Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là


NIỆM BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM CHI VẬY ?



tải về 3.05 Mb.
trang16/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   28

104 NIỆM BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM CHI VẬY ?


Có cô giáo nghe Bác nói Bác thường niệm Quan Thế Âm hơn niệm Phật. Cô ấy hỏi:

Con cũng hay niệm Quan Thế Âm như Bác, mà mình niệm Phật và Bồ Tát chi vậy Bác?

Bác không nói niệm Phật và Bồ Tát để cầu Phật độ mình tai qua nạn khỏi, mà nói:

Niệm Bồ Tát để nương theo đức từ bi hỉ xả, cứu khổ cứu nạn của Ngài mà tu theo.

Mình có gieo nhân lành giúp đỡ người, thì sẽ gặt được quả tốt. Có lâm nạn sẽ có người cứu giúp cho. Và niệm như vậy mới có lợi ích thiết thực.

Cô ấy tỏ vẻ hài lòng.

 

105. SAO HAY ĐỤNG CHẠM ?


Có ông bạn hỏi Bác Hai:

Anh Hai à! Tại sao mình đi đâu cũng hay bị đụng chạm chống đối quá, mình không ráng nhẫn chắc phải có lắm chuyện xích mích phiền phức.

Bác đáp:

Tại cái "ngã" của mình to quá nên hay đụng chạm cọ quẹt đó! Tốp nhỏ lại một chút sẽ ít đụng chạm rắc rối.

Đến chừng nào chúng ta được "vô ngã" sẽ mặc tình tự tại dạo khắp bốn phương.

Ông bạn cười hỏi tiếp:

Nhẫn là nhịn chịu rồi, còn nhẫn Ba La Mật là sao nữa Anh?

Nhẫn Ba La Mật quá tầm với của mình, chờ đến mức trưởng thành nào đó mới có thể thực hiện được.

Tạm dụ như: Người mẹ thấy con bò ra gần mé ao, lật đật chạy đến bế nó vào. Nó không biết ơn còn dẫy nẫy cào cấu mẹ nó, thế mà bà vẫn nhẫn chịu. Nhẫn ở đây là một lối nói, chứ thật ra bà chẳng có dằn nhẫn gì cả. Vì tình thương chan hòa cùng khắp.

Nhẫn như vậy tạm gọi là nhẫn ba la mật.

 

106. CÔNG ĂN CHAY BỎ HẾT


Không rõ do sơ xuất đã ăn lộn thức ăn mặn hay không, một bà lão đến hỏi:

Chú Hai! Mình ăn chay trường mà sơ ý ăn lộn đồ mặn, vậy thì công ăn chay từ trước bỏ hết rồi phải không Chú?

Bác không nói hết hay còn, mà muốn khơi dạy lòng hỷ xả của bà nên nói:

Tôi ăn chay cũng lâu lắm rồi, mà ăn xong bữa nào là bỏ liền bữa nấy, đâu đợi tới ăn lộn mới bỏ!

Bà cười thỏa mãn.

107. ÍT KINH SÁCH NÊN ÍT "MAD"


Các bậc Thánh hiền viết sách răn đời hoặc lời dạy của các Ngài, kẻ thừa kế sưu tập lại thành kinh sách lưu để đến ngày nay.

Những điều các Ngài dạy ra đều tùy theo phong tục, tập quán, trình độ và hoàn cảnh xã hội địa phương lúc bấy giờ mà chỉ cho dân biết đạo lý ở đời: "Tùy phong hóa dân sanh phù hạp". (SG).

Ngày nay phương tiện giao thông rất tiện lợi. Người ta có thể góp nhặt các kinh sách đạo đức, triết học, khoa học... khắp đông tây, kim cổ để nghiên cứu học tập. Dĩ nhiên phải có những phương pháp, những triết lý, ý thức hệ sai khác, đối chọi nhau.

Riêng trong lãnh vực Phật Giáo, lắm khi ta vừa gặp được vài điều mới lạ hay ho trong kinh sách liền cho đó là chơn lý tuyệt vời, vội đem ra phổ biến. Do đó thường đụng phải những ý kiến nghịch nhau. Kẻ đề cao pháp môn nầy, người ca ngợi hạnh tu kia, cãi nhau "sanh tử" chẳng hề ngã ngũ. Khách bàng quan nghe cũng muốn điên đầu!

"Bàn với luận đặng coi chơn lý".

Điều đó rất tốt, nhưng bàn luận để tranh hơn, bảo thủ ý kiến mình, để giành lấy phần thắng chỉ luống công vô bổ. Và cãi riết thành như "khùng cả đám". Người xưa đã sớm cảnh cáo:

"Tận tín ư thư, bất như vô thư".

Mẫu chuyện Ít kinh sách nên ít "mad" sau đây là lời nhắc nhở với nhau:

Có chú em thấy mấy vị cư sĩ, hễ gặp nhau thường bàn cãi về đạo lý sôi nổi, có lúc nổi sùng lên cự lộn nhau nữa. Chú ấy gặp Bác Hai mới hỏi:

Anh Hai, hồi anh còn trẻ mới tu, lúc ấy người tu có hay cãi nhau như bây giờ không?

Bác nói:

Có, mà ít hơn! Vì hồi đó ít kinh sách nên ít "mad"; còn bây giờ kinh sách quá nhiều thứ, nên "mad" nhiều!

 

108. NHƯ MÙ ĐI ĐÊM


Một hôm các em cháu bàn luận Sám Giảng. Có cháu nói trong Giảng có câu:

 

"Chữ sang danh vọng như mù đi đêm.”



 

Đó là một lối nói, chớ mù đi đêm hay ngày gì cũng tối đen như nhau vậy thôi!

Có cháu cư sĩ mù lên tiếng:

Không phải vậy đâu! Mù đi đêm khó hơn ban ngày nhiều lắm. Đi ban ngày nghe tiếng động trong xóm, tiếng ồn ào chợ búa, trường học v.v... mình đoán định được. Với lại đường sá quanh co có cầu kỳ vậy mà dễ nhận lối đi hơn đường thẳng. Nhất là đi đêm khuya vắng, trời lại mưa rỉ rả, đường bằng phẳng, trong xóm lặng trang không có tiếng động, mình cảm thấy chơi vơi mờ mịt, không biết đây là đâu cả! Thế nên mù đi đêm khó hơn ban ngày!

Ai nấy cùng cười thông cảm và nhận thêm một bài học thực tế mà bấy lâu mình không rõ. 

 

109. TỰ NHẮC MÌNH DỄ HƠN


Có chú em gặp Bác Hai và nói lên ước vọng:

Phải con được gần Bác thường, để nhờ Bác nhắc nhở khuyến khích con tu tiến trong những lúc đạo tâm mình lui sụt, như vậy đỡ biết bao nhiêu!

Bác nói:

Thôi đi! Mình tự nhắc nhở mình mau hơn, chờ người ngoài nhắc lâu lắm. Ví dụ: Nửa đêm cháu chợt nghĩ quấy gì đó, ai mà nhắc cho kịp!

Cả nhà cười ồ!

 

110. TÔN GIÁO GIEO MÊ TÍN?


Tôn giáo có gieo mê tín như lắm người nói thế không?

Có người hỏi Bác Hai:

Tôn giáo sao hay gieo mê tín quá vậy anh? Chừng gỡ được cũng trầy vi tróc vẩy.

Bác đáp:


Không phải đâu! Mê tín là khởi nguyên của tôn giáo. Nếu không có mê tín sẽ không có tôn giáo. Có điều một chánh giáo thì dẫn người ta từ mê tín đến trí tín, từ bờ mê sang bến giác. Còn tà giáo thì gây mê mờ thêm, đưa người đi sâu vào mê lộ!

Tóm lại cái gì mình chưa hiểu tường tận mà tin đều là mê tín cả, dù là tin theo Phật hay khoa học...

 

111. TU VỪA VỪA


"Đạo suy đời rối lu bù"

Do đó các bậc Thánh Nhân mới chấn hưng đạo đức để thiện mỹ hóa cuộc sống. Tu là làm đẹp cho đời.

Tuy nhiên có số người nghĩ tu là phải lánh xa cuộc thế, không nhúng tay vào bất cứ việc làm nào của gia đình dù là việc làm ăn rất lương thiện.

Câu chuyện "TU VỪA VỪA" sau đây nói lên hoạt cảnh buồn cười ấy.

Có ông cư sĩ chuyên lo tu niệm. Việc nhà ông giao hết cho vợ con. Một hôm, gần ngày giỗ, vợ ông phơi hai giạ nếp trước sân. Bà có việc đi xóm một chốc nên bảo ông:

"Ông ở nhà coi chừng gà giùm tôi nghe!"

Khi bà vợ ông về thì hỡi ơi, gà xúm bươi nếp văng tứ tung, còn ông thì "mắc niệm Phật". Bà bực quá nói:

Ông ơi! "Ông tu vừa vừa" cho vợ con nhờ với, tu như vầy chết vợ chết con hết ông ơi!!!



tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương