Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang17/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   28

112. CÒN QUÁ ÍT


Trước sức tấn công mãnh liệt của địch thủ, người võ sĩ Nhu đạo không bao giờ trángh đỡ mà chỉ nhẹ lách. Thế là bao nhiêu thần công lực của địch thủ rơi vào khoảng trống không, vô tác dụng.

Về mặt tâm lý thì hơi khác. Bác Hai nhận tất cả sự bôi bác nói xấu mình, lại cho là "nhơn tay". Nói chưa thấm vào đâu cái tệ mà mình đã có.

Lối nhận tội nửa hư nửa thật làm xoa dịu sự căng thẳng giữa nhau và đồng thời vô hiệu hóa tác dụng những lời phê phán "cay nghiệt" của kẻ không ưa.

Đó là ý nghĩa của câu chuyện CÒN QUÁ ÍT sau đây:

Có người quen mách lại, ai đó phê bình, nói xấu Bác Hai đủ điều... Kể xong hỏi Bác:

Người ta nói xấu anh như vậy, có đúng không?

Bác nói:

Cũng may, họ nói đó hãy còn quá ít. Chứ nếu họ biết cái tệ của tôi như tôi tự biết mình, thì còn có nước độn thổ bỏ xứ luôn!

 

113. TU LÀ LÁNH NẶNG TÌM NHẸ


Nghe tiếng bé khóc, bà mẹ lật đật chạy vào nhà, thấy con kẹp tay trong lọ với một vóc kẹo to tướng. Bà cười bảo:

Buông ra!

Bé lắc đầu bệu bạo:

Kẹo ngon lắm mẹ!

Buông! Lời nói rất gọn, nhưng hành động buông bỏ không đơn giản. Nó đòi hỏi ở ta một mức độ trưởng thành nào đó, mới buông bỏ được những điều ưa thích. Giới tu sĩ gọi là "cắt ái".

Phàm người tu ai cũng muốn thong dong tự tại. Do đó ta cố gắng ăn chay, cúng lạy, niệm Phật...

Tu lâu rồi mà sao lòng vẫn còn buồn phiền bực dọc. Thế thì tu là phải làm sao nữa? Đó là câu hỏi của một vị nữ cư sĩ trong mẩu chuyện sau đây:

Có mấy cháu gái ở chung nhau lo tu lâu lắm rồi mà thỉnh thoảng cũng có chuyện lục đục nhau.

Một hôm tới giờ công phu, cô vừa mặc áo tràng vừa hỏi:

Ông Hai à! Tu là làm sao nữa Ông?

Bác cười nói:

"Tu là lánh nặng tìm nhẹ". Những cái gì nặng nề bực dọc, phiền muộn hãy buông bỏ đi, đừng ôm gồm chấp chứa mệt lắm!

Nó cười rồi đi cúng.

 

114. TU CÓ BỚT NGHIỆP?


"Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa."

* Như thế tu có bớt nghiệp không?

Thưa có!


Dưới đây tác giả giải bày, minh chứng một cách cụ thể tu có bớt nghiệp. Đúng như câu thơ của cụ Nguyễn Du:

"Có Trời mà cũng có ta,

Tu là cội phúc, tình là dây oan."

Tin nhận rõ ràng "Tu có bớt nghiệp" ta hãy:

"Mau cải hối cho nguôi lửa nghiệp,

Sớm tùng lương kiếp khỏi chìm sâu!"

Dưới đây là câu chuyện:

Một đứa cháu bị bệnh tâm thần nhẹ. Trong thời gian bệnh phát, nó đi cùng xóm đọc Giảng Kệ, niệm Phật vang ngoài đường sá, không sợ ai cả.

Ít lâu, bệnh bớt khá! Một hôm nó theo Bác chơi. Đi dọc đường nó hỏi Bác:

Bác Hai! Mình tu mà sao không bớt nghiệp hở Bác? Con cố tu mà vẫn còn bị "mad"!

Bác nói:

Bớt chứ sao không cháu! Bình thường cháu lo tu hiền, xem Kinh Giảng, niệm Phật nên lúc bệnh tâm thần phát lên, cháu chỉ đọc Giảng Kệ, niệm Phật vậy thôi! Thế là nghiệp khổ đã bớt nhiều đấy.

Nếu hằng ngày cháu hung dữ, nhậu quậy, đánh lộn gây gổ thì hôm "lên cơn" cháu sẽ quậy phá, đập đổ tan hoang nhà cửa, đánh vợ, chửi con, mắng nhiếc chòm xóm... Bây giờ tỉnh lại chỉ còn cả một cảnh đổ nát tan tành chứ đâu được yên lành như vầy. Được yên lành là nhờ tu hiền nên bớt khổ đó cháu!

Nó tuy mới tỉnh cũng nhận được, gục gặt đầu nói:

"Bác nói có lý!".

115. CŨNG MỘT MỬNG


"Ghét ưa đừng để dạ,

Duỗi cẳng nghĩ thanh nhàn."

Người đời gây ra lắm chuyện phiền hà rắc rối cũng vì lòng ưa ghét xói mòn đi hạnh phúc vốn đã ít ỏi của mình. Thế nên mấy khi mà được an nhàn.

Trong cửa đạo, người tu cũng mắc phải cái ghét ưa ấy làm ngăn ngại không cho ta nhận được lẽ phải, tìm được an vui.

"Lánh rồi cái ghét cái ưa,

Gặp ông đại giác thượng thừa tối cao".

Trên đường về chân thiện mỹ con người cần buông bỏ cái ghét ưa để được thong dong tự tại. Ngược lại ắt không khỏi buồn than "Sao tu hoài không thấy tiến!".

Câu chuyện "CŨNG MỘT MỬNG" dưới đây rất đơn sơ nhưng biểu lộ cái chướng ngại của lòng ưa ghét ấy!

Người bạn Bác Hai khoe con của ông:

Thằng nhỏ tôi hồi còn đi học, quần áo chưa ủi thẳng nếp, nó không chịu mặc. Bây giờ nó phát tâm tu rồi, ngược lại đồ tốt tươm tất, nó lại không chịu mặc. Nó chỉ ăn mặc xoàng xĩnh và đi làm công quả theo các cơ sở từ thiện vậy thôi.

Sau Bác kể lại cho các bạn khác nghe chuyện trên và kết luận:

"Như vậy thì cùng một mửng chứ có gì". Chưa tu đồ xấu chê không mặc. Tu rồi đồ tốt kỵ không mặc thì cũng một thứ ưa ghét thôi, có hơn kém gì?

 

116. CÓ TIN CHẮC KIẾP NẦY SIÊU THOÁT?


Có chàng cư sĩ, ít nói, ngày đêm nôn nã tu hành, mong mau đắc quả. Bỗng một hôm chàng ta rêu rao là mình đã thành đạo. Y đi khắp xóm làng giảng giải đạo lý "um sùm bát nhã", khuyên mọi người tu theo y sẽ kết quả nhanh chóng:

Tu cái rụp.

Thành Phật cái rụp.

Độ đời cái rụp.

Cũng may vài tháng sau y tỉnh trí lại.

Việc tu hành cần phải:

"Kiên tâm mới thấy cơ trời,

Đừng gieo nữa buổi chiều thời muốn ăn".

Đường tu bất luận mau lâu, phải đạt đến công viên quả mãn, phước huệ tròn đầy mới mong siêu thoát. Nếu ta quá nôn nóng, rồi thời gian lần lượt trôi qua, mãi không thấy gì tức niềm tin bị chao đảo, dẫn đến bán đồ nhi phế uổng công. Hoặc quá bôn chôn e rồi phải "thành Phật cái rụp" như chàng cư sĩ trên thì quả là tai hại.

Lời giải đáp câu hỏi: "Có tin chắc kiếp này siêu thoát không?" Nêu lên quan điểm tu hành không bị lệ thuộc vào yếu tố thời gian.

Và câu chuyện như sau:

Một hôm, đến thăm người em bạn, trò chuyện giây lâu, bạn Bác hỏi:

Anh tu mà có tin chắc kiếp này siêu thoát không?

Bác đáp:


" Tôi tin tôi không nổi rồi, vì thấy mình tu lôi thôi quá! Có điều dám quả quyết là không bao giờ lui sụt, bỏ tu. Chẳng những kiếp này mà dù trải muôn kiếp nữa cũng vẫn tu. Bởi tu là hạnh phúc, tu là làm đẹp cuộc đời, cho nên không bao giờ thối chuyển. Còn tin kiếp này siêu thoát hay không là điều tôi không mấy quan tâm đến.".

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương