Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang13/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   28

88. NIỆM PHẬT THA THIẾT


Có chú cư sĩ chuyên về pháp môn niệm Phật. Chú tối kỵ chữ "ái" dù là tình quyến thuộc cũng vậy. Chú khuyên em cháu phải dẹp bỏ tình luyến ái.

Một hôm, chú ghé thăm Bác và nói:

Nhờ anh giúp đỡ giùm tôi một chuyện, là mình làm sao niệm Phật cho được tha thiết đây?

Bác biết ý chú, nên nói:

Theo ý tôi, muốn niệm Phật thiết tha thì phải tăng trưởng tình thương!

Chú trân trối nhìn Bác, ngầm ý hỏi vì sao?

Bác thí dụ:

Như mình có người thân: cha, mẹ, anh, em, chồng, vợ, gì đó... rất thương mến, đang lâm trọng bệnh hấp hối, mình niệm Phật cầu gia hộ. Tình thương giữa mình và người thân ấy tha thiết bao nhiêu, thì sự niệm Phật của mình cũng tha thiết bấy nhiêu.

Không phản đối, nhưng Bác biết chú không hài lòng.

Sau, Bác đem chuyện trên kể lại cho vài đứa cháu nghe, có một cháu xác nhận:

Bác Hai nói con rất công nhận. Lần đó mẹ con mất, con hộ niệm; vì thương mẹ quá, nên con niệm Phật vô cùng thiết tha!

Từ đó đến nay, ít có lần nào niệm Phật thiết tha được như vậy. {

 

89. TRUNG ĐẠO


Một lần Bác đi dự lễ giỗ, cúng xong định về liền, đi ngang bàn nọ có mấy cháu kéo lại mời Bác uống nước với tụi nó. Kẹt quá Bác phải ngồi lại.

Mấy cháu hỏi:

Thầy nói: "Thắng thất tình giữ vẹn đạo trung". Mà sao giữ vẹn "đạo trung", hả Bác?

Bác nói:


Trung đạo là con đường quan trọng, con đường đưa đến giải thoát, nhưng có điều nó không phải là con đường tiền chế, đã vạch sẵn, mà mỗi người phải tự vạch lấy, tự thắp đuốc lên mà đi. Trung đạo có nghĩ là vừa phải, mà cái vừa phải của người này không phải là cái vừa phải của người kia. Cũng như ăn cơm, Bác dùng một bát thấy vừa, còn mấy cháu ăn bốn năm bát mới vừa.

Thế là cái vừa phải, không phải là cái lập thành, nó tùy theo mỗi người. Lại nữa, cái vừa phải của chính mình ngày hôm nay, cũng không phải là cái vừa phải của chính mình ngày mai nữa. Nếu ngày mai mình bị cảm, ăn cháo mới vừa, chứ không còn ăn bốn năm bát cơm được. Nên cái vừa phải, phải lấy trí tuệ ra mà liều lượng.

Đức Phật sau khi thuyết pháp mấy mươi năm, Ngài nói: "Các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi" là vậy đó.

Có một cháu nhận được ý nghĩa đó nên nói:

Như vậy thì trung đạo có thể dời đổi, chứ không phải là con đường cứng ngắc, cũng như mình đi trên dòng sông, phải uốn khúc, quanh co theo dòng sông, nhưng mà phải giữ giữa hai bờ.

Bác nói:


Không phải, trung đạo có thể lệch một bên được.

Nó ngạc nhiên:

Vậy là con chưa hiểu!

Để Bác giải thích một lần nữa:

"Trung đạo có nghĩa là quân bình", cho nên cháu chia cây mía ra làm hai mà chặt ngay giữa thì không ai thèm lấy khúc ngọn đâu. Nên muốn cho nó quân bình phải chặt khúc gốc ngắn, khúc ngọn dài.

Tùy ở thể tích, trong lượng hay phẩm chất mà sự phân chia có thể lệch một bên, để giữ thế quân bình (Trung đạo).

Giải tới đó, Bác chợt nhớ lại câu kinh:

"Không phải ở giữa, mà cũng không phải ở hai bên, đó là trung đạo". (Pháp Bảo Đàn)

Câu kinh này lúc xưa Bác mù tịt, nay tự dưng lại hiểu ra. {

 

90. QUA MỘT CƠN ĐAU


Chú ba, một người em bạn của Bác bị đau bụng nhào lăn! Lối xóm kẻ cạo gió, người kiếm thuốc lăng xăng, một lúc sau bệnh mới chịu bớt.

Sau trận đau đó, mấy người con của chú nói:

Qua cơn đau của ba, tụi con thấy tình chòm xóm xích lại gần hơn.

Chú ba tiếp lời:

Còn ba, thấy mang ơn tới cây cỏ nữa!

Bác Hai nghe cha con nó nói vậy, Bác cười nói:

Còn tôi, tôi mang ơn cái thân xác này lắm.

Đồng đạo nghe qua câu chuyện đó phê bình:

Qua cơn đau, mấy đứa con chú ba tiến xa, chú ba thì kém hơn tụi nó, còn ông Như Sanh thì ích kỷ quá!

Một người bạn Bác Hai nghe phê bình như vậy, nói:

Qua cơn đau đó, mấy đứa con chú ba tiến một bước, chú ba tiến hơn con của chú, còn anh (Bác Hai) tiến hơn cha con nó nữa.

Kẻ khen qua, người chê lại, Bác chỉ cười vậy thôi.

Về sau, mấy em cháu nhờ giải rõ ý câu nói: "Bác mang ơn cái thân này lắm!"

Bác nói:

Phật dạy cái thân này là nhà chứa tai họa, nào đau ốm, nạn tai... biết bao! Đó là một lối nói, chứ nhà Phật bảo: "Thân mạng không nên quí trọng mà cũng không nên khinh". Vì nều quí trọng sẽ phải tạo nghiệp bất lành để phụng sự nó, mà rốt cuộc rồi cũng phải bỏ. Nhưng không nên khinh nó, vì nhờ thân mà học được đạo, cúng dường lễ Phật, nhờ thân mà hoàn thiện được con người làm nên việc nghĩa để tiến lên địa vị Tiên, Phật. Vì thế không nên nhìn thiên lệch, cho thân là bất tịnh, tai họa... rồi xem nó như kẻ thù!

Nếu mình nhìn thân như kẻ thù, thì người chia xương, xẻ huyết, sinh sản nuôi nấng nó, bấy giờ mình mới xem họ ra sao đây? Vô ơn bạc nghĩa chăng?

Mình có quý trọng thân mình, mới có quý trọng công ơn sinh dưỡng của cha mẹ.

Trở lại, vì có quý thân cha, nên đám con chú ba mới thấy thông cảm tình chòm xóm và chú ba mới mang ơn tới cây cỏ vậy. {

 

91. ĐỔI MẠNG


Hồi Pháp trở lại lần thứ hai, khoảng 1947-48 gì đó, đồn bót đóng khắp nơi. Sinh mạng người dân thời loạn rẻ rề!

Một đêm kia, Bác nằm mộng đi ngang đồn thấy lính dẫn năm người ra xử tử (3 đàn ông, 1 đàn bà và 1 trẻ em). Nhìn thấy Bác, tên lính đồn trưởng kêu:

Đổi mạng không?

Bác lắc đầu. Nó mặc cả:

Một mạng đổi hai nè!

Bác cũng lắc đầu. Nó tăng thêm:

Thôi, một mạng đổi năm đó!

Bác liền gật đầu, đi vào ngồi dưới cột cờ chờ nó bắn. Tên đồn trưởng lại chớ trêu ra điều kiện:

"Mỗi người phải mắng ông này một câu mới về".

Mấy người đàn ông lấp bấp chưởi coi bộ gượng gạo lắm. Đến lượt người đàn bà, bà ta xỉ xỏ chưởi mắng Bác thậm tệ như oán hận đâu đời nào. Ơn cứu tử còn ràng ràng mà lòng người sao chóng phôi pha! Bác tức cười cho tình đời sao quá ư đen bạc, tiếng cười làm Bác thức giấc.

Lòng hân hoan sung sướng vô cùng, nhớ lại việc đổi mạng cho năm người, mình chỉ thấy vậy là lời, nên xem cái chết rất nhẹ. Ngồi giữa pháp trường mà như ngồi ngắm hoa cảnh giữa công viên, không chút sợ sệt. Không nghĩ mạng đem đổi là mạng mình và năm mạng được cứu sống là mạng của người khác; giữa mình và người không phân chia, cách biệt. Đặc biệt hơn nữa là mình không hy sinh làm phước, không hồi hướng gì cả, mà chỉ thấy đổi như thế là quá lời đi thôi.

Trong giây phút mộng mị ấy mình đã vượt khỏi tử sanh; sống chết không phải vấn đề nữa, và thấm thía được câu:

"Nhân ngã, ngã nhân đừng cách biệt

Sắc không, không sắc chớ lìa xa" (SG)

Bây giờ, mình đã thức hẳn, công phu cũng khá dãi dầu, nhưng hỡi ôi!

"Giận bấy thân sao không bằng mộng!"

Mong các em các cháu đừng lấy cái đầu mà suy tư chuyện đổi mạng này, hãy nhường lại cho quả tim. {

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương