UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang30/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   43

2. Cử tri Cao Bằng kiến nghị:

Cử tri kiến nghị hiện nay sĩ quan, cán bộ lực lượng vũ trang không có thẻ khám chữa bệnh phổ thông, muốn được khám chữa bệnh phải đến các Trạm xá của Quân đội, nên không thuận tiện. Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng cấp thẻ khám chữa bệnh cho quân nhân.

Trả lời: (Tại Công văn số 4654/QP ngày 07 tháng 09 năm 2009).

Quân đội là lực lượng làm nhiệm vụ quân sự có tính chất đặc thù riêng; mọi quân nhân đều được chăm sóc bảo vệ và quản lý chặt chẽ về sức khỏe. Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe quân nhân có những quy định và yêu cầu riêng để đảm bảo cho quân đội có đủ sức mạnh chiến đấu trong mọi tình huống. Vì vậy, Quân đội có một hệ thống tổ chức quân y từ tuyến đơn vị cơ sở đến tuyến cuối toàn quân, mọi quân nhân khi ốm đau, bị thương đều được quan tâm chăm sóc cứu chữa kịp thời. Do đó, Bộ Quốc phòng chưa có chủ trương thực hiện khám chữa bệnh cho quân nhân theo chế độ bảo hiểm y tế trong Quân đội.

Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn trong khám chữa bệnh đối với những quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng thuộc các đơn vị đóng quân ở khu vực, địa bàn xa các cơ sở quân y. Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 105/2008/QĐ-BQP ngày 11/7/ 2008 về việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại cơ sở dân y đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng; đã tạo điều kiện thuận lợi để mọi quân nhân được cấp cứu điều trị kịp thời khi ốm đau.

3. Cử tri Cao Bằng kiến nghị:

Doanh trại, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cán bộ, chiến sĩ quân đội làm việc còn rất nhiều thiếu thốn và lạc hậu, đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư hơn”.



Trả lời: (Tại Công văn số 4654/QP ngày 07 tháng 09 năm 2009).

Trong những năm vừa qua Quân đội nhân dân Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm; nguồn ngân sách bảo đảm hàng năm cho Quân đội đã tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước; điều kiện làm việc, đời sống của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang từng bước ổn định nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, nguồn ngân sách đầu tư xây dựng, bảo đảm vật chất trang thiết bị sinh hoạt cho bộ đội trong những năm vừa qua còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Trước mắt tập trung ưu tiên đảm bảo cho các đơn vị chủ lực đủ quân có doanh trại xuống cấp nghiêm trọng, các đơn vị mới thành lập, di chuyển…, một số đơn vị khác chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phấn đấu đến năm 2015 doanh trại toàn quân sẽ không còn nhà ở, sinh hoạt làm việc chất lượng thấp; 90% cơ sở doanh trại được đầu tư xây dựng công trình bảo đảm nước sạch sinh hoạt.



4. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị:

Về việc bà Nguyễn Thị Chút, quê thôn Quyết Thắng, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đề nghị tìm tung tích và giải quyết chế độ cho con trai bà là Nguyễn Văn Dần, nhập ngũ ngày 07/7/1977 bị thương ở chiến trường Cămpuchia”.



Trả lời: (Tại Công văn số 4662/QP ngày 07/09/2009).

a) Tháng 11/1981 quân nhân Nguyễn Anh Dần đào ngũ đi khỏi đơn vị Quân đoàn 4; tháng 12/1981 bị Kiểm toán quân sự Đoàn 7708 Quân khu 7 bắt và chuyển về Đoàn 778/QK7 cải tạo lao động. Đến tháng 12/1982 Đoàn 778 Quân khu 7 giải quyết cho xuất ngũ về địa phương, Đoàn 778 Quân khu 7 làm thủ tục xuất ngũ, đã thanh toán mọi quyền lợi cho quân nhân Nguyễn Anh Dần, Lý lịch quân nhân, danh sách quân nhân xuất ngũ được Đoàn 778 gửi theo đường quân bưu về Ban chỉ huy Quân sự huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi xuất ngũ Nguyễn Anh Dần không về địa phương đăng ký quân dự bị theo quy định mà vượt biên trái phép sang Cămpuchia, bị cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam ngày 04/10/1983.

Cơ quan an ninh điều tra – Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển công dân Nguyễn Anh Dần cho Công an tỉnh Thanh Hóa 2 lần: Lần 1 ngày 15/3/1985, được Công an tỉnh Thanh Hóa trả tự do ngày 13/8/1985; Lần 2 ngày 12/12/1986, được Công an tỉnh Thanh Hóa trả tự do ngày 09/5/1987.

Hai lần công dân Nguyễn Anh Dần bị giam tại trại giam của Công an tỉnh Thanh Hóa, được Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận và trả lời bà Nguyễn Thị Chút bằng văn bản số 89/CV-PV11 (PA24) ngày 27/6/2000 do Phó giám đốc Công an tỉnh Lê Trọng Giác ký.

b) Các cơ quan đã giải quyết và trả lời bà Nguyễn Thị Chút:

- Năm 1996, bà Chút làm tờ khai có con là Nguyễn Văn Dần, sinh năm 1957, nhập ngũ năm 1977, bị mất tin, mất tích, đề nghị giải quyết chính sách; sau khi nhận được tờ khai của bà Chút, Ban CHQS huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra hồ sơ về Nguyễn Văn Dần chính là Nguyễn Anh Dần; xác định Nguyễn Anh Dần đã được Đoàn 778/QK7 giải quyết xuất ngũ về địa phương từ tháng 12/1982 nên không đề nghị giải quyết báo tử cho con trai bà Chút theo diện mất tin, mất tích.

- Các cơ quan đã có văn bản kết luận và trả lời bà Chút:

+ Ban Chính sách – Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 29/CS ngày 29/08/1998 trả lời bà Chút.

+ Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa có văn bản số 871/TB ngày 21/11/1998 trả lời bà Chút.

+ Cục Quân lực – Bộ Tổng Tham mưu có Công văn số 06/G6-QSCS ngày 28/01/2000 báo cáo Văn phòng Quốc hội và trả lời bà Chút.

+ Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 89/CV-PV11 ngày 27/6/2000.

c) Qua nghiên cứu văn bản của các cơ quan chức năng trả lời bà Nguyễn Thị Chút, Bộ Quốc phòng có ý kiến như sau:

- Việc đề nghị của bà Nguyễn Thị Chút đã được các cơ quan chức năng xác minh, kết luận và trả lời có lý, có tình đúng quy định pháp luật. Qua hồ sơ xác minh tại địa phương, xác nhận của Công an tỉnh và UBND xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; Ban CHQS huyện Quảng Xương, bản tự khai lý lịch quân nhân của Nguyễn Anh Dần do Đoàn 778/QK7 gửi về Ban CHQS huyện Quảng Xương khi giải quyết xuất ngũ cho Nguyễn Anh Dần, xác định con bà Nguyễn Thị Chút và ông Nguyễn Văn Long chính là Nguyễn Anh Dần.

- Công dân Nguyễn Anh Dần, sinh năm 1956 đã xuất ngũ khỏi quân đội tháng 12/1982 từ Đoàn 778/QK7; Đoàn 778/QK7 đã thanh toán mọi quyền lợi và thủ tục xuất ngũ cho Nguyễn Anh Dần; lý lịch quân nhân, danh sách quân nhân xuất ngũ đã được Đoàn 778/QK7 gửi về Ban CHQS huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Căn cứ vào các quy định hiện hành về chế độ, chính sách thì trường hợp Nguyễn Anh Dần không thuộc diện xem xét đề nghị báo tử liệt sỹ.

5. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị:

Chế độ tuần tra biên giới đối với cán bộ, chiến sĩ biên phòng, dân quân tự vệ 4 nghìn đồng/ngày là quá thấp. Đề nghị nâng mức phụ cấp này cho phù hợp với thực tế hiện nay”.



Trả lời: (Tại Công văn số 4658/QP ngày 07 tháng 09 năm 2009)

Chế độ tuần tra biên giới với lực lượng biên phòng: thời điểm trước ngày 02/12/1998 lực lượng BĐBP khi làm nhiêm vụ tuần tra biên giới được ăn thêm với mức 4.000đ/người/ca (Công văn số 319/TC8 ngày 25/5/1996 của Cục Tài chính/BQP). Từ 03/12/1998 Bộ Quốc phòng đã điều chỉnh tiêu chuẩn, định lượng ăn cho lực lượng Biên phòng thuộc các đồn Biên phòng (Quyết định số 1639/1998/QĐ-BQP ngày 03/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ) và không thực hiện mức ăn thêm tuần tra biên giới mức 4.000đ/người/ca nữa. Hiện nay lực lượng Biên phòng làm nhiệm vụ tuần tra biên giới được hưởng chế độ ăn theo Quyết định số 134/2008/QĐ-BQP ngày 31/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với mức 33.000đ/người/ngày, gồm:



  • Tiêu chuẩn ăn thường xuyên: 30.000đ/người/ngày

  • Tiêu chuẩn ăn thêm chốt giữ đường biên giới: 3.000đ/người/ngày

5.2. Về chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ: từ ngày 01/01/2005, khi thực hiện nhiệm vụ, lực lượng dân quân tự vệ được hưởng các chế độ quy định tại Điều 24, 25 Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Điều 24 , Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ và Mục V, Thông tư Liên tịch số 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 20/4/2005 của Bộ Quốc phòng –KH&ĐT-Tài chính-LĐTB&XH. Chế độ trợ cấp ngày công lao động đối với lực lượng DQTV khi thực hiện nhiệm vụ theo mức do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 0,04 so với lương tối thiểu (hiện khoảng 26.000đ), nếu làm nhiệm vụ vào ban đêm từ 22h đến 06h sáng thì được tính gấp đôi (ngoài ra còn được hỗ trợ tiền ăn theo mức do UBND cấp tỉnh quy định). Như vậy, ý kiến cử tri phản ánh về chế độ đối với lực lượng BĐBP, DQTV tuần tra biên giới có thể ở thời điểm trước đây.

6. Cử tri tỉnh Quảng Bình, Hải Dương kiến nghị:

Đề nghị Nhà nước cho các đối tượng là quân nhân Quốc phòng, Công an nhân dân cũng được hưởng chế độ theo Nghị định 142 như đối với lực lượng quân đội”.



Trả lời: (Tại Công văn số 4659/QP, 4660/QP ngày 07 tháng 09 năm 2009).

Về đề nghị nhà nước cho các đối tượng là Công nhân viên quốc phòng, cũng được hưởng chế độ theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg như đối với lực lượng Quân đội.

Đối với những người là Công nhân viên quốc phòng phục vụ trong quân đội tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước về nghỉ hưởng chế độ thôi việc đã đươc Bộ Quốc phòng đề xuất và đã được các cơ quan chức năng xem xét trong quá trình nghiên cứu xây dựng chính sách. Tuy nhiên, để đảm bảo cân đối với cán bộ, công chức nhà nước về thôi việc nên chưa được thống nhất đưa vào đối tượng.

Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến trên và sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đề xuất.

Về đề nghị nhà nước cho Công an nhân dân cũng được hưởng chế độ theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg như đối với lực lượng Quân đội.

Đối với lực lượng Công an tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang được Bộ Công an phối hợp với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu, khảo sát xây dựng chính sách.



7. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:

Cử tri tiếp tục đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục thi công tuyến đường Trải Lạt – Cây Chanh (huyện Tân Kỳ). Đây là tuyến đường quan trọng bảo đảm cho việc quốc phòng – an ninh và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, vận chuyển nguyên liệu cho người dân. Hiện nay, tuyến đường này do Bộ Quốc phòng thi công dở dang đã xuống cấp nghiêm trọng, cát bụi về mùa nắng, lụt lội về mùa mưa đã ảnh hưởng đến sinh hoạt sản xuất và người tham gia giao thông”.



Trả lời: (Tại Công văn số 4655/QP ngày 07/09/2009).

Do khả năng cân đối về bảo đảm ngân sách cho các dự án của ngành giao thông trong các năm gần đây của nhà nước cho Bộ Quốc phòng là rất khó khăn, chủ yếu chỉ đủ trả nợ cho các dự án đang triển khai. Cụ thể: từ năm 2001 đến nay, các dự án thuộc ngành giao thông của Bộ Quốc phòng đang triển khai có tổng mức đầu tư được duyệt là 302 tỷ đồng (trong đó một số dự án chưa được điều chỉnh tổng mức đầu tư), vốn được nhà nước cấp đến hết năm 2009 mới được trên 249 tỷ đồng. Bình quân một năm được cân đối khoảng 25 đến 30 tỷ đồng /năm.

Đối với dự án đường giao thông An Ngãi-Cây Chanh, tỉnh Nghệ An/QK4, có tổng mức đầu tư được duyệt trên 21 tỷ đồng. Vốn bố trí hết năm 2009 là 19,2 tỷ đồng để hoàn thành mục tiêu dự án là: đầu tư hoàn chỉnh đoạn đường từ km 0 đến km 12 (là vị trí vào khu hậu cứ của Quân khu 4), đoạn đường còn lại 16,978 km chỉ đủ kinh phí làm nền và móng đường.

Việc cử tri địa phương có ý kiến đầu tư tiếp là cần thiết; tuy nhiên, do điều kiện cân đối ngân sách còn khó khăn, từ năm 2006 đến nay, Bộ Quốc phòng có chủ trương: chỉ xin ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho các dự án thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; những dự án giao thông kết hợp ở các địa phương chỉ xin ngân sách Nhà nước giải quyết số nợ đọng cho các dự án đã thực hiện xong.

Đối với dự án trên, nếu địa phương có nhu cầu triển khai tiếp, Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An báo cáo Chính phủ cho đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước cấp qua địa phương.

8. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị:

Đề nghị xem xét để khen thưởng và có chế độ chính sách với những người tham gia phục vụ chiến đấu ở biên giới phía bắc”.



Trả lời: (Tại Công văn số 4665/QP ngày 07/9/2009).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (Tại điểm 4 Thông báo số 183-TB/TW ngày 03/9/2008), Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch khảo sát, nghiên cứu đề xuất chế độ, chính sách đối với quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ Quốc tế ở Căm-pu-chia, đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và làm nhiệm vụ giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 theo chủ trương của Bộ Chính trị.



9. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị:

Đề nghị bổ sung đối tượng quân nhân phục viên, xuất ngũ về địa phương đang công tác vào đối tượng được kê khai hồ sơ để được hưởng chế độ theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/04/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương”.



Trả lời: (Tại Công văn số 4197/QP ngày 17/8/2009).

Theo quy đinh tại khoản 1, Điều 1, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ, thì đối tượng áp dụng là quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứa nước, nhập ngũ từ ngày 30/04/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng.

Để bảo đảm cân đối và thống nhất với các đối tượng tham gia chống Mỹ cứu nước được hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 và đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ; tại điểm a, Mục 1 Thông tư liên tịch số 144/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 22/11/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao dộng – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng hoặc hiện đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đây là chính sách trợ cấp cho những đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/04/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ không có chế độ trợ cấp hàng tháng; không phải chế độ trợ cấp cho tất cả các đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung.

Tuy nhiên, qua ý kiến và kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Cạn nêu trên, Bộ Quốc phòng ghi nhận và tiếp tục chỉ đạo cơ quan phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét cho hợp lý.

10. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị:

Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng xem xét lại Nghị định 04/2001/NĐ-CP ngày 16/1/2001 và Nghị định 31/2002/NĐ-CP ngày 19/1/2004 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với sỹ quan quân đội đã nghỉ hưu trước năm 2000 không được hưởng chế độ là chưa hợp lý”.



Trả lời: (Tại Công văn số 4682/QP ngày 07/9/2009 của Bộ Quốc phòng ).

10.1. Theo quy đinh, các chính sách xã hội nói chung, chính sách đãi ngộ đối với quân đội, hậu phương quân đội nói riêng, về nguyên tắc có thời điểm thực hiện nhất định. Nghị định số 04/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một só điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 có hiệu lực thi hành về chính sách kể từ ngày 01/4/2000. Như vậy, chế độ, chính sách quy định tại Nghị định trên chỉ áp dụng thực hiện đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ từ ngày 01/4/2000 trở đi.

10.2. Nghị định số 31/2002/NĐ-CP ngày 19/1/2004 của Chính phủ về điều chỉnh mức lương hưu của người nghỉ hưu trước 4/1993, nhằm giải quyết mức lương hưu chênh lệch giữa người nghỉ hưu trước và sau 4/1993. Về cơ bản hiện nay mức lương hưu của các đối tượng nêu trên đã đảm bảo tương đối tương quan. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu để đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét theo chức năng.

11. Cử tri Hà Nội kiến nghị:

Hiện nay Cục quản lý hành chính thuộc Bộ tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) chưa bàn giao phần đất thuộc khu Tân Bình, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội cho địa phương quản lý (mặc dù các hộ dân là gia đình quân nhân tại khu vực này đã được bàn giao hộ khẩu về cho xã quản lý từ năm 2001). Đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp với TP Hà nội giải quyết (cử tri huyện Thạch Thất)”.



Trả lời: (Tại Công văn số 4657/QP ngày 07/9/2009).

Căn cứ hậu cần Ba Vì thuộc Cục Hậu cần/Bộ Tổng tham mưu (trước đây là trại tăng gia Ba Vì thuộc Cục Quản lý hành chính) được thành lập từ năm 1962, đóng quân tại xã Yên Bình, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; tổng diện tích đất thuộc tỉnh Hòa Bình do Căn cứ hậu cần Ba Vì quản lý là: 1.798.626 m 2 trong đó:

- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng là: 1.729.090 m2 = 173 ha

- Đất do 58 hộ gia đình là nhà ở và trồng vườn là: 58.936 m2

- Đất làm vườn và hành lang giao thông là: 10.600 m2

Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 41/CP ngày 23/03/1962 về việc lấy đất để xây dựng thao trường của Quân đội và Quyết định số 728/QĐ/TTg ngày 03/10/1996 về việc phê duyệt đất quốc phòng do Quân đội quản lý trên địa bàn Quân khu 3 (tên đơn vị là khu tăng gia Cục Quản lý Hành chính/BTTM), và được UBND tỉnh Hòa Bình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 1.729.090 m2 đất cho Căn cứ hậu cần Ba Vì (Quyết định số 1061/QĐ-UB ngày 13/09/2000).

- Về 58.936 m 2 đất do 58 hộ gia đình là cán bộ, công nhân viên của Căn cứ hậu cần Ba Vì đang nghỉ hưu, thôi việc và đang công tác sử dụng làm nhà ở và làm vườn; Tuy nguồn gốc là đất Quốc phòng nhưng trên thực tế hầu hết 58 hộ gia đình đã tự san lấp đất đồi mà đơn vị chưa dùng tới để làm nhà ở, làm vườn, từ khi có trại tăng gia (năm 1962 đến trước năm 1993); và BTTM đã hướng dẫn Cục Hậu cần làm các thủ tục báo cáo BQP chuyển ra địa phương và đề nghị chính quyền địa phương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng hộ theo đúng quy định của pháp luật.

Qua 6 năm, Cục Hậu cần, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng đã có các văn bản: Báo cáo số 417/G9-A ngày 23/4/2001; công văn số: 1006/G9-A ngày 21/7/2005; công văn số 1479/G9-A ngày 07/11/2005; công văn số 676/G9-A ngày 25/5/2006; công văn số 697/G9-A ngày 30/5/2006; công văn số 1539/Tg1 ngày 04/7/2006; công văn số 1044/TM ngày 17/7/2006; công văn số: 1710/G9-A ngày 11/12/2007 về việc chuyển giao khu gia đình Căn cứ hậu cần Ba Vì ra địa phương quản lý nhưng chưa có kết quả; hiện nay khu Tân Bình, xã Yên Bình, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được chuyển về huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội; do vậy Cục Hậu cần/BTTM, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng tiếp tục có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết.

- Về đất canh tác nằm trong diện tích đất quốc phòng đã được UBND tỉnh Hòa Bình cấp giấy chứng nhận QSDĐ: Cấp ủy và Trưởng thôn Tân Bình, xã Yên Bình đề nghị bàn giao đất để thôn Tân Bình xây dựng nhà Văn hóa thôn, làm bãi tha ma và để cho dân trồng cây đảm bảo đời sống. Việc này, đơn vị đã cùng địa phương và các đơn vị liền kề cắm mốc giới và đang có nhu cầu sử dụng nên không thể đề nghị cấp có thẩm quyền bàn giao cho địa phương theo đề nghị của cấp ủy và Trưởng thôn Tân Bình xã Yên Bình. Trên thực tế thôn Tân Bình thuộc xã Yên Bình nguyên là khu tập thể của Căn cứ hậu cần Ba Vì, hầu hết các chủ hộ gia đình đều là cán bộ, công nhân của Căn cứ hậu cần Ba Vì đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ thôi việc. Để đảm bảo đời sống cho các gia đình, từ năm 1998 về trước Căn cứ hậu cần có cho một số hộ mượn 1 đến 2 sào đất ở chỗ đầm sình lầy hoặc gò đồi mà đơn vị chưa dùng đến để các gia đình trồng cây hoặc ký hợp đồng với 45 số hộ để trồng rừng theo chương trình 327 và trồng vải, 23 hộ tự san lấp gò đồi để trồng cây, cá biệt có 3 hộ tự ý xây tường rào chiếm đất của đơn vị.

- Về con người: Những năm gần đây toàn bộ cán bộ, CNV của Căn cứ hậu cần Ba Vì đang công tác, đã nghỉ hưu, nghỉ thôi việc có nhà ở tại khu tập thể của Căn cứ hậu cần Ba Vì (nay là thôn Tân Bình) đều được đơn vị tạo điều kiện làm các thủ tục đăng ký hộ khẩu tại nơi cư trú theo đúng quy định của pháp luật.



12. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị:

Cử tri kiến nghị về chế độ mất sức trong quân nhân hiện nay đã được chuyển sang chế độ bệnh binh. Hiện nay chỉ áp dụng chính sách bệnh binh cho các đối tượng như hiện nay sẽ là cào bằng giữa các đối tượng (do chính sách bệnh binh chỉ có một chế độ áp dụng chung) về chế độ, về thâm niên,… Cử tri kiến nghị cần xem xét lại vấn đề này để tránh sự thiệt thòi của các đối tượng mất sức khi chuyển sang chế độ bệnh binh”



Trả lời: (Tại Công văn số 4683/QP ngày 07/9/2009).

Để khắc phục vấn đề bấp cập trên, theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi) thì sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ nghỉ theo chế độ bệnh binh suy giảm khả năng lao động 61% trở lên được hưởng chế độ bệnh binh đồng thời được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, số đã nghỉ hưởng chế độ bệnh binh trước đây, theo pháp lệnh ưu đãi người có công, chỉ phân theo tỷ lệ mất sức lao động. Đây là vấn đề trong thực tế có bất cập. Bộ Quốc phòng đã và sẽ tiếp tục đề xuất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này xem xét.

13. Cử tri tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang kiến nghị:

Liên quan đến việc thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, ngày 08/11/2005 và Quyết định số 180/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cử tri cho rằng chế độ của đối tượng được hưởng theo tinh thần của hai Quyết định này quá thấp so với giá tiêu dùng hiện nay. Cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét tăng chế độ cho đối tượng được hưởng và có biện pháp tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện”.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương