Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang27/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

156. TẠI KHÔNG NIỆM PHẬT


Phần nhiều đồng đạo niệm Phật, cầu Phật ban rải phép mầu cho mình được tiêu tai tật bệnh. Một số người niệm Phật mong tâm hồn mình được Phật hóa, bình an thanh thản, dù đang trong tai nạn.

"Hạnh Phúc là tự tại giữa khổ đau"

(Viên Minh)

Câu chuyện sau đây trình bày về hai trạng thái mong cầu ấy để chúng ta làm dữ kiện suy tư:

Một hôm Bác bị xe đụng, mấy ông bạn già đến thăm. Có người nói nửa đùa nửa thật:

Chắc tại lúc đạp xe lên dốc mệt anh quên niệm Phật xe mới đụng! Chớ niệm Phật sẽ được tiêu hết nghiệp.

Bác nói:

Tôi niệm Phật không cầu xin Phật đỡ giùm xe đụng, cầu xin như vậy làm Phật mệt lắm!

Người bạn nói:

Nói đùa vậy chớ niệm Phật là cầu lặng tâm.

Bác tiếp lời:

Thì vậy! Qua sự cố này tôi thấy tôi niệm Phật có kết quả.

Một ông bạn đắc ý nói:

Nếu không tu niệm chắc tai nạn còn lớn hơn nhiều hả anh?

Bác trả lời:

Cái đó lấy đức tin mà nhận thôi, làm sao minh chứng được. "Nếu không tu niệm chắc tai họa sẽ nặng hơn"?

Vậy anh thấy niệm Phật kết quả làm sao?

Tôi bị xe honda quẹt té xuống đường bể bánh chè đau vừa gì! Thế mà lòng dửng dưng không phiền giận kẻ gây tai nạn, cũng không buồn cho số mệnh, chẳng khởi tâm phân biệt lỗi phải hay tha thứ gì cả. Chỉ biết có đau và xoa bóp chỗ đau như mình tự té ênh! Thế, còn bảo mấy chú gây tai nạn cứ đi đi, tôi bớt đau sẽ tự về được! Thậm chí về nhà nhớ lại còn tự lấy làm lạ! Sao lòng mình bình an đến như vậy. Tôi nghĩ cái đó không phải tự nhiên mà có. Đó chính là kết quả của công phu tu hành niệm Phật bấy lâu nay đấy!

 

157. SỐNG SAO KHỎI KHỔ


"Trong hội ngộ đã sẵn mầm ly biệt,

Trong an vui có ngầm chứa khổ đau."

Khổ vui là hai mặt của một thực thể, làm sao tách rời ra được? Câu hỏi: "SỐNG SAO KHỎI KHỔ" tìm đâu ra đáp số? Họa chăng chỉ có liều mạng mộc gánh khổ tiếp cho người. Các bậc thánh nhân còn mong:

"Biết sao trút hết gánh về ta mang"

"Mang cho hết tai nàn thế giới"

Điều này chắc hơi khó! Có cháu học sinh hỏi:

Sống sao khỏi khổ, Bác Hai?

Cháu nó không rành đạo lý lắm nên mình không giải thích nhiều với nó được. Bác đáp gọn:

Muốn khỏi khổ phải sống vị tha. Còn sống vị kỷ quá thì phải khổ.

Sợ nó còn ngờ vực Bác nói thêm:

Sống vị tha dù lên đoạn đầu đài cũng an lòng như những vị anh hùng vì nước vong thân, đến ngày tàn vẫn an lòng vì đã hy sinh đời mình cho quê hương, cho dân tộc. Còn kẻ quá vị kỷ dù làm vua cũng chẳng yên, vẫn lo sợ đủ điều: sợ mất ngôi, sợ phản thần, ám sát...

Tóm lại sống vị kỷ thì luôn bị phiền não, âu lo, còn sống vị tha dù rất gian khổ vẫn cảm thấy an vui hạnh phúc.

 

158. TẬP TU VỚI NÓ


Nắng mưa đều giúp vạn vật sinh trưởng. Cũng như thế, buồn vui đều là yếu tố giúp con người được trưởng thành. Người Phật tử phải nhận lấy những bài học khó khăn ở trường đời mà làm bước tiến đạo.

Bác có đứa cháu gái là cư sĩ. Một hôm qua bệnh viện thăm bệnh, gặp đứa trẻ mồ côi, nó xin về nuôi.

Ít lâu sau bác ghé thăm chơi, thấy nó cưng đứa nhỏ lắm, Bác nói:

Nuôi con cực nhọc chớ cũng có niềm vui, nó cũng đem lại cho mình nụ cười!

Cháu có vẻ đồng ý, bởi chính nó đang tìm được nguồn vui ở đứa bé.

Hôm tết rồi nó đến thăm Bác. Đứa con nuôi của nó cũng đã lớn, quậy khá! Chuyện vãn một hồi sắp kiếu về, nó hỏi:

Bác Hai ơi! Hôm con xin đứa con nuôi, Bác nói nó cho con nụ cười. Bây giờ nó cho con phiền phức rồi làm sao hả bác!

Thì tập tu với nó! Bác nói.

Nghe vậy nó cười rồi quày quả ra về!

 

159. VỊ NGÃ


Trên quãng đường rừng vắng vẻ, một tướng cướp đã hoàn lương đang hối hả trở về non. Mục đích anh ta về hỏi Thầy xem làm cách nào cho mau tiêu tội chướng. Đã hơn ba năm qua, dù hết lòng làm việc thiện, mà bộ đồ thâm của anh ta chưa trắng lại được, theo lời Thầy mách trước. Điều đó chứng tỏ tội giết 51 mạng người của anh còn nguyên đó. Anh buồn bã với nỗi buồn rầu ân hận xốn xang.

Bỗng có tiếng khóc lóc van xin thảm thiết vang lên ở phía trước. Anh chạy nhanh đến, thấy một tên cướp toan giết người để đoạt của, anh vội bước tới khuyên ngăn.

Vì tình đồng nghiệp cũ, tên cướp với giọng hách dịch nói:

Thôi, đường ai nấy đi, nếu can vào phải chịu chung số phận với mụ này!

Anh suy nghĩ, tay mình đã đẫm máu nhiều, chưa gột được, chả lẽ lại nhúng thêm vào máu nữa, toan bỏ về non lo gỡ tội xưa. Nhưng khi nhìn thấy ánh mắt van lơn tha thiết khẩn cầu của người cô thế lâm nguy anh không nỡ phó mặc. Sau vài giây giằng co giữa lòng vị kỷ và vị tha, anh quyết định: "Thôi ta cam đọa địa ngục để cứu người nguy khốn".

Anh vung lên vài đường kiếm tuyệt luân, tên cướp ngã quỵ, máu ra lênh láng. Anh sững sờ nhìn xác chết như là mình mới giết người lần đầu, miệng thì thào:

"Đó là sự bất đắc dĩ, thật ta đâu nỡ thế!".

Nhưng lạ thay! Anh nhìn lại bộ đồ thâm của mình đã đổi trắng. Thật không thể ngờ điều mong ước từ lâu nay đã đến. Thế là dấu hiệu tội lỗi đã chấm dứt.

Chuyện trên cho thấy những phiền não lo âu, sợ hãi chỉ bám vào lòng chấp ngã của con người. Nay, vì người quên mình, thương lo cho kẻ khác, tất cả các phiền não ấy không chỗ bám víu. Vừa đọc truyện ngụ ngôn Phật giáo đến đây, bỗng có bạn đến thăm chơi. Hàn huyên giây lâu, anh bạn hỏi:

Anh Hai à! Có những cái buồn phiền mình biết rõ căn cội, lý do của nó, mình cố gỡ lần cũng yên được. Nhưng sao có nhiều nỗi buồn vô căn cứ "không tên" đeo đẳng ray rứt mãi trong lòng chẳng biết nguyên do. Sao lạ vậy anh?

Bác đáp:

Nó có tên chứ!.

-...???

Đúng, nó tên là "Vị Ngã".


160. THA CHO BẢ ĐI !


Năm rồi nước lũ to, khắp đồng sâu vùng Long Xuyên Châu Đốc bị ngập lụt. Những hộ nghèo khó lại phải dời nhà ra mé lộ xe, che lều ở đỡ. Họ không thể làm thuê mướn gì được, tình cảnh rất đáng thương!

Những nhà hảo tâm khắp nơi thường tổ chức nhiều đoàn đến cứu trợ, xoa dịu phần nào nỗi đói khổ của đồng bào nghèo ở đây.

Có một đoàn trên 20 người, đều là Phật tử giàu có, đến Ba Thê cứu trợ. Họ tổ chức sắp xếp quà trên 56 cái bàn. Bàn số 1 phát tiền, bàn số 2 gạo, bàn số 3 vải, bàn số 4 bánh,v.v...

Những hộ nghèo trong xã được ủy ban tập trung và hướng dẫn cho bà con đi thành một hàng, nối nhau có trật tự đến nhận quà từ bàn 1 lần đến bàn chót là xong.

Một số người trong đoàn cứu trợ, muốn cho đồng bào nghèo đến nhận quà có chút duyên lành với Phật Pháp nên đề nghị buộc người nào lại nhận quà ở mỗi bàn phải niệm 3 câu: "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT".

Có bà lão già yếu chậm lụt. Niệm chỉ có 3 câu mà "lập cà lập cập " rất lâu, có lẽ không quen niệm.

Trước bà người ta đã đi khỏi hết còn phía sau bà con nhận quà bị dồn lại chờ đợi! Trời trưa nắng oi bức, mỏi mệt. Một cô trong đoàn cứu trợ thấy vậy có vẻ bất bình nói:

"Thôi, tha cho bả đi!"

Một số người mỉm cười, một số khác nhìn gay gắt.

Đúng hay sai? Không cần thiết phải bàn. Có điều làm gì phải do lòng tự nguyện mới quý. Với lại biếu quà mà đặt điều kiện đương nhiên là hạ thấp đi sự cao đẹp của lòng nhân khiến tặng phẩm trở thành bất toàn, đồng thời hạ phẩm giá của người thọ nhận! Ta nên suy xét lại.



tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương