Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang25/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

149. LẶNG TÂM


Có nhà học giả chuyên nghiên cứu các sách vở dạy về nghề hàng hải, vượt biển. Trong làng ông có nhóm người đi buôn bằng đường biển. Viên thuyền trưởng thường đến tham vấn học hỏi với ông về cách thức vượt trùng dương. Cả làng ai cũng phục tài hiểu biết của ông.

Một hôm kia, hàng hóa xuống thuyền xong, sắp ra khơi, viên thuyền trưởng rủi bị bạo bệnh, không đi được! Nhóm hải thuyền đến cầu thỉnh ông giúp đi thay một chuyến. Trước sự khẩn cầu và lòng tôn trọng của mọi người, ông buộc lòng đi thế. Chuyến ấy không may gặp giông bão lớn. Vì thiếu kinh nghiệm thực tế, ông không thể điều khiển. Thuyền đắm, mọi người bị thiệt mạng!

Người xưa từng nhắc nhở ta nên nhớ câu: "Chánh kỷ hóa nhơn giả thuận". Mình làm đúng dạy người là thuận. Ngược lại, "Thích kỷ hóa nhơn giả nghịch". Không làm được mà dạy người là nghịch lý vậy! Điều này rất tai hại như vị thuyền trưởng nói trên.

"Làm sao cho biển tâm lặng sóng?"

Đây là câu tham vấn về đạo lý tu hành. Biển pháp mênh mông, rừng thiền chớn chở. Nếu ta chưa rành, chưa bình lặng được sóng tâm, chớ giải liều! Dù không bị thiệt thân như vị Thuyền trưởng "bất đắc dĩ" nói trên, ta cũng rất bẽ bàng vì sự mâu thuẫn giữa việc làm và lời nói của chính mình.

Và đây, câu chuyện "LẶNG TÂM":

Một cháu hỏi:

Sám Giảng có câu:

"Tu với tỉnh biết làm chẳng khó

Nếu lặng tâm tỏ ngộ Đạo Mầu."

Làm sao cho được lặng tâm hở Bác?

Trong Giảng Kinh Tổ Thầy có chỉ dạy, cháu xem kỹ, suy gẫm tận tường rồi tu theo!

Cháu muốn nhờ Bác có nhiều kinh nghiệm trong việc hành đạo, chỉ giùm cháu tu theo cho mau hơn!

Giải thì được rồi. Nhưng giải xong, cháu hỏi "Bác Hai được lặng tâm chưa?" thì kẹt cho Bác lắm!

Dạ! Cháu không hỏi như vậy đâu; Bác cứ giải bày cho cháu đi!

Dù cháu không hỏi Bác có lặng tâm tỏ ngộ chưa đi nữa; Bác cũng phải tự thẹn mình chưa ra gì mà còn dạy đời chứ!

"Phận mình nếu liệu chưa xong,

Cũng nên ngượng miệng chớ hòng dạy ai."

(TS)

 

150. MÒ ĐỒNG HỒ


Trong kinh Phật thường khuyên ta coi chừng chớ "nhận giặc làm con".

Đã bao đời, do thói quen từ ý nghĩ đến việc làm của ta đều quây quần trong khung cửa lòng vị ngã gây nên biết bao phiền muộn khổ đau. Do quán tính nên vọng tâm thường trở đi trở lại quấy nhiễu, khiến ta thành nửa Phật nửa ma.

Các nhà làm xiếc, tập luyện thú dữ rất thuần thục. Khi ra biểu diễn họ để ý đề phòng tối đa, thế mà lắm khi vẫn còn bị nạn!

"Ngựa phi ắt có hồi quay cổ,

Thú dữ nên phòng lúc cắn người."

Vọng tâm đến, đi với tốc độ nhanh hơn ánh sáng, lại thừa lúc ta lơ đễnh, hay gặp cảnh ngặt ngèo nhảy vào xúi xử làm những việc "quanh co".

Chuyện "MÒ ĐỒNG HỒ" là chuyện thật, rất ngộ nghĩnh. Cũng là một lời sám hối chân thật của một vị cư sĩ hàm ý cảnh giác cao!

Câu chuyện được kể như sau:

Có một ông ở Mỹ Tho, nhà khá giả mà rất hâm mộ tu hành. Sau một thời gian suy nghĩ, ông hạ quyết tâm, giao hết sự nghiệp cho vợ con đảm trách. Ông đem theo ít tiền lên núi Sam Châu Đốc cất cốc ở tu. Ở đây, lâu lâu ông kiếm thuốc nam đem xuống chợ đổi gạo, muối, tương chao... độ nhựt. Đời sống ông thật an nhàn.

Thời gian lặng lẽ trôi qua, âm thầm mang lại một sự... thử thách. Chòi là của ông bắt đầu hư dột. Lúc trời đổ mưa không còn chỗ nào khô ráo để ngồi niệm Phật cho yên! Ông ngắm nghía ước tính phải có độ 200$ lợp sửa chòi lại thì êm biết mấy! Nghề bán thuốc nam làm gì có dư được đến 200 bạc!

Một sáng nọ ông thả bộ xuống bến đá dưới chân núi với hy vọng coi có ai thuê làm công gì thì làm kiếm tiền. Tới nơi thấy mấy anh phu gánh đá ngồi chòm nhom bên bờ sông. Ông hỏi:

Sao anh em không gánh đá mà ngồi đây, mình mẩy ướt mem vậy?

Mò đồng hồ ông ơi! Chủ ghe đá làm rớt cái đồng hồ vàng, ai mò được ông chủ trả công 200$. Chúng tôi mò từ sáng đến giờ vẫn chưa được!

Nghe nói mướn 200$ đúng vào nhu cầu cần thiết của mình, ông nghĩ chắc trên trước hộ độ! Bèn hỏi:

Anh em mò nữa thôi? Thôi, thì để tôi mò thử coi nhé!

Ừa! Tụi tui lạnh quá rồi, lại mất hết buổi làm nữa! Ông có mò thì mò đi!

Ông ta bảo chủ ghe chỉ rõ chỗ rớt đồng hồ. Rồi cặm sào ngay đó làm dấu để lặn. Rất hên! Ông mới lặn vài hơi đã bắt gặp đồng hồ. Liền khi ấy còn đang ở dưới đáy sông ông chợt nghĩ "Cái đồng hồ vàng cho có 200$, rẽ quá! Mình phải kèo thêm mới được". Thế rồi ông dấu đồng hồ dưới gốc sào rồi trồi lên phân bua ngã giá:

Ông chủ ơi! Người ta lặn hồi sớm giờ không được. Tôi nghèo quá nên ráng lặn, nếu mò được ông cho thêm đi!

Ừ! Nếu mò được tôi cho ông 400$ đó!

Mừng quá nhưng không lẽ lấy lên liền, ông làm bộ lặn xuống, trồi lên mấy lần "câu giờ hồi lâu" mới đem đồng hồ lên giao cho chủ.

Lấy tiền xong, tản bộ về chòi, lòng thấy hổ thẹn. Ông tự trách: "Mình đã bỏ sự nghiệp đi tu, bây giờ chỉ hơi thắt ngặt một chút, gặp cơ thuận tiện lại khởi tâm quấy. Nếu muốn 400$ thì đòi trước đi. Để khi mò được rồi còn làm bộ cắt giá thêm!

"Bao năm qua tu cái gì đâu!"

Ông đạo mò đồng hồ tự hối và thố lộ với anh em đồng tu như là một cách sám hối vậy. Chứ điều ông ta nghĩ thầm trong bụng, lại đang lặn dưới nước, có Trời mà biết!

Chuyện trên cho ta thấy việc chánh tà chỉ cách nhau có một đường tơ!

Đức Phật từng khuyến cáo:

"Các ngươi chớ tin tâm mình khi chưa chứng quả A La Hán!"

 

151. NGƯỜI XƯA CÒN SÓT


Chơn sanh bá hạnh hiếu vi tiên. Con người có trăm hạnh lành, hiếu là trước hết. Đạo của người Quân tử đặt vấn đề hiếu trung làm trước. Và dù muốn tu thoát tục cũng không thể xem nhẹ ơn nhà nợ nước.

 

"Hiếu trung lòng chớ vội quên,



Sống lo trọn Đạo, thác lên Tiên Đài."(SG).

Nuôi cha dưỡng mẹ là bổn phận thiêng liêng, gần gũi và cần thiết nhất của mỗi người. Với người Phật tử, ngoài việc nuôi dưỡng cha mẹ, còn phải lo cứu độ vong linh ông bà cha mẹ nữa!

Thế nhưng ta phải đặt việc làm cho đúng với thời điểm cần thiết của nó, để ngày kia khỏi ân hận, vì để dịp trôi qua. Hiếu thảo là đức tánh mà từ xưa Tổ Tiên ta rất ca ngợi. Là con thảo cháu hiền, ta hãy ráng noi gương trước, để khỏi thẹn với người xưa.

"Người nay rồi vẹn thảo ngay,

Thì là thấy tạn mặt mày người xưa".(SG).

Câu chuyện "NGƯỜI XƯA CÒN SÓT" sau đây nói lên phần nào sự quan trọng của lòng hiếu thảo:

Anh Sáu bạn Bác, đang dự khóa học ở chùa Tây an. Vừa được vài ba tuần lễ, kế hay tin cha đau nhiều, anh đến xin với Ban Hoằng Pháp cho anh nghỉ học về lo nuôi cha. Ông Giám Đốc khóa học khuyên:

Anh yên tâm học tập đi! Để tôi nói với anh em trong khóa quyên góp ít tiền gởi về lo cho Bác!

Anh Sáu đáp:

Cha tôi đau, mẹ thì già, em còn nhỏ, tôi phải về tiếp. Về nhà chẳng những lo săn sóc cha mà còn phải đi làm thuê, kiếm tiền lo thuốc thang cho cha nữa. Thưa ông, tình cảnh của tôi kẹt lắm! Giả như học khóa này mà thành Phật đi nữa, tôi cũng nguyện xin đình lại khóa sau. Chứ hiện giờ, không thể không về tiếp cha mẹ được!

Ông Giám Đốc có vẻ buồn mến tiếc và cũng rất khen ngợi lòng hiếu thảo của anh.

Ông nói:


"Người xưa còn sót lại anh đó!"\

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương