Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang6/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

38. GIẢ CHƠN


Có một cháu đến thăm Bác và nhờ Bác chỉ dạy phương pháp tu hành.

Bác nói:


Cháu ghé thăm Bác cám ơn, còn việc tu hành hãy coi sám giảng mà tu. Bác Hai cũng coi sám giảng để tu đó!

Nó nài nỉ:

Ngặt con còn kém quá, không phân biệt được giả chơn!

Bác nói:


Thôi đừng bày phân biệt, bỏ giả tìm chơn lu bu lắm. Có điều cháu nên nhớ là ngoài cái giả không có cái chơn.

Cháu suy nghĩ một chốc rồi nói:

Con không hiểu câu đó!

Bác thí dụ:

Thân mình là giả thân, thân cha mẹ cũng là giả thân, thế mà đem giả thân này hết lòng phụng sự cho giả thân của cha mẹ, cái hiếu đó không giả. Nó có sức cảm động đến đất trời; hay trái lại, đem giả thân này ở tệ bạc với cha mẹ, cái bất hiếu đó không giả. Tội đọa đến Địa ngục A tỳ.

Thí dụ khác: Như mình đem đồng tiền, bát gạo giúp cho kẻ khốn cùng đói khó. Thân kẻ đó là giả thân, của mình là giả của, thế mà cái phước đó không giả.

Sám giảng có câu:

"Trồng cây lành vị quả thơm tho,

Tuy không thấy mà sau chẳng mất."

"Ngoài cái giả không có cái chơn", hay nói "Trong cái giả có cái chơn" cũng thế.Ì

 

39. ĐÚNG HAY SAI


Có chú hỏi:

Hằng ngày ăn chay, cúng lạy, xem kinh, niệm Phật, tham thiền, vậy đúng hay sai?

Đây là câu tiền đề, dọn đường cho một câu phản đề khác mà nó sẽ hỏi sau.

Bác Hai nói:

Mấy điều em nói đó cái nào cũng rất đẹp! Hằng ngày làm được mấy điều trên là quí lắm. Nhưng hãy xét lại lòng mình xem có bình an thoải mái không? Và trí tuệ có minh mẫn không? Bác chỉ nói đến minh mẫn thôi, chứ không nói đến phát huệ. Nếu lòng mình bình an thoải mái, trí tuệ minh mẫn là đúng. Ngược lại hằng ngày vẫn làm như trên mà lòng còn u buồn ray rứt, trí tuệ còn mờ mịt là còn sai, hãy tự tìm mà sửa lấy! Dụ như cái máy mới sửa, thay toàn bộ cái gì cũng tốt cả, nhưng quay không nổ hoặc nổ chân ba không êm là còn sai, còn trục trặc gì đó, phải chỉnh lại cho đúng nó mới êm.

Bác không biết em nó định hỏi gì, nhưng khi trả lời như vậy hình như nó thỏa mãn không hỏi thêm nữa!

 

40. BÀI DỄ LÀM TRƯỚC


Có đứa cháu nói với Bác:

Con không tu thì thôi, nếu tu con thích lên núi.

Nó tính lên núi tu mau chứng quả.

Bác Hai nói:

Đức Thầy không phải dạy tu thấp đâu, mà Ngài dạy tu cho kịp thời cơ. Cháu từng học ở nhà trường cũng biết; khi đi thi, thầy cô thường dặn bài nào dễ làm trước, câu hỏi nào dễ đáp trước. Nếu cứ lo giải đáp bài khó, chừng mãn giờ cái khó làm chưa xong, cái dễ thì chưa làm, thế là hỏng!

Hội này là hội thi đấy!

"Thiên Đình lịnh mở hội thi". ( ĐT).

Nên cái gì trong tầm tay mình cứ làm xong đi! Như ơn cha nghĩa mẹ, chòm xóm, đồng bào nhơn loại đó, hãy tu coi cho được sẽ có điểm, vậy mới kịp ngày lập hội.

Sám giảng có câu:

"Đền nợ thế nghĩa ân trọn vẹn,

Chừng lập đời khỏi thẹn tấm thân".

Chớ mong tìm cái cao xa mà lỡ cuộc!.

 

41. RÚT LUI LẸ LẸ


Có lần Bác ghé nhà người chị thăm chơi. Cơm sáng xong Bác kiếu về.

Chị ấy nói:

Mới ăn cơm rồi không nói gì hết, về sao?

À! Để tôi nói chuyện này chị nghe:

Bữa đó có hai cô gái đi đàng trước, anh bạn tôi đi sau, nghe mấy đứa nói với nhau:

Mầy nữa có chồng, chỗ nào bà già ăn chay trường mầy bái tổ rút lui lẹ lẹ nhen!

Sao vậy? Cô kia hỏi.

Mấy bà ăn chay trường khó dàng trời mây đi!

Thuật đến đây Bác Hai nói với chị chủ nhà:

Thôi để tôi rút lui lẹ lẹ nhé!

Chị cười đáp:

Dạ được, chuyện kể đó đủ bữa cơm rồi!!{

 

42. NÊN THEO CÂU NÀO


Một cư sĩ hỏi Bác:

Đức Thầy có chỗ dạy:

"Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu

Thì mới được tòa chương dựa kế".

Chỗ khác Ngài lại dạy:

"Tu không cần lạy cần quì,

Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau".

Vậy phải theo hai câu nào mới đúng?

Bác nói:

Theo hai câu sau mới chánh, còn sự cúng lạy chỉ là điều phụ thuộc:

"... Cúng với lạy khó trừ cho đặng" ĐT).

Nó là điều phụ thuộc để nhắc nhở mình nhớ bổn phận mà thôi!

Tóm lại phải theo hai câu sau, nhưng mà nên xét kỹ xem, có làm biếng thì sửa ngay.

"Ngồi đâu cũng sửa..." là vậy!

Thế là không thể bỏ câu nào cả! Cô nói

43. CẦN GÌ BIẾT LỘI


Một hôm nói chuyện với các bạn, trong bàn có một cư sĩ mà Bác không quen lắm. Câu chuyện đưa đến chỗ Bác nói:

Muốn vớt kẻ đắm thuyền, mình phải biết lội mới được.

Chú cư sĩ ấy bẻ:

Như có đứa bé té xuống mương cạn, nước chỉ tới bụng thôi! Tuy nhiên đối với nó cũng nguy hiểm đến tính mệnh. Mình nhảy xuống vớt nó lên, đâu cần phải biết lội?

Thấy chú cư sĩ quá nệ danh từ, không thông cảm ý người đối thoại. Bác thuật thêm câu chuyện:

Chú nói vậy, tôi nhớ hồi mới tiếp thu, có mấy chú Bộ đội muốn lội qua con rạch nhỏ, nên hỏi thăm ông lão ngồi bên bờ:

Bác ơi Bác! Rạch này lội qua được không Bác?

Ông lão đáp:

Được, người ta lội qua hoài có gì đâu?

Thế là mấy chú Bộ đội xăn ống quần lên lội qua độ một mét, hụt chân nước tới cổ, hoảng hồn bò lên bờ càu nhàu:

Vậy mà Bác bảo lội được!

Ông lão nói:

Cứ phóng đại qua đi chừng một sải là tới mé bờ bên kia hà!

Mấy chú Bộ đội trách:

Giời ơi! Bơi mà Bác gọi là lội thì chết tụi con rồi!

Mọi người cười xòa; đó là không thông cảm danh từ.

Cái Bác muốn nói ở đây là:

"Tập cho mình bơi lội thật hay,

Mới có thể vớt người chìm đắm". (TS)

Lẽ đương nhiên phải vậy. Chú cư sĩ kia lại kéo qua việc lội dưới mương cạn thế là hết nói!

Qua chuyện trên, Bác Hai thấm thía được hai câu giảng của Đức Thầy:

"Nền đạo đức ta bày quá cạn

Mà dương gian còn gạn danh từ"

 

44. CHÁU PHỤ TÔI RỒI


Một hôm nói chuyện với các cháu về cái khổ nằm ở trong lòng mình, khỏi phải lo đổi thay ngoại cảnh. Rồi Bác đưa ra câu chuyện:

Bác có một người bạn mang một nỗi khổ tâm cực kỳ nghiêm trọng về vấn đề gia đình. Anh quyết định tự vận, đêm ấy anh viết thư tuyệt mạng xong, vừa bưng ly độc dược lên uống, anh chợt nhớ đến mấy người bạn cư sĩ ở núi Cấm. Anh liền nghĩ lại:

Thôi, kể như mình đã uống và đã chết rồi! Mai mình đi tu quách cho xong, ai làm gì đó thì làm.

Hạ quyết tâm xong, lòng anh rất yên ổn.

Sáng hôm sau anh lên núi Cấm tu. Xế chiều, anh em kéo nhau lên vồ Bồ Hong ngồi nhìn xuống núi, anh nói:

Hồi hôm, nều tôi uống ly nước đó thì bây giờ đã chôn cất xong rồi, ai về nhà nấy, riêng mình thì nằm dưới lòng đất lạnh, việc đời thì vẫn cứ trôi qua!

Bác kết luận:

Nỗi khổ đến tự vận không phải là nhỏ, thế mà anh chỉ đổi quan niệm thôi (kể như mình chết rồi) tự nhiên hết khổ, bước sang một giai đoạn khác như trở bàn tay.

Thì ra cái khổ nằm trong lòng mình, chứ không nằm trong cảnh. Trường hợp của anh bạn trên hoàn cảnh vẫn còn y mà anh được yên tâm.

Ngay lúc đó có một cháu cư sĩ lẹ miệng nói:

"Mượn cảnh tịnh cho lòng thanh tịnh

Chưa phải là chơn chánh pháp môn".(TS)

Ông ấy tu như vậy có đúng không?

Bác than:

Thôi! Vậy là cháu phụ tôi rồi!

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương