Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là


TÔN GIÁO - KHÔNG PHẢI VẤN ĐỀ



tải về 3.05 Mb.
trang12/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28

83. TÔN GIÁO - KHÔNG PHẢI VẤN ĐỀ


Một hôm, bác Hai gặp lại anh bạn trước kia là người trong đạo. Sau ngày giải phóng, xét gia đình anh có thân nhân, hay công trận gì đó với Cách Mạng nên anh được cất nhắc làm cán bộ địa phương.

Qua lời chào thân mật và đổi trao vài câu xã giao, anh ấy định kiếu từ vì đang bận công tác. Chợt nhớ điều gì, anh nán lại hỏi Bác:

Tôi có thắc mắc này, anh em tôi hỏi thiệt anh nhé!

Bác nói:


Cái gì mà rào đón giữ vậy, hỏi thì cứ hỏi. Biết thì tôi nói, không thì thôi, có gì đâu.

Anh ấy hỏi:

Theo anh thấy, giữa vô thần và hữu thần, ngày chung cuộc ra sao? Chỗ này là tình anh em, tôi hỏi thật, chứ không phải cán bộ hỏi đâu nhé!

Bác cười nói:

Cách nay mười hôm, tôi có việc đi qua Nhơn Mỹ. Có một cô nhờ tôi giúp ý kiến giải quyết một vấn đề khó xử. Cô nói:

Tôi theo đạo Cao Đài, ông nhà theo đạo Hòa Hảo. Từ khi có chồng đến giờ, nếu ở bên này thì ăn chay, cúng lạy, đọc bài nguyện theo Hòa Hảo; hễ về bên ngoại mấy nhỏ thì tôi ăn chay cúng lạy đọc kinh theo Cao Đài. Gần đây có mấy anh em trong đạo biết chuyện đó nên khuyên tôi: "Theo bên nào một bên thôi, đi hàng hai như vậy nữa không ai nhìn nhận hết là hỏng đấy!" Nghe như vậy tôi hoang mang, phân vân không biết nên bỏ bên nào, theo bên nào! Vậy anh giúp giùm ý kiến.

Tôi nói với cô ấy:

Theo ý riêng của tôi thì "Tôn giáo không thành vấn đề". Vấn đề là tình người với nhau, ở ăn cho có nhân hậu, thủy chung. Vấn đề là nhân quả, gieo nhân nào hưởng quả nấy, chứ tôn giáo không quan trọng lắn đâu. Nếu cô theo đạo Phật mà cô làm hung, rồi Phật bênh cô sao?

Đức Thầy có dạy: "...Đừng ỷ lại vào sự cứu vớt của Thần Thánh, đừng ỷ sự bênh vực của Thầy mình. Luôn luôn lúc nào cũng nhớ câu Nhơn Quả của Phật dạy, nếu Nhơn toàn thiện thì Quả cũng sẽ do đó được toàn thiện vậy".

"...Liên hoa có thiện được lên,

Dù người ấy chẳng mang tên đạo gì.

 

Mang tên đạo mà đi làm dữ,



Thua người lành chẳng ở phái chi...".

(TS)


Tóm lại, tôn giáo này, tôn giáo kia, hữu thần, vô thần không thành vấn đề, mà vấn đề là "gieo nhân nào hưởng quả nấy".

Đến đây Bác nhìn người bạn cán bộ và nói:

Tôi thuật chuyện này để trả lời luôn câu hỏi của anh đấy.

Cuộc trao đổi chấm dứt. Ông bạn ấy có vẻ hài lòng lắm. {

 

84. GẶP PHẬT BAN NGÀY


Có mấy cháu nữ sinh mến Bác lắm. Hôm đó mấy cháu lựa đậu nành, Bác nằm võng bên cạnh.

Mấy cháu hỏi:

Bác Hai ơi! Có lần nào Bác nằm chiêm bao gặp Phật hôn?

Không, Bác trả lời Nhưng ban ngày Bác gặp Phật hoài hà.

Tụi con hỏi thiệt mà!

Ừ! Ban ngày là Phật thiệt đó! Còn chiêm bao là Phật nhãn thuốc à!

Vậy, Bác Hai gặp Phật ra sao?

Phật hiện ra đủ hạng người hết: Già, trẻ, trai, gái... À, có hóa ra gái model uốn tóc nữa.

Thế làm sao biết là Phật?

Biết chứ, người nào Phật hóa ra đều làm việc chơn chánh, nhơn từ, có lợi ích cho đời. Bên cạnh đó Bác cũng gặp Ma Quỷ, cũng hóa ra đủ hạng người trên, mà những người Ma, Quỷ hóa ra thì làm những việc xấu xa tội lỗi.

Mấy cháu cười:

Tụi con cũng gặp Phật nữa, Phật ngồi võng, tay cầm cây quạt mo.

Vậy là ông Địa rồi! {

 

85. Y KINH GIẢI NGHĨA


Một hôm trong đám cầu nguyện ở nhà người quen, có đứa cháu hỏi:

Chú giải thích giùm con câu:

"Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan

Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết"

Bác nói:

Cháu biết lái ghe không?

Dạ biết chút đỉnh.

Vậy nghe chú thí dụ: Chú lái ghe từ Hòa Hảo lên Châu Đốc. Thấy vậy, cháu nhờ chú dạy lái ghe đi Châu Đốc. Chú đồng ý.

Bắt đầu mở dây, xô ghe ra, quay máy, bẻ tay lái qua, lại; cháu ghi nhận từng động tác một cách tỉ mỉ cho đến khi tới Châu Đốc.

Bấy giờ, cháu trở về Hòa Hảo, xuống ghe, mở dây, xô ra rồi quay máy. Với bài bản được lập lại một cách chính xác, mà nhứt định không đến Châu Đốc được, nó sẽ trôi tấp ở đâu á!!!

Muốn đến Châu Đốc thì phải biết cách lái ghe, biết đường nào đến Châu Đốc, rồi tùy lúc, có thể làm y như lúc học hay khi cần có thể làm ngược lại cũng đúng.

Tóm lại, biết tại sao phải bẻ qua, bẻ lại như vậy, thì làm y cũng đúng mà làm ngược lại cũng không sai.

Vậy là phải biết tại sao hở chú?

Ừ! Nếu không biết tại sao thì bắt trước y hệt cũng trật, mà ngược lại càng trật hơn! {

 

86. HỎI LẠI LÒNG MÌNH


Có đứa cháu hỏi Bác:

Có phương pháp nào bỏ sắc dục được không? Con nặng về sắc dục quá!

Bác hỏi:

Bộ muốn bỏ sao?

Muốn lắm mà bỏ không được!

Đừng hỏi phương pháp mà hỏi lại lòng mình xem, có muốn bỏ thiệt hôn?

Hễ nếu thiệt muốn bỏ thì nó rớt ngay.

Bác với lấy cái ly nói:

Cũng như mình cầm cái ly, muốn bỏ thì nó liền rớt, chứ khỏi hỏi phương pháp buông ra làm sao, buông ngón nào trước, ngón nào sau.

Hãy hỏi lại lòng mình xem, có muốn buông không? Nếu không muốn buông, dù người ta gở tay liệng đi, mình cũng lượm lại. {

 

 

87. ĂN Ý


Có cháu cư sĩ hỏi:

Con bị vọng tâm quá; con niệm Phật liền hết, ít lâu sau niệm mặc niệm còn vọng cứ vọng. Con quay sang quán xét, thấy có hiệu quả, nhưng dần dần quán mặc quán, vọng vẫn vọng!

Bây giờ Bác có phương pháp nào nữa không, chỉ cho con trị cái vọng tâm?

Bác nói:

Thôi! bao nhiêu đó xài không hết rồi chỉ thêm cái gì nữa. Có điều cháu cứ hạ thủ như vậy đi, tuy nó trật vuột vậy chớ nó sẽ có ý.

Nhớ hồi nhỏ, có lần Bác về quê ở nhà ông Dượng nghỉ hè. Ông chuyên nghề đóng ghe. Bác thích xem ông làm mộc, nhất là bào cây, trong lòng muốn thử bào nhưng không dám.

Một hôm ông ra vóc một cây chèo, tra lưỡi bào xong, bảo:

Sanh! Mày chuốt cây chèo này coi.

Bác mừng lắm nhưng hơi sợ, hỏi vặn lại:

Rủi hư làm sao Dượng?

Không hư đâu, nó có vóc sẵn rồi, mày bào láng lại là được; mà có tao đây, đâu để mày làm hư sao mà sợ.

Bác đẩy bào trớt lớt mấy lần, Bác hỏi:

Dượng Bảy dạy con coi, sao bào nó không ăn.

Ông nói:


Dạy cái gì được! Đẩy đi rồi nó ăn ý.

Thật vậy, một lát sau Bác bào được.

Mấy thằng bạn của nó cười rộ lên, rồi day sang Bác nói:

Thằng hỏi đó là thợ mộc đó Bác.

Ồ!Vậy càng hay. Bác nói. {

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương