Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang20/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28

126. MÃI MONG CÁI KHÔNG CÓ


"Cái tuyệt vời là những cái mà ta chưa có.

Khi đã có thì nó trở thành tầm thường!"

Đó là tâm lý chung của mọi người. Thế nên ta luôn thờ ơ dẫm đạp lên hạnh phúc sẵn có, để mong tìm cái ngoài tầm tay. Do đó hạnh phúc trở thành là đường đi không đến. Vì ta không biết dừng lại để hưởng, mà cứ đẩy mãi nó vào tương lai xa tít. Có người đánh xe thấy con ngựa mình già yếu, bèn treo bó cỏ non trước đầu ngựa đề nung đúc nó cố gắng lên. Nhưng mãi mãi bó có vẫn còn xa cách. Cuối cùng nó ngã qụy mà bó cỏ vẫn ở phía trước!

Hạnh phúc đòi hỏi ta phải nhận được nó, biết hưởng và bồi dưỡng cho nó được dài lâu.

Thờ ơ với hạnh phúc bên mình, khi nó ra đi rồi cái gì còn lại? Thế là ta mất đi tất cả!

"Mãi mong cái không có" là con đường ảo vọng nói trên mà ta vô tình tự chọn, để rồi ngày kia phải buồn than hối tiếc lúc buông tay!!!

"MÃI MONG CÁI KHÔNG CÓ" là tựa câu chuyện kể sau đây:

Có cháu gái than phiền với bác:

Trong nhà con cũng có tương đối đủ đồ hết, thế mà ba má con không bao giờ thỏa thích khen cái này tốt, cái kia đẹp... mà bà cứ đòi hỏi cái chưa có không hà! Nào là mình còn thiếu quạt trần, ti vi màu, tủ lạnh,v.v… Còn cái sẵn có bà không hề nhắc tới!

Nghe xong bác cười:

Mãi mong cái không có. Cái không có đã là không có rồi, cái có cũng mất luôn! Bởi không nghĩ đến nó thì cũng như không có vậy!.

 

127. HỌC CÁI HAY


Người xưa khuyên ta nên học hỏi bằng cách xét lại mình. Thấy cái hay của người, nên xét coi mình có được như thế không mà cố gắng làm theo.

Thấy cái dở cái xấu của người, nên xét mình có phạm phải như người không, để cố chừa bỏ.

Học như thế ta được rất nhiều lợi ích. Lại nữa, đối tượng mà mình ngắm để soi gương có tốt hay xấu, chánh hay tà không quan ngại gì đến mình cả.

Gặp người có ít việc hay, hoặc vài điều dở ta không vì đó mà chấp nhận hay phủ nhận tất cả việc nói làm của họ. Ta chỉ rút tỉa những gì có lợi để vun bồi trí tuệ và đức hạnh cho mình thôi.

Và đây câu chuyện HỌC CÁI HAY:

Có người nhờ bác hai phê bình xem sư cô Thanh Hải chánh hay tà, những điều cô nói đúng hay sai.

Bác nói:

Người ta thông minh hơn bác quá mà phê bình gì nổi. Mà thôi đi! Cái gì hay của người thì mình học để làm giàu cho kiến thức. Cái gì dở cũng là bài học để ta trángh phạm lỗi ấy. Chứ mình có đi theo làm đệ tử người sao mà liệu lượng chánh tà!

Dụ như, thấy nhà ai trang trí đẹp mắt mình để ý, rồi tùy khả năng về trang trí nhà mình. Chứ đâu phải thấy nhà sang trọng rồi xin vào ở đợ mà phải hỏi xem ông chủ nhà đó tốt hay xấu?

Hãy như con ong hút các thứ mật hoa về luyện thành "Mật ong". Học như thế, tâm hồn ta càng ngày càng phong phú thêm lên.

 

128. NHỔ RĂNG TỘI KHÔNG ?


Có câu tư tưởng: "Sợ tội là chi? Hay đó chính là cái tội?"

Người lương thiện phải biết sợ tội lỗi để tránh những việc làm có phương hại đến mình và người. Đó là điều rất tốt đẹp. Sao lại bảo sợ tội chính là cái tội?

Bất cứ việc gì thái quá hoặc không hợp thời cơ đều bị phản ảnh ngược lại cả.

"Câu chuyện nhổ răng tội không?" ngắn ngủi, dí dỏm đã nói lên cái nghịch lý của lòng tốt đặt sai định hướng. Nhắc ta nên có tầm nhìn rộng rãi chính xác hơn về những lời khuyên dạy của người xưa.

"Thân thể phát phu thọ ư phụ mẫu"...

Câu chuyện xảy ra như sau:

Có bà già hiền lành chân thật lắm. Bà nghĩ cái thân này do cha mẹ sinh thành, sinh sao để vậy không dám sửa đổi thêm bớt. Bà còn cái răng lung lay, ê nhức muốn nhổ mà sợ tội. Một hôm gặp bác bà hỏi:

Chú Hai! Nhổ răng có tội không chú?

Bác cười nói:

Tội mà ít, còn để vậy tội nhiều hơn!

Bà giật mình hỏi:

Sao vậy chú?

Nhổ có đau một chốc là hết. Còn để vậy đau nhức lâu ngày tội cho cái thân nhiều hơn! Bác trả lời.

 

129. MONG GẶP PHẬT


Làm sao tìm gặp người mà mình không biết tí gì về họ cả?

Dù người ấy ở ngay trước mặt hay sống chung với mình, mình cũng chẳng gặp. Vì gặp mà không biết cầm bằng cũng như không.

Chuyện "MONG GẶP PHẬP" dưới đây nói lên cái mâu thuẫn trớ trêu buồn cười của kẻ mong cầu.

Cũng bà Ba thật thà kia hỏi thêm:

Chú Hai! Tôi tu sở nguyện mong gặp Phật, chú nhắm coi tôi gặp Phật được không?

Bà nghĩ như là Bác có huệ vậy. Bác cười hỏi:

Mà bà biết Phật ra làm sao không?

Dạ không biết!

Không biết làm sao mà gặp. Biết đâu chừng hồi mai này đi chợ, chen vô chỗ đông, bà lấn Phật chúi nhủi mà không hay đó à!

 

130. RÈN SỚM


Trong câu chuyện "rèn sớm" nầy, tác giả phân tích ảnh hưởng sai biệt của thời gian đối với vật dụng và trí đức... Vật dụng thuộc về vật chất, bị thời gian làm suy hoại. Trái lại, tài năng và trí tuệ thì thời gian lại giúp tăng trưởng thêm lên. Để giải nghi cho người bạn đối với câu giảng:

"Khuyên người rèn sớm thì xài lâu hư"

Tác giả đề cập câu chuyện sau đây:

Có chú em hỏi Bác:

Trong Giảng có câu:"Khuyên người rèn sớm thì xài lâu hư." Mà tôi thấy dao mác, cái nào ra lò trước thì cùn lụt trước chứ?

Ừ! Rèn dao búa thì vậy, rèn trước thì cùn trước. Còn về tài đức trí tuệ không phải như thế. Dụ như chú năm nay đã 60 tuổi mà còn lái honda được là nhờ tập rèn thuở trước. Nếu chưa biết lái thì giờ không tập được rồi!

Rèn sớm thì xài lâu hư là vậy

131. ĐỔ NỒI ỐC LUỘC


Có đồng đạo phát tâm tu hành mạnh mẽ lắm. Có lẽ ông không muốn người thân quyến phải chụi quả khổ về sau, nên bắt buộc hết trong nhà vợ con và cả bà mẹ điều phải trường trai như ông. Tội nghiệp bà mẹ không quen ăn tương nên thèm mặn. Một hôm ông đi vắng, bà sai cháu nội mua ốc gạo về luộc ăn.

Mấy đứa cháu luộc ốc vừa chín tới, bỗng ông về đến. Hay chuyện, ông cự nự quá chừng và bưng nồi ốc đổ bỏ. Bà mẹ tủi thân rơi lệ.

Lắm người khen ngợi ông giới hạnh tinh nghiêm. Bác Hai không khen cũng chẳng dám chê. Có điều tu nghiêm khắc với mẹ đến bà phải khóc tủi cũng nên xét lại.

Đồng thời có anh bạn Bác cũng tu mà ý kiến ngược lại. Anh nói:

Nếu má tôi mà thèm ăn thịt cá quá, tôi cho bà ăn. Vì nếu bà thèm lắm thì ăn chừng nửa hoặc một cân là cùng! Còn không cho bà ăn, bà sẽ

ăn cả tạ mà chưa thỏa.



tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương