Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang23/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

141. NHƯ LÀ LẦN CUỐI


"Tình thương đến lúc chia tay mới dò đúng chiều sâu của nó." (Khalil).

Lúc chia tay mà ta nghĩ cũng là lần cuối gặp nhau, sẽ rất nhẹ nhàng hòa dịu cảm thông.

Đặt mình trong trạng thái "Như là lần cuối" thì mọi việc từ tín ngưỡng chí đến hít thở, ăn uống, nói làm đều tuyệt vời êm ái. Nhìn cảnh vật tràn đượm nghĩa tình. Trần gian này vô cùng phong phú thắm tươi.

Như là lần cuối khiến ta sống trong vĩnh cửu, dịu dàng thân thiết ngay phút giây hiện tại; không sống nửa vời, thân ở đây mà hồn lạc lõng tận đâu đâu!

Và đây là chuyện NHƯ LÀ LẦN CUỐI:

Mấy cháu hỏi bác:

Mình cúng làm sao lòng được chí thành tha thiết đúng nghĩa của thời cúng?

Bác bảo:


Muốn được vậy, mỗi chiều cầm nhang lên hãy nghĩ: "Đây là lần cúng cuối cùng! Biết đâu đêm nay mình sẽ chết! Sáng cũng nghĩ biết đâu ngày nay mình gặp tai nạn gì đó phải lìa bỏ cõi đời!" Nếu nghĩ là lần cuối cùng thời cúng sẽ nghiêm trang tha thiết. Bởi cái gì là lần cuối cùng cũng đẹp cả. Dụ như ăn cơm mà nghĩ đây là bữa cơm cuối cùng, bữa cơm ấy sẽ ngon tuyệt! Con người gặp nhau lần cuối sẽ đối xử nhau rất đẹp, sẵn sàng nhường nhịn tha thứ vì từ đây không còn gặp nhau nữa.

Vả như vì lý do gì đó mình phải lìa xứ ra đi không bao giờ trở lại, lúc đó mình nhìn lần cuối từ mảnh vườn, nhà cửa, con đường chí đến cây cỏ, tất cả đều như có hồn, đều đẹp đẽ thân thiết biết bao nhiêu!

Với cái nhìn ấy cõi đời này sẽ vô cùng phong phú!

142. THỞ LÀ HẠNH PHÚC


Sư Lương Khoan (Thiền sư Nhật Bản), có hôm đang trên đường về chổ ở của mình. Ông móc trong đãi ra một đồng tiền rồi ném xuống đất, rồi cúi lượm. Lập đi, lập lại cử chỉ ấy mấy lần, rồi ông lẩm bẩm: "Mấy đứa trẻ bảo lượm được tiền khoái lắm! Thế mà có khoái gì đâu?" Vừa nói ông vừa tiếp tục ném tiền. Lần này ném hơi mạnh, đồng tiền trúng đá văng đâu mất. Ông vừa kiếm vừa nói: "Chà, thế này thì bực thật!" Tìm hồi lâu, may sao gặp được, ông mừng rỡ xác nhận: "Lượm được tiền khoái thật!".

Thông thường cái gì hiện hữu quá, đầy đủ quá, chúng ta xem thường nó, đến khi bị mất mát đi, ta mới thấy quý giá và hối tiếc thì đã quá muộn màng!

Giả như, không may ta gặp rủi ro tổn thương tật nguyền, bây giờ ta mới ước ao sao mình đặng lành lặn như xưa thì hạnh phúc biết bao!

Thế mà hiện tại mấy ai cảm thấy hạnh phúc vì mình đang lành mạnh?

Câu chuyện "Thở là hạnh phúc" nhắc nhở ta an hưởng hạnh phúc đang sẵn có, đừng bỏ qua uổng phí biết bao và cái gì qua rồi e khó tìm lại được!

Chuyện kể như sau:

Bác có người quen đi xe đò lên thành phố. Đến Cai Lậy, xe bị sự cố đâm xuống ruộng, lật chỏng bánh lên trời. Ruộng cấy, nước không sâu lắm, nhưng xe bị lún xuống bùn, hành khách lúng túng trong xe. Nhờ nhóm thợ cấy gần đó ùa lại tiếp cứu. Những người cứu ra sau đều bị ngộp thở, bất tỉnh phải hô hấp nhân tạo. Riêng người bạn bác được kéo để nằm trên bãi cỏ, chưa kịp làm hô hấp. Anh nằm một hồi tự nhiên thở khì được một cái, anh nói: "Nó khỏe lạ thường, chưa từng có!" Anh nằm yên thật lâu để thở cho đã! Từ nhỏ đến giờ mình thở hoài mà không thấy nó quý và sung sướng như vậy! Nay mới cảm nhận được".

"Thở là hạnh phúc" rồi!

Hạnh phúc không có giới hạn thực thể. Do quan niệm của mỗi người tự quy định nó như thế nào đó là hạnh phúc hay đau khổ. Đúng ra, thở cũng là hạnh phúc rồi. Nhiều người bị lên cơn suyễn, thở khó nhọc vô cùng! Mình thở thoải mái như vậy hạnh phúc biết bao!

 

143. NHƯ MỘT NGỌN ROI


"Thọ tài như thọ tiễn." Vì thọ nhơn tài ắt phải cứu nhơn tai, mà biết mình có kham nổi chăng?

Người xưa rất dè dặt trong việc thọ nhận tài vật của người khác tặng mình. Vì thông thường mỗi tặng phẩm đều có ngầm đặt điều kiện.

Người tu hành chơn thật hiền lành cũng được đồng đạo giúp đỡ về vật chất. Tuy không đòi hỏi sự thù đáp nhưng cũng ngầm khuyến khích tiến tu. Thế nên tác giả ví tặng phẩm ấy như một ngọn roi, bắt buộc con ngựa phóng tới, và câu chuyện như sau:

Bác xem tặng phẩm đến với mình, như ngọn roi quất vào mông ngựa, giục nó phải tiến lên! Bác không nghĩ tặng phẩm là một diễm phúc, hãnh diện, mà xem như động cơ thúc đẩy mình vươn lên thế nào cho xứng đáng với niềm tin yêu của người tặng.

Bác thường trình bày quan niệm trên và từ chối các quà biếu của em, cháu.

Có lần một cháu mang giùm mấy mét vải của người quen gởi tặng bác. Bác không nhận nó nài nỉ mãi:

Lỡ rồi, mang trả tới trả lui mất công quá và người tặng cũng buồn nữa. Thôi bác ráng nhận một roi nữa đi!

Nghe nó nói có duyên bác nhận thêm một roi nữa! Mãi đến nay đã hai năm rồi cũng chưa có dịp cần dùng đến xấp vải ấy.

 

144. CHỚ LẦM NHÂN QUẢ


Kinh Sám Hối Cao Đài có đoạn nói về Nhân Quả trớ trêu:

"Người làm phải có khi mắc nạn,

Kẻ lăng loàn đặng mạng giàu sang".

Trước cảnh trái ngang ấy khiến nhiều người hoài nghi Luật Nhân Quả, Kinh văn giải thích:

"Ấy là nợ trước còn mang

Duyên kia chưa dứt còn đang thưởng đền".

Đúng như thế:

"Nghiệp chưa sạch đành câu khổ báo,

Nợ xong rồi ai bảo trả thêm?"

Tìm hiểu chính xác về lý Nhân Quả 3 đời cùng sự liên quan chằng chịt lẫn nhau giữa những nhân và quả ồ ạt đến cho mình đề có đủ niềm tin sáng suốt gây dựng mùa vụ tới tốt đẹp hơn.

Câu chuyện CHỚ LẤY NHÂN NÀY ĐẮP QUA QUẢ KIA cùng nói lên ý nghĩa trên!

Có đứa cháu hỏi:

"Thưa bác, con thấy nhiều người tu chín chắn, công phu dày dặn sao hay gặp nhiều bệnh tật quá khổ. Ông chú con tu hiền tha thiết lắm mà sao bây giờ ông bị tai biến mạch máu, liệt nửa người! Sao lạ vậy Bác?"

Bác đáp:

Đừng lấy nhân này đắp qua quả kia lộn xộn, không đúng! Dụ như, ông nông dân A năm rồi làm ruộng nhiều, lúa dư cả ngàn giạ. Năm nay ông nghỉ làm, lo ăn nhậu trác táng. Thế mà cuối năm ông còn dư được vài trăm dạ. Không thể bảo rằng ông A nhờ ăn chơi phung phí nên có lúa dư.

Còn ông B năm rồi không canh tác gì hết. Năm nay túng thiếu nên ráng lo mướn ruộng thêm, tận lực cày cấy. Thế mà cuối năm ông phải vay lúa để ăn, vì mùa thu hoạch chưa đến! Ta không thể bảo tại ông B quá lo làm ruộng nên mới nghèo khó như vậy.

"Hãy xét câu nhân quả ba đời".

Người xưa có bảo:

"Muốn biết cái nhân đời trước nên xem sự thọ quả hiện tại".

"Muốn biết cái quả đời sau nên xem tạo nhân hiện tại".

Cổ tích Phật giáo có câu chuyện:

Một thanh niên nọ đến xin với vua Ba Tư Nặc để anh ta lãnh làm thịt dê cho trong Hoàng Cung dùng. Ở Ấn độ, nghề làm hàng thịt còn hạ tiện hơn giai cấp Nô lệ nữa. Vua hỏi:

Nhà ngươi không có nghề gì khác để sinh sống sao, lại xin làm nghề ấy?

Anh ta đáp:

Tâu Bệ hạ! Tôi nhớ lại tiền kiếp tôi, làm hàng dê nên sanh lên cõi Trời được hưởng phước rất lâu. Mãn phước đầu thai xuống thế, tôi cũng làm hàng dê, và sau khi thác lại sanh lên cõi trời cao hơn và hưởng phước gấp đôi. Cứ như thế đã 6 lần lên xuống cõi trời và phước báo cũng tăng thêm mãi. Thế nên kiếp này tôi quyết theo nghiệp cũ để được sanh Thiên.

Vua nghe trái lý! Mà chả lẽ tên dân hèn mọn lại dám dối vua? Vua đem chuyện trên hỏi Phật.

Phật bảo:

Tên hàng dê ấy không dối đâu, nó nhớ tiền kiếp thật. Duy có điều nó không rõ nhân duyên nào được sanh thiên: Nguyên kiếp trước tiên nhờ có lòng thành kính cúng dường lễ bái một vị La Hán nên được phước báo 6 lần trở lại cõi Trời (lục phản sanh Thiên) vô cùng vui sướng. Đến kiếp thứ 7 này nó phải đọa địa ngục để đền trả sát nghiệp của nó.

Nhận định sai lầm về Nhân Quả rất nguy hại!

(Thật ra câu chuyện này chỉ có tính cách tượng trưng chứ không có tính lịch sử. Người có từng gieo duyên với bậc Thánh thì qua nhiều kiếp vẫn được sự nhiếp hóa âm thầm nào đó CQ)



tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương