Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang9/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   28

61. PHÁP MÔN GIẢI THOÁT ?


Bác có người bạn, xưa là sĩ quan, nay đã thất sũng. Một hôm, Bác gặp mấy anh mang hình thức của người tu. Qua câu chuyện trau đổi ngăn ngắn, anh bạn hỏi:

Thời này, mình nên tu giải thoát hay không, và tu pháp môn nào mới giải thoát?

Bác nói:

Thời nào cũng cần phải tu giải thoát cả! Ngặt một điều là không có pháp môn giải thoát.

Anh bạn ngạc nhiên nhìn Bác.

Bác nói tiếp:

Cũng như không có cái kiếng biết chữ, mình phải biết chữ rồi, khi mắt bị làn thì mua mắt kiếng về mang để lấy chữ. Chứ không có mắt kiếng để mang cho biết chữ. Tóm lại, không có pháp môn giải thoát. Chỉ có những tâm hồn giải thoát hay không thôi. Nếu tâm hồn cởi mở thì hành pháp môn nào cũng giải thoát. Nếu lòng còn câu nệ, cố chấp, nhiễm ô... thì pháp môn nào cũng trói buộc cả!

 

62. TU THẾ NÀO?


Có lần Bác về thăm chú Ba, một người bạn thân. Anh em bàn luận đạo lý một hồi, rồi chú hỏi:

Anh bây giờ đang tu như thế nào?

(Ý chú muốn hỏi xem Bác đang tu Thiền, Tịnh, Phước hay Huệ...), Bác không trả lời việc đó, mà nói:

Nãy giờ thì không có tu!

Lẽ ra câu trả lời tới đó là đủ, nhưng sợ sau này em cháu nghe như vậy đâm hoang mang nên Bác ráng nói thêm:

Nếu lát nữa có chuyện gì thì tu.

Sau này nghe chuyện, chúng tôi nhờ Bác nói thêm cho rõ vấn đề hơn.

Bác ví dụ:

Mình đang coi lái ghe, mà nãy giờ ghe đi ngay, mình không cần bẻ lái; nếu nó chinh lũi, bấy giờ mới bẻ. Nãy giờ Bác nói chuyện đạo, tâm không nghĩ quấy thì có gì để mà tu, sửa. Nhưng nói ngắn quá, sợ em cháu sau này hoang mang nên nói thêm "lát nữa nếu có gì thì tu" là vậy!

 

63. ĐỪNG ĐẶT THÀNH VẤN ĐỀ


Một hôm, có đứa cháu là thợ may, đến thăm và hỏi Bác:

Con may đồ, rồi trao hàng cho khách khác phái, con trao thẳng cho họ được không, hay phải qua trung gian (để xuống bàn ghế...) để người ta lấy? Hồi xưa có lệ là "nam nữ thọ thọ bất thân": Chữ thọ trước là trao, chữ thọ sau là nhận, tức nam nữ không được nhận đồ trực tiếp, mà phải để qua một trung gian nào đó rồi mới được nhận. Có mấy huynh trưởng dạy con như vậy.

Nghe nó kể, Bác cười nói:

Chuyện đó đã lỗi thời rồi. Đừng đặt thành vấn đề thêm khó khăn, rắc rối. Trao hàng làm như vậy, còn đo cắt mới làm sao? Hay đi xe ngồi chen chúc giữa nam nữ thì sao?

Thôi, việc đời cứ tùy tiện, quan trọng là phải "chính tâm".

64. TU NGAY ĐI !


Mấy mươi năm trước, có lúc Bác đi bán củi tràm ờ Đồng Tháp với người bạn.

Vùng Đồng Tháp đất khô cằn, không có cây cối, nên nhà nghèo cũng phải ráng mua củi, chứ không quơ đâu được.

Ghe chèo ngang một chòi nọ, có người đàn bà ẵm con chạy ra, kêu lại hỏi giá. Bác nói:

Củi 100đ một mét.

Cô ấy trả 90 đ, 95 đ, rồi 97 đ.

Bác nói:


Chúng tôi bán không có thách giá.

Cuối cùng cô đồng ý mua một thước. Khi trả tiền đếm đến 95 đ, cô dừng lại xin bớt 5đ. Bác không chịu. Cô trả thêm 2 đ và nói:

Bớt 3 đ cho con tôi ăn bánh đi ông!

Bác muốn cho nhưng nghĩ lại "mình đi hùn với bạn, nếu rộng rãi quá cũng ngặt" nên từ chối. Cô ấy phải trả đủ.

Xô ghe ra chèo đi. Bác ngẫm nghĩ: "Người ta nghèo, xin bớt 3 đ cho con ăn bánh, mà mình không cho; trong khi đó mình định đi buôn để kiếm vốn lên bờ tu".

Muốn tu thì "tu ngay đi" còn chờ lên bờ, xuống nước gì nữa!

Chuyện nhỏ, chớ lòng Bác ray rứt mãi đến ngày nay đấy. Luôn luôn tự nhắc mình "Hãy tu ngay hiện tại".

 

65. TỘI CẤT ĐẦU KHÔNG LÊN


Có một ông đạo nhỏ ra đời khuyến dạy người ta tu hành. Nhiều người đến hỏi đạo, có người hỏi:

Làm thần nông xịt sâu có tội không?

Đạo nhỏ ấy đáp:

Tội chứ, giết người ta làm sao mà không tội!

Một người bán tiệm hỏi:

Mua bán có tội không?

Ông đạo đáp:

Mua một đồng bán 80 xu thì không tội.

Bác Hai nghe thuật lại chuyện ấy, Bác nói:

Mua bán như vậy "tội cất đầu không lên", chứ sao không tội.

Ai không tin làm thử coi!!!

 

66. SAY THÌ CÓ TỘI


Có lần Bác dự tiệc nhà người bạn. Họ đãi mặn, có riêng một mâm chay. Đồ chay dầu nhiều, hơi khó chịu, Bác với lấy ly bia uống ít hớp. Chủ nhà mừng quá nói:

Ừ, vậy mới thông cảm chứ!

Một người bạn khác nói thêm:

Uống rượu không sao, miễn đừng say thôi, nếu say là có tội, phải không anh hai?

Bác không dám ừ vì Bác biết họ cố ý gài mình tán đồng việc uống rượu của họ. Bác nói:

Say! Không phải đợi chân này đá chân kia mới là say. Còn "nhiều thứ say lắm" mà hễ "say là có tội!".

 

67. MÂU THUẪN


Một hôm có đệ (cư sĩ) đi Cái Dầu mua đồ, còn ít tiền lẻ vừa đủ về xe. Có ông lão tới xin, đệ không cho, mặc dù vẫn còn tiền lớn vì nghĩ mình đã từng cho ông lão này hoài, để khi khác cho cũng được.

Đến bến xe gặp người quen bán sinh tố, anh mừng rỡ kéo lại đãi một ly nước. Hai người hàn huyên một lúc, đệ móc tiền ra trả, người bạn lại cố từ chối. Dằn co một hồi đệ đành cất tiền, cám ơn và giã từ.

Lên xe về, đệ tự nghĩ ở đời có những cái ngồ ngộ, kẻ nài xin thì không cho, người không nhận lại ép lấy.

Nghe thuật lại Bác nói:

Ừ! Mình phải suy nghĩ để hiểu được lẽ phải mà ứng xử. Đời là trường học lớn mà.

Bác không nói việc đó phải làm sao, mà chỉ hoan nghênh việc chiêm nghiệm, xét lại từng sự việc trong cuộc sống để tiến bộ thôi.

 

68. ĂN NGỌ


Một ông bạn đến thăm Bác Sáu. Ông ấy ca ngợi hạnh ăn ngọ, ông cho ăn ngọ là tiết kiệm lương thực. Vì mấy năm mới hòa bình lương thực khan hiếm lắm!

Bác Sáu nói:

Nếu mình sống không lợi ích gì cho ai, năm bảy ngày ăn một bữa cũng hoang phí rồi, nếu mình sống có lợi ích, ăn một ngày 7-8 bữa cũng không hoang phí nữa. Cũng như cái máy, nếu nó bơm nước... một ngày đốt 7 -8 lít xăng, đâu có hoang phí gì. Còn để nằm không, một tuần lễ rịn mất một xị cũng là uổng rồi!

Thế nên phải nhắm vào sự hữu dụng, chứ không nên nhìn vào số lượng tiêu phí mà xét đoán lợi hại.

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương