Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang7/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   28

45. SỐNG NHƯ LỤC BÌNH


Một hôm Bác ghé thăm chú Tám, người bạn cư sĩ. Gặp Bác chú liền than phiền:

Thiệt! Bây giờ không biết sống làm sao cho yên, nay bắt mai thả hoài!

Bác nói:

Thôi, "sống như lục bình" vậy! Có trôi đâu, tấp đâu thây kệ, lục bình đâu có quyền đòi hỏi một bến đỗ an toàn. Chỉ một lượn sóng nhỏ, một làn gió nhẹ cũng đủ làm nó tan tác. Thế mà nó vẫn nẩy nở và trổ bông được. Vậy là nó đã thể hiện được sức sống của nó rồi. Còn mình sống giữa biển trần đầy sóng gió cũng thế. Đâu ai chịu cho mình một bến đỗ an nhàn! Thôi thì kiếp phù sinh có truân chuyên trôi giạt thế nào cũng mặc. Điều quan trọng là làm sao tâm hồn mình trưởng thành và thăng hoa là được rồi.

 

46. SAO KHÔNG BỀN?


Có một đồng đạo hỏi:

Sao có người tu hạnh rất cao, thấy dễ nể, rồi ít lâu lại sa ngã, bỏ đạo?

Bác đáp:

Không cánh mà tung mình lên để bay thì phải rớt thôi!

Có người tu thật tinh tấn, ít lâu lại lui sụt, giải đãi! Sao vậy?

Đi nhón gót thì đi chơi được ít vòng chứ đi lâu dài sao được!

 

47. GIỌT NƯỚC CÀNH DƯƠNG


Một vị nữ tu xuất gia ở chùa. Cô bị đau tim, con nhà nghèo, học vấn kém. Cô hay tủi thân, mặc cảm vô phước nên cứ buồn khóc hoài! Đồng đạo khuyên lơn, cô lại càng khóc nhiều hơn!

Một hôm Bác đến chơi, cô trụ trì trình bày sự tình và dẫn cô ra nhờ Bác khuyên giùm, biết đâu có duyên giúp cô bớt khổ được.

Bác nói với cô ấy:

Ờ! Khóc được cứ khóc, mà thay vì khóc cho bản thân mình, nên khóc giùm cho kẻ khác, mình sẽ hết khổ. Sự thật dù định mệnh có khắt khe đến đâu, nhìn kỹ xung quanh mình vẫn còn có biết bao người đáng khóc hơn, đau khổ hơn. Khóc thương cho kẻ khác, cháu sẽ được niềm vui.

Nhìn ra sân chùa thấy tượng Quan Thế Âm lộ thiên tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liễu, Bác nói tiếp:

Giọt nước mắt vị tha là giọt nước cành dương, nó rưới tan những ưu sầu phiền não. Còn giọt nước mắt khóc cho bản thân là giọt lệ đắng cay! Tánh hay khóc thì khóc giùm cho người ta, mình sẽ hết khổ.

Ít lâu sau, có mấy cháu gái gặp Bác cho hay;

Nhờ Bác khuyên mà cô ấy dạo này bớt khóc nhiều lắm rồi, cô mừng lắm!

 

48. TẠI SAO PHẢI TU ?


Có người hỏi:

Sám giảng có câu:

"Nhìn Phật giáo mà tìm cái lý

Coi tại sao ta phải tu hành".

Vậy tại sao ta phải tu?

Bác đáp:


Câu đó không phải để tìm giải đáp chung mà mỗi người nên tự hỏi và tự trả lời. Câu trả lời cũng thay đổi theo hoàn cảnh và trình độ tiến hóa của mỗi cá nhân. Có người buồn việc nhà, thất vọng hoặc sợ tận thế... rồi phát tâm tu, như Bác Hai vì bệnh lao phổi tuyệt vọng mới tu. Rồi thời gian qua, lời giải đáp cũng thay đổi theo sự trưởng thành của mình.

Hiện nay Bác Hai tu không vì tuyệt vọng nữa, mà vì thấy đường tu rất đẹp! Tu là hạnh phúc, cho nên vẫn theo đuổi việc tu hành. Và nếu ngày mai trưởng thành hơn nữa, câu trả lời sẽ khác và xác thực hơn!

 

49. HƠN Ở HỌC NHIỀU


Có mấy cháu tìm đến học hỏi kinh nghiệm tu hành với Bác Hai.

Bác thường nói:

Thật ra Bác không giỏi gì hơn mấy cháu đâu! Có chăng Bác hơn ở chỗ Bác học với mấy cháu nhiều hơn mấy cháu học với Bác.

Mấy cháu hơi hoài nghi lời nói đó, nhưng đấy là sự thật. Cái khôn ngoan hay cái sai lầm quê dốt của kẻ khác, đều là bài học quí cho mình. Có điều cần phải nhận ra được những bài học ấy.

"Nhận được cái ngu là khôn

Nhân được cái quấy là phải ".

 

50. XỊT SÂU TỘI KHÔNG ?


Hồi trước lúc còn ở chùa Từ Quang, Bác có làm bốn công lúa Thần Nông.

Có cô cư sĩ đến hỏi:

Anh làm lúa có xịt sâu không?

Có chứ! Bác đáp.

Xịt vậy có tội không?

Tội chứ, giết người ta mà!

Tội sao anh làm?

Không làm, để người khác làm mình ăn, đã có tội mà còn thêm tánh xấu: "Tánh ăn gian" nữa!

 

51. MÌNH HAY MA !


Có bà già đau mê man mấy ngày rồi tỉnh lại. Bà nghe người xung quanh bàn tán: "Có người chết rồi bị ma nhập xác, sống lại ăn uống thời gian chừng ngả ra chết là sình lên, giòi lúc nhúc". Thế nên bà bàng hoàng, ngờ vực, lo ngại không biết mình đây là người hay là ma quỷ nhập. Thậm chí con cháu về đêm cũng ơn ớn bà nữa! Bà đem tâm sự than vãn với Bác. Bác giải thích:

Nếu chị biết sợ, vậy là chị chớ ai!

Nói thế mà thấy bà vẫn chưa yên tâm, Bác đổi lối dẫn dụ khác:

Thôi kể như mình là ma đi! Ma hay quỷ không phải là vấn đề, miễn mình còn biết niệm Phật, sợ tội phước, lo tu hành là đủ rồi.

Đức Thầy có dạy:

"Dẫu Tiên, Phàm, Ma, Quỷ, Súc sanh

Cứ nhứt tâm tín nguyện phụng hành

Được cứu cánh về nơi an dưỡng..."

Như vậy dù mình là người hay ma quỷ cũng chẳng sao! Miễn người còn biết tu hiền niệm Phật là được rồi!

Nghe tới đó bà mỉm cười có vẻ an tâm lắm!

 

52. NÓI LẠI CHO ĐÚNG


Có cháu cư sĩ thường đến mua sách ở một sạp sách bán sold (thanh lý) tại Thành phố và quen thân với chủ sạp. Một hôm nó đến đó tìm mua sách, chợt có người khách cũng quen với chủ sạp ghé vào. Gặp nhau họ bàn bạc về vấn đề tôn giáo một hồi. Cuối cùng người khách nói:

Đạo Phật chủ trương làm lành!

Chủ sạp bác:

Không, đạo Phật không chủ trương làm lành.

Câu chuyện đến đây thì người khách kiếu đi.

Cháu cư sĩ về nhà trọ mà lòng cứ mãi bứt rứt, đến sáng thay vì ra bến xe Miền Tây nó quay lại sạp sách hôm qua.

Chủ sạp hỏi:

Ủa! Anh bảo hôm nay về, sao còn trở lại?

Cư sĩ đáp:

Hôm qua, nghe anh với ông khách bàn luận về "Đạo Phật chủ trương và không chủ trương làm lành" đó! Tôi chưa thỏa mãn, vì nói như vậy chưa đủ.

Người bán sách hỏi:

Vậy theo anh, phải nói làm sao mới đủ?

Theo tôi, đồng ý với anh là Đạo Phật không chủ trương làm lành, nhưng hễ làm ra, đều là lành cả!

Người bán sách tươi cười, gật đầu tỏ ý rất hài lòng. Cháu cư sĩ nói tiếp:

Vậy là mai tôi có thể về.

Chuyện trên được kể lại cho người bạn Bác Hai nghe. Anh ấy nói:

Tôi cũng vậy, có lần trả lời lỡ một câu, mà không ngủ được! Hôm ấy, có mấy cháu gái đến thăm tôi. Nó than vãn việc làm ăn thất bại, lỗ lã và nói sự tổn thất nhiều mặt nặng nề do sự túng quẫn gây nên. Chúng kết luận:

Mất tiền là mất tất cả, phải hôn Bác?

Tôi trả lời:

Ừ! Câu chuyện kết thúc. Trời tối, mấy cháu về nhà quen nghỉ. Còn lại một mình, tôi ôn câu chuyện đàm luận với mấy cháu ban nãy, bỗng nhớ lại việc mình tán thành câu nói "Mất tiền là mất tất cả" là sai rồi! Thế là tôi ngủ không yên, khoảng bốn giờ sáng, tôi chống gậy lần mò đến nhà quen mà mấy cháu nghỉ trọ, để đính chính. Gặp chúng nó tôi nói: "Câu nói "Mất tiền là mất tất cả" mấy cháu hỏi đêm qua, Bác ừ là sai, không đúng đâu! Mà chỉ có:

"Mất Đạo mới là mất tất cả"

Bấy giờ lòng tôi mới yên!

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương