Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang5/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

30. THƯỜNG NIỆM


Có chú em đến khoe với Bác:

Dạo nầy con tu tinh tiến lắm Bác, ngày công phu ba thời, mỗi thời ngồi niệm Phật hơn hai tiếng mới xả.

Bác Hai cười trả lời:

Còn người ta “không ngồi” mà “không xả”

 

31. CHUYỆN KHÔNG ĐOẠN KẾT


Hồi trước, có một dạo phong trào đọc giảng qua máy phóng thanh rất thịnh hành khắp miền Tây. Nơi nào có đông tín đồ PGHH người ta tự động sắm Ampli để phát thanh sám giảng vào những ngày sóc vọng.

Một đêm kia, sau giờ phát thanh sám giảng, đồng đạo cùng nhau dùng trà nước. Chủ nhà thu dẹp máy móc và lấy cái loa (còn gọi là bông bí) đút dưới sàng chõng. Một đồng đạo phản đối:

Cái loa để phát thanh sám giảng mà anh để dưới sàng, như vậy là tội!

Người khác bào chữa:

Nó (cái loa) bằng sắt, thiếc, mình dùng nó để phóng thanh, chớ tiếng đọc giảng có dính trỏng đâu mà tội!

Một người khác cãi:

Đành rằng nó bằng sắt, như kinh giảng cũng bằng giấy mực, nhưng mình để bừa bãi, chỗ không trang nghiêm sạch sẽ là có tội.

Chủ nhà phân tách:

Kinh giảng ghi chép lời của Phật Tổ dạy, nên mình phải kính trọng lời dạy ấy trong kinh. Chứ cái loa nào có chứa gì đâu? Chẳng qua nó là dụng cụ nhằm khuyếch đại âm thanh. Ai muốn nói gì đó thì nói.

Mỗi người một ý, cãi lẽ nhau mãi không ngã ngũ. Bỗng có ông bạn quay qua hỏi Bác Hai:

Ờ! còn anh Hai, ý anh thì sao? Để cái loa dưới sàng vậy có tội không?

Bác không phán đoán chuyện đó mà nói một chuyện khác:

Con đường dọc theo làng tôi rất rộng, có khoảng trống vắng không nhà ai ở cả, lại có một lùm cây mọc cạnh lề đường. Trong lùm cây ấy có 7 8 viên đá nằm rải rác. Người đi đường hay ghé lại đây tiểu tiện. Kẻ tới, người lui tiểu tiện trên mấy viên đá ấy, lâu ngày nó nhẵn thín. Một hôm có mấy chú thanh niên đi qua cũng bết lại đó tiểu. Một chú vừa đái trên một hòn đá vừa nói:

Cục đá này giống ông Tà quá bây!

Về nhà không hiểu sao mà hòn bi của chú sưng tấy lên, đau nhức quá! Chú phải cúng vái Ông Tà một nải chuối để tạ lỗi, bệnh mới khỏi.

Đêm đã khuya, mọi người cười xòa rồi giải tán.

 

32. ĐỀN TỨ ÂN


Tứ ân biết đền làm sao cho rồi?

Đó là câu hỏi của mấy cháu cư sĩ, và đền ân nào trước, ân nào sau?

Bác nói:

Chuyện đời không khi nào rồi đâu, tứ ân cũng thế. Có điều đối xử nhau tất tình là rồi, còn việc trước sau không cần phải chọn lựa gì hết, gặp đâu làm đó.

Ví dụ cha hay mẹ bệnh rất nặng, mình phải chạy đi mua thuốc khẩn cấp. Nhưng khi chạy đến bờ sông, trước khi qua cầu, bỗng mình thấy đứa bé rớt xuống sông. Rồi còn phải cân phân việc nào lớn, việc nào nhỏ, làm trước, làm sau hay sao?

Không thể chậm trễ, phải nhào xuống vớt nó lên ngay! Không may lúc nhào xuống lại bị một cây cọc ngầm đâm chết đi! Không mua thuốc được, chẳng vớt được đứa bé, cũng chưa đem thân giúp ích nước non gì cả! Thế mà mình cũng trọn nghĩa ân và mọi người ai cũng đều nghiêng mình trước kẻ vị nghĩa vong thân.

Tất tình với nhau là rồi, chứ còn chuyện đời không bao giờ hết!

Có hai cháu ở một địa phương xa xôi. Vùng đó ít ai tu hành, chỉ có hai đứa nó tu thôi, nên thương nhau lắm! Một đêm nọ có tiếng la cháy nhà! Thằng nầy chạy ra thấy nhà bạn nó bị cháy. Nó chạy bất kể chết sang tiếp cứu, rủi đụng phải cây dừa người ta kê bên đường để cưa. Nó té xỉu một hồi mới thở được, đau đớn vô cùng mà nó cảm thấy sung sướng. Vì đã hết lòng với bạn, mặc dù không tưới được gào nước nào cả![

 

33. GIỮ TRÒN THỜI CÚNG


Một người bạn hỏi Bác Hai:

Vả như anh đang cúng ngoài bàn Thông Thiên, trời bỗng mưa tới, anh chạy vô không?

Bác đáp:

Chạy chớ! Vô nhà cúng ra.

Thì ra nãy giờ mấy anh bạn bàn bạc về chuyện một người đồng đạo đang cúng nơi bàn Thông Thiên ngoài sân, bỗng mấy đứa nhỏ trong nhà để đèn sơ ý làm lửa bắt cháy quần áo máng trên vách. Ông hay nhưng vẫn ráng cúng cho rồi mới chạy vô thì đã cháy hết bốn năm bộ đồ! May mà không cháy nhà vì chỗ đó ít bổi.

Mấy ông bạn Bác hỏi:

Trường hợp đó như anh, anh làm sao?

Bác nói:

Tôi thì chạy vô chữa lửa ngay! Giữ tròn một thời cúng mà có thể mất đi hàng ngàn thời cúng khác thì lỗ lã quá! Cháy nhà là tiêu cả sự nghiệp. Đôi khi suốt đời chưa phục hồi lại được. Bấy giờ lấy nhà đâu để mà thờ, mà cúng nữa?

Vả lại cúng kiểu cháy nhà đó chắc gì được an tâm mà gọi là giữ cho tròn.

 

34. VÍT TỲ CŨNG CHÊ


Một cô cư sĩ hỏi:

Đức Thầy bảo:

"... Nữa sau lọc lại vết tỳ cũng chê".

Ai mà khỏi vết tỳ?

Bác Hai đáp:

Vết tỳ ở đây có nghĩa là dối tu, lợi dụng danh nghĩa đạo để tạo đời. Chứ ai lại không lạc lầm sái quấy khi chưa biết tu.[

 

35. NHƯ MỘT ĐAM MÊ


Có người hỏi:

Đến giờ cúng ngán quá chừng! Làm sao cho đừng ngán hở chú?

Bác nói:

Hãy biến nó thành một đam mê thì hết ngán. Công phu cúng lạy mà nhằm gì với việc đá banh, thế mà người ta vẫn mê đến quên ăn.

Hồi nhỏ, mỗi lần đang ăn cơm mà nghe ngoài sân banh tiếng đá bình bình là trong này tôi lua riết cho rồi, không cần biết ngon lành gì nữa. Lẹ đặng chạy ra đá banh. Đá banh đâu phải khỏe, lắm lúc mệt muốn đứt hơi nhưng vì ham quá nên không ngán gì cả.

Biến công phu thành một đam mê, thời cúng sẽ vô cùng thích thú.z

 

36. LÀM CHUẨN


Có người hỏi:

Sao mình cúng mà trong lòng cứ nghĩ chuyện này nọ lăng xăng, làm sao cho nó yên! Chú Hai?

Bác nói:

Hồi đó tới giờ có thời cúng nào chú thấy vừa ý không, nghĩa là khỏi phải kềm chế, gò ép mà lòng vẫn thanh thoát, yên vui.

Dạ cũng có đôi khi.

Hãy ôn lại xem, hôm ấy làm sao mà tâm được an như vậy? Rồi lấy đó làm chuẩn. Giống như mình đóng đinh dưới nước, cứ nhịp nhịp đầu đinh cái nào đúng thì cứ theo đó làm chuẩn mà đóng tiếp.

 

37. HỐI TIẾC


Có ông bạn nhà bên cạnh đường. Một tối nọ ông đang cúng trên gác, bỗng nghe tiếng than vãn dưới đường: "Giờ này làm sao dám kêu cửa nhà ai để mượn ống bơm, biết ai có mà hỏi!" Trong khi đó, nhà ông có ống bơm, ông cũng biết người la đang ngặt lắm, muốn kêu cho mượn nhưng sợ lỡ dở thời cúng nên thôi! Cúng xong, ông mới thấy thời gian thừa thãi làm sao! Lòng cảm thấy hối tiếc, tự trách:

Phải lúc nãy mình ngưng cúng, kêu cho mượn ống bơm, người ta mừng biết bao! Đây là dịp để mình tu, để mình thể hiện tinh thần đạo đức (ban vui cứu khổ). Rồi bấy giờ mặc sức mà cúng đến sáng cũng được.

Bác nói:

Chú suy tư như vậy là tiến bộ lắm. Chắc chắn lần sau sẽ không để dịp trôi qua, khỏi phải hối tiếc như vậy nữa!

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương