Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang15/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   28

98. DẠY TU MÀ KHÔNG TU


Có một cô đến than phiền với Bác:

Con còn đứa con gái út mười sáu tuổi, nó không thích tu hành, cứ ham đua đòi theo vật chất xa hoa. Con khuyên lơn ngọt ngào thì nó còn nghe chút đỉnh, còn hễ rầy la thì nó làm dữ, cự cãi lại. Có khi không dám cự bằng lời lẽ, thì nó ra nhà sau dằn xán đồ đạc tỏ ý bất mãn. Con rất buồn phiền vì đứa con nầy, không biết phải làm sao. Mình dạy nó tu mà nó không chịu tu!

Bác mĩm cười nói:

Còn nó cũng dạy cô tu mà cô không chịu tu!

Cô ấy hiểu ý nên cười xòa. Ì

 

99. GIẢI THOÁT CÁI BUỒN PHIỀN


Có đứa cháu rất kỹ lưỡng và hơi khó tánh. Một hôm đến thăm và yêu cầu Bác chỉ giùm pháp môn giải thoát nhanh chóng.

Bác nói:


Rất tiếc Bác không giúp được cháu điều ấy. Vì trên thực tế chính Bác cũng chưa giải thoát làm sao giúp người khác giải thoát được. Hằng ngày Bác chỉ lo sửa tánh răn lòng, đối với mọi người sao cho tròn ân vẹn nghĩa vậy thôi!

Không thỏa mãn yêu cầu, thấy cháu buồn ra mặt, Bác nói thêm:

Chuyện giải thoát cao xa Bác chưa với tới, Bác chỉ cởi mở lòng mình trong các việc phiền phức nhỏ nhặt ở đời thôi. Dụ như Bác nói điều gì đó làm cháu phiền lòng ray rức, hãy cởi mở ngay nó đi.

Hãy giải thoát cái phiền phức trong lòng mình đi, cháu sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhàng, mát mẻ và đồng thời khi lòng tràn ngập niềm vui, tự nhiên mình sẽ ban phát niềm vui cho gia đình và xã hội. Điều đó đúng theo luật phản hồi, hễ: "Gieo vui vui nở, gieo phiền phiền sanh".

Đối với mọi sự việc đều cố xử sự được như thế thì ta luôn sống trong an lạc và sẽ về an lạc quốc.

Nói đến đấy thấy cháu tươi vui và thỏa mãn.{

 

100. PHẬT BẢO HAY MA XÚI


Có ông bạn hỏi:

Anh Hai à! Kinh Phật có dạy lúc lâm chung mình nhớ niệm mười câu Nam Mô A Di Đà Phật, tức được Phật tiếp dẫn về Tây Phương.

Vậy bây giờ mình cứ ăn chơi xả láng rồi gần chết mình niệm mười câu lục tự và nhờ xóm giềng niệm tiếp, vậy có được vãng sanh không?

Bác đáp:


Mình nên xét kỹ lại xem câu "cứ ăn chơi xả láng" đó là Phật bảo hay ma xúi. Nếu ma xúi mà nghe theo là đọa nhé!

Ông bạn cười nói:

Tôi học câu trả lời của anh đó!

 

101. ĐEN TRẮNG CUỘC ĐỜI


Một hôm bạn Bác cần đi chợ sớm, mới ba giờ rưởi khuya anh cỡi xe honda ra đi. Đang chạy trên quảng đường vắng, còn hơn hai cây số nữa mới tới bến đò qua chợ, anh thấy có người đàn bà ôm đồ kềnh càng lỉnh kỉnh đi coi bộ nặng nhọc lắm. Anh biết khó đón xe vào giờ nầy, nên quày xe lại hỏi:

Cô đi đâu?

Dạ đi chợ Long Xuyên.

Giờ nầy không có xe đâu, cô lên đây tôi chở giùm cho.

Cô ấy mừng rỡ cám ơn rối rít.

Anh chở cô ấy đến bến đò qua sông, rồi mạnh ai nấy đi. Lòng anh rất vui mừng vì mình làm được một việc nghĩa, giúp người trong cơn ngặt.

Trưa lại, anh về nhà nghe bà con lối xóm nói: Hồi hôm có người đàn bà giả bộ lỡ đường, xin nghỉ nhờ nhà trong xóm nầy. Nửa đêm ả lén cuổm hết quần áo của chủ nhà đi mất. Ả mới ra đi thì chủ nhà hay kịp tri hô lên, hàng xóm túa ra kiếm, không rõ ả trốn ngã nào, mới đó mà kiếm cùng hết vẫn không được, thật là lạ!

Bạn Bác cười nói:

Thôi rồi! Tao chở giùm nó đến bến đò qua sông rồi, tụi bây kiếm sao được. Đâu bây xử coi tao tốt hay xấu, tội hay phước?

Cha tôi bây giờ cũng không biết xử ông làm sao nữa!

Ai nấy cùng cười. Chủ mất đồ thì méo mặt.

Người xưa cũng từng gặp phải chuyện đời đen trắng khó phân nầy, nên có lời cảnh giác kẻ sau cần suy xét tận tường trước mọi việc để khỏi lầm lạc chua cay, cười ra nước mắt:

"Chớ tin việc gì đó là ngay thẳng mà nó đúng thật ngay thẳng có khi nó lại bất công.

Hãy đề phòng việc gì đó mình tưởng là nhân từ mà nó lại bất nhân"

( Mạc tín trực trúng trực,

Tu phòng nhân bất nhân )


102. CÓ THIÊN ĐƯỜNG, ĐỊA NGỤC ?


Một cô nói:

Ông nhà con hỏi có ai lên thiên đường trở về thuật lại cho mình biết không mà tin? Con không biết giải bày thế nào.

Bác nói:

Đâu đợi ai lên thiên đường trở lại cho mình biết. Từ sáng đến giờ mình đã lên thiên đường và xuống địa ngục nhiều lần rồi đó! Như mỗi khi mình nghĩ hoặc nói, làm điều gì đó cho mình và người được lợi ích hòa vui là mình đang ở thiên đường đó, ngược lại là địa ngục.

Sách xưa có câu:

"Sanh tiền bất kiến thiên đường lộ,

Tử hậu nan ly địa ngục môn"

Tức: Lúc sống không biết nẽo lên thiên đường, khi chết khó lìa khỏi cửa địa ngục.

Vậy, chúng ta hàng ngày nên thường xuyên lên thiên đường cho rành đường xá, sau khi mệnh chung khỏi rơi vào địa ngục.

Nghe chuyện trên có cháu hỏi:

Giá như có người nói: Đời tôi chưa từng thấy lên thiên đường hay xuống địa ngục lần nào đâu, mình phải nói làm sao?

Bác đáp:


Có câu tư tưởng: "Chơn lý chỉ đến với kẻ chí tâm hành đạo, không đến với kẻ tò mò biện luận".

Sách thiền có chuyện ngụ ngôn: Có tên lính ngự lâm đến hỏi một vị thiền sư hãy chứng minh rõ ràng cho hắn thấy có địa ngục hay thiên đường xem!

Thiền sư nhìn tên lính ấy, rồi bỉu môi nói:

Ngươi là một tên vô danh tiểu tốt cũng bày đặt hỏi thiên đường, địa ngục!

Tên lính ngự lâm nổi sùng rút gươm của vua ban đưa ra hỏi: "Ông có biết tôi là ai không mà lớn lối khi dễ tôi như thế ?"

Thiền sư đáp: "Vậy là anh đã biết nửa câu hỏi: Có địa ngục không?"

Tên lính hiểu ý ngay, mĩm cười tra kiếm vào vỏ.

Thiền sư nói tiếp: "Thế là anh hiểu nốt nửa câu sau: Có thiên đường không?"

 

103. ĐẾN LÚC TÀN HƠI


Có đứa cháu thuật lại với Bác:

Hôm đó trời sáng nắng ráo, con gà mái của cháu đang bị bệnh, khập khiểng dẫn bầy con mới nở độ mươi hôm đi kiếm ăn. Nó đến bên đống rác bươi một lõm trống rồi "túc túc" kêu con nó đến kiếm mồi ăn.

Mệt quá nó nằm ngoẻo đầu trên đất. Giây lát con nó ăn hết mồi đứng ngơ ngác. Nó gượng đứng lên bươi thêm một lõm nữa, rồi cũng nằm xuống nghỉ.

Đến lần thứ ba, nó chổi dậy cố sức bươi thêm một lõm to gấp đôi lần trước rồi túc con lại ăn. Tưởng nó nghỉ khỏe nên bươi mạnh dạn hơn trước, nào ngờ nó cố gắng lần cuối cùng rồi chùi đầu xuống đất, chân duỗi ra và trút hơi thở cuối.

Chuyện con gà vậy mà làm cháu bùi ngùi cả mấy hôm, xúc động trước tình thương lo của mẹ đối với con "đến lúc tàn hơi". Bỗng nhiên cháu khẻ gọi lên hai tiếng "Mẹ ơi!".

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương