Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang4/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

20. THỬ LÒNG


Có mấy cháu gái đến chùa Từ Quang tu học một thời gian. Trong chùa có bà Năm cũng vào chùa tạm trú để niệm Phật. Bà Năm rất khó tánh, không ai biết làm sao mà chìu theo bà được! Bà thường rầy la, trách cứ các cháu (nhất là mấy đứa cháu gái). Chúng nó phiền muộn than thở mãi!

Ông trụ trì chùa thường khuyên răn bà, nhưng tre già khó uốn!

Bác Hai thương xót các cháu vì mến mộ đạo đức mới đến đây học hỏi, mà phải chịu cảnh ray rức, buồn phiền này!

Một hôm Bác đến cốc mấy cháu để khuyên nhủ:

Người tu nhờ những cái bất như ý, những sự va chạm, khó khăn để có dịp soi rọi lại lòng mình mà tu sửa. Mình tu, không lẽ ra ngoài xóm chọc cho thiên hạ mắng mình để mình tu! Thôi sẵn có "Bà Năm rắc rối" đây mình tu với bả đi, không mắc công chọn người khác.

Nhờ lời khuyên có vẻ "têu tếu" đó mà mấy cháu mát mẻ suốt thời gian tu học ở chùa. Mỗi lần, "bà Năm rắc rối" rầy la gì đó, thì mấy cháu nhìn nhau cười cười là hết chuyện.

 

21. TỰ DO VÀ TRÓI BUỘC


Có người thắc mắc làm phước thiện mình có bị trói buộc bởi phước báo của mình?

Bác nói:


Mình được tự do trong nghiệp lành, chứ không được tự do trong quả ác.

Ví dụ số mình được phước báo mạnh khỏe, sống lâu, mà mình không muốn sống thì cứ tự vận. Hay mình đang giàu có mà không muốn giàu thì có quyền bỏ đi dễ dàng. Ngặt mình đang đau ốm hay nghèo khổ mà mình không muốn cũng chẳng được. Vì lẽ đó mà chư Phật Tổ dạy mình "Phải làm lành, làm phước" là vậy.

Nghiệp lành đã không trói buộc được mình, mà nó còn giúp mình tiến nhanh trên đường đạo nữa.

22. SẠCH VỌNG CHẾT CÒN GÌ!


Sư Giác Thanh có xem qua quyển Tòng Lâm Cổ Tích của Bác Hai và Sư thích lắm. Một hôm, Sư ghé thăm người bạn của Bác.

Sư nói:


Tôi tin tưởng Bác Hai Như Sanh kiếp này sẽ sạch vọng.

Người bạn kia kể lại cho Bác nghe, Bác cười nói:

Người ta sống nhờ có ba cái vọng, sạch vọng chết còn gì!

Ít lâu sau gặp lại Sư, bạn Bác thuật lại câu nói trên của Bác cho Sư nghe. Nghe qua Sư cười nói:

Bác Hai nói vậy tôi hiểu, "Kính gởi Bác một thoi".

  

23. BÌNH THIÊN KHÔNG BÌNH ĐỊA


Một cô hỏi:

Mình thương con cháu đồng như nhau, nhưng sự lo lắng giúp đỡ không đồng. Vậy có bất công không?

Bác Hai đáp:

Không bất công đâu! Tình thương như nước, bằng mặt trên chớ không bằng mặt dưới (Bình thiên không bình địa). Mặt nước tuy phẳng nhưng đáy nước chỗ sâu chứa nhiều, nơi gò nỗng chứa ít nước hơn. Con cháu mình thương đồng nhưng đứa nào khờ khạo tật nguyền thì mình lo cho nó nhiều hơn đứa khôn ngoan giỏi dắn.

Phật cũng vậy, người thông minh trí tụê Phật chỉ dạy vài lời thôi, còn kẻ hạ căn, kém trí tụê Phật phải dạy dỗ đủ điều, thậm chí phải chịu hy sinh chịu gian khổ dùng mọi phương tiện để giáo hóa.

Chứ Phật đối với chúng sanh tình thương vẫn bình đẳng như nhau

 

24. THIỆN NGHỆ


Có đứa cháu chuyên làm bơm nước và sửa máy. Thỉnh thoảng vợ chồng nó đến thăm Bác. Bác nói với nó:

Mình tu hành không phải có thiện tâm, thiện chí mà đủ, cần phải thiện nghệ nữa.Ví như nghề làm của cháu, có thiện chí là làm hết lòng, có thiện tâm là không thừa cơ hội đập đổ. Nhưng nếu không thiện nghệ khiến cho máy sửa, lẽ ra sử dụng được mãn mùa, mà người ta đem về xài nửa chừng lại hư. Thế nên không thiện nghệ thì mình vẫn phải còn thiếu nợ cuộc đời. Tu không chỉ có thiện tâm, thiện chí thôi, mà cần phải thiện nghệ nữa. Tóm lại, người tu phải hướng về chân thiện mỹ trong mọi mặt.

 

25. DỞ BẸT!


Có người bạn đến nói với Bác Hai:

Tánh tôi hễ thấy đồng đạo mà có thờ bà mẹ sanh, thần tài... là tôi đã kích kịch liệt, thậm chí chỗ quen thân, tôi còn dẹp luôn cho người ta. Như vậy tôi đúng hay sai?

Không biết đúng hay sai mà “dở bẹt!”

 

26. CHUA NGỌT


Trước đây có dạo Bác nương ngụ trong một ngôi chùa xa hẻo lánh. Bác thường bực mình vì mấy đứa trẻ ngòai xóm vào chùa phá phách, bẻ trộm cây trái

Chúng nó biết người tu không đánh đập hay thưa gởi gì nên quá lộng hành. Gặp người trong chùa chúng bỏ chạy, nhưng vắng người là chúng trở vô phá nửa. Giận quá Bác thường mắng chúng là “đồ quỷ phá nhà chay”. Nhưng thôi mình đã lỡ tu phải rán nhẫn dằn.

Ngày hòa bình Bác trở về quê, chùa chỉ còn một ông trụ trì già yếu, không đủ sức dọn dẹp nên cây cỏ um tùm trong rất đìu hiu quạnh quẽ.

Năm năm qua!

Một hôm có dịp đi ngang, Bác ghé tạt vào thăm lại chùa xưa. Vừa vào đến sân gặp hai ba chú em đang làm cỏ, chúng thấy Bác đồng đứng lên chào: “Thưa Bác mới về hả Bác Hai”.

Xem kỷ lại, đó là mấy thằng “tiểu quỷ” thường vào chùa phá phách thuở trước. Nay chúng đã mười chín, hai mươi tuổi, Bác hỏi:

Mấy đứa làm gì đó?

Dạ dọn cỏ rác quanh chùa chuẩn bị lễ Rằm sắp tới đó Bác!

À tốt quá!

Bác khen chúng và từ từ đi vào chùa vừa ngâm nhỏ như để chính mình nghe:

Chua vì bởi nó còn non,

Chín rồi sẽ ngọt không còn chua đâu”(TS)

 

27. TÍNH BUÔNG


Người bạn Bác bán thuốc tây, anh cũng lo tu hiền.

Một hôm gặp nhau, anh em hàn huyên một hồi, bỗng anh hỏi:

Anh Hai à! Anh nhắm chừng nào đời tới (một biến cố lớn làm thay đổi tất cả, hoặc tận thế)?

Chi vậy? Bác hỏi.

Đặng coi gần tới mình buông!

Chờ ăn không được mới buông ai mà mang ơn, muốn buông thì buông trước đi!

 

28. CHỦ NHƠN ÔNG


Lần đó người bạn Bác đang giảng đạo cho mấy cháu. Bác vừa bước tới, anh ấy nửa đùa nửa thật nói:

Có ông "Quỷ Cốc Tiên Sinh" đây, nhờ ông giải nghĩa dùm câu này. Mấy cháu nó hỏi: "Khó tìm cho gặp chủ nhơn ông..." Vậy làm sao tìm?

Bác nói:

Ôi, Thầy đã nói khó tìm, tìm chi cho cực!

Có người hỏi tiếp:

Không tìm rồi làm sao gặp?

Bác nói:

Thôi mình làm chủ lấy mình dễ hơn!

 

29. ĐỜI VÀ ĐẠO


Một hôm Bác vào chùa đàm đạo với vị Tỳ Kheo. Nhằm ngày rằm, trẻ em theo ba mẹ đi chùa khá đông. Chúng nó hồn nhiên đùa giỡn tung tăng, trông vui quá! Vị Tỷ Kheo ấy nói:

Đời sao tràn đầy ý sống, nhìn lại mình tu sao cằn cỗi khô khan!

Nghe vị Tỳ Kheo than thở như vậy, sẵn thấy giữa chùa có tượng Phật Di Lặc thật to, Bác nói:

Ông Phật nghe đệ nói ổng cười kìa!

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương