Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là



tải về 3.05 Mb.
trang10/28
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.05 Mb.
#35790
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   28

69. KÍCH THÍCH TỐ


Có cháu cư sĩ hỏi:

Có khi mình nằm chiêm bao thấy Phật, thấy Đức Thầy, vậy là sao, hở Bác?

Bác nói:

Vậy là mằm mộng chứ sao!

Nó có vẻ thất vọng nói:

Đành là mộng, nhưng mỗi lần chiêm bao gặp Phật, gặp Thầy con thấy vui lắm, tinh tấn tu hành nữa.

Bác nói:

Thì đương nhiên rồi, gặp mộng lành, lòng phấn tấn tu hành là tự nhiên, nhưng mà kích thích tố thiếu gì thứ. Miên vác chà gạc rượt, mình cũng niệm Phật thắng tới vậy! (Ý Bác muốn nói, có nhiều hoàn cảnh thúc đẩy, sách tấn mình tu hành; đâu đợi chiêm bao, mộng mị này nọ mới tinh tấn).

Bác không đồng tình với việc mộng mị đó nên nói:

Kích thích tố dùng nhiều không tốt, chỉ khi nào suy nhược lắm mới cần đến nó với một phân lượng vừa phải và thời gian nào đó thôi. Như dùng thuốc lợi tiểu hoài thì hại thận, dùng trợ tim hoài thì hại tỳ.

Thế rồi, sau này nó khùng, khùng rất nặng! Sự việc xảy ra Bác không ân hận, vì mình không tán đồng, không vùa thêm chuyện đó, trái lại còn cảnh giác nó nữa.

Vậy mà không khỏi, âu cũng là định mệnh!

 

70. SAO CÒN THƯƠNG GHÉT


Có người hỏi Bác:

Đức Thầy là Phật sao còn thương ghét?

Thương cái gì, ghét cái gì? Bác hỏi lại.

Đức Thầy nói: "Ghét những đứa có ăn bỏn xẻn" đó! Người ấy nói.

Bác đáp:

Thứ đó làm sao mà thương được!

Còn thương nữa: "Thương những người đói rách lương hiền". Họ hỏi tiếp.

Bác nói:


Chèn ơi! Người đói rách mà còn giữ được lương hiền, mình không thương thì thương ai?

 

71. ĐỀU LÀ TẶNG PHẨM


Có một cô và một cậu cư sĩ đã phát nguyện sống độc thân tự kết hôn với nhau. Cha mẹ đôi bên không nhìn nhận. Đồng đạo chẳng ai ngó ngàng đến, kể như là người sa đọa và làm lem ố danh dự chung của giới cư sĩ. Nên các bậc huynh trưởng nhất định trừng phạt, chứ không giúp đỡ, hầu làm gương cho kẻ khác.

Bác Hai thấy hai người ấy nguy khốn quá, nên có giúp chút ít. Thấy thế mấy cháu thân với Bác cũng giúp theo. Vì vậy họ bị mấy cô chú chủ trương trừng phạt đó rầy trách, cho rằng giúp như vậy là vô tình mình khuyến khích người tu sa đọa. Mấy cháu nó trách lại mấy huynh trưởng đó tu hành gì mà khó quá!

Bác Hai khuyên can mấy cháu:

Không nên trách lại mấy cô, mấy chú như vậy! Trừng phạt để cho nó tởn mà cải hối! Giúp đỡ để cảm hóa nhau. Cái nào cũng là tặng phẩm cả. Ai có phẩm vật nào thì cho cái nấy.

 

72. GIỌT LỆ CHIA LY


Bác Hai và bạn đi đám tang ông xã. Trước khi ra về, người bạn Bác ngỏ lời chia buồn!

Thím xã khóc sướt mướt, ông bạn ấy khuyên:

Chú xã biết tu hiền, chay lạt thế nào cũng được về cõi Phật, quả vị đó không mất đâu. Thím yên tâm, ráng lo tu hành.

Đến lượt Bác đến chào, thím cũng khóc tức tưởi!

Bác nói:

Tôi rất hoan nghinh giọt nước mắt của thím. Người bạn đường chung sống với mình, chia sẻ ngọt bùi suốt cả một đời, giờ vĩnh biệt nhau, rưới cho nhau vài giọt lệ, điều đó quí lắm! Tôi rất kính mến và cảm động trước những giọt nước mắt ấy. Nhưng tự mình có đau khổ, thím nên nghĩ rộng xót thương đến những người góa phụ khác, vô phước hơn mình. Người ta góa bụa nghèo khổ, phải tha phương cầu thực! Còn mình tuy góa bụa chứ cũng ấm no.

Khi trở về nhà, Bác thuật lại với bạn:

Tôi không khuyên thím xã ấy mạnh dạn để chống lại cái buồn khổ, còn ca ngợi cái khổ ấy nữa. Nhưng thím nghe lời tôi là thím hết khổ.

Anh bạn nói:

Nghe theo lời anh, thì thấy mình còn sướng hơn nhiều người rồi mà khổ cái gì nữa!

 

73. CẮT ÁI LY GIA


Một hôm, Bác đi nhờ xuồng của một cháu cư sĩ đi Hòa Hảo. Trên đường đi, hai cậu cháu nói chuyện dài dài... Vấn đề đưa đến chỗ thắc mắc, nó nói:

Phải ly gia cắt ái mới giải thoát được chứ cậu?

Bác nói:

Cắt ái có nghĩa là trưởng thành, vươn lên, chứ không phải là cắt ngang như cháu cắt bông cúng Phật mỗi ngày vậy đâu. Như hoa sen vượt lên khỏi bùn vậy, mà hễ hoa sen sắc hương càng diễm lệ bao nhiêu, thì ngó sen nó phải bám sâu vào lòng đất bấy nhiêu. Như cây, hễ hoa trái thạnh mậu chừng nào thì rễ bám sâu vào lòng đất chừng ấy. Con người cũng vậy, phải bám vào gia đình và xã hội này mà thăng hoa.

Cháu nó không cãi nhưng không hài lòng mấy!

 

74. DIỆT TÁNH THAM


Cũng cháu cư sĩ kia hỏi:

Cậu hai à! Làm sao diệt được tánh tham?

Biết cô thừa hiểu nhưng muốn trắc nghiệm lại xem có gì mới lạ hơn không, Bác nói:

Tánh tham diệt làm sao được! Mình tu còn tham tổ hơn người ta mà diệt tánh tham gì được!

Mình tu mà tham cái gì đâu, cậu?

Người ta không tu thì chỉ tham danh lợi, tình... ở cõi trần này thôi. Còn mình chê là nhỏ nhen, mau tan, mau rã, lại muốn cái gì vĩnh viễn trường tồn, bất sinh, bất diệt mới chịu. Vậy là tham hơn người ta rồi, làm sao mà diệt được! Có môn làm cho nó lớn thêm lên.

Cô nói:

Ngặt mình không chịu tham lớn, mà chỉ ưa tham nhỏ thôi thì làm sao?



Bác nói:

Phải ráng mà trưởng thành, trưởng thành tới đâu thì tánh tham lớn theo tới đó.

Ví dụ: Hồi nhỏ mình thích chơi búp bê, nhà chòi..., ai đụng tới là tóe lửa à! Rồi lớn lên, tự nhiên mình bỏ và lại muốn xe hơi, nhà lầu, ghế Bộ Trưởng... lớn hơn nữa như Tổ, Phật lại muốn thế giới là vàng ròng và mọi người đều là Bồ Tát cả!

Mình trưởng thành tới đâu thì tánh tham lớn theo tới đó, chứ diệt nó không được đâu.

Thế là thêm một lần nữa, cháu nó không phản đối nhưng lại cũng chẳng mấy hài lòng.

 

75. TỘI DO TÁC Ý


Có cô giáo hỏi:

Dạy học, đánh học trò có tội không?

Bác nói:

Hồi ở chùa Từ Quang, có mấy cây xoài, tụi nhỏ hay lén thọc phá. Hễ Bác gặp là rượt la, làm dữ lắm! Mà hễ nghe trong lòng nổi nóng là thôi ngay.

Cô giáo hỏi:

Tại sao vậy?

Mình nóng lên là có rượt có la, còn hồi nãy tuy rượt, tuy la chứ không có rượt la.

Trong Pháp Bảo Đàn nói:"Tối ngày làm đủ các việc mà chẳng có chỗ làm" là vậy đó.

Có đứa cháu chạy honda ôm. Vợ chồng nó có một thằng con thôi; mà thằng bé cũng quậy phá lắm!

Một hôm, nó quấy rầy gì đó, ba nó bắt cúi xuống, lấy roi ra xong, bỗng bảo:

Thôi đi chơi đi!

Thằng bé mừng quá bỏ chạy. Vợ nó nói:

Sao anh không đánh nó vài roi, cho nó chừa, còn bảo nó đi chơi nữa!

Giận quá nên không đánh!

Xử sự như vậy là đẹp lắm chứ! Vì quá giận thì đòn sẽ phản tác dụng, nó trở thành đòn thù, chứ chẳng phải răn dạy nữa. Và vô tình làm cho trẻ con tập nhiễm tính nóng giận, dữ dằn của mình nữa.

 


tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương