Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang2/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

5. HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY


Ông giáo, nhà ở trong ngọn, dạy học ngoài vàm và ở luôn bên vợ ngoài ấy.

Bữa nọ chiếc tàu đò trong ngọn chạy ra, dừng chầm chậm ngay trường học. Có một người thò đầu ra hỏi to:

Có thầy A ở đó không?

Lũ học trò đáp:

Dạ không có! Thầy A chưa đến!

Bây báo tin gấp cho ổng hay:"Má ổng chết rồi!".

Tàu mở máy chạy luôn. Học trò hỏa tốc chạy cho thầy hay! Ông giáo quýnh quáng, báo cho gia đình bên vợ và Ban Giám Hiệu. Ai nấy vội vàng đi mua đồ phúng điếu. Riêng thầy A đạp xe chạy thục mạng về trước, lòng buồn vô hạn. Ông đinh ninh từ nay đã mất mẹ rồi!!!

Về tới nhà, xe vừa quẹo vô tới cửa rào thấy mẹ xách hai thùng nước nhỏ tưới trầu, ông quăng ngay chiếc xe, nhào lại ôm mẹ kêu:

Trời ơi! Má! Má! Má ơi Má!

Bà già ngạc nhiên hết hồn, không biết vụ gì mà con bà ôm chặt lấy bà với nước mắt ràn rụa và cứ kêu má mãi! Hồi lâu ông giáo mới bệu bạo:

Vậy mà ai ác ôn, nhắn tin nói má chết rồi!

Lát sau, bên vợ ông giáo và mấy thầy cô đồng nghiệp chở đồ phúng điếu vô đến, hay rõ sự việc ai nấy cười ngất. Sẵn đồ đạc, thôi thì họ làm một bữa tiệc ăn mừng!

Bây giờ ông giáo rất vui. Ông không oán trách kẻ trác mình, vì vụ "chơi khăm" vừa qua giúp ông nhận được bài học quí.

"Mẹ còn là nguồn hạnh phúc lớn lao!" Chớ có thờ ơ uổng phí!

 

6. CẢM NHẬN


Có một cháu hỏi:

Câu thành ngữ: "Máu ai thơm thịt nấy" là sao Bác?

Thường thì mẹ rất thương con. Có khi con bò chơi dưới đất, mặt mày lem luốc mà mẹ vẫn ẵm bồng hôn hít một cách ngọt ngào, thơm lắm!

"Máu ai thơm thịt nấy" là thế!

Các câu tục ngữ luôn luôn ý nghĩa rất sâu xa, mà câu này con nghĩ mãi thấy nó cũng tầm thường, có gì đâu! Nay Bác nói con mới nhận ra.

Cái đầu không biết đâu. Trái tim mới nhận được!

 

7. BỮA CƠM NGON TUYỆT


Vợ chồng chú Bảy mua bán máy cũng phát tài lắm! Chú thím đều dùng chay trường.

Một hôm gặp Bác, thím than vãn:

Chú Hai ơi! Ông nhà tôi dạo này ổng ngán ăn tương quá rồi! Chú làm sao khuyên giúp giùm.

Nhân có mặt chú Bảy ở đó, Bác nói:

Ăn chay không nổi tôi biết nói sao bây giờ, tính sao đó tính.

Rồi Bác nói tiếp:

Có hai vợ chồng chú Út nọ, đều là giáo viên, đời sống cũng tương đối khá. Chú có người anh là sĩ quan ngụy, học tập hơn 5 năm mới về.

Trong câu chuyện ông anh kể lại những nỗi khổ ở trại cải tạo, có nhắc đến ông Bác sĩ trước là Trưởng ty Y Tế Kiến Phong (Đồng Tháp) cũng học tập cùng trại.

Ông Bác sĩ khao khát được ăn một miếng canh rau tươi. Bên ngoài vách trại có loại rau trai. Ông lấy kẽm gai làm cây móc để khều từng cọng rau kẽ theo vách, khó khăn lắm mới nhặt được một đọt. Được năm, bảy đọt ông rửa sạch để vào lon Guigoz cho vào ít nước và muối, đậy kín gởi trong chảo cơm. Thế là bữa đó có món canh ngon! Mà lâu lắm mới được một bữa như vậy. Chế độ ăn uống trong trại thật kham khổ, một cái hột vịt tám người ăn v..v.. Cả cơm cũng thiếu!

Nghe ông anh kể nỗi khổ trong tù, chú giáo xúc động lắm!

Chiều hôm đó vợ chú dọn cơm canh bồ ngót với cá kho. Bữa cơm bình dân, đạm bạc thôi, thế mà chú ăn ngon lạ!

Do sự xúc động thương tâm vì chuyện nhọc nhằn, thiếu thốn, khổ đau trong tù của người anh, khiến chú thấy bữa ăn đơn giản ấy trở thành thịnh soạn, ngon hiếm có vậy!

Bác kể đến đây thôi, không kết luận.

 

8. TỤNG - NIỆM, CÁI NÀO HƠN?


Một ông bạn hỏi Bác Hai:

Theo ý anh tụng niệm, cái nào hơn?

Bác trả lời:

Hai cái đó chẳng có cái nào hơn cái nào cả. Hơn kém do sự dụng tâm của con người. Nếu mình niệm Phật mà thấm nhuần các đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật và đem ứng dụng vào đời sống, cái tác dụng đó mới đáng kể. Còn tụng kinh mà hòa nhập cuộc sống sát với nghĩa lý trong kinh thì sự tụng kinh ấy mới có giá trị.

Ngược lại, nếu niệm Phật mà không thể hiện được đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật; tụng kinh mà không thấu được nghĩa lý, không sống khế hợp với lời dạy trong kinh thì cũng như trả bài vậy thôi! Tóm lại, do dụng tâm đúng sai mà có hơn kém, chẳng phải do tụng hay niệm.

Ông ấy hỏi tiếp:

Theo tôi nghĩ mình khởi tâm muốn niệm Phật là động. Niệm năm mười tiếng rồi khởi tâm niệm Phật thêm là động nữa. Vậy có phải động không?

Bác Hai đáp:

Đúng rồi! Khởi tâm niệm Phật là động. Nhưng, thí dụ nhà hàng xóm gặp tai nạn nguy cấp, mình lo lắng cứu giúp lăng xăng thì đó là động mà lòng mình cảm thấy bình an. Thế là động, mà vẫn tịnh. Lại có khi mình ngồi không, chẳng làm gì hết lại không an.

“Ta nên nhận chân lẽ động tịnh”.

 

9. SỐNG CHẾT LÀ MỘT


Có người hỏi:

"Sống chết là một". Là sao Bác Hai?

Bác đáp:

Mỗi một ngày qua, có thể nói mình sống thêm được một ngày, hay bảo rằng mình đã chết đi hết một ngày cũng đều đúng!

 

10. XIN MỘT LỜI KHUYÊN


Có mấy cháu đến nhờ Bác dạy cho những kinh nghiệm tu hành.

Bác trả lời:

Bác chẳng có kinh nghiệm gì cả, chỉ coi Sấm Giảng mà tu như mấy cháu vậy thôi.

Mấy cháu năn nỉ:

Thôi thì Bác cho cháu một lời khuyên.

Bác nói:


Việc tu hành điều quan trọng là phải thành thật với chính mình. Nếu không thành thật với mình thì không thể tu được. Với người, đôi khi ta có thể dấu được. Vì sao? Bởi có những sự thật không nên nói, vì nói không có lợi.

 

11. KHỎI CHỈNH


Bác có người bạn trường chay, vừa sắm thùng suốt lúa mướn. Có lần Bác ghé thăm chơi, xem việc làm ăn của bạn khá không?

Ông bạn ấy than thở:

Làm kiếm ăn được. Có điều từ hôm suốt lúa mướn đến nay, tôi hay nổi sân quá chừng! Nhiều cái tức lắm! Anh coi, hai ba chủ ruộng qua đây kéo tiếp thùng suốt đến đất của họ đặng suốt. Đến nơi, có con mẹ đó đòi phải suốt cho nó trước, vì nó bận việc nhà. Nó cự nự vang dội! Tức quá, tôi la: "Bộ bây mẹ người ta hả? Đẩy thùng qua mệt muốn chết, bây không tiếp, bây giờ giành suốt trước!"

Đại loại như vậy, theo máy suốt riết tôi hung dữ lắm rồi! Anh ở lại chơi chỉnh tiếp giùm tôi.

Được rồi! "KHỎI CHỈNH!" Để vậy, người ta gặp ai ăn chay trường họ mới ngán, không dám ăn hiếp chứ!

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương