Ủy ban nhân dân tỉnh đIỆn biêN (Dự thảo)



tải về 1.01 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.01 Mb.
#19254
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguyễn Xí: (1396-1465), là công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Những năm 1421 và 1422, Nguyễn Xí là một trong những tướng có công đắp tan cuộc tấn công của quân Minh và quân Ai Lao, bảo vệ an toàn Bộ chỉ huy Lam Sơn và lãnh tụ của Lam Sơn là Bình Định Vương Lê Lợi. Năm 1427, ông đã phối hợp với tướng Lê Sát hạ thành, bắt sống các tướng Minh là Thôi Tụ, Hoàng Phúc, góp phần to lớn vào việc đánh chặn viện binh giặc, tạo điều kiện cho đại quân hạ thành Đông Quan, giải phóng đất nước vào năm 1427. Tháng 6.1460, ông cùng đại thần Đinh Liệt, Lê Niệm phế truất Nghi Dân đưa Gia vương (Lê Thánh Tông) lên ngôi hoàng đế. Nguyễn Xí được coi là một tướng tài từng phục vụ từ đời Lê Thái Tổ cho đến Lê Thánh Tông, đem lại nhiều thắng lợi trên hai mặt trận quân sự và chính trị.

Nguyễn Xí



Lê Anh

Xuân

Lê Anh Xuân (1940 – 1968): Nhà văn, liệt sĩ. Anh từng học Đại học tổng hợp Hà Nội sau đó, được cử đi học ở nước ngoài, nhưng đã xin được về quê hương chiến đấu. Anh hy sinh ngày 25/5/1968 trong cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân 1968 ở vùng phụ cận Sài Gòn, ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Lê Anh Xuân có 3 tập thơ đã xuất bản "Tiếng gà gáy", "Hoa dừa", "Trường ca Nguyễn Văn Trỗi", trong đó có bài thơ nổi tiếng "Dáng đứng Việt Nam". Năm 2001, Lê Anh Xuân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và được truy tặng anh hùng lực lượng vũ trang năm 2011.

Lê Anh Xuân



Trần Tế

Xương

(1870-1907): Trần Tế Xương, tên thật Trần Duy Uyên, quê huyện Mỹ Lộc, Nam Định; có tài văn thơ nhưng đi thi 8 lần mà chỉ đỗ Tú tài nên thường gọi là Tú Xương; nổi tiếng với thơ trào phúng, là tác giả Vị Xuyên thi văn tập.

Trần Tế Xương


b. Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động của tỉnh Điện Biên

Stt

Họ và tên

Quê quán

Chiến công

Đơn vị công tác

Tên dự kiến đặt



Phạm Thanh Bình

Gia Lộc, Tứ Lộc, Hải Dương

Hy sinh 17/8/1996 trong khi dũng cảm cứu dân vùng lũ, được phong tặng danh hiệu anh hiệu anh hùng LLVT Quyết định số 341KT/CTN ngày 22/7/1998 của Chủ tịch nước


Công an huyện Mường Chà.


Phạm Thanh Bình


Nguyễn Văn Bôn


Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh



Cuối tháng 9-1959, thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Bôn cùng 18 đồng nghiệp khác đã vượt rừng, lội suối vào huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - vùng đất xa xôi và hoang vu, nơi “một con gà gáy 3 nước Việt - Trung - Lào nghe tiếng” để dạy chữ. Mỗi người được cấp 1 chiếc áo bông, 1 chiếc chăn chiên và 30 viên thuốc “ký ninh” để chống sốt rét. Lúc đó, muốn đi từ bản nọ sang bản kia của xã Mù Cả, huyện Mường Tè phải hết 1 ngày đường. Thấy dân cư quá thưa thớt, thầy giáo Bôn tính chuyện tập trung học trò lại để học. Rồi ông kéo học sinh về “ký túc xá” của trường ở bản Mù Cả, vận động bà con đóng góp dựng lều lán cho con em mình ở, cho các em mang gạo đến trường tự thổi cơm, đi học. Ông Bôn tự hào kể lại: “Đó là mô hình ký túc xá dân nuôi đầu tiên của toàn miền Bắc, được nêu gương điển hình toàn quốc. Học sinh lớp 3 đã biết tự sản xuất lúa gạo, thu hoạch được hàng tấn thóc, lập thành những kho lúa khổng lồ lúc ấy. Nhà trường còn đổi thóc lấy đèn măng xông, máy phát nhạc phục vụ việc học, đổi lấy trâu bò để cày cấy nữa”. Thầy giáo Bôn còn tổ chức mô hình trường học hết sức khoa học và quy mô với vườn hoa có đài phun nước, vườn thuốc nam, vườn khí tượng, đài quan sát thiên văn, thư viện… Thầy trò trường Mù Cả còn lập hẳn một “bảo tàng” với đủ các mẫu hiện vật trưng bày. “Ngày ấy, thầy trò còn dẫn nước về trường qua mấy quả đồi cao mà người dân không ai tin rằng có thể làm được. Giờ con suối ấy vẫn mang tên “Suối thầy giáo”. Thầy còn làm đài phát thanh chạy bằng cái đèn măng xông. Cả bản đã khóc nức nở khi chiếc đài phát thanh của thầy giáo bắt được chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam. Với những thành tích trong thời gian dạy học ở xã Mù Cả, năm 1962 thầy giáo Nguyễn Văn Bôn được về thủ đô Hà Nội để báo cáo điển hình, được gặp Bác Hồ, được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ký phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động đầu tiên của ngành giáo dục nước nhà và là Anh hùng Lao động của tỉnh Lai Châu. Với những đóng góp của thầy giáo Nguyễn Văn Bôn, năm 1963, Mù Cả là xã duy nhất vùng cao nước ta được công nhận xóa xong nạn mù chữ.





Nguyễn Văn Bôn



Phạm Văn Cường

An Thành, Tứ Kỳ, Hải Dương

Hy sinh 17/8/1996, trong khi truy bắt tội phạm ma túy đặc biệt nguy hiểm, được phong tặng danh hiệu anh hiệu anh hùng LLVT Quyết định số 879/2002/QĐ-CTN ngày 10/12/2002 của Chủ tịch nước


Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Điện Biên.

Phạm Văn Cường


Quàng Văn Dinh



Xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên


Đã đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua cải tiến sản xuất nông nghiệp giai đoạn (1957-1967), góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN




Quàng Văn Dinh



Vừ A Dính

Xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, Điện Biên

Sinh ngày 12-9-1934, năm 1949, Vừ A Dính được các đội viên Đội xung phong Quyết Tiến khi vào hoạt động ở các xã vùng cao của huyện Tuần Giáo giác ngộ và tham gia cách mạng. Năm 1950, khi Đội công tác Tuần Giáo (sau là Ban cán sự Đảng huyện Tuần Giáo, Ban Cán sự Đảng liên huyện Tuần - Lai) vào hoạt động thay cho Đội xung phong Quyết Tiến đi nhận nhiệm vụ khác thì Vừ A Dính làm liên lạc cho Đội công tác Tuần Giáo và Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu. Đến tháng 12-1951, sau hơn hai năm hoạt động cách mạng Vừ A Dính đã bị địch bắt trong khi đang thực hiện nhiệm vụ Ban cán sự Đảng huyện Tuần - Lai giao và đã hy sinh để bảo vệ cán bộ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng khi mới 17 tuổi, để lại trong lòng dân tộc Việt Nam và đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu một tấm gương sáng ngời. Năm 1952, Vừ A Dính được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì. Năm 1953, tại Hội nghị liên hoan các chiến sĩ xuất sắc của tỉnh Lai Châu, Vừ A Dính được bầu là chiến sĩ du kích danh dự của tỉnh, ngày 8-11-2000, Vừ A Dính được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




Vừ A Dính



Quàng Văn Hao

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Đã đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua cải tiến sản xuất nông nghiệp giai đoạn (1975-1985), góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước





Quàng Văn Hao



Nguyễn Văn Hiền

Thiệu Long-huyện Thiệu Yên-tỉnh Thanh Hóa

Sáng 17/2/1979 quân Trung quốc có xe tăng, pháo yểm trợ, ồ ạt tấn công đồn BP 33 Lai Châu. Đ/c chỉ huy một phân đội dũng cảm chặn đánh địch ở mũi chính diện. Dưới sự chỉ huy của Đ/c phân đội đã đẩy lùi được 15 đợt tấn công liên tiếp của địch, diệt 500 tên, bắn cháy 2 xe tăng. Riêng Đ/c diệt 40 tên

Ngày 18/2/1979 địch tăng quân, vẫn có xe tăng, pháo binh yểm trợ, ồ ạt tấn công. Đ/c chỉ huy đơn vị ngoan cường chiến đấu, đẩy nhiều đợt tấn công của địch. Bị thương vào tay, Đ/c tự băng bó tiếp tục chỉ huy chiến đấu, lần thứ ba bị thương gẫy cả hai chân Đ/c vẫn không rời vị trí động viên chiến sỹ biến căm thù thành sức mạnh phản kích địch quyết liệt. Lực lượng quá chênh lệch, địch dùng chiến thuật biển người ào ạt hết đợt này đến đợt khác. Đạn xắp hết Đ/c lệnh cho 12 chiến sỹ phá vòng vây rút về phái sau cồn mình tiếp tục chiến đấu đồng chí đã anh dũng hy sinh.



Cán bộ Đồn BP 33



Nguyễn Văn Hiền



Tòng Văn Kim

Noong Luống-huyện Điện Biên- tỉnh Lai Châu

Sáng 17/2/1979 khi quân Trung quốc ồ ạt tấn công qua biên giới Đ/c được guiao nhiệm vụ chỉ huy một tổ (6 Đ/c) vận động gấp từ Đồn BP lên trạm phối hợp đánh địch. Lợi dụng địa hình và trận địa vững chắc. Đ/c chỉ huy tổ đánh địch, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, tiêu diệt và làm bị thương hàng trăm tên. Trên đường di chuyển sang vị trí chiến đấu mới bất ngờ gặp 1 tên lính Trung quốc chuẩn bị dùng lựu đạn để ám hại đồng đội Đ/c đã chủ động tiêu diệt gọn. Phát hiện 1 toán 5 tên địch đang vận động theo bờ hào, Đ/c cũng kịp thời diệt gọn. Khi phát hiện một tốp đich đang chiếm khu vực kho và chuồng lợn của đơn vị Đ/c cùng đồng đội dũng cảm tiếp cận diệt hàng chục tên bảo vệ được tài sản của đơn vị. Địch tổ chức bao vây để, bị sức ép của pháo binh Đ/c vẫn sung phong cùng đồng đội làm nhiệm vụ đưa thương binh về tuyến sau và đã hoàn thành suất xắc nhiệm vụ.

Trung sỹ tiểu đội trưởng công binh CANDVT Lai Châu



Tòng Văn Kim



Quàng Văn Liên


Đoàn Kết, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên


Cùng đồng đội chiến đấu đồng chí tích cực góp phần bắt 17 tên biệt kích, gián điệp, kêu gọi 11 tên phỉ về hàng, thu giữ nhiều vũ khí, tài liệu của địch. Đ/c là một cán bộ luôn kiên định, vững vàng, gan dạ, dũng cảm phẩm chất đạo đức trong sáng mẫu mực được đồng đội và nhân dân tin yêu.

Chính trị viên phó Đồn 1 Công an nhân dân vũ trang Lai Châu



Quàng Văn Liên




Lầu A Phừ

Tả Phình-huyện Sìn Hồ-tỉnh Lai Châu

Sáng ngày 17/2/1979 quân Trung quốc bắn pháo cấp tập rồi ào ạt chàn sang đánh chiếm Đồn 1. Nhận nhiệm vụ chỉ huy 1 tổ chốt giữ điểm cao, Đ/c đã cùng đồng đội đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài, hai chiến sỹ hy sinh, hai chiến sỹ bị thương, bản thân Đ/c cùng bị thương vào tay và mặt nhưng đồng chí cùng đồng đội cơ động tiếp tục chiến đấu tiêu diệt được nhiều tên địch giành giật từng đoạn hào, dùng nhiều loại vũ khí như B40,B41, súng AK, lựu đạn.. sau đó Đ/c bị thương nặng.

Đêm ấy chấp hành mệnh lệnh cuart cấp trên, Đ/c dẫn đầu đơn vị di chuyển trận địa, tổ chức đưa thương binh cùng đi an toàn



Chuẩn úy tiểu đội trưởng nuôi quân Đồn 1 CANDVT Lai Châu





Lầu A Phừ



Sùng Phái Sinh

Xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo

Tháng 9-1951, bốn lần địch càn vào xã, ba lần chúng tới tuy chỉ có một mình nhưng Sùng Phái Sinh đã chủ động đánh địch ngay từ khi chúng chưa vào tới bản, bắn chết 10 tên, buộc chúng phải rút chạy. Lần thứ tư, chúng huy động 300 quân từ ba hướng càn vào xã; Sùng Phái Sinh báo cho cán bộ và nhân dân tạm lánh, còn mình khôn khéo lợi dụng rừng cây, di chuyển cả trên ba hướng. Sau khi bắn chết 3 tên, bắn bị thương nhiều tên và quan sát thấy chúng đã bắt đầu bắn lẫn nhau, đồng chí nhanh nhẹn lẩn vào rừng. Qua 4 lần tự động đánh địch, đồng chí đã xây dựng được lòng tin của nhân dân, nhiều thanh niên xung phong vào đội du kích đánh giặc giữ làng. Tháng 2-1952, địch lên cướp phá ở Mai Thuận, Sùng Phái Sinh chỉ huy tổ du kích diệt 4 tên tại chỗ, buộc chúng phải rút. Ngày hôm sau chúng lên 150 tên, thấy lực lượng địch đông, đồng chí cho chiến sĩ rút, còn mình ở lại luồn rừng, lợi dụng núi cao, khe đá, ẩn nấp bắn tiêu diệt 7 tên, trong đó có tên quan ba chỉ huy là Đèo Văn Phát - em trai tên vua Thái phản động Đèo Văn Long, làm cho địch hoang mang, tháo chạy. Cuối năm 1952, Sùng Phái Sinh gọi hàng được 25 tên, sau đó Sùng Phái Sinh còn chỉ huy du kích về bản Phiêng Pi và Tênh Lá truy quét bọn tàn binh, bắt sống 1 tên Pháp, buộc nó khai nơi cất giấu súng đạn, lấy được 60 khẩu súng và nhiều viên đạn. Năm 1953, địch rút chạy khỏi Nà Sản, Sùng Phái Sinh chỉ huy du kích xuyên rừng, đón đường, vây bắt được 20 tên giặc định chạy lên Lai Châu theo đường Tuần Giáo - Lai Châu, đã vận động xây dựng được cơ sở cách mạng ở 16 bản, giáo dục tinh thần tương trợ lẫn nhau và lập được 50 tổ sản xuất, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc Mông và dân tộc Thái. Sùng Phái Sinh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 2 lần là Chiến sĩ thi đua của Quân khu Tây Bắc. Ngày 7-5-1956, ông được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




Sùng Phái Sinh



Khoàng Văn Tấm

Lay Nưa, Mường Lay, Điện Biên

Hy sinh ngày 06/3/1979

Có nhiều thành tích trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc tại biên giới Việt – Trung, được phong tặng danh hiệu anh hùng Quyết định số 158-LCT ngày 14/8/1990



Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, công an tỉnh Điện Biên

Khoàng Văn Tấm



Tao Văn Tem

xã Chà Tở-huyện Mường Lay-tỉnh Lai Châu

Là trinh sát viên của đồn, Đ/c tích cực bám địa bàn, bám dân. Vừa công tác tốt vừa học được nhiều tiếng nói các dân tộc: mông; dao; hà nhì; quan hỏa..xây dựng được nhiều cơ sở luôn luôn chủ động lắm chắc tình hình Đ/c đã cùng đơn vị, chính quyền địa phương quản lý chắc địa bàn phụ trách.

Khi quân Trung quốc chàn sang, được giao nhiệm vụ chỉ huy một tổ chiến đấu chặn đánh địch, đồng chí đã mưu trí chỉ huy đơn vị diệt được nhiều tên địch, riêng Đ/c diệt được 10 tên, toàn tổ đã nêu cao ý trí tiến công địch giữ vững được trận địa. Chấp hành chỉ thị của trên, Đ/c đã mưu trí dũng cảm, luồn sau lưng địch, vừa nắm chắc tình hình, vừa phòng ngừa âm mưu, thủ đoạn mới của địch. Dựa vào cơ sở Đ/c đã bắt, sử lý nhiều tên phản động, chỉ điểm thám báo địch. Góp phần đập tan âm mưu nhen nhóm tổ chức phản động gây bạo loạn cướp chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.


Thượng sỹ, trinh sát viên đồn 1CANDVT Lai Châu






Tao Văn Tem



Hà Ngọc Thao

Thiệu Minh, Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Hy sinh 12/1994 trong khi truy bắt tội phạm truy nã đặc biệt nguy hiểm, được phong tặng danh hiệu anh hiệu anh hùng LLVT Quyết định số 341KT/CTN ngày 22/7/1998 của Chủ tịch nước


Công an huyện Điện Biên


Hà Ngọc Thao



Trần Văn Thọ


Nỗ Lực-Cẩm Khê-Phú Thọ


Thành tích nổi bật của anh là tham gia phát động quần chúng, tiễu phỉ, trừ gian.Vận động quần chúng nhân dân đấu tranh, vạch trần tội ác của các loại đối tượng gọi phỉ về hàng, riêng Anh vận động gọi được 2 tên phỉ trở về đầu thú.

Theo đề nghị của Anh cấp trên đã phê duyệt bắt 6 tên đặc vụ Tưởng chao trả cho phía Trung quốc, bắt 7 đối tượng đi tập trung cải tạo. Anh vận động đồng bào các dân tộc xóa mù chữ, trực tiếp dạy văn hóa cho dân, vận động dân cai nghiện thuốc phiện, xóa bỏ hủ tục lạc hậu.



Tiểu đội trưởng Đồn BP Leng Su Sìn.





Trần Văn Thọ



Nguyễn Vũ Tráng

Minh Đức-huyện Việt Yên-tỉnh Hà Bắc

Ngày 6/3/1979 lợi dụng sương mù địch cho nhiều mũi tấn công vào Đồn và Đại đội 5 của CANDVT Lai Châu. Hiệp đồng chặt chẽ với Đại đội 5 Đ.c đã chỉ huy đơn vị đánh địch quyết liệt, tiêu diệt 150 tên, thấy khẩu 12,7mm của chốt bạn bị hỏng Đ/c đã băng qua lưới đạn của địch đến sửa chữa súng cho đồng đội. bị thương gẫy cả hai chân Đ/c vẫn ngoan cường chỉ huy đơn vị chiến đấu. Khi có lệnh lui về sau Đ/c xin ở lại cản địch. Thấy chỉ còn một mình Đ/c địch hò hét sông lên Đ/c dùng lựu đạn và súng AK đánh trả địch diệt được nhiều tên nữa. Đ/c đã anh dũng hy sinh

Chính trị viên phó Đồn 1 Công an nhân dân vũ trang Lai Châu




Nguyễn Vũ Tráng


c.Các bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Điện Biên


Stt


Họ và tên


Quê quán

Tổ quốc ghi công

Năm công nhận

Tên dự kiến đặt



Giàng Thị Chom

(1910-1945)



Mường Tùng, Mường Chà

Có một con duy nhất là liệt sĩ, Quyết định số 841/QĐ-CTN ngày 24/4/1996 của Chủ tịch nước

1996

Giàng Thị Chom




Lò Thị Inh

(1922-2009)



Nà Sáy, Tuần Giáo

Có một con nuôi duy nhất là liệt sĩ, Quyết định số 394/CTN ngày 17/12/1994

 1994

Lò Thị Inh




Lò Thị Lón

(1915-1979)



Búng Lao, Tuần Giáo

Có một con duy nhất là liệt sĩ, Quyết định số 394/CTN ngày 17/12/1994

1994

Lò Thị Lón




Cà Thị Mấng

(1914-2010)



Quài Nưa, Tuần Giáo

Có một con duy nhất là liệt sĩ, Quyết định số 630/QĐ-CTN ngày 25/5/2006 của Chủ tịch nước

2006

Cà Thị Mấng




Lò Thị Pánh

(1915-2011)



Phù Yên, Sơn La, nơi thường trú: bản Phượn, Thanh Yên, Huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên

Có một con duy nhất là liệt sĩ, Quyết định số 630/QĐ-CTN ngày 25/5/2006 của Chủ tịch nước

2006

Lò Thị Pánh




Sùng Thị PLây

(1894-1955)



Pú Nhung, Tuần Giáo

Một con đẻ, chồng, bản thân là liệt sỹ, Quyết định số 394/CTN ngày 17/12/1994

1994

Sùng Thị P Lây


  1. 1

Cà Thị Sy

(1920-1989)



Mường Pồn, Điện Biên

Có một con duy nhất là liệt sĩ, Quyết định số 394/CTN ngày 17/12/1994

1994

Cà Thị Sy


Tổng cộng: 344 tên ( phần I: 13 tên + phần II: 34 tên + phần III: 60 tên + phần IV: 45 tên + phần V: 192 tên)




 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH


Mùa A Sơn







tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương