Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang8/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28

53. KHÔNG HẾT THAM


Có đồng đạo hỏi:

Sao tu hoài không thấy tiến, không hết tham?

Bác nói:

Vì không trau sửa tấm lòng, chỉ đổi đối tượng nên tu hoài cũng vậy. Hồi chưa tu thì ham quyền thế, tiền của. Bây giờ tu thì tham phước đức, mong cho mau thành Phật, thành Tiên, đấy cũng là lòng tham thôi!

Đổi đối tượng chứ không đổi lòng tham, có khi còn tham hơn. Thế nên, tu hoài mà không hết tham vậy!

 

54. KHỔ NHẤT TRẦN GIAN


Bác quen với mấy cháu làm giáo viên. Tụi nó thuật:

Có một cô ở gần nhà luôn than vãn:

"Tôi là người khổ nhất trần gian!"

Bác cũng không hỏi xem khổ cái gì mà dữ vậy!

Ít lâu sau, có dịp Bác ghé lại đó chơi. Mấy cháu nói:

Cái cô mà có lần tụi con nói với Bác là khổ nhất trần gian đó! Bây giờ hết khổ nhất rồi.

Sao vậy? Bác hỏi.

Bởi có lần cổ đi vô trại ruộng, bên dưới kinh, tại đó chiếc xuồng cà rèm của hai vợ chồng nghèo lắm! Người vợ còn ôm con đỏ, mà họ cứ cắn đắng, gây gổ nhau luôn.

Tối nọ, không biết xảy ra việc gì mà ông chồng đánh chửi bà vợ thậm tệ, rồi đuổi lên bờ. Còn hăm he:

"Trại nào mà chứa vợ tôi, tôi sẽ phá trại đó luôn!"

Bà vợ phải ngồi dưới gốc cây ôm con khóc suốt đêm!

Cô nói:


Thấy người ta thân phận đàn bà như mình mà vô phước quá! Đã nghèo đói, khổ sở, mà còn gặp ông chồng chẳng ra gì, lỗ mãng, vũ phu không tình nghĩa gì cả! Cô thông cảm và xót thương người đàn bà kia. Cô nghĩ phải có đem tiền theo, cô sẽ giúp đỡ họ phần nào.

Thì ra gặp cảnh đó, nên bây giờ cô thấy "khổ nhì" rồi!

Nhân đó, Bác nói nhắn với mấy cháu bảo cô ấy nhìn xuống một chút sẽ bớt khổ, cứ nhìn lên mấy bà hoàng hoài thì "khổ nhứt" hà!

 

55. ĐẠO PHẬT Ở ĐÂY NÈ !


Một hôm ở chùa Từ Quang, mấy cháu thanh niên ngồi xung quanh nền mộ "Thầy Phó" đàm luận đạo đức.

Cùng lúc đó có một cháu đang lăn phuy xăng ỳ ạch. Đến khi dựng đứng phuy lên, nó nhấc không nổi!

Bác Hai chạy lại tiếp nhưng cũng không kham vì sức Bác có ăn nhằm gì. Bác vỗ vào phuy xăng bình bình nói lớn:

Đạo ở đây nè! Mấy đệ lại đây tu!

 

56. LỠ DỊP LÊN THIÊN ĐƯỜNG


Lần đó Bác đạp xe lên Long Xuyên. Phía bên kia lề đường, gần cầu Rạch Gòi, thấy một người đang bơm xe Hon đa, một tay thì bơm, một tay thì với vịn cái vòi xe, trông khó khăn lắm!

Bác muốn chạy qua vịn giùm cái vòi cho ông ấy bơm, mà xe trên cầu cứ đổ xuống dốc ồ ạt, rất khó qua. Bác đành đạp xe đi luôn! Đi đã khá xa mà trong lòng vẫn còn ray rứt.

Bác tự nghĩ, phải lúc nãy mình quyết định không ngại khó, qua giúp người thì đẹp biết mấy! Chuyện dù không đáng, nhưng thể hiện được tình người. Sự tương trợ đúng lúc cần dù nhỏ, lớn cũng là niềm vui vô hạn!

Hôm nay mình bỏ lỡ một dịp lên Thiên đường rối đấy!

 

57. MỖI NGÀY MỘT BÀI NGUYỆN MỚI


Một hôm, Bác cúng xong, nảy ra một ý nghĩ bèn nói với người bạn ở chung nhà:

Lẽ ra mỗi ngày mình phải có một bài nguyện mới. Mới ở đây không phải đặt ra bài nguyện khác, mà là khi đọc bài nguyện, lòng mình phải thiết tha như mới phát nguyện lần đầu vậy. Chứ không phải nguyện như học trò trả bài!

 

58. NIỆM PHẬT BẢN LAI


Có cô ở Long Xuyên nói với Bác:

Anh hai giải giùm thế nào là Niệm Phật Bản Lai? Tôi nghe thấy huynh kia bảo xoay cái niệm vô trong làm sao đó mà tôi không hiểu nổi!

Bác nói:

Tôi không biết niệm theo lối đó!

Chừng Bác kiếu về, cô ấy nói:

Mua bán nhiều lúc cũng phiền ghê! Cúng xong, ngồi niệm Phật cũng không yên, người ta cứ kêu mua đồ hoài, vừa xả ra bán, mới ngồi lại thì người khác kêu nữa! Mà nghĩ cho cùng cũng tại mình bày buôn bán nên mới có cảnh này chứ sao! Nhưng tôi trong cảnh mẹ góa con côi, mà làm ruộng, làm sao nuôi con ăn học nổi!

Nghe cô than như vậy, Bác nói:

Hồi sáng cô hỏi việc niệm Phật bản lai, tôi không trả lời, vì thật ra tôi không biết cái vụ niệm xoay vô, xoay ra sao đó; còn bây giờ để tôi nói niệm Phật bản lai cho cô nghe nhé!

Mỗi khi niệm danh hiệu Phật, cô phải nhớ luôn đến đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật đề lòng mình nương theo đó mà được thanh tịnh, mà ứng dụng tinh thần từ bi ấy vào trong đời sống.

Bấy giờ, người ta có kêu lúc cô đang niệm Phật, cô lấy lòng Từ Bi Hỷ Xả ra để xử sự, tiếp đã vui vẻ, mua bán nới nang, chẳng những có tình nghĩa mà việc làm ăn cũng phát đạt. Bán xong, mình tiếp tục niệm nữa, như vậy vừa niệm Phật vừa có lợi. Nếu chấp ở chỗ tiếng niệm Phật phải dính liền, có người kêu tức bị đứt đoạn. Còn niệm Phật như trên thì không bị đứt, mà còn có lợi ích thiết thực nữa.

Sau này, trên Chắc Cà Đao có vợ chồng chú Út, họ rủ nhau tu kình. Khuya ông cúng xong, ngồi niệm Phật, còn thím Út phải gánh rau cải ra chợ bán. Thím nghĩ buồn vì thân phận đàn bà thua thiệt quá!

Có một cháu, biết câu chuyện niệm Phật bản lai nói trên, đem thuật lại cho thím Út nghe. Từ đó, Thím hoan hỷ lắm! Khuya thím vui vẻ gánh cải ra chợ bán, thím còn nói thầm (sau này thím thuật lại) với ông chồng: "Ông ngồi đó niệm Phật. Ông niệm Phật chưa chắc gì ai nhờ, chứ tôi ra chợ niệm Phật người ta nhờ lắm đó!"

Công việc không đổi, chỉ cần đổi quan niệm mà từ thua trở thành thắng, cái bứt rứt đổi ra vui vẻ nới nang, nhường nhịn, được ưa mến và đắt hàng.

 

59. NHẸ LÁCH


Hôm nọ Bác đi xe đò, chật quá phải ngồi trên mui. Bác thấy một con gà mái đang bươi ăn giữa lộ, xe tới nó hoảng chạy, nhưng chạy xuôi chiều xe. Khoảng cách giữa gà và xe cứ thu ngắn dần: 4m, 3m rồi 2m, thấy gà sắp bị xe cán chết đến nơi, bỗng nó tạt ngang vô lề, xe chạy trớt, nó đứng tỉnh bơ như không việc gì cả!

Bác suy tư:

Trong đời thường của chúng ta cũng vậy. Vói các cuộc đấu tranh vô cùng phiền lụy, ta chỉ cần "nhẹ lách" qua bên là được yên ổn ngay!

 

60. LÀM PHÁCH


Có người nói:

Tôi với người ngoài thì sao cũng được, còn em út, con cháu trong nhà mà nói không nghe thì bực tức quá! Sao vậy anh?

Bác nói:

Tại "làm phách" chớ sao! Tính mình là kẻ cả, bảo kẻ dưới nó không nghe thì tức chịu không được! Chứ mình tính nó như bao nhiêu người khác, thì đâu có vấn đề. Nghe thì nó nhờ, không nghe thì thôi.

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương