Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang11/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   28

76. GẦN MỰC THÌ ĐEN


Một cô dạy mẫu giáo đến hỏi Bác:

Mấy chị cư sĩ dạy con: "Mình tu, đừng nên gần những người tu giải đãi, những người kém đạo đức hoặc không tu. Vì "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chỉ nên gần gũi những người tinh tấn, vì họ có thể trợ duyên cho mình tu tiến. Mấy chị dạy con như vậy Bác thấy sao?

Bác cười nói:

Hay! "Rằng hay thì thật là hay,

Nghe qua ngậm đắng trêu cay thế nào!"

(Kiều)


Nghĩ như vậy thì người đạo cao đức cả, ai mới chịu gần gũi với mình đây!

 

77. TRỜI SANH KHÔNG CÓ DƯ


Một hôm, Bác Hai nói chuyện với Bác Sáu, bạn thân của Bác:

Trời sanh không có gì dư! Anh Sáu! Cả tánh xấu, anh cũng khỏi bỏ nữa, miễn anh xài đúng chỗ thì tánh xấu cũng tốt.

Bác Sáu rất sáng ý, liền nhận ngay:

Đúng rồi! Hồi hôm tôi xem tivi chuyện "Bên cầu dệt lụa" tức "Trần Minh khố chuối". Lúc Trần Minh đậu trạng, vua muốn gả công chúa cho, nên bảo một vị thượng quan điều tra lý lịch Trần Minh. Vị thượng quan này kêu hai người thí sinh đồng hương với Trần Minh để điều tra gián tiếp. Hai người này thi rớt và rất ghét Trần Minh, nghe quan hỏi về Trần Minh, chúng nó liền bêu xấu:

Bẩm thượng quan! Thằng Trần Minh xấu lắm! Xài không được đâu! Nó nói láo dữ lắm, mẹ nó mà nó còn dám nói láo nữa!

Nó nói láo làm sao với mẹ?

Bẩm! Con biết rõ, bữa đó nó chưa ăn cơm. Nó xin được một bát cơm đem về cho mẹ, mẹ nó hỏi:

Con ăn cơm chưa? Vậy mà nó dám nói "ăn rồi" đó thượng quan!

Thuật đến đây Bác Sáu cười nói:

Tôi thích tác giả đặt đoạn đó lắm!

Bác Hai tiếp lời:

Nói láo là một trọng giới trong nhà Phật, là một tính xấu ngoài xã hội nhưng Trần Minh không xấu, không phạm giới. Trái lại ai cũng kính nể, thán phục lời nói dối đó.

Thế nên không tính nào xấu hay tốt cả.

Dùng đúng chỗ thì tính xấu cũng tốt, ngược lại, xài không đúng chỗ, tính tốt cũng thành xấu!

Như đức "khoan dung" là đức tánh tốt tuyệt vời, nhưng khoan ra (thứ người) mới quý; còn khoan vô (thứ mình) thì tệ hại vô cùng!

"Thứ người nghĩa nọ rộng lan,

Thứ mình tội lỗi ngày càng thêm cao". (TS)

Còn cái tánh "vạch lá tìm xâu" moi móc lỗi lầm của thiên hạ, là tính rất xấu, tính tiểu nhơn. Nhưng ngược lại, moi móc xét nét lỗi lầm của chính mình là quân tử.

 

78. ĐẠI BỒ TÁT ĐỘ


Một hôm Bác ghé thăm quý đồng đạo ở chùa Bình Minh. Bác thuật lại chuyện một người bạn, bị giam ở trong tù. Ông ấy kể:

Cứ mỗi ngày tới ngày thăm nuôi thì tên "tù chúa" kiểm xoát từng giỏ xách đồ ăn. Giỏ nào có đồ ngon (gà quay, thị khìa...) thì hắn lấy chia nhau ăn. Còn đồ chay hắn chừa lại, mà còn cấm đàn em không được đụng đến đồ chay của người ta.

Từ đó người bạn Bác viết thư về bảo người nhà gửi đồ chay cho ông, đồng thời ông phát tâm tu luôn.

Chuyện đến đây Bác liên tưởng đến chuyến đi tàu Chợ Mới Long Xuyên.

Khi tàu đi ngang trạm Cà Mau (Ông chưởng) bị lính gọi lại xét và bắt 10 giạ cám (thời cấm lưu thông lúa gạo). Hàng không đem lên, cô chủ cám cứ đi theo năn nỉ mãi. Cuối cùng thấy không đáng gì nên lính cho đi. Lúc này trời sáng hẳn, cô chủ cám xuống hầm gặp Bác, vừa mừng vừa nói:

Chú hai ơi! Con niệm Quan Thế Âm hết biết!

Tàu chạy đi, Bác suy nghĩ, cười một mình. Lúc xưa, Ban Hoằng Pháp của Giáo hội khuyên người ta tu niệm, chưa chắc gì người ta niệm tha thiết bằng tụi này nó làm khó.

Bác kết luận:"Bồ Tát làm Phật sự, Quỷ Vương cũng làm Phật sự vậy".

Mấy cháu ở chùa nói:

Bồ Tát làm Phật sự người ta thương. quỷ vương làm Phật sự người ta ghét.

Bác nói:

Bởi vậy Đại Bồ Tát mới dám làm quỷ vương, chứ Tiểu Bồ Tát không dám làm quỷ vương đâu!

Từ đó nơi chùa Bình Minh có câu thành ngữ: "Đại Bồ Tát độ!". Ai tu hành lôi thôi các bạn hay nhắc khéo:

Chắc chờ Đại Bồ Tát độ quá!

 

79. NHƯ CỦA CHO THÊM


Có cháu hỏi:

Bác Hai già yếu, cô thân, bệnh hoạn, nghèo túng vậy Bác có thấy buồn không?

Bác đáp:

Có lần Bác mua khoai, người bán cân rồi còn lại vài củ họ bảo:"Thôi cho ông luôn đó!". Những củ cho thêm này hồi nãy mình chê, lựa bỏ lại, thế mà bây giờ thấy nó tốt, vì của cho thêm đâu có tính tiền.

Bác nghĩ đời sống mình từ đây kề về sau kể như là Thượng Đế cho thêm, nên dù nó có đen tối, èo ọt gì cũng quý. Bác tự an ủi thế và cám ơn thượng đế.

Hồi còn trẻ, mỗi ngày qua, Bác thấy tiếc nuối vì đã chết đi hết một ngày; bây giờ già rồi ngược lại, mỗi lần trong bóng hoàng hôn buông xuống, Bác mừng tự nhủ: "Vậy là mình sống thêm được một ngày nữa!".

 

80. HAI LỐI SỐNG


Một hôm ông Jorba, gặp một ông lão trồng cây hồ đào (loại cây lâu năm), ông ta hỏi:

Nội ơi! Nội năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

Cụ già ngẩng đầu lên cười đáp:

Lão sống như không bao giờ chết.

Còn tôi sống như sắp chết đến nơi vậy. Jorba nói.

Hai lối sống kể trên đều tuyệt vời cả. Ở phương diện nào đó mình phải sống như không bao giờ chết; và ở một mặt khác, mình phải biết sống như sắp chết đến nơi vậy.

 

81. SẴN SÀNG


Có lần Bác đi thăm người bạn, ngày về là lúc trời bão nhưng mình có vấn đề phải về thôi.

Mấy người bạn cầm nán lại nhưng Bác quyết đi, dù mưa cũng đi.

Bác dẫn xe đạp ra về, nhưng may, ngày hôm ấy về đến nhà không bị mưa. Tắm xong lên giường nằm, Bác nghĩ lại hôm nay mình đi dưới trời mưa gió mà lòng bình an như ngày đẹp trời vậy bởi mình sẵn sàng chấp nhận.

Bác suy rộng ra, nếu đối với mưa gió của đời mình, mà mình có tâm trạng sẵn sàng như vậy, chắc là sống yên lành, hạnh phúc lắm.

 

82. THIẾU CHỨNG MINH


ó một cô bán thuốc tây ở Cái Dầu, trường trai tu hành hơn ba mươi năm nay, gặp Bác, cô than vãn:

Cháu còn chút ray rứt là mấy đứa con của cháu nó cũng hiền lành ăn tương vậy, nhưng nó ham chưng dọn theo đời lắm, nói nó không chịu nghe theo. Không biết làm sao khuyên cho nó nghe vậy chú!

Bác đáp:

Nó không nghe là phải đó! Con đường mình đi suốt ba mươi năm mà chưa thể hiện được gì cho bản thân cả! Bây giờ bảo nó theo mình, nếu nó nghe theo là nó mù quáng, không biết suy xét.

Vậy tại mình thiếu đức hả chú?

Không, tu hiền chay lạt đâu có thiếu đức, tại mình thiếu chứng minh cho nó thấy "tu là hạnh phúc" đó thôi. Nếu chứng minh được trên thực tế tu là hạnh phúc, thì cô cấm nó tu, nó cũng lén cô mà tu nữa, cô không chỉ dạy, nó cũng rình xem cô tu làm sao đặng bắt chước.

Cô ấy gật gật đầu:

À! Có lẽ vậy.

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương