Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang26/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

152. XÉT LẠI


Đức Thầy có bảo:"Lời tac dạy hãy nên suy nghiệm..." và "…Chớ đừng lấy đức tin thọ lãnh những lời nói đó trong khi mình chưa hỏi tường tận."

Đức Phật cũng bảo: "Không hiểu Ta mà tin Ta, cầm bằng phỉ báng...", "... Các người không nên tin điều gì vì lý do điều ấy có ghi trong Thánh kinh, vì người xưa nói lại, vì nhiều người đã tin nhận v.v... mà hãy suy xét xem việc ấy có hợp với lẽ phải và có lợi ích cho chúng sanh hay không hãy tin..."

"Xét lại", không là một tội phạm thượng. Trái lại, thái độ ấy đúng với tinh thần tự do bình đẳng của nhà Phật. "Suy xét cho minh lý" đức tin mới mạnh mẽ. Chuyện "XÉT LẠI" dưới đây nhằm gợi lên ý chí bất khuất của người Phật tử không nhắm mắt tin càn. Tin bướng nghe càn dù may gặp chánh đạo, minh sư thì cũng chỉ là:

"Thầy Tiên môn đệ tục,

Đạo chánh tín đồ tà." Mà thôi!

Và đây câu chuyện XÉT LẠI:

Có chú em đến động viên Bác đứng ra tranh đấu củng cố, hưng phục lại cơ sở đạo giáo đang lúc khuynh nguy! Bác nói:

Cái đó xin nhường lại cho những bực tài cao đức cả, chớ tôi chưa lo liệu được gì cho chính bản thân mình, nói chi đến gánh gồng việc lớn. Hơn 70 tuổi rồi mà cơm không đủ ăn; không có được mái lá che đầu cơn mưa nắng. Suốt đời chỉ biết ăn nhờ ở đậu, không biết thẹn sao còn mong dẫn dắt thiên hạ!

Chú ta nói:

Kinh Phật có nói: "Người chưa tự độ mà nguyện độ cả chúng sanh trước, là hạnh Bồ Tát" chú thấy sao?

Bác trả lời:

Cái đó tôi không rõ. Có điều tôi thấy rất rõ là nếu mình chưa giác ngộ thì không thể giác ngộ cho kẻ khác được.

Chú em ấy gằn giọng:

Nếu như vậy thì đoạn Kinh Phật đó phải xét lại sao?

Chú lập tới lập lui câu ấy mấy lần. Bác cứng rắn trả lời:

Chẳng những đoạn Kinh đó thôi, mà toàn thể Kinh Phật, luôn cả sách vở trên mặt đất này đều phải xét lại hết! Không những chúng ta xét lại thôi mà đến đời con chúng ta, nó cũng phải xét lại; và đến đời cháu chúng ta cũng còn phải xét lại nữa!

Thật vậy!Trong Phật Giáo không hề có câu:

"Hãy nhắm mắt tin theo!"


153. ĐẠO PHẬT NGÀY MAI


Trước đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học, bộ mặt xã hội hoàn toàn đổi mới, mọi giá trị ước định cũ và nhất là sự tín ngưỡng Thần quyền của các Tôn giáo lung lay mạnh, sợ rồi có ngày sẽ sụp đổ tan tành.

Đạo Phật ngày mai như thế nào có thể đứng vững và hướng dẫn tâm linh con người tiến đến chân thiện mỹ? Làm sao khỏi mang tiếng "Bị giáo điều mê hoặc"?

Ước định sớm quá khó trúng và khó tin. Việc đã đến rồi nói cũng bằng thừa. Làm sao nói rõ được "Đạo Phật ngày mai". Để rộng đường suy luận xin quí vị theo dõi câu chuyện sau:

Bữa nọ người bạn Bác nói với mấy cháu:

Để lúc nào hợp thời cơ Bác nói "Đạo Phật ngày mai" cho các cháu nghe!

Mấy đứa nó nói:

Rủi đến lúc ấy Bác chết rồi tụi con làm sao nghe được?

Nếu Bác mất thì hỏi Bác Hai Như Sanh, ổng biết.

Mấy cháu ấy có dịp xúm lại hỏi Bác Hai.

Bác bảo:


"Chưa đến thời cơ làm sao nói được. Phải thuận cảnh thì bạn Bác đã nói rồi!".

Thôi, Bác nói đại cương đi! Mấy cháu cố nài nỉ.

Ừ đại cương thì được! Bác đọc nguyên đoạn văn trong giảng của Đức Thầy:

"... Cái hành đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thực tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh...". Đọc xong Bác nhìn mấy cháu và nói: "Câu ấy rất thực tế và hợp thời đại!"

Và Ngài có bảo: "Xa Thầy cái gì phải là trước".

Ngài còn có những ước mơ lớn:

"Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo

Nhà Phật con Tiên hé miệng cười"

Hòa Hảo đây không chỉ riêng đạo PGHH ở miền Tây Nam Bộ mà là nói cảnh giới toàn hảo, toàn hòa, chí chơn, chí mỹ mà những người có tâm hồn hướng thiện coi như là một "Ước mơ chung!"

 

154. NGÀY MAI BIẾT CÒN KHÔNG ?


Đò âm dương đưa rước không chừng. Khi tàu mình đến thì phải ra đi chẳng lần lựa chần chờ gì được cả! Câu "NGÀY MAI BIẾT CÒN KHÔNG" nhắc nhở ta việc gì phải, hãy làm ngay bởi vô thường khó hẹn!

Có lần Bác Hai bệnh nhưng còn đi tới lui được. Nghe tin người bạn bệnh nặng, Bác tới nhà thăm. Ông bạn mừng rỡ cảm động nói:

Tôi bệnh, anh cũng bệnh mà còn ráng tới thăm tôi chi cho cực nhọc vậy. Chừng nào mình mạnh rồi thăm nhau cũng được mà!

Bác nói:


Ngày mai biết còn không!

Sợ bạn hiểu lầm, Bác tiếp lời:

Tôi nói đây không phải nói anh mà nói cả tôi nữa đấy. Đến thăm anh chớ biết đâu tôi lại chết trước anh "Ngày mai biết còn không!". Bây giờ còn thăm nhau được cứ thăm anh đừng ngại gì cả!

 

155. CÚNG SAO CŨNG TRÚNG


Sám Giảng có câu:

"Tới với Ta chớ đem đồ cúng,

Chỉ đem theo hai chữ thành lòng".

"Lễ Phật giả, kính Phật tri ân" Lễ Phật là tỏ lòng tôn kính ân đức của Phật.

Lòng thành kính mới quí, hình thức lễ bái không thành vấn đề. Đánh mất phần quan trọng thì hình thức trở thành vô nghĩa.

"Làm tuần trà rượu xình xoàng,

Rồi thì chửi lộn mà an nỗi gì" (SG).

Đó là ý nghĩa của chuyện CÚNG SAO CŨNG TRÚNG sau đây:

Mấy năm gần đây khắp miền Tây. Tín đồ PGHH hay cầu nguyện cho người đau ốm hoặc cầu siêu cho người quá vãng, vào những ngày tuần thất hay lễ giỗ.

Trong việc cầu nguyện tập thể, tùy địa phương, anh em trong đạo sắp đặt nghi thức, cách nầy cách khác không giống nhau.

Do đó, đôi khi có sự bất đồng ý kiến sanh ra cự cãi nhau sôi nổi. Một hôm có người trình bày sự việc và hỏi ý kiến Bác, xem ai đúng ai sai?

Bác đáp:


Cúng sao cũng trúng, chỉ có cãi lộn là trật!

Nhân câu chuyện này, Bác nhớ lại 50 năm trước có ông hội trưởng xã ở Long Xuyên, bạch với Đức Thầy: "Thưa Thầy! Nhờ Thầy chí cách thức cúng lạy để con về chỉ cho anh em đồng đạo trong xã cúng lạy cho giống nhau, chứ một đạo mà ông lạy vầy ông lạy khác!

Đức Thầy hỏi:"Mà anh em có cúng lạy không?"

Thưa có! Nhưng mỗi người lạy một cách không thống nhất nhau!

Đức Thầy nói:

"Hễ có lạy là thống nhất, còn không cúng lạy mới không thống nhất".

Đức Thầy nói thế chứ không bày vẽ cách thức lạy.

Về điều này trong Sám Giảng, Ngài dạy đơn gọn là bàn tay lật ngửa vậy thôi.

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương