Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang24/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

145. MẮC NIỆM PHẬT


Phật có bốn đại đức: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Lúc nào cũng ban vui cứu khổ cho đời. Phật tử niệm Phật để nương theo lòng từ bi của Phật mà tu hành. Nay vì mắc bận niệm Phật không thể hiện lòng từ bi, không dấn thân vào việc nghĩa nhân thì đó là một nghịch lý, khiến người khác phải thắc mắc! Như câu chuyện MẮC NIỆM PHẬT dưới đây:

Có cháu gái thích gần gũi quí vị cư sĩ lắm! Bởi mấy dì nó cũng là cư sĩ. Một hôm, mấy cô định vô thất niệm Phật. Trong nhóm có một cô ngã bệnh. Mấy cô kia bảo nó:

Cô A bị bệnh, cháu rảnh nuôi giùm, còn mấy cô đây "mắc niệm Phật!"

Nghe câu nói không ổn, nó đem chuyện kể với Bác:

Con rất sẵn sàng giúp đỡ mấy dì, mà sao con nghe câu "mắc niệm Phật" hơi là lạ! Con thắc mắc mãi?

Sự thật, nó không rõ tại sao lòng nó cứ thắc mắc câu ấy. Nhưng trong thâm tâm chắc nó nghĩ là người biết niệm Phật lẽ ra phải gánh vác việc nghĩa ân đó. Chứ không phải mắc niệm Phật nên không nuôi bạn mình đang lâm bệnh. Nó lấy làm lạ là thế. Có điều nó không lý giải được!

 

146. SAO KHÔNG NHỚ Ở NHÀ TRÊN


... "Buồn vui thường đắp đổi,

Trải bao lần đầy vơi.

Biết phải cười hay khóc,

Tan hiệp giữa dòng đời." (Như Sanh)

Trời còn có đêm, sáng tối, nắng mưa, nóng lạnh đổi thay.

Biển trần luôn biến động. Những đợt sóng thăng trầm vui khổ nhục vinh dồn dập đến rồi đi, để lại trong lòng người những dấu ấn khó quên.

Nhưng chúng ta, có kẻ nhớ lại những việc không may thì mừng cho mình đã thoát qua cơn bỉ cực. Nhớ đến việc may mắn tốt lành thì vui vì định mệnh vẫn còn ưu đãi phần nào cho thân phận và gắng vun bồi thêm nồng độ nghĩa tình. Kẻ ấy thường đến với hoa hồng!

Có kẻ nhớ lại việc không may để buồn than số phận hẩm hiu; nhớ đến cái may để nuối tiếc âu sầu. Vì ngày vui qua mất như tên bay không trở lại. Kẻ ấy thường đến với bụi gai!

Có câu tư tưởng:"Người ta thường chỉ cười được vài giờ, mà có thể khóc suốt mấy ngày liền. Vì ta phải nhờ kẻ khác chọc mình cười, còn chính mình chọc cho mình khóc!"

Câu chuyện "SAO KHÔNG NHỚ Ở NHÀ TRÊN" cho ta biết, mình là đạo diễn vở tuồng đời của mình và có đủ thẩm quyền thay trắng đổi đen!

Câu chuyện như sau:

Một cô nọ có chồng và đã ra riêng. Mỗi lần nhà cha mẹ chồng có đám giỗ, cô đều mua đồ đạc đem về sớm ít hôm để tiếp lo cúng giỗ. Năm đó vì bận việc nên đến ngày chánh giỗ cô mới về tới.

Vừa bước vào nhà trước, cô bác xúm lại mừng rỡ hỏi han tỏ ý lo cho gia đình cô, chẳng biết có vấn đề gì không mà chưa thấy về v.v... Trước sự niềm nở ân cần của cô bác làm cho cô rất cảm động.

Đến khi vô tới nhà sau, nghe dưới bếp xầm xì:

"Có mợ thì chợ cũng đông,

Không mợ chợ có bỏ không bao giờ!"

Nào là: "May quá! tưởng năm nay chả có gì để cúng cho ra vẻ v.v...

Nghe những lời châm chích của chị em chồng và bạn dâu, cô buồn vô hạn. Chuyện qua rồi mà mỗi lần nhớ lại lòng vẫn xót xa!

Người chị bạn của cô ấy gặp Bác nói:

"Con trông gặp Bác nhờ Bác khuyên giúp cho cô ấy bớt buồn mà chưa có dịp."

Bác nói nhắn:

Sao không nhớ chuyện cô bác ở nhà trên niềm nở cho nó vui, để nhớ những câu châm chích ở nhà sau làm chi cho thêm sầu hận!

 

147. CHỈ NỘI BỐN CUỐN


Anh thợ chẻ đá đục một hàng lỗ nhỏ trên một phiến đá. Anh bắt đầu kê lưỡi đục vào mỗi lỗ, dùng búa đóng nhẹ một cái. Anh cứ đóng qua lại như thế hồi lâu rồi anh để lưỡi đục vào lỗ ngay giữa phiến đá, đóng mạnh một cái. Phiến đá tách làm đôi.

Người hàng xóm đứng xem, ngạc nhiên nói:

Sao anh không để ngay giữa đục một cái cho tách ra mau, cần chi đục tới lui cho nhọc?

Anh thợ đá cười bảo:

Nãy giờ không có búa nào vô ích cả! Nếu không có những lần đục trước thì chẳng bao giờ búa cuối cùng này tách đá ra được.

Các sự việc trên đời không đơn thuần, cái gì cũng có nhiều yếu tố hợp thành. Việc tu hành cũng thế. Tất cả các cố gắng trên đường lành đều đóng góp vào phút giây giác ngộ của hành giả. Tánh cố chấp vào một việc nhỏ, sẽ làm mất đi hàng trăm việc khác. Chuyện "Chỉ nội bốn cuốn" rất ngắn, cho thấy rõ thành kiến cố chấp rất nặng nề, rắn chắc như cái mai rùa. Nó có bảo vệ phần nào sự va chạm cho rùa nhưng suốt đời rùa phải mang nặng cái mai và chịu cảnh "Chậm như rùa!".

Câu chuyện được kể:

Một ông lão đến chùa Từ Quang thấy mấy cháu đang xem sách nói về Đạo Phật. Ông cầm một quyển lên xem. Bác Hai thấy vậy nói:

Sách này người ta ấn tống. Ông muốn xem lấy một quyển để xem!

Ông ta đáp lại một cách khẳng định:

Tôi chỉ coi nội 4 cuốn Sám Giảng của Đức Thầy là đủ rồi, còn ai hơn Thầy nữa mà mình phải tìm xem!

Bác nói:


Đâu đợi tới 4 cuốn. Trong Sám Giảng của Đức Thầy mình trích một đoạn hay vài câu nào đó, rồi ráng hành đúng theo cũng quá đủ rồi!

Ông ấy mừng rỡ tưởng là gặp đồng minh. Kỳ thật Bác Hai phản bác ý kiến quá bảo thủ của ông ta đấy!

Đức Thầy nếu chưa vắng mặt, hẳn Ngài còn trước tác thêm nhiều. Và xưa Đức Phật cả 49 năm trường thuyết pháp, trong khi hành giả chỉ cần hành theo bài kệ 4 câu (tứ cú kệ) cũng đủ!

"Thượng căn chỉ độ một dòng,

Hạ căn độ phải mấy chồng kệ kinh" (TS)

Chúng mình chắc thuộc loại đại hạ hạ!!!

 

148. TÌNH YÊU


Tình yêu từ ngàn xưa đến nay đã làm con người rơi rớt biết bao nhiêu lệ thảm. Lắm kẻ vì tình phải mang vết thương lòng rỉ máu đến suốt đời. Do đó các nhà đạo đức dựng lên những rào chặn để bảo bệ con tim khỏi bị tổn thương. Nhưng đồng thời nó cũng hạn chế sự nảy nở của con tim.

Đức "Từ Bi" chính là tình yêu phát triển đến vô biên. Người Phật tử lấy từ bi và trí tuệ làm đôi cánh tung bay đến vùng trời giải thoát. Chớ vặt hết lông cánh để phải bò lê trên đất.

Tình yêu có dứt được không?

Mời quý vị nghe câu chuyện "Làm sao dứt được tình yêu?"

Có một cháu nói với Bác:

"Con thấy đời sống của mấy bác thong dong tự tại, khỏi bị gia đình đùm đeo con thích quá! Nhưng chắc con theo không nổi. Tu được ngày nào hay ngày nấy! Làm sao dứt được tình yêu hả bác?

Bác đáp:

Tu, không có nghĩa là sống độc thân. Với lại tình yêu là sẽ sống. Sống không có tình yêu như cây khô hết nhựa. Tình yêu không phải là xấu đâu. Có điều nếu nó chỉ quẩn quanh trong khung sườn vị ngã, ích kỷ nhỏ nhen thì phải bị đảo điên phiền não.

"Tình trường đầy dẫy thi hài". (SG)

Ngược lại nếu nó vươn lên vùng trời cao rộng bao la người ta sẽ trở nên vĩ đại với nó".

"Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ". (SG)

Nó không nhằm vào một đối tượng riêng lẻ nào:

"Yêu khắp muôn loài, khắp chúng sinh" (SG).

"Đời được chia làm hai nửa. Một nửa là băng giá; nửa kia là ngọn lửa hồng, mà chính tình yêu là ngọn lửa ấy" (KhaliL).

Không thể diệt tình yêu được, phải nới rộng cho nó thành đức Bác Ái Từ Bi.

Thế nên muốn khỏi yêu một người đẹp, ta phải yêu cả muôn loài vạn vật. Do đó chúng ta:

"Không thể yêu riêng khách má hồng" (SG).

Đến đây chúng ta sẽ thương được những kẻ khó thương, làm được việc khó làm và bỏ được điều khó bỏ.

Bác hai vừa giải bày một sự việc quá với tầm vóc của mình, các em cháu thông cảm cho nhé!

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương