Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang21/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28

132. LÀM CUA CHO MẸ ĂN 


Anh Hai Tường (bạn của Bác) đến thăm người quen. Ông chủ nhà đem hai con cua biển ra làm thịt. Anh Tường phàn nàn.

Anh ăn tương làm gì lu bu vậy? Bộ tôi ăn một bữa chay không nổi hay sao?

Ông ấy trả lời:

Không phải tôi làm cho anh ăn đâu mà ngại. Tôi làm cho bà già (má) ăn rồi anh cùng ăn với bà cho vui. Bà già thường nhắc anh hòai!

Anh Tường hỏi:

Sao anh không bảo con Tư nó làm? (ông có đứa con gái cũng tu ăn chay trường như ông).

Ông nói:

Con nó ăn tương, sai nó sát sanh tội nghiệp nó!

Về nhà, anh Tường khen mãi anh bạn ấy.

133. ĐỂ CHA MẸ GIÀ KHÔNG CẢM THẤY SỐNG THỪA


"Hiếu là tôn kính,

Thảo là bảo dưỡng."

Người xưa có nói: "Nuôi cha mẹ mà thiếu lòng tôn kính thì lấy gì phân biệt với nuôi gia súc?".

Thế nên người con hiếu, ngoài việc nuôi cha mẹ được ấm no, còn phải ôn dưỡng tâm hồn cha mẹ nữa!

Câu chuyện "Để cha mẹ già không cảm thấy sống thừa!" Nói lên một vài chi tiết nhỏ nhặt của người con hiếu.

Có chú nông dân ở Phú Tân, tay nghề về nông nghiệp rất cao. Chú làm ruộng rẫy ít khi bị thất bại. Tuy vậy, mỗi khi sửa soạn làm mùa là chú hay hỏi ý và bàn bạc với cha, dù ông đã ngoại bát tuần rồi. Muốn đổi giống lúa khác, mua bán lúa, cày sạ, xuống giống, nhứt nhứt chuyện gì chú cũng thỉnh ý cha. Hỏi ý, thảo luận vậy chớ ít khi làm y theo. Vì các cụ đâu theo kịp với thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến như ngày nay.

Sở dĩ chú làm thế để cha mẹ già vui, vì cảm thấy mình còn có chút quyền hạn và hữu dụng đối với con cháu. Đó là lòng hiếu thảo của người con nuôi thân cha mẹ mà còn lo nuôi dưỡng cả tinh thần cha mẹ nữa.

Dẫu rằng kiến thức của các cụ già đã lạc hậu, nhưng nếu con cái đối xử lạnh nhạt, phũ phàng khiến các cụ tủi thân!

Có nhiều người đang cùng nhau bàn bạc chuyện làm ăn, cha hay mẹ già chen vô hỏi: "Bây bàn tính cái gì đó!" Lại vô tình gạt ngang: "(ông hay bà) biết gì mà hỏi vô!" Thái độ ấy khiến cha mẹ tự thấy mình đối với gia đình là một kẻ vô dụng, sống thừa, do đó buồn thân tủi phận lắm!

"Người con có lòng hiếu nên để chút lưu tâm!"

Người xưa có lẽ đã nếm phải vị đắng của tuổi già nên thốt lên lời than thân trách phận: "Đa thọ đa nhục" (tuổi già là một cái nhục).

134. TU SAO KHỎI SÓNG GIÓ


Gió không dịu giọng với cây sồi vĩ đại. Sở dĩ nó không ngã rạp như lao sậy vì cành to, thân rắn và rễ sâu. Nhờ thế nó đủ sức đương đầu với bao mưa gió phũ phàng.

Có ai bình lặng được phong ba cho thuyền ra khơi êm ả!

Có ai dẹp phá hết gốc gai cho đoàn thám hiểm lội suối, trèo non khỏi chồn bước phiêu lưu.

Ước mong của vị cư sĩ hỏi: "Tu sao khỏi sóng gió" sẽ không bao giờ có được.

Chỉ còn cách tự trui rèn nhẫn lực, gan lì chịu đựng với các thử thách gian lao thôi.

Mời quý vị theo dõi mẫu chuyện đối đáp sau đây:

Bác đến chơi nhà chú em làm thợ mộc. Chú ấy mở lời:

Lâu quá mới gặp Bác. Nhờ Bác chỉ cách tu sao cho khỏi bị sóng gió?

Bác nói:

Chú làm thợ mộc đóng ghe mà không biết sao? Đóng loại ghe đi sông, biển phải liệu lượng làm hầm lõa, mui liền hoặc lên be gió cao để chịu đựng với sóng gió, chứ làm thế nào ngăn được biển trời đừng nổi phong ba! Người tu cũng vậy, phải mặc áo giáp nhẫn nhục để lướt qua những thử thách, những va chạm với đời, chứ làm sao cấm cản không cho thiên hạ gây sự với mình!

Được vậy mình sẽ thấy yên tâm và chướng ngại sẽ giúp mình trưởng thành trên đường tu tiến!

 

135. CÁI BỨT RỨT !


"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?" (Kiều)

Muốn xóa tan cái buồn phiền bứt rứt, phải tìm hiểu chính xác coi nó nằm ở đâu. Bấy giờ ta mới xua đuổi nó được. Ngược lại, nếu không rõ nguyên lai thì các việc chống đối ngoại tại chỉ là "Đau nam chữa bắc" nào có kết quả gì!

Chuyện "CÁI BỨT RỨT" dưới đây nêu rõ tình cảnh ấy:

Có lần đi xe từ Long Xuyên lên Năng Gù, Bác phải ngồi chung băng với hai thằng thanh niên say rượu. Một thằng còn hơi tỉnh dìu thằng bí tỉ. Xe chật mà nó ngồi chàng hàng không chút khiêm tốn. Lại hễ xe vượt tới nó ngã qua, xe thắng, nó nhào lại, chúi vào người mình. Hơi rượu xông nồng nặc! Bác bứt rứt quá, nhưng thấy thằng bạn nó ngồi ôm và hết lòng nâng đỡ nó, Bác chợt thấy cái bứt rứt nằm ở trong lòng ưa ghét của mình chứ không phải ở thằng say. Nếu cái bực dọc ở nơi thằng say, sao bạn nó ôm dìu nó được!

Nghĩ vậy, Bác đổi quan niệm, xem nó như cháu ruột mình tự nhiên sự bứt rứt tiêu tan!

 

136. KHỎI THEO HÒA HẢO


Có một thi sĩ vốn là con chiên ngoan đạo, làm một bài thi "Tìm Chúa".

... Tôi tìm Chúa bấy lâu không gặp

Tôi gọi Chúa, Chúa không đáp lời.

Tôi quay lại với người anh em,

Tôi gặp Chúa trong tất cả...

Từ lâu sống trong đau khổ, thi sĩ tìm Chúa trên trời mong được chở che. Sau cùng anh nhận ra:

"Thiên Chúa là tình thương và Chúa đang ngự trong lòng người."

Thầy Nhất Hạnh cũng từng nói Thầy gặp nhiều Phật tử chưa hề biết đến Phật. Thầy muốn nói những ai sống đúng tinh thần giác ngộ, từ bi thì họ là Phật tử rồi.

Đức Phật bảo: "Ta rất vui khi thấy đệ tử Ta lo làm lợi ích cho quần sanh, dù vị ấy không hề nghĩ đến ta."

Là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chúng ta từng được nghe lời dạy của Tôn Sư... "Làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thực tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh..."

Đứng trên bình diện này mà nhìn, ta sẽ thấy biết bao nhiêu là tín đồ PGHH khắp trên thế giới, dù những người ấy không biết gì về đạo PGHH cả. Và câu Sám Giảng... "Khắp bốn biển liên giây Hòa Hảo." Rất có thể tin và giải thích được.

Câu chuyện "KHỎI THEO HÒA HẢO" dưới đây nói lên tinh thần cởi mở hòa vui trong việc đặt sự lợi ích xã hội lên trên cả tường rào của ý thức hệ lẫn giáo điều:

Hồi mấy năm mới hòa bình, nhà nước phát động phong trào thủy lợi rất mạnh. Mấy anh em cư sĩ ở chùa Bình Thủy tận lực đóng góp công và của trong việc đào kinh đắp lộ. Sau khi hoàn thành tốt công tác ấy, Ủy Ban Xã tổ chức tiệc liên hoan. Ông Bí Thư xã muốn khích lệ và ngợi anh em ở chùa nên nói đùa với vị đại diện trong chùa.

Chú Ba à! Tôi rất thích tinh thần xã hội của anh em quá. Tôi cũng muốn theo Hòa Hảo được hôn chú?

Chú Ba ấy đáp:

Thưa ông Bí Thư, theo ý tôi thì ông khỏi theo Hòa Hảo. Ông chỉ cần làm theo lời Bác dạy: "Trung với nước, hiếu với dân" thì ông cũng là Hòa Hảo rồi. Còn chúng tôi lo đền đáp Tứ ân, làm tròn nhân đạo theo lời Đức Thầy tôi dạy thì chúng tôi cũng là người Cách Mạng rồi.

Câu đáp rất dung hòa, ai cũng hài lòng.

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương