UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII


Đối với quản lý di sản văn hóa phi vật thể



tải về 3.4 Mb.
trang33/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   43

Đối với quản lý di sản văn hóa phi vật thể:

Các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thường gắn với hoạt động biểu diễn nghệ thuật như diễn viên thuộc các đơn vị nghệ thuật của nhà nước, được hưởng chế độ chính sách như lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên), cụ thể:

(1) Được xếp lương các ngạch diễn viên tại bảng 3 - bảng lương viên chức ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vũ trang. Bao gồm các mã số: 17.157 - Diễn viên hạng I; 17.158 - Diễn viên hạng II; 17.159 - Diễn viên hạng III.

(2) Được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật Ngành văn hóa-thông tin theo Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 94/2006/TTLT-BVHTT-BNV-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa-thông tin. Cụ thể:

a) Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với lao động nghệ thuật biểu diễn (diễn viên) được quy định:

- Mức phụ cấp ưu đãi nghề 20% áp dụng đối với diễn viên múa, tuồng, nhạc hơi, xiếc, nhạc kịch, vũ kịch, rối nước.

- Mức phụ cấp ưu đãi nghề 15% áp dụng đối với diễn viên cải lương, chèo, múa rối, hát mới, dân ca, kịch, nhạc dây, nhạc gõ.

b) Chế độ bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn đối với lao động nghệ thuật biểu diễn (diễn viên)

- Bồi dưỡng tập luyện:

+ Mức 20.000 đồng/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính;

+ Mức 15.000 đồng/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ:

+ Mức 10.000 đồng/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ, phục vụ.

- Bồi dưỡng biểu diễn:

+ Mức 50.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính, chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn;

+ Mức 40.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ;

+ Mức 20.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ, phục vụ và các nhân viên khác (kể cả trưởng, phó đoàn, cấp dưỡng).

(3) Được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21 tháng 02 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

- Mức 4: Hệ số 0,40 so với lương tối thiểu áp dụng đối với diễn viên xiếc, uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn và biểu diễn xiếc trên cao.

- Mức 3: Hệ số 0,30 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau: múa cổ truyền và diễn viên tuồng; diễn viên rối nước;

- Mức 2: Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau: diễn viên chèo, cải lương, dân ca;

(4) Được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động ngành văn hóa-thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại theo Hướng dẫn số 3915A/HD-BVHTT ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định xuất cho một ngày làm việc, có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

- Mức 1: Có giá trị bằng 4.000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm nghề, công việc sau: múa cổ truyền và hát tuồng; làm con rối;

- Mức 2: Có giá trị bằng 6.000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm nghề, công việc sau: biểu diễn rối nước;

- Mức 3: Có giá trị bằng 8.000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm nghề, công việc sau: người dạy thú và biểu diễn xiếc thú; người biểu diễn xiếc đế trụ, xiếc uốn dẻo, xiếc nhào lộn và xiếc trên cao...

Đối với quản lý di sản văn hóa vật thể:

Cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý văn hóa vật thể tại các Bảo tàng và Ban quản lý di tích của nhà nước, được hưởng chế độ chính sách, cụ thể:

(1) Được xếp lương các ngạch bảo tàng viên, kỹ thuật viên bảo tồn, bảo tàng tại bảng 3 - bảng lương viên chức ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vũ trang. Bao gồm các mã số: 17.164 - Bảo tàng viên cao cấp; 17.165 - Bảo tàng viên chính; 17.166 - Bảo tàng viên; 17.167 - Kỹ thuật viên bảo tồn, bảo tàng.

(2) Được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/02/2006 của Bộ Văn hóa-Thông tin:

- Mức 3: Hệ số 0,30 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau: khảo sát, khai quật, khảo cổ; vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm của bảo tàng;

- Mức 2: Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau: hướng dẫn khách tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh; kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ; tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng; mộc chạm các công trình di tích lịch sử, tạc tượng và điêu khắc...

(3) Được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động ngành văn hóa - thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại theo Hướng dẫn số 3915A/HD-BVHTT ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định xuất cho một ngày làm việc, có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

- Mức 1: Có giá trị bằng 4.000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm nghề, công việc sau: kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ; tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;

- Mức 2: Có giá trị bằng 6.000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm nghề, công việc sau: khảo sát, khai quật, khảo cổ; vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm của bảo tàng;

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và chế độ bồi dưỡng độc hại, nguy hiểm áp dụng được Chính phủ quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính, có cân đối chung với các ngành nghề trong toàn xã hội, sẽ có điều chỉnh tùy thuộc mức tăng trưởng của kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ.

8) Về đề nghị khôi phục Danh hiệu “Vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa”

Huy chương “Vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa” được Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành năm 1996 để tặng thưởng cho các cán bộ công tác trong ngành di sản văn hóa và các tập thể cá nhân có đóng góp đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, Ngành văn hoá-thông tin trước đây còn có các hình thức khen thưởng khác như “Huy chương Chiến sĩ văn hoá”, “Huy chương Vì sự nghiệp điện ảnh”, “Huy chương Vì sự nghiệp quần chúng”…

Sau khi Luật Thi đua, khen thưởng được ban hành, Điều 69 quy định: “Cấp Bộ được ban hành Kỷ niệm chương hoặc Huy hiệu, không có thẩm quyền ban hàng Huy chương”, nên không có căn cứ để xem xét, khôi phục lại hình thức khen thưởng Huy chương “Vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá” như kiến nghị của cử trị.

Để ghi nhận, biểu dương những cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp phát triển của Ngành, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã thống nhất và ban hành “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch” để tặng cho cá nhân trong nước và người nước ngoài có thành tích xuất sắc, có thâm niên công tác, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngành văn hoá, thể thao và du lịch.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những hình thức ghi nhận, tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nắm giữ và có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như tặng thưởng, truy tặng Huân chương, Danh hiệu vinh dự nhà nước...

9) Về đề nghị có quy chế ràng buộc trách nhiệm đối với người “trông coi” di tích và chế tài đối với người làm mất hiện vật trong di tích

Để tăng cường công tác quản lý di tích, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19 tháng 5 năm 2009 về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã giao cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh-thành tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm quản lý bộ máy, trông nom trực tiếp tại di tích, không khoán trắng công tác bảo vệ di tích cho các cá nhân, đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí tổ chức tập huấn về quản lý di tích, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đến các đối tượng là cán bộ cấp huyện, xã có liên quan và người trực tiếp trông nom di tích.



UỶ BAN DÂN TỘC
1. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Hiện nay, tình trạng quá nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho các xã nghèo, vùng nghèo (Chương trình 135 v.v...) nên chồng chéo, khó khăn trong việc thực hiện dẫn đến chậm chễ và thiếu hiệu quả do chi phí khác quá nhiều (lập, thẩm định dự án... trong hợp phần hỗ trợ sản). Đề nghị Ủy ban Dân tộc tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nêu trên để bãi bỏ những văn bản bất cập và thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.

Trả lời: (tại công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Hiện nay, các xã nghèo, vùng nghèo được đầu tư nhiều chương trình mục tiêu quốc gia. Mỗi chương trình mục tiêu quốc gia đều có mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ riêng, vì vậy cần các văn bản hướng dẫn riêng (ví dụ các dự án thuộc hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất trong Chương trình 135 phải tuân thủ cơ chế, quy định đề ra của Chương trình về lập, thẩm định dự án, phê duyệt dự án… ). Trong mỗi chương trình mục tiêu đối với các xã nghèo, vùng nghèo không có sự trùng lặp, chồng chéo các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Tuy nhiên, do triển khai thực hiện nhiều chương trình mục tiêu trên cùng một địa bàn xã nghèo, vùng nghèo, nên một số địa phương gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia.

Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang tiến hành rà soát, tổng hợp hệ thống chính sách dân tộc hiện hành trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương kịp thời bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản thay thế cho phù hợp với tình hình thực tế.



2. Cử tri tỉnh Kon Tum, Thái Nguyên, Cao Bằng kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ, Ủy ban Dân tộc xem xét, sửa đổi bổ sung Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II” và Thông tư hướng dẫn số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 của Ủy ban Dân tộc của Chính phủ theo hướng tất cả học sinh bán trú đang theo học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông là con em các gia đình đang sinh sống tại các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn thuộc các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa được hưởng chế độ “Hỗ trợ về tiền ăn, dụng cụ sinh hoạt và học tập như con em các hộ nghèo với mức hỗ trợ cho một học sinh là 140.000 đồng/tháng x 9 tháng/năm”; có nơi ở cho các cháu. Đồng thời cử tri kiến nghị nên bổ sung quy định hỗ trợ cho con các hộ nghèo đang theo học tại các trường tiểu học về tiền ăn, dụng cụ sinh hoạt và học tập để khuyến khích và hỗ trợ các em và gia đình về điều kiện kinh tế và động viên các em học tập tốt.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Tiếp thu ý kiến của các địa phương về điều chỉnh đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 05 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg. Theo đó, đối tượng được hưởng hỗ trợ tiền ăn, dụng cụ học tập và sinh hoạt là học sinh con hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn.



3. Cử tri tỉnh Gia Lai, Hoà Bình kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ quan tâm chính sách an sinh xã hội nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Cần có chính sách mạnh mẽ về giáo dục, nâng cao dân trí và mở rộng đào tạo con em dân tộc thiểu số được vào học các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học; tăng mức đầu tư cơ sở hạ tầng đối với Chương trình 135 giai đoạn 2 đối với xã vùng 3 và làng đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng 2; tiếp tục đầu tư cho các xã vùng 2 vừa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn để các xã này phát triển bền vững. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chương trình 134 và tiếp tục hỗ trợ các hộ gia đình ở vùng 2 và vùng 3 xây dựng nhà ở kiên cố.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Nhằm đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo nhanh, bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội đối với vùng dân tộc và miền núi, trong đó có tỉnh Gia Lai. Các chính sách đã có tác động trực tiếp và phát huy hiệu quả ở vùng dân tộc và miền núi.

- Cụ thể, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo hiện đang thực hiện một số chính sách, như: Chính sách trợ cấp, miễn giảm học phí đối với học sinh dân tộc thiểu số, chính sách đối với trường phổ thông dân tộc nội trú, chính sách cử tuyển và dự bị đại học dân tộc,... Các chính sách này đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học các bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học. Bên cạnh đó còn có các chính sách như: Chính sách ưu đãi đối với cán bộ quản lý và nhà giáo công tác ở vùng dân tộc, chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giáo dục,... nhằm từng bước hỗ trợ cơ sở, vật chất và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên yên tâm công tác tại vùng dân tộc và miền núi.

- Về tăng mức đầu tư cơ sở hạ tầng đối với Chương trình 135 giai đoạn II đối với xã vùng 3 và làng đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng 2: Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2009 tăng mức đầu tư đối với một số dự án thuộc Chương trình 135 nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cải thiện đời sống và hỗ trợ nhân dân vươn lên thoát nghèo, cụ thể:

* Đối với các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II:

+ Dự án Hỗ trợ Phát triển sản xuất: tăng từ 200 triệu/xã/năm lên 300 triệu đồng/xã/năm;

+ Dự án Cơ sở hạ tầng: tăng từ 800 triệu/xã/năm lên 1.000 triệu đồng/xã/năm.

* Đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các vực II:

+ Dự án Hỗ trợ Phát triển sản xuất: từ 30 triệu/thôn/năm lên 50 triệu đồng/thôn, bản/năm.

+ Dự án Cơ sở hạ tầng: từ 150 triệu/thôn/năm lên 200 triệu đồng/thôn, bản/năm.

- Về việc tiếp tục đầu tư cho các xã vùng 2 vừa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn để các xã này phát triển bền vững: Được Thủ tướng Chính phủ giao, hàng năm, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã vùng 2 vào diện đầu tư của Chương trình 135 nhằm góp phần thúc đẩy các xã vùng 2 phát triển bền vững.

- Về tổng kết, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chương trình 134 và tiếp tục hỗ trợ các hộ gia đình ở vùng 2 và vùng 3 xây dựng nhà ở kiên cố:

Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo các Chương trình giảm nghèo trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở. Đối với hộ nghèo, khó khăn về nhà ở thực hiện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các đối tượng khác theo đề nghị của Đoàn Đại biểu, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố.

4. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị:

Chương trình 134 của Chính phủ hỗ trợ cho đồng bào là người Khơme nghèo vay vốn chuộc lại đất để sản xuất, kiến nghị Chính phủ điều chỉnh thêm đối tượng là người Việt nghèo không có tư liệu sản xuất được vay vốn chuộc lại đất sản xuất vào chương trình 134.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Ngày 20/7/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Riêng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện theo Quyết định 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 74 không quy định hỗ trợ người Khmer nghèo vay vốn chuộc lại đất sản xuất mà quy định là “hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn chưa có đất sản xuất hoặc chưa đủ đất sản xuất” theo định mức quy định tại Quyết định 74 thì được hỗ trợ kinh phí để tạo quỹ đất với mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/ hộ và được vay tín chấp 10 triệu đồng/ hộ trong thời gian 5 năm với lãi suất bằng 0%. Do điều kiện thực tế hiện nay Nhà nước chưa mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách đối với hộ dân tộc Kinh (Việt). Vì vậy, địa phương có thể vận dụng các chính sách khác hỗ trợ hộ nghèo dân tộc Kinh theo quy định hiện hành.

Ý kiến kiến nghị của cử tri chúng tôi xin tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế.

5. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn rất nhiều hộ gia đình cận nghèo (nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số) chưa có nhà ở bền vững. Vì vậy, đề nghị Trung ương xem xét, sớm có chính sách hỗ trợ tấm lợp nhà cho số đối tượng này để làm nhà ở bền vững, ổn định.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Ngày 12/12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Trong đó, quy định đối tượng là hộ nghèo, chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở. Đối với hộ cận nghèo hiện nay theo đề nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Dân tộc sẽ phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ để làm nhà ở bền vững.



6. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị:

Cử tri huyện Nghĩa Hành đề nghị bổ sung thôn Trũng Kè 1 và thôn Trũng Kè 2 thuộc xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành vào danh mục thôn đặc biệt khó khăn vì hai thôn này đa số là người dân tộc H’re có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng người dân lại không được hưởng chính sách như các thôn đặc biệt khó khăn.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Hai thôn Trũng Kè 1 và Trũng Kè 2 thuộc xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành đã được công nhận thôn đặc biệt khó khăn tại Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và đã được hỗ trợ đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II từ năm 2008 đến nay (phê duyệt tại Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/1/2008). Như vậy hai thôn trên vẫn đang được hưởng chính sách như các thôn đặc biệt khó khăn khác.



7. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị:

Đề nghị Ủy ban Dân tộc xem xét đưa 3 xã mới thành lập của huyện Sơn Tây (Sơn Long, Sơn Liên, Sơn Màu) vào danh sách các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để các xã này được thụ hưởng các chính sách đầu tư theo chương trình 135 của Chính phủ.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Hàng năm Uỷ ban Dân tộc phối hợp với một số Bộ, ngành liên quan tổ chức rà soát, tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung các xã mới chia tách theo các Nghị định của Chính phủ vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II trên cơ sở đề nghị của các địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, Uỷ ban Dân tộc chưa nhận được văn bản đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ngãi về bổ sung 3 xã nói trên vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Sau khi nhận được văn bản đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ngãi về bổ sung 3 xã Sơn Long, Sơn Liên, Sơn Màu vào diện đầu tư của Chương trình 135 Uỷ ban Dân tộc sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan căn cứ các quy định hiện hành để xem xét, sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào diện đầu tư của Chương trình 135.



8. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị:

Trong những năm qua, các chương trình đầu tư của Nhà nước đã đem lại hiệu quả cao, góp phần vào việc nâng cao trình độ dân trí và công tác xóa đói, giảm nghèo của nhân dân vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu và xây dựng Chương trình 135 giai đoạn 3 vì trên địa bàn tỉnh còn nhiều xã chưa đầu tư được đường điện.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg và sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, Ủy ban Dân tộc đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó, tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn tại của Chương trình 135 giai đoạn II như: Phát triển sản xuất; nâng cao trình độ quản lý; xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện...



9. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị :

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về chính sách cho vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và Quyết định 126/2008/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung Quyết định 32 theo hướng nâng hạn mức vay vốn tối đa là 5 triệu đồng/hộ hiện nay lên từ 8 đến 10 triệu đồng/hộ; với tiêu chí hộ có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức thu nhập bình quân của hộ nghèo theo Quyết định 170/2007/QĐ-TTg như hiện nay rất khó thực hiện do giá cả tăng cao, đề nghị nâng tiêu chí được vay lên mức dưới 80% hoặc ban hành chuẩn nghèo mới.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Ngày 5/3/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với mục tiêu giúp đồng bào phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, sớm vượt qua đói nghèo.

Ngày 15/9/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg sửa đổi một số điều của Quyết định 32 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Chính sách cho vay vốn tập trung cho diện đối tượng là hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Đối với Quyết định 32, đối tượng thụ hưởng là hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có thu nhập bình quân đầu người dưới 60.000 đồng/người/tháng, theo Quyết định 126 là dưới 100.000 đồng/người/tháng.

Hộ dân tộc thiểu số được vay vốn với mức 5 triệu đồng/hộ, lãi xuất 0%, thời gian vay là 5 năm. Các hộ có thể vay một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng mức vay các lần không quá 5 triệu đồng/hộ. Nếu hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có nhu cầu vay thêm vốn thì có thể vay thêm từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hộ nghèo hiện hành. Ngoài ra, các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn còn được hưởng các chính sách hiện hành thực hiện ở khu vực dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đề nghị của Đoàn Đại biểu nâng mức vay vốn tối đa 5 triệu đồng/hộ hiện nay lên 8 đến 10 triệu đồng/hộ, Uỷ ban Dân tộc tiếp tục nghiên cứu cùng với các Bộ, ngành đề xuất với Thủ tướng Chính phủ.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương