UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang28/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   43

4.3:Về kiến nghị trong thực hiện chính sách kích cầu sản xuất cần có những quy định thống nhất về tăng, giảm lãi suất của ngân hàng, vì khi lãi suất tiền gửi tăng thì ngân hàng tăng ngay lãi suất cho vay, khi lãi suất tiền gửi giảm thì lại chậm giảm lãi suất cho vay”. (kiến nghị của cử tri tỉnh Tuyên Quang).

Trả lời: Tại công văn số 5913 /NHNN-VP ngày 31/7/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Kể từ ngày 16/5/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, trong đó quy định tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Để đảm bảo tính hiệu lực của quyết định, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng vi phạm quy định.

Thực hiện các giải pháp kích cầu của Chính Phủ, từ tháng 12/2008, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ mức 10%/năm xuống 8,5%/năm (áp dụng từ ngày 22/12/2008) và 7%/năm (áp dụng từ ngày 1/2/2009 đến nay). Theo đó, mức lãi suất cho vay tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng giảm từ 15%/năm xuống còn 10,5%/năm (đối với những khoản vay được hỗ trợ lãi suất, mức lãi suất cho vay tối đa sau khi được hỗ trợ lãi suất là 6,5%/năm).

Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn cho khách hàng vay vốn, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trong điều kiện sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay; xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các khoản nợ được ký kết trước đây xuống mức lãi suất cho vay hiện hành và không phạt quá hạn trả nợ đối với doanh nghiệp gặp khó khăn. Vì vậy, hiện nay có những tổ chức tín dụng chỉ cho vay với mức lãi suất 8,5%/năm (sau khi hỗ trợ lãi suất còn 4,5%/năm); nhiều tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước đã xem xét điều chỉnh giảm mức lãi suất cho vay đối với các khoản nợ đã ký kết trước đây xuống mức lãi suất hiện hành. Trong khi hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại vẫn phải trả lãi suất huy động tiền gửi cao hơn nhiều mặt bằng lãi suất hiện hành cho các khoản tiền gửi chưa đến hạn đã huy động trước đây.



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Cử tri Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh; tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Long An, Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Phú Thọ, Bến Tre kiến nghị:

Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cụm công nghiệp và một số nhà máy trên địa bàn gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân,… việc ô nhiễm này kéo dài gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ chế quản lý giám sát, chấn chỉnh quy trách nhiệm rõ ràng đối với các cơ quan cấp dưới, bắt buộc các nhà sản xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các nhà máy có hệ thống xử lý nước thải mới được hoạt động”.



Trả lời: (Tại công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009)

a) Về ô nhiễm môi trường ở các làng nghề:

- Hiện nay trên phạm vi cả nước có khoảng 2.100 làng nghề đang hoạt động, trong đó tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền Trung (chiếm khoảng 30%), còn lại là ở miền Nam (khoảng 10%). Bên cạnh giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, đóng góp đáng kể vào nguồn thu cho ngân sách địa phương, làng nghề còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, đúng như cử tri nêu, thời gian vừa qua, sự phát triển ồ ạt các làng nghề theo nhu cầu thị trường mà không có quy hoạch phát triển về không gian cũng như cơ cấu ngành nghề nông thôn, không chú ý thoả đáng các yêu cầu bảo vệ môi trường, hầu hết các làng nghề và các cơ sở sản xuất trong làng nghề không có cơ sở hạ tầng để thu gom, xử lý chất thải (bao gồm cả chất thải rắn và nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường) đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề ở nhiều nơi.

- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ năm 2005 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc, trong đó có đối tượng làng nghề.

- Do tính chất, đặc thù của sản xuất làng nghề, để giải quyết tình trạng ô nhiễm làng nghề một cách triệt để cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng các giải pháp sau đây:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy định về bảo vệ môi trường cho phù hợp đối với các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề;

+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 38, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; theo thẩm quyền hướng dẫn quy hoạch các khu sản xuất tập trung tại các làng nghề nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất trong các làng nghề tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 3 Điều 38, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

+ Tăng cường giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ý thức chấp hành pháp luật môi trường trong cộng đồng ở các làng nghề;

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường làng nghề và xử lý cương quyết, triệt để đối với các làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong danh mục của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc dần thu hẹp quy mô hoạt động tiến tới chuyển đổi hoàn toàn nghành nghề sản xuất, điển hình như Làng nghề tái chế chì Đông Mai - Hưng Yên;

- Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực triển khai phổ biến các hướng dẫn về sản xuất sạch hơn; hướng dẫn về xử lý chất thải và cải thiện môi trường; xây dựng các mô hình thu gom và xử lý chất thải tại cơ sở; các mô hình khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào giám sát môi trường,... nhằm mục tiêu hài hòa giữa bảo tồn, phát triển làng nghề, nâng cao đời sống kinh tế của người dân và bảo vệ môi trường.

b) Về ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp:

Hiện nay, nước ta có khoảng 186 khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, mới chỉ có 110 khu đi vào vận hành, trong đó có khoảng trên 30% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu, đạt tiêu chuẩn của Việt Nam, trên 60% hiện nay chưa đạt. Tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20% (Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc,...).

Nguyên nhân là do trước đây, vấn đề môi trường chưa thực sự được quan tâm coi trọng đúng mức, trong khi đó nhiều khu công nghiệp được xây dựng từ nhiều năm trước, không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là:

+ Công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố chưa phù hợp, chưa có tính liên vùng và khu vực nên đã phá vỡ quy hoạch tổng thể, vượt quá sức chịu tải của môi trường, đặc biệt trên các lưu vực sông Thị Vải, Đồng Nai, Sài Gòn, Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu,...

+ Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có nhiều hạn chế do sự thiếu hụt về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý môi trường.

+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn có những bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo và chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường; các chế tài chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe để các doanh nghiệp tự thấy phải có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Đa số các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận hoặc do khó khăn, hạn chế về tài chính nên chưa chú trọng đầu tư thích đáng cho công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là xây dựng các công trình xử lý chất thải; nhiều doanh nghiệp khi xây dựng dự án đầu tư có lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) nhưng sau khi được phê duyệt hoặc xác nhận lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường đã cam kết.

+ Đa số các doanh nghiệp chưa chủ động cập nhật các thông tin, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thiếu kiến thức chuyên môn về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thiếu trách nhiệm, thậm chí cố tình vi phạm hoặc che dấu vi phạm để đối phó với cơ quan quản lý nhà nước.

- Một số giải pháp cần được triển khai trong thời gian tới:

+ Triển khai thực hiện Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; đặc biệt việc tuân thủ đúng các quy định về bắt buộc xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, quy định về xử lý chất thải rắn, nước thải...; chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Tài nguyên và Môi trường việc triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp.

+ Đẩy mạnh công tác truyền thông và tư vấn môi trường cả ở cấp Trung ương và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng; thiết lập các đường dây nóng để hướng dẫn các doanh nghiệp cũng như xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm được quần chúng nhân dân phát hiện.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm đối với các cơ sở có hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong đó thực hiện một cách kiên quyết việc cấm hoạt động đối với những cơ sở có hành vi phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để thực hiện tốt nội dung này Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có sự hợp tác của các Bộ, ngành và địa phương.

+ Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp thuộc quyền quản lý của mình tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.



2. Cử tri các tỉnh, thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai kiến nghị:

Đề nghị đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, xã hội nhưng phải đảm bảo môi trường trong triển khai thực hiện dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin ở Tây Nguyên”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009)

- Vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế trong việc khai thác và chế biến bauxite sẽ được Bộ Công Thương, Chủ dự án tiếp tục nghiên cứu, đánh giá. Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc khai thác và chế biến bauxite ở Tây Nguyên là phải đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

- Việc khai thác và chế biến bauxite đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì rà soát, điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng bauxite và tiến hành lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho Quy hoạch này. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định Báo cáo ĐMC này. Dự án Nhà máy sản xuất alumina Nhân Cơ và Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng là hai dự án thí điểm đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét đánh giá dưới góc độ môi trường.

- Để đánh giá tổng hợp và sát thực tác động tiêu cực của dự án tới môi trường nhằm giảm thiểu tác động xấu trong quá trình khai thác và chế biến bauxite, sản xuất alumina, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện các nội dung sau:

+ Đối với việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án nhà máy sản xuất alumina Nhân Cơ: Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thẩm định tiếp Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đã thẩm định bước 1 tại địa phương nhằm đánh giá tổng thể, sát thực các tác động của dự án tới môi trường và xem xét hiệu quả, tính khả thi của các giải pháp bảo vệ môi trường được Chủ đầu tư cam kết.

+ Đối với Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng: Tập đoàn TKV đang tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung do Dự án có một số thay đổi (sơ đồ bố trí tổng mặt bằng, công nghệ đổ thải,...). Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục hướng dẫn Chủ dự án thực hiện các nội dung trong báo cáo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Việc giám sát môi trường đối với Dự án "Nhà máy sản xuất alumina Nhân Cơ" và Dự án "Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng": Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường, tác động của dự án tới các thành phần môi trường vật lý, môi trường sống và kinh tế - xã hội; giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó kịp thời đối với những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình khai thác và chế biến bauxite. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ giám sát môi trường đối với Dự án "Nhà máy sản xuất alumina Nhân Cơ" và Dự án "Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng" (theo Quyết định số 1347 ngày 15 tháng 7 năm 2009) và phối hợp với Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành lập Trung tâm quan trắc môi trường.

- Đối với hoạt động khai thác, chế biến bauxite và sản xuất alumina, bùn đỏ là nguồn ô nhiễm lớn nhất. Yêu cầu đối với hồ chứa bùn đỏ là phải an toàn, hạn chế ô nhiễm tới môi trường đất và nước, tránh sự cố. Công tác thiết kế đang được chủ đầu tư tiến hành và đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương thẩm định. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tích cực kêu gọi các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các doanh nghiệp, Chủ đầu tư,... nghiên cứu công nghệ xử lý triệt để bùn đỏ và sử dụng bùn đỏ như là nguồn tài nguyên thứ cấp (đã làm việc với Công ty cổ phần Thạch Bàn, Tập đoàn TKV để nghiên cứu sử dụng bùn đỏ như là vật liệu gầy phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng).



3. Cử tri tỉnh Yên Bái, Vĩnh Long, Lào Cai, Phú Thọ kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ cần có giải pháp mạnh mẽ và dứt điểm hơn trong việc xử lý những doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường - đặc biệt là vụ Công ty Vedan”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009)

a) Với các vi phạm của Công ty Vedan, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 02 Quyết định xử lý, bao gồm: Quyết định số 131/QĐ-XPHC ngày 06 tháng 10 năm 2008 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và Quyết định số 1999/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2008 về việc đình chỉ hiệu lực Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Ngay sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thành lập Tổ công tác liên ngành để giám sát việc thực hiện các quyết định nêu trên của Công ty Vedan. Cuối tháng 4 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách lĩnh vực môi trường đã cùng với đại diện các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra trực tiếp việc khắc phục vi phạm của Công ty Vedan cũng như thị sát chất lượng nước sông Thị Vải. Kết quả kiểm tra cho thấy, Công ty Vedan đã chấp hành khá nghiêm túc các Quyết định nêu trên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:

- Đã nộp tiền phạt vi phạm hành chính 267.500.000 đồng;

- Đã nộp trên 93 tỷ đồng trong tổng số 127.268.067.520 đồng phí bảo vệ môi trường trốn nộp; đồng thời Công ty Vedan cũng đang làm thủ tục nộp nốt số tiền còn lại;

- Đã tháo bỏ toàn bộ các tuyến ống ngầm dài trên 2.200 m, 04 máy bơm và 03 họng xả chất thải ngầm cắm sâu xuống sông Thị Vải khoảng 10 m; dừng việc thải nước thải vào hệ thống 21 hồ sinh học không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và tháo bỏ các tang vật vi phạm khác; lắp đặt công tơ điện riêng biệt và đồng hồ đo lưu lượng của hệ thống xuất khẩu CMS ra tàu thủy; lập nhật ký vận hành của các hệ thống xử lý nước thải; cải tạo và xây dựng bổ sung các công trình xử lý triệt để (độ màu, COD) cho 03 hệ thống xử lý nước thải hiện hữu, hoàn thành tháng 4 năm 2009; tiến hành thiết kế, xây dựng bổ sung 02 hệ thống xử lý nước thải mới và lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, dự kiến tháng 11 năm 2009 sẽ hoàn thành; xây mới và lắp đặt 04 dây chuyền sản xuất phân bón, 01 máy cô đặc dịch thải sau lên men và các tồn tại khác để hoạt động đúng công suất, dự kiến hoàn thành trong tháng 12 năm 2009;

- Hiện nay, Công ty Vedan đã tạm dừng hoạt động của 04 Nhà máy: Lysine, tinh bột mì tươi, PGA và Nhà máy điện 12 MW; giảm công suất của các nhà máy khác chỉ còn 67% để khắc phục ô nhiễm. Nước thải của các nhà máy hiện được thu gom vào 03 hệ thống xử lý trước khi thải ra sông Thị Vải. Kết quả giám sát cho thấy các thông số môi trường trong nước thải đều đạt TCVN 5945:2005 cột B, với Kq = 1,1 và Kf =0,9 (TCVN).

Bên cạnh đó, trong điều kiện cắt giảm các hoạt động, Công ty Vedan vẫn đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động bằng cách bố trí lại sản xuất và tổ chức đào tạo lại; thực hiện việc thu mua các sản phẩm nông nghiệp theo thoả thuận; đã tiếp xúc với đại diện Hội nông dân các tỉnh để tìm giải pháp hỗ trợ cho nông dân, ngư dân theo quy định của pháp luật. Công ty Vedan đã có Công văn số 0370/09/CV-VDN ngày 09 tháng 4 năm 2009 về việc hỗ trợ nông dân với mức hỗ trợ khoảng 25 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp cho nông dân tỉnh Đồng Nai 7 tỷ đồng, thành phố Hồ Chí Minh 7 tỷ đồng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 6 tỷ đồng và 5 tỷ đồng hỗ trợ gián tiếp để phát triển bền vững), tuy nhiên, hiện mức hỗ trợ này chưa được đông đảo người dân đồng tình chấp thuận.

Hiện nay, chất lượng nước sông Thị Vải đang dần dần được cải thiện, kết quả quan trắc nhanh, liên tục các thông số: ôxy hòa tan (DO), nhiệt độ, độ muối, thế ôxy hoá khử và độ đục dọc theo sông Thị Vải trong ngày 20 tháng 3 năm 2009 vào các thời điểm triều cường và triều kiệt cho thấy chất lượng nước sông đã được cải thiện và phục hồi một cách đáng kể: Vùng ô nhiễm nặng (DO < 1 mg/l) trước đây dài trên 15 km thì nay hầu như không còn; vùng ô nhiễm nhẹ (DO trong khoảng 2 - 3 mg/l) chỉ còn khoảng 5 km; từ cảng Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến vùng cửa sông, nước biển đã có màu xanh bình thường. Điều này cho thấy khả năng tự làm sạch của sông tại khu vực này là rất cao và nguồn gây ô nhiễm đã được hạn chế đáng kể. Các kết quả phân tích hàm lượng các thông số ô nhiễm khác và độ đục của nước cũng giảm đáng kể.

Từ các kết quả nêu trên, có thể đánh giá chung Công ty Vedan đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do họ gây ra trên sông Thị Vải, nhưng đây chỉ là bước đầu. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai giám sát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty Vedan và quyết định xử phạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các điều thuộc Chương XVII- Các tội phạm về môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, trong đó quy định mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng, bổ sung, quy định cụ thể nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả và đặc biệt quy định một chương riêng về tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời hoặc cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.



4. Cử tri tỉnh An Giang, Lào Cai kiến nghị:

Các cử tri bức xúc về việc sông Thị Vải bị ô nhiễm môi trường nặng trong thời gian dài gần 14 năm nhưng trong quá trình ô nhiễm không được cơ quan chức năng phát hiện xử lý, cần xem xét lại công tác quản lý Nhà nước, trong đó có trách nhiệm của cơ quan môi trường”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009)

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và một số điểm nóng về môi trường trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại các lưu vực sông; chỉ đạo, đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về lực lượng con người, năng lực trang thiết bị cũng như trình tự, thủ tục trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm nên cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã chưa kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi sai phạm với mức độ tinh vi, mang tính tổ chức, có hệ thống như trường hợp Công ty Vedan.

Trước thực trạng sông Thị Vải bị ô nhiễm môi trường nặng nề, năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai kiểm tra toàn diện công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở và khu công nghiệp (KCN) trên lưu vực sông Thị Vải và đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3533/BTNMT-BVMT ngày 21 tháng 8 năm 2006. Ngày 11 tháng 9 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ và có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 5035/VPCP-KG của Văn phòng Chính phủ về khắc phục ô nhiễm môi trường lưu vực sông Thị Vải, trong đó đã yêu cầu các cơ sở và chủ đầu tư KCN có nguồn nước thải ra sông Thị Vải phải: (1) hoàn thành các công trình xử lý chất thải đạt TCVN trước ngày 31 tháng 12 năm 2006; (2) lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải (Công ty Vedan là một trong 77 cơ sở, KCN được kiểm tra đã vi phạm xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép). Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời cũng đã đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương có liên quan thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài để bảo vệ môi trường sông Thị Vải.

Với các vi phạm được phát hiện của Công ty Vedan, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 02 Quyết định xử lý, bao gồm: Quyết định số 131/QĐ-XPHC ngày 06 tháng 10 năm 2008 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và Quyết định số 1999/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2008 về việc đình chỉ hiệu lực Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Ngay sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thành lập Tổ công tác liên ngành để giám sát việc thực hiện các quyết định nêu trên của Công ty Vedan. Cho đến nay, kiểm tra cho thấy Công ty Vedan đã chấp hành khá nghiêm túc các Quyết định nêu trên của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hiện nay, chất lượng nước sông Thị Vải đang dần dần được cải thiện, kết quả quan trắc nhanh, liên tục các thông số: ôxy hòa tan (DO), nhiệt độ, độ muối, thế ôxy hoá khử và độ đục dọc theo sông Thị Vải trong ngày 20 tháng 3 năm 2009 vào các thời điểm triều cường và triều kiệt cho thấy chất lượng nước sông đã được cải thiện và phục hồi một cách đáng kể: Vùng ô nhiễm nặng (DO < 1 mg/l) trước đây dài trên 15 km thì nay hầu như không còn; vùng ô nhiễm nhẹ (DO trong khoảng 2 - 3 mg/l) chỉ còn khoảng 5 km; từ cảng Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến vùng cửa sông, nước biển đã có màu xanh bình thường. Điều này cho thấy khả năng tự làm sạch của sông tại khu vực này là rất cao và nguồn gây ô nhiễm đã được hạn chế đáng kể. Các kết quả phân tích hàm lượng các thông số ô nhiễm khác và độ đục của nước cũng giảm đáng kể.

Có thể nói, trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được chú trọng, tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhiều nơi vẫn chưa kiên quyết xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp và trầm trọng ở nhiều nơi nói chung, sông Thị Vải nói riêng.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, tại các Điều 121, 122 và 126 đã quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Mặt khác, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn của địa phương cũng như việc xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường. Do vậy, mặc dù đã rất tích cực, nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp và các Bộ, ngành có liên quan vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường như ở sông Thị Vải. Cá nhân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực môi trường đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xử lý trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty Vedan trong thời gian vừa qua. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trước tình hình mới, cần nhanh chóng hoàn thiện chế định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xác định rõ nội dung của quản lý nhà nước về môi trường, xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa "cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất" về môi trường và "cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành” để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây phức tạp cho cơ sở. Tăng cường năng lực cho các tổ chức chuyên môn, chuyên trách về bảo vệ môi trường trong các bộ, ngành. Củng cố đội ngũ cán bộ môi trường cấp xã. Phân cấp rõ ràng trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường, tăng cường năng lực cho các cơ quan xử lý tội phạm môi trường. Quan tâm củng cố năng lực điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm và tranh chấp về môi trường.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiếp tục phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

5. Cử tri tỉnh Hà Nam, Hà Nội kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm đầu tư dự án xử lý ô nhiễm sông Tích”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009)

Sông Tích Giang nằm trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Kết quả phân tích chất lượng nước tại Trạm Đồng Bái cho thấy nước sông ở đây có giá trị BOD5, COD, NO2-, NH4+ không cao và đều đạt TCCP B. Nồng độ sắt tổng, hàm lượng lơ lửng, coliform đạt TCCP A. Tại Đồng Bái - huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nước sông đã bị ô nhiễm chất hữu cơ nhẹ do sông chảy qua KCN, CCN: Phúc Thọ, Phùng Xá, Bình Phú, Phù Cát, Hòa Sơn và chảy qua làng nghề: Nghĩa Hương, Đông Sơn, Đông Phương, Trường Yên, Trung Hòa và khu vực làng nghề sản xuất rượu Lương Sơn, ngoài ra sông Tích Giang.

Ngày 29 tháng 4 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020”, trong đó có sông Tích. Hiện nay, đề án đang được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực các sông và các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan cùng Ủy ban nhân dân 5 tỉnh, thành phố trong lưu vực các sông đang tích cực triển khai thực hiện Đề án này.

6. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị:

Cử tri cho rằng việc trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xử lý hành chính các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường chưa thuyết phục, chưa nhận trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực phụ trách, hướng xử lý chưa rõ ràng”. Cử tri đề nghị Bộ trưởng nghiêm túc hơn trong chỉ đạo điều hành. Thực hiện kiên quyết và đồng bộ các biện pháp giảm ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường nhất là ở các khu đô thị, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Trước tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, các vi phạm pháp luật về môi trường ngày càng nhiều, với quy mô và tính chất nghiêm trọng, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và một số điểm nóng về môi trường trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại các lưu vực sông; chỉ đạo, đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Là Bộ có chức năng quản lý ngành trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn quán triệt quan điểm nhất quán: Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường”. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về lực lượng con người, năng lực trang thiết bị cũng như trình tự, thủ tục trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm nên cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã chưa kịp thời phát hiện, xử lý hết những hành vi vi phạm với mức độ tinh vi, mang tính tổ chức, có hệ thống, kéo dài... Để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là để xảy ra các vi phạm pháp luật môi trường như trường hợp Công ty Vedan, cá nhân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực môi trường đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ.

Trên quan điểm của Đảng đã được khẳng định tại Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”, đã được thể chế hóa thành nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 “Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước”, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đặc biệt chú trọng đến các biện pháp giảm ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường:

- Thường xuyên rà soát các quy định về bảo vệ môi trường trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường một cách hoàn chỉnh, đồng bộ và có tính khả thi cao, thống nhất các yêu cầu bảo vệ môi trường gắn với phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Theo thẩm quyền và chức năng quản lý nhà nước được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến các biện pháp giảm ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường nhất là ở các khu đô thị, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất như: Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường; Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 và Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Bộ Công an - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường …

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản như: Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu; Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020”; Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020”; Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích; Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 24/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời kỳ hội nhập… và đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, trong đó quy định mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng, bổ sung, quy định cụ thể nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả và đặc biệt quy định một chương riêng về tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời hoặc cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia sức khỏe môi trường giai đoạn 2010-2020; Chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị, trình Chính phủ việc thành lập Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để nhanh chóng kiện toàn về tổ chức, bộ máy, biên chế, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành về bảo vệ môi trường.

- Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động, đặc biệt tập trung đối với cơ sở hoạt động trong các đô thị, khu đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và khu vực thuộc các lưu vực sông lớn; chỉ đạo, giải quyết triệt để các vấn đề môi trường nổi cộm, bức xúc, các "điểm nóng" về môi trường; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc xử lý ô nhiễm triệt để của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QÐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai các biện pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc và nâng cao hiệu quả thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không hoàn thành đúng tiến độ và vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm; có giải pháp nhằm tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường với lực lượng Cảnh sát môi trường trong ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

7. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký, cấp quyền sử dụng đất và ban hành quy chế đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản để đưa mặt công tác này vào nền nếp, kỷ cương, đạt hiệu quả”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã soạn thảo, trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính soạn thảo 2 Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Nội dung kiến nghị của cử tri đã được giải quyết trong dự thảo Nghị định này.

- Thực hiện mục 4 khoản 7 Điều 1 Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản; trước mắt sẽ xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm tại một số địa phương để rút kinh nghiệm, hoàn thiện dự thảo Quy chế trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

8. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị Bộ quan tâm hỗ trợ toàn bộ kinh phí để thực hiện Đề án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của tỉnh Gia Lai từ năm 2009 - 2015 (Theo công văn số 872/BTNMT-ĐKTKĐĐ), tạo điều kiện cho tỉnh Gia Lai hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Nghị quyết số 08/2008/QH12 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2008, Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2008, theo đó đã giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cơ chế cân đối nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bố trí tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tất cả các loại đất trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, do khả năng cân đối ngân sách một số địa phương khó khăn (nhất là đối với các tỉnh miền núi, vùng cao, tỉnh mới được thành lập) chưa tự cân đối được nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ trên. Ngày 30 tháng 5 năm 2009, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 3618/VPVP-KTTH thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý nguyên tắc và mức hỗ trợ kinh phí đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (do Bộ Tài chính đề xuất tại Công văn số 10556/BTC-NSNN ngày 24 tháng 7 năm 2008) cho 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo tỉnh Gia Lai xây dựng Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (gọi tắt là Dự án tổng thể) để tổng hợp gửi Bộ Tài chính và để báo cáo Chính phủ.

Tuy nhiên, theo Công văn số 10556/BTC-NSNN của Bộ Tài chính thì tổng kinh phí hỗ trợ cho 38 tỉnh để thực hiện nhiệm vụ này chỉ ở mức 157 tỷ đồng. Do đó, việc hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho tỉnh Gia Lai để thực hiện nhiệm vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa (tổng số là 958,371 tỷ đồng) như đề xuất của tỉnh là không thể thực hiện được. Vì vậy, đề nghị địa phương bố trí từ nguồn thu tiền sử dụng đất và chủ động bố trí ngân sách địa phương (nguồn chi sự nghiệp kinh tế, nguồn tăng thu) để thực hiện theo đúng Nghị quyết nêu trên của Quốc hội.



9. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị Bộ nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ quy định: Đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực đô thị sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 mà không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ thì được công nhận diện tích đất ở là 400m2 và không phải nộp tiền sử dụng đất vì đại đa số hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp, mặc dù họ được thừa kế quyền sử dụng đất. Nếu áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 84 khi công nhận quyền sử dụng đất họ chỉ được công nhận theo hạn mức giao mới ảnh hưởng đến quyền lợi của họ”.



Trả lời: (Tại công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Theo quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai năm 2003 thì “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị và căn cứ vào quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở”.

Bộ Tài nguyên và Môi trường xin tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ nghiên cứu bổ sung vào Luật Đất đai sửa đổi trong thời gian tới.

10. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị Bộ phối hợp với các bộ, ngành hữu quan hướng dẫn giải quyết tình trạng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính quyền địa phương đã làm xong nhưng người dân không nhận (toàn tỉnh còn hơn 6.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) do ghi nợ nghĩa vụ tài chính trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không có giá trị thế chấp vay vốn sản xuất kinh doanh”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Việc ghi nợ nghĩa vụ tài chính vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là để bảo đảm kiểm soát việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật cũng như đảm bảo sự công bằng pháp luật giữa người đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với người chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc ghi nợ trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và Điều 6 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ghi nhận ý kiến của cử tri và tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.



11. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Cử tri phản ánh ở nhiều vùng nông thôn hiện nay việc xây lăng, mộ lớn đang phát triển thành phong trào, gây lãng phí đất nông nghiệp. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có quy định cụ thể về diện tích đất để xây mộ phần”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

- Tại Điều 101 của Luật Đất đai năm 2003 quy định:

1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tượng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa”.

Điều 94 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định:

1. Việc bố trí khu đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa mới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất mai táng bảo đảm tiết kiệm đất; tổ chức và có chính sách khuyến khích việc an táng người chết không sử dụng đất.

3. Nghiêm cấm lập nghĩa trang, nghĩa địa riêng trái với quy hoạch, kế hoạch đất đã được xét duyệt”.

- Ngày 25 tháng 3 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2008/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang. Trong đó, tại Điều 4 có quy định diện tích sử dụng đất tối đa cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần không quá 5 m2, cho mỗi mộ cát táng không quá 3 m2.

Các quy định chi tiết khác, đề nghị Cử tri nghiên cứu cụ thể tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP nêu trên.

12. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Đề nghị tổng kiểm tra đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá và thu hồi những diện tích đất doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng để bàn giao cho địa phương quản lý, đưa vào sử dụng phục vụ các mục đích công cộng”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Trước thực trạng quản lý và sử dụng đất của các tổ chức chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, còn để xảy ra nhiều tiêu cực như sử dụng không đúng diện tích, không đúng mục đích, không sử dụng, để bị lấn chiếm, cho mượn, cho thuê trái phép, chuyển nhượng trái pháp luật, hủy hoại đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đôn đốc các địa phương hoàn thành việc kiểm kê theo Chỉ thị trên để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất các biện pháp nhằm quản lý, sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.



13. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị:

Cử tri phản ánh về thủ tục chuyển nhượng đất quy định tất cả thành viên trong gia đình phải ký tên hết nhưng hiện nay lại quy định thêm cháu, chắt cũng phải ký, như thế không hợp lý, gây phiền hà, rắc rối cho người dân. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét lại thủ tục này”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Tại khoản 2 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định: “Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Như vậy, luật pháp không quy định thành viên theo thứ bậc trong gia đình (là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chắt...) mà quy định theo năng lực hành vi dân sự. Do đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của gia đình thì những thành viên trong gia đình có quyền lợi liên quan và có đủ năng lực hành vi dân sự quy định tại Mục 1 Chương III Phần thứ nhất Bộ Luật dân sự phải thống nhất và ký tên hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, không phụ thuộc vào thành viên đó nằm ở thứ bậc nào trong gia đình nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của những người sử dụng đất trong hộ gia đình.

14. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:

Đề nghị sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về đất đai đảm bảo tính ổn định và thống nhất, phù hợp với thực tế, giải quyết triệt để các vấn đề do lịch sử để lại; chú trọng tháo gỡ những vướng mắc về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bồi thường giải phóng mặt bằng; xác định giá đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Cụ thể: thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh và các ngành phải thống nhất; việc xác định đất ở và vườn trong khuôn viên thửa đất ở.Đặc biệt đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất vườn trong khuôn viên đất ở”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

- Ngày 13 tháng 8 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cư. Nghị định này khắc phục được những vướng mắc về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bồi thường giải phóng mặt bằng; xác định giá đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.

Đối với quy hoạch sử dụng đất, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất của cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Theo đó, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới bao gồm các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của cấp trên và một số chỉ tiêu cụ thể tương ứng với cấp đó. Việc quy định như vậy sẽ đảm bảo tính thống nhất trong công tác lập, xét duyệt cũng như thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở các cấp.

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong đó việc bồi thường được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng hoặc giao đất ở tái định cư, hoặc nhà ở tái định cư hoặc được thanh toán bằng tiền. Ngoài ra, người có đất bị thu hồi có thể được nhận các khoản hỗ trợ như hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở; hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp; hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhận là đất ở; các khoản hỗ trợ khác.

- Trường hợp sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, đã được giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, Điều 3, Điều 14, Điều 44 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Về thời hạn sử dụng đất vườn trong khuôn viên đất ở: Đất vườn, ao trong khuôn viên đất ở nếu không được công nhận là đất ở thì được xác định mục đích theo hiện trạng sử dụng và thời hạn sử dụng đất được xác định theo loại đất sau khi đã tách phần diện tích đất ở và thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai.



15. Cử tri tỉnh Bình Phước, Hòa Bình, Nghệ An kiến nghị:

Cử tri phản ánh thời gian qua tình trạng chuyển mục đích sử dụng diện tích đất nông nghiệp, đất rừng sang mục đích khác, trong khi người nông dân không có đất để sản xuất và diện tích rừng bị thu hẹp dần. Đề nghị Chính phủ có giải pháp giải quyết trong các trường hợp trên nhằm tạo điều kiện cho người nông dân có đất sản xuất, đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho đất nước, đồng thời đảm bảo diện tích đất rừng của đất nước”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Trong thời gian qua, tình trạng chuyển mục đích sử dụng diện tích đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa, đất rừng sang mục đích khác diễn ra ở hầu hết các địa phương, trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được phân công, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực, chủ động thực hiện và tham mưu cho Chính phủ về các nội dung sau:

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho các cán bộ làm công tác quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức có liên quan;

- Rà soát, sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai nhằm tháo gỡ mối quan hệ giữa các đối tượng sử dụng đất và các mối quan hệ liên quan đất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tiến hành nhiều đợt kiểm tra việc thi hành Luật Đất đai, cụ thể: Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành luật đất đai năm 2003, Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 (theo Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006-2010 nói chung và đất trồng lúa nói riêng).

Trong những năm gần đây, tình trạng thiên tai xảy ra thường xuyên như mưa lớn, lũ ống, lũ quét ở các vùng núi gây thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên một phần do biến đổi khí hậu toàn cầu, một phần do giảm diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn trong khu vực. Với trách nhiệm của Bộ quản lý ngành về quản lý đất đai và bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg. Đồng thời, Bộ đã hướng dẫn các địa phương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Chính phủ xét duyệt phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội Khoá XI, Kỳ họp thứ 9. Ngày 13 tháng 10 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 3994/BTNMT-TCQLĐĐ gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị cần đánh giá, phân tích rõ cơ sở khoa học của việc chuyển một số diện tích đất rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, ảnh hưởng của việc chuyển đổi này đến chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường.

Trước yêu cầu về quản lý đất đai hiện nay, đặc biệt cần phải quản lý chặt chẽ quỹ đất trồng lúa nước, ngày 13 tháng 8 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, theo đó đã xác định rõ các chỉ tiêu quy hoạch đất chuyên trồng lúa nước và quy định các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, nhằm hạn chế những bất cập nảy sinh trong việc quản lý, sử dụng đất.

16. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đề nghị dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho cấp huyện, cấp xã”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Để nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn có nêu rõ trên cơ sở điều kiện cụ thể và lợi thế của từng vùng, nghiên cứu, dự báo thị trường, tiến bộ kỹ thuật công nghệ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng các quy hoạch tổng thể, rà soát bổ sung các quy hoạch hiện có trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát thực hiện quy hoạch phạm vi ngành và địa phương.

- Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), trong đó triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của cả 3 cấp tỉnh, huyện xã trên địa bàn cả nước.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Về lâu dài cần tiếp tục rà soát lại các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo sự thống nhất và nâng cao chất lượng công tác dự báo, chất lượng phương án quy hoạch. Cần có lộ trình kiện toàn và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy cho ngành quản lý đất đai nhằm giải quyết sâu sắc những tồn tại phục vụ tốt hơn công tác quản lý quy hoạch và dự án đầu tư nói riêng và công tác quản lý đất đai nói chung.

17. Cử tri tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Khành Hòa, Thái Bình, Bắc Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Hưng Yên kiến nghị:

Hiện nay, việc áp giá bồi thường đất đai theo quy định của Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2003 là chưa sát với giá thị trường, còn thấp hơn giá thị trường rất nhiều, nhất là đối với các loại đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm. Đề nghị ban hành quy chuẩn hạn mức giá đất đối với từng loại đất áp dụng thống nhất trên toàn quốc”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

- Tại khoản 4 Điều 56 Luật Đất đai 2003 quy định "Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm được sử dụng làm căn cứ để ... bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất".

Tại mục 2 khoản 12 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất quy định: "Đối với trường hợp... Nhà nước thu hồi đất ... mà giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất... chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại địa phương để quyết định mức giá cụ thể cho phù hợp".

Theo các quy định trên thì giá bồi thường đất khi nhà nước thu hồi đã được Chính phủ quy định giao Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, trong thực tế, tại một số dự án ở một số địa phương, giá bồi thường đất có thể còn chưa được quyết định thật sát với giá thị trường.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương