nhân. Năm 1847, sau khi chồng mất, bà xin phép về quê và đưa bốn con nhỏ từ Huế về sống tại quê nội ở làng Nghi Tàm. Tác phẩm bà đã để lại gồm 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước như: Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Quốc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh Hương sơn.


Bà Huyện Thanh Quan




Nguyễn Gia

Thiều 

(1741-1798): tước Ôn Như Hầu người làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, từ bé học trong phủ chúa Trịnh, thông minh, hiểu nhiều ngành nghệ thuật: nhạc họa, kiến trúc… 18 tuổi làm Hiệu úy rồi thăng Tổng binh, trấn thủ Hưng Hóa, được phong tước hầu. Tây Sơn thống nhất đất nước, ông về làng ẩn dật rồi mất. Tác giả Cung oán ngâm khúc nổi tiếng.

Nguyễn Gia Thiều



Nguyễn Hữu

Thọ


Ông làm Quyền Chủ tịch nước Từ tháng 4 năm 1980 cho đến tháng 7 năm 1981. Năm 1981, ông là Chủ tịch Quốc hội cho đến năm 1987, Chủ tịch MTTQ tại đại hội năm 1988. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước khóa VII, VIII.

Nguyễn Hữu Thọ




Lê Đức


Thọ 


(1911-1990): tên thật là Phan Đình Khải, quê làng Dịch Lễ, nay thuộc xã Nam Vân, thành phố Nam Định. Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương, bị Pháp bắt tù đày ở Côn Đảo, Hỏa Lò, Sơn La, Hòa Bình… ra tù, ông tham gia phát động cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa. Kháng chiến toàn quốc, ông công tác ở miền Nam, giữ cương vị chủ chốt trong Xứ ủy Nam bộ, Trung ương Cục miền Nam. Năm 1955 ông được bổ sung vào Bộ Chính trị, phụ trách công tác tổ chức của Trung ương Đảng, Giám đốc trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, tham gia Quân ủy Trung ương, sau trở lại miền Nam công tác. Ông là cố vấn đặc biệt của phái đoàn Chính phủ ta tại hội nghị Paris, ký hiệp định với Mỹ giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam. Năm 1975, ông vào Nam chỉ đạo cuộc tổng tiến công mùa xuân và chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước.



Lê Đức Thọ


Hoàng Văn



Thụ 

(1906-1944): bậc tiền bối cách mạng, dân tộc Tày, quê xã Nhân Lý, huyện Văn Yên, nay là Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, tham gia cách mạng từ năm 1927, đại biểu dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng ở Ma Cao, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Thường vụ Trung ương Đảng, năm 1943 ông bị Pháp bắt tại Hà Nội, kiên cường bất khuất, bị chúng kết án tử hình. Ngày 24-5-1944, chúng xử bắn ông tại trường bắn Tương Mai. Những hoạt động của Hoàng Văn Thụ rất đa dạng. Ông rất giàu kinh nghiệm đối với công tác tuyên truyền trong công nhân, binh sĩ. Ông là chủ bút nhiều tờ báo bí mật như: Tranh đấu, Lao động nhằm phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng cho đồng bào miền núi. Ông cũng sử dụng thơ ca phục vụ cho lý tưởng cách mạng của mình. Có nhiều bài Sli, lượn do Hoàng Văn Thụ sáng tác đã trở thành phổ biến và đi vào kho tàng văn nghệ dân gian dân tộc.


Hoàng Văn Thụ



Xuân

Thủy

 Xuân Thủy Tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm (1912-1985), quê huyện Từ Liêm, Hà Nội; từng giữ các chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Paris, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội đồng Nhà nước, Phó Chủ tịch QH; ông là nhà thơ, để lại các tác phẩm Đường xuân, Thơ Xuân Thủy …

Xuân Thủy



Tôn Thất

Thuyết

Tôn Thất Thuyết (1839-1913), quê ở Thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế, là danh tướng, nhà yêu nước. Năm 1869, ông làm án sát Hải Dương, Tán tương Quân thứ Thái nguyên, Tán lý quân thứ Sơn Hưng Tuyên. Ông được phong làm Hữu Tham tri bộ Binh, tước Nam. Ông ráo riết chuẩn bị chống Pháp. Ông có công rước vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh mở đầu phong trào Cần Vương kháng Pháp.

Tôn Thất Thuyết



Lê Văn

Thịnh

Lê Văn Thịnh (chưa rõ năm sinh, mất 1096): Là người tài năng, đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam có công lao lớn làm quan tới chức Thái sư Thời Lý Nhân Tông. Năm 1084, được cử lên trại Vĩnh Bình (Lạng Sơn) giải quyết vấn đề biên giới với quan chức nhà Tống. Theo "Đại Việt sử kí toàn thư", nhà Tống phải trả cho Đại Việt 6 huyện, 3 động. Đền thờ Đức Thánh Trạng hay Đền thờ Quan Trạng ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Lê Văn Thịnh



Tuệ

Tĩnh 

(1341-1385): Tuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn Bá Thành, quê phủ Hồng Châu (nay thuộc huyện Cẩm Giàng), tỉnh Hải Dương; có tài chữa bệnh, được cử sang Trung Quốc chữa bệnh cho hoàng hậu, bị lưu lại và mất ở bên đó; là tác giả các bộ sách về thuốc Nam dược thần hiệu và Hồng Nghĩa Giác tự y thư.

Tuệ Tĩnh


Lê Thái



Tổ

Lê Thái Tổ (1385-1433) tên húy là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị vua đầu tiên của vương triều nhà Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Năm 1418, lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú… tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa. Đồng thời ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh cứu nước.


Lê Thái Tổ



Ngô Tất

Tố 

(1894-1954): nhà báo, nhà văn hiện đại, người làng Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông đỗ đầu xứ nhưng bỏ nho học, đi làm báo, viết văn dịch thuật. Những tác phẩm nổi tiếng trước Cách mạng như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng… cùng với bài báo bình luận xuất sắc ký nhiều bút danh; những sách nghiên cứu phê bình như Nho giáo, Lão tử, Mặc Tử; dịch thơ văn Hán – Nôm và truyện Trung Quốc, đã đưa ông thành cây bút hiện thực lớn. Ông tham gia Văn hóa cứu quốc, đi kháng chiến chống Pháp, làm báo cách mạng và mất tháng 4-1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.


Ngô Tất Tố




Lý Thái

Tổ

Lý Thái Tổ sinh năm (974-1028), quê ở Cổ Pháp, Từ Sơn, Bắc Ninh, nơi vẫn còn lưu giữ ngôi đền Lý Bát Đế nổi tiếng thờ 8 vị vua triều Lý). Theo truyền thuyết, Lý Công Uẩn mồ côi cả cha lẫn mẹ, được thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi. Lý Công Uẩn mới nhận lời lên ngôi vua, lập ra triều Lý. Ấy là năm 1009.

Lên ngôi báu, nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, bốn bề núi giăng, không xứng là đất định đô của một quốc gia độc lập, càng khó để xây dựng đất nước phồn thịnh, Lý Thái Tổ bèn nghĩ tới việc dời đô. “Xem khắp đất Việt”, thấy chỉ có Đại La là “nơi thắng địa”, “ở trung tâm của trời đất”, “được thế rồng chầu hổ phục, đã thuận hướng nam bắc đông tây, lại tiện nghi núi sông sau trước”, “mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa”, Lý Thái Tổ bèn soạn thiên chiếu dời đô nổi tiếng sử sách để tham vấn ý kiến quần thần. Vua tôi nhất trí đồng lòng, bèn quyết dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.



Lý Thái Tổ



Nguyễn Trường

Tộ 

Nguyễn Trường Tộ (1830 –1871), quê ở làng Bùi Chu, Hưng Nguyên, Nghệ An, là trí thức, nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19, có tài năng xuất chúng. Ông có lòng yêu nước thiết tha, đặt hy vọng vào thế hệ trẻ có thể canh tân đất nước theo mô hình Nhật Bản. Ông nhiều lần gửi các bản điều trần cho triều đình nhà Nguyễn, cử sứ bộ đi các nước tranh thủ sự ủng hộ, đánh úp Pháp ở sáu tỉnh Nam Bộ... Tên ông được đặt cho nhiều tên đường phố ở Việt Nam.

Nguyễn Trường Tộ 


Trần Quốc


Toản


Trần Quốc Toản (1267-1285), quê ở Tức Mặc, Mỹ Lộc, Nam Định, người anh hùng thiếu niên chống Nguyên Mông, tước Hoài Văn Hầu, dòng dõi Tôn thất nhà Trần. Năm 1282, lúc ông mới 15 tuổi, được tin quân Nguyên Mông sang cướp nước ta, vua Trần Nhân Tông hội các vương hầu bàn kế sách chống giặc. Quốc Toản cũng là Hầu tước, nhưng vì nhỏ tuổi nên đến dự Hội Bình Than mà không được vào họp bàn. Ông đứng ngoài căm tức lỡ tay bóp nát quả cam vua ban cho lúc đang cầm. Tan Hội về, ông tập hợp đám bạn thiếu niên thân thuộc, sắm sửa vũ khí, may cờ hiệu đề 6 chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân", rồi tự dẫn binh ra trận đánh giặc. Ông cùng các chiến binh trẻ tuổi tham dự vào nhiều trận đánh lớn, từng có lúc theo Thượng tướng Trần Quang Khải, góp phần chiến thắng Chương Dương vang dội trong lịch sử chống Nguyên Mông. Trong một trận đánh không cân sức, ông bị trọng thương và hy sinh năm 1285, lúc ấy mới qua tuổi 18. Vua Trần Nhân Tông thương tiếc, thân làm bài văn tế, và truy phong ông tước Hoài Văn Vương. Trần Quốc Toản là vị hoàng thân được phong tước Hầu lúc còn trẻ, vị tướng trẻ nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Ông là tấm gương anh hùng yêu nước trẻ tuổi tiêu biểu của tuổi trẻ mọi thời đại Việt Nam



Trần Quốc Toản



Lê Thánh



Tông 


Lê Thánh Tông (1442-1497), là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Trong lúc trị vì, Lê Thánh Tông đã đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Ông là người xây dựng bộ Luật Hồng Đức. Đây là một công trình lập pháp lớn, chứng tỏ bước phát triển mới rất quan trọng của lịch sử pháp quyền Việt Nam. Ông được truy tôn là Sùng thiên Quảng vận Cao minh Quang chính Chí đức Đại công Thánh văn Thần vũ Đạt hiếu Thuần hoàng đế.


Lê Thánh Tông 



Lý Thánh

Tông

Lý Thánh Tông (1023-1072) quê ở Cổ Pháp, Từ Sơn, Bắc Ninh, là vị vua thứ 3 của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tân, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội. Lý Nhân Tông là người văn võ song toàn, ông nổi tiếng là một minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam. Công lao của ông là đặt quốc hiệu Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, phá Tống (1069), bình Chiêm (1069) và lấy được ba châu của Chiêm Thành.


Lý Thánh Tông



Trần Nhân

Tông

 (1258-1308): Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba triều Trần, con cả Trần Thánh Tông, lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông (1285-1288), sau nhường ngôi cho con, đi tu ở núi Yên Tử, trở thành vị Tổ thứ nhất của dòng Thiền Trúc Lâm.

Trần Nhân Tông



Trần Thái

Tông 

(1218-1277): Trần Thái Tông, quê huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; tên là Trần Cảnh, vị vua đầu tiên của nhà Trần. Ông trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất thắng lợi; nhường ngôi cho con để tập trung nghiên cứu giáo lý nhà Phật và soạn tập Khóa hư lục.

Trần Thái Tông



Trần Thánh 

Tông

(1240-1290): Trần Thánh Tông, vua thứ hai triều Trần, nhân từ, có nhiều chính sách tích cực, và là một nhà thơ lớn, trị vì 20 năm (1258-1278), sau nhường ngôi cho con là Trần Nhân Tông.

Trần Thánh Tông



Nguyễn

Trãi 


Nguyễn Trãi  (1380 – 1442), quê quán: Chí Linh, Hải Dương. Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam, ông cũng là danh nhân văn hoá của Việt Nam và thế giới.

Nguyễn Trãi 


Huyền

Trân


Huyền Trân (1287-1340) là con gái vua Trần Nhân Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý. Năm 1307, Chế Mân qua đời, Huyền Trân được cứu đưa về Thăng Long. Năm 1308, bà đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm 1311, bà đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản, tỉnh Nam Định) lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau bà được nhân dân thờ phụng tại đó.

Huyền Trân



Đặng Thùy

Trâm

Đặng Thùy Trâm: (1942–1970) Đặng Thùy Trâm tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại Trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, sau đó xung phong vào chiến trường miền Nam làm nhiệm vụ của một người thầy thuốc trong thời gian chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm công tác tại bệnh viện huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, trong khi làm nhiệm vụ tại địa bàn đã bị địch phục kích và anh dũng hy sinh vào năm 1970 khi còn rất trẻ, chỉ mới chưa đầy 28 tuổi. Trong hành trang để lại trước lúc hy sinh của Chị là 2 cuốn nhật ký đã được một cựu chiến binh Mỹ tên là Frederic Whitehurst từng tham chiến tại chiến trường huyện Đức Phổ tìm thấy và cất giữ. Cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” sau đó cũng đã được Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản và phát hành vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng và 60 năm ngành thành lập Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.

Đặng Thùy Trâm





Triệu

hay Triệu Ẩu (226-248) tên thật là Triệu Thị Trinh, người Sơn Trung (Nông Cống - Thanh Hóa). Năm 247 cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa chống quân thống trị nhà Ngô, ở Ngàn Nưa, lập căn cứ Bồ Điền (Hậu Lộc), sau bị Lục Dận đem quân sang bao vây. Thế cùng lực tận, bà tuẫn tiết trên ngọn Tùng Sơn (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Nay ở đó còn lăng mộ và đền thờ bà.



tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương