Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang22/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   28

137. TRẺ CON NÓI CÓ ĐÚNG ?


Có nhà hiền triết nói: "Tôi treo tấm bảng ghi:"Ai vào nhà tôi, xin hãy bỏ các quan niệm truyền thống bên ngoài". Không một ai đến cả!"

Đành rằng chúng ta phải học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của người trước. Nhưng có phải chăng, kiến thức quan niệm xưa đều đúng cả? Như quan niệm rằng: "Trẻ con luôn nói sự thật, dù có hại cho cha mẹ nó, nó cũng không hề biết đặt điều dối trá hay dấu diếm".

Câu chuyện "Trẻ con nói có đúng sự thật?" dưới đây là chuyện có thật. Tuy nó chưa đến đỗi gây đau thương cho đương sự nhưng cũng là một sự cảnh giác. Chúng ta nên xét lại về những quan niệm được truyền thừa của xã hội, của người xưa. Và hãy buông bỏ đi truyền thống, quan niệm để nhìn thấu rõ sự thật.

Mời quí vị cùng theo dõi câu chuyện:

Có một lần chính Bác chứng kiến:

Em bé độ 3 tuổi, được ba mẹ cưng lắm! Làm cái khoen vàng 24K cho nó đeo. Bữa nọ, con nhỏ lối xóm dụ cho ăn mận và lột khoen của nó dấu đi.

Hay mất khoen vàng, cả nhà gạn hỏi bé. Nó ngẩn ngơ giây lâu rồi quả quyết:

"Dì Bảy con lấy! Dì lấy của con ở trong buồng đó!" Rồi nó quay sang nói với Dì:

"Dì không trả con về méc ba cho coi!"

Dì Bảy nó đã tới giờ đi học. Vừa đi vừa than:

"Nếu không kiếm ra được chiếc khoen chắc bữa nay tôi phải bị đòn!"

Lát trưa, nhờ mấy đứa lối xóm làm chứng nên con nhỏ ăn cắp khoen phải trả lại.

Chuyện bình thường thôi, nhưng có điều chúng ta hay quan niệm rằng "Con nít nói là đúng sự thật" bây giờ nên XÉT LẠI!

 

138. VỪA VỚI LƯƠNG TÂM


"Biết sao cho toại lòng dân,

Kẻ ưa đạo đức, người cần vinh hoa"(SG).

Bởi nhu cầu riêng tư, người trông mưa, kẻ cần nắng. Trời còn không làm vừa lòng người!

Đứng về mặt thương mại cạnh tranh, người ta có cả 1001 mánh khóe câu khách. Nhưng trên bình diện đạo đức tu hiền thì phải chào thua.

Mời quí vị nghe chuyện Mua bán làm sao vừa lòng tất cả khách hàng. Ở đây, tác giả không đề ra một phương cách nào cả, chỉ khuyên đương sự làm sao cho lương tâm không ray rứt mà thôi!

Câu chuyện bắt đầu như sau:

Có cháu kéo xe đẩy bán rau cải. Một hôm gặp Bác Hai hỏi:

Mình mua bán làm sao cho vừa lòng khách hàng được hở Bác?

Bác nói:

Vừa với lương tâm mình, chứ làm sao vừa với khách được. Khách hàng, cháu cho không họ cũng còn so bì chê khen và mất lòng như thường. Hồi trước, Bác bán củi tràm có hai cô mua mỗi người 5 tấc. Khi chất củi từ dưới đất lên dần trên thì dây dạt ra đến 7 tấc. Nghĩ cây nhà lá vườn nên Bác cho luôn. Cô mua trước lấy củi xong. Bác rút dây lại cho đúng 5 tấc. Khi chất củi dây cũng giãn ra đến 6 tấc. Bác cũng kệ, cho luôn! Thế mà cô sau lại không chịu và nói: "Ít hơn cái trước!" Bác hỏi: "Cô mua mấy tấc?" "5 tấc! Cô trả lời."

"Vậy đây là 6 tấc cô còn chưa chịu là sao?

Cô ta lấy củi đi nhưng tức giận lắm!

Việc mua bán chỉ vừa với lương tâm mình thôi, khó mà vừa lòng tất cả khách hàng được.

 

139. NẾM THỬ MỘT LẦN


Sự tu thân chứng,

Nhi hậu tín chi!

Phàm việc gì cũng phải thân chứng sau mới tin.

"Đời là khổ nhưng khó học suông bằng lý thuyết".

Không có đứa trẻ nào tin nhận lửa là nóng, do sự dạy bảo của người lớn cả.

Nhưng, bất câu bài học nào cũng có cái giá phải trả của nó. Có điều trả học phí đắt hay hời tùy theo khả năng của mỗi người.

Có thể nào học khỏi học phí?

Có! Học lóm ấy! Nhưng đòi hỏi học viên phải khá thông minh, chứ thường thì học lóm chắc không mấy được rành rẽ.

Chuyện "NẾM THỬ MỘT LẦN" sau đây nói lên cái tâm lý chung ấy.

Có cô ở Long Xuyên, lúc xuân thời quá khổ vì tình duyên! Do đó cô có ý định không lập gia đình cho các con, để khuyên bảo nó lo tu. Vì sợ chúng sẽ phải đau khổ như cô!

Bác Hai nghe vậy nên góp ý:

Bổn phận làm mẹ phải gầy dựng gia thất cho con cái. Còn việc khổ vui thì tự nó gánh chịu chứ đâu có cấm đoán nó như vậy được. Nhất là việc hôn nhân rất hệ trọng. Bác kể cho cô nghe:

"Hồi nhỏ tôi giữ em, tôi hay chơi đánh búng với mấy nhỏ lối xóm. Ngặt điều thằng em cứ bườn tới chụp cái đèn dầu hoài! Một tay tôi vừa xô nó, một tay tôi búng thường bị thua. Đẩy bé ra xa, búng được vài cái là nó bò tới rồi! Tức quá, tôi nghĩ ra một kế: "Tôi cầm tay nó ịn nhanh vào ống khói đèn một cái." Nóng quá, bé sợ! Sau đó, tôi đẩy nó vô đèn, nó rụt lùi lại không dám mó đến nữa."

"Hãy để nó nếm thử một lần" cho nó biết.

Cô ấy nói:

Cái gì thì cho nếm thử được, chứ chuyện tình duyên chồng vợ nếm một lần là tiêu đời rồi!

Bác nói:

Tiêu thì tiêu, chứ trên trường đời chẳng thể học suông bằng lý thuyết được. Không lý do gì mà không cho con cái lập gia đình. Bởi đấy là định luật thiên nhiên của Tạo Hóa.

Và rốt cuộc vì hoàn cảnh thúc đẩy cô cũng đành chịu gầy dựng gia thất cho các con thôi!

 

140. TU VẬY CÒN CHƯA THẤY GÌ !


Trong chốn Thiền môn có câu chuyện khá lý thú. Có bà lão hết lòng cung phụng cúng dường một vị sư tu hành ngót 20 năm. Một hôm bà bảo con gái mình vào liêu tỏ tình để thử thách sư. Sau đó cô gái trở về thuật lại với bà già rằng vị sư chỉ nói:

Khô mộc ỷ hàn nham

Tam đông vô noãn khí

Nghĩa: Cây khô dựa vào vách núi

Ba mùa đông không có hơi ấm.

Bà lão bực tức:

Uổng cơm gạo nuôi sư bấy lâu, tưởng sư sẽ thành Tiên, thành Phật, dè đâu thành gỗ đá.

Có số người theo hướng tu như thế. Họ cố diệt mất tình người, cắt lìa ân nghĩa, cho lòng rỗng rang vắng lặng. Chưa thấy những người không nghĩa, không ân, không tình, không cảm ấy có được chút niềm an lạc nào cho đời mình chăng?

Mà tình cờ nghe vị cư sĩ ấy thốt lên một câu vừa tự hào cũng vừa than thở: "Tu vậy còn chưa thấy gì!!!"

Đó cũng là tên câu chuyện kể dưới đây:

Có một cô rời quê nhà vào tu ở chùa mấy mươi năm rồi. Một hôm cô ốm nặng, nằm bệnh viện. Có chị bạn là cư sĩ thương tình đến chăm sóc giùm. Lúc cơn bệnh hoành hành, bệnh nhân đau đớn oằn oại, người bạn nuôi hộ xúc cảm rơi lệ! Bệnh nhân tuy bệnh làm xung chớ còn thấy biết.

Hôm sau khỏe lại bệnh nhân mới hỏi:

Hôm qua em thấy chị khóc hả?

Ừ! Thấy em đau khổ quá mà lại cô đơn không thân quyến giúp đỡ, chị xúc động nên khóc!

Chị tu lâu quá mà còn dở vậy! Em nha, mỗi lần về thăm nhà, mẹ mừng lắm, làm đồ ăn đủ thứ, cố cầm em ở lại thêm vào hôm, mà em không theo ý bà đâu! Hễ em nhất định 5 ngày là 5 ngày, 7 ngày là 7 ngày không thay đổi. Lúc đi, bà đưa tiễn đứng trông đến mút mắt. Vậy mà em quyết định đi là không bịn rịn gì cả! Tu vậy còn chưa thấy gì!

Chị bạn đáp:

Ừa! Tu vậy nên chưa thấy gì!

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương