UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang24/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   43

Trả lời: (Tại Công văn số 5823/BGTVT-VT và Công văn 5869/BGTVT-KCHT )

1. Về việc chuyển tải của tàu thuyền vào cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng (Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam) nghiên cứu, triển khai chuyển tải một số mặt hàng chuyên dụng, đặc thù mà cảng Cái Lân chưa thể đáp ứng cho đến khi hai bến cảng quốc tế tại Lạch Huyện được đưa vào khai thác.

Thực hiện chương trình công tác năm 2009 của Chính phủ, Bộ GTVT được giao nhiệm vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải và sẽ trình Chính phủ trong tháng 10 năm 2009. Hiện nay, Bộ GTVT đang thực hiện việc xây dựng Dự thảo Nghị định theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nội dung Dự thảo Nghị định thay thế sẽ sửa đổi các quy định của Nghị định số 71/2006/NĐ-CP và bổ sung các quy định mới về quản lý cảng biển và luồng hàng hải cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Trong đó, việc quy định về thuê kết cấu hạ tầng, cảng biển là một nội dung quan trọng mà Bộ GTVT tập trung sửa dổi, bổ sung trong Dự thảo Nghị định thay thế để phù hợp với tình hình thực tế về đầu tư, quản lý khai thác cảng. Vì vậy, việc ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 71/2006/NĐ-CP về việc thuê kết cấu hạ tầng cảng biển sẽ được Bộ GTVT xem xét sau khi Nghị định thay thế Nghị định 71/2006/NĐ-CP.

2. Về ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

- Ngày 06 tháng 8 năm 2007, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải. Tuy nhiên, trong 2 năm triển khai Nghị định số 71/2006/NĐ-CP và Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT đã nẩy sinh một số bất cập cần điều chỉnh như: chưa có sự thống nhất quản lý nhà nước, chưa có phương thức cụ thể trong việc bán, cho thuê kết cấu hạ tầng cảng biển…

- Để đáp ứng yêu cầu quản lý, yêu cầu thực tế về đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, Bộ GTVT đã đăng ký với Chính phủ và triển khai xây dựng Dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 71/2006/NĐ-CP; dự kiến trình Chính phủ ban hành trong tháng 10/2009.

3. Về đề nghị quan tâm, đầu tư kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cảng Hải Phòng.

Thực tế mất cân đối về năng lực lưu thông trên các công đoạn của dây truyền vận tải phục vụ xuất, nhập khẩu và vận tảo biển nội địa qua cảng khu vực Hải Phòng đã được ngành giao thông vận tải nhìn nhận một cách khách quan và đã triển khai đầu tư, cụ thể như sau:

a) Các dự án đã và đang triển khai:

- Dự án đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với tổng mức đầu tư 24.800 tỷ đồng;

- Dự án đầu tư nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp, đầu tư cảng Hải Phòng giai đoạn II;

- Đầu tư nâng cấp Quốc lộ 5 nối giữa Hà Nội và Hải Phòng.

b) Các dự án chuẩn bị triển khai:

- Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện với tổng mức đầu tư khoảng 7.600 tỷ đồng và dự kiến khởi công vào năm 2010;

- Dự án xây dựng cầu và đường Đình Vũ, Bộ GTVT đang làm việc với phía Nhật Bản để có thể sử dụng vốn vay ODA.

4. Về đề nghị cân đối cấp vốn hàng năm định kỳ nạo vét duy tu bảo dưỡng luồng tàu ra vào cảng khu vực Hải Phòng.

- Hàng năm, ngành giao thông vận tải luôn bố trí một khoản kinh phí nhất định để duy tu, nạo vét luồng hàng hải tại các khu vực cảng biển và năm 2008 đã bố trí 100 tỷ đồng để thực hiện công tác duy tu, nạo vét luồng hàng hải khu vực Hải Phòng.

- Trong tháng 9 năm 2009, Bộ GTVT sẽ tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch và phương án thực hiện công tác duy tu, nạo vét luồng hàng hải trong thời gian tới. Bộ GTVT sẽ nghiên cứu về đề nghị của cử tri thành phố Hải Phòng và xem xét, bổ sung kế hoạch duy tu, nạo vét luồng tàu ra vào cảng khu vực Hải Phòng.



36. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:

Các công trình do cấp trên đầu tư thi công trên địa bàn, nên có sự phối hợp với địa phương biết để thực hiện giám sát trong quá trình thi công tránh tình trạng như công trình thoát lũ cầu Tha La (TW đầu tư) khi thi công mái Ta Luy bị sạt lở đã lấp kênh nội đồng làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân. Đề nghị sớm khắc phục.

Đường tỉnh lộ 941, đoạn từ lộ tẻ Châu Thành đi Tri Tôn, đã xuống cấp, người dân và khách du lịch đi lại rất khó khăn, tỉnh không có khả năng duy tu. Đề nghị đầu tư nâng cấp mở rộng đường và các cầu trên tuyến đường 941.

Bộ GTVT chỉ quan tâm đầu tư nâng cấp mở đường quốc lộ, thiếu quan tâm đầu tư tu sửa các con đường tỉnh, huyện do cấp phân quản lý, nhưng địa phương không có đủ khả năng để đường xuống cấp cho nên không đồng bộ. Đề nghị quan tâm đầu tư hỗ trợ cho địa phương duy tu nâng cấp mở rộng những con đường tỉnh, huyện quản lý.

Trả lời: ( tại Công văn số 5700/BGTVT-KHĐT )

Bộ GTVT thống nhất với ý kiến của cử tri tỉnh An Giang về chủ trương đầu tư, phát triển tỉnh lộ 941 vì tuyến đường này đã xuống cấp. Tuy nhiên, đúng như cử tri đã đặt vấn đề, tuyến tỉnh lộ là do địa phương quản lý và đầu tư, vì vậy Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh An Giang làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.



37. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị:

Đề nghị xem xét cho đầu tư, nâng cấp tuyến đường quốc lộ 279, đoạn đi qua huyện Bảo Yên, Văn Bàn của Lào Cai, hiện nay tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, giao thông đi lại khó khăn.

Trả lời: ( tại Công văn số 5729/BGTVT-CĐBVN )

Tuyến Quốc lộ đi qua địa phận tỉnh Lào Cai từ Km36 (ranh giới với tỉnh Hà Giang) đến Km157+500 (ranh giới với tỉnh Lai Châu), đoạn tuyến dài 122,5 km là đường cấp V miền núi có nền đường rộng 6,5m, mặt đường láng nhựa rộng 3,5m được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2002. Trong những năm vừa qua, tuyến đường đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Thời gian gần đây, do lưu lượng các xe tải nặng ngày càng gia tăng, nhất là các xe vận chuyển quặng sắt làm cho mặt đường Quốc lộ 279 bị hư hỏng ngày càng nhanh đúng như ý kiến phản ánh của cử tri địa phương.

Trước tình hình trên, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục ĐBVN chỉ đạo Sở GTVT Lào Cai tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt; đồng thời cho phép Sở GTVT Lào Cai lập dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn từ Km36 - Km67 (Nghĩa Đô đến trung tâm huyện Bảo Yên) với quy mô đường cấp IV miền núi. Hiện nay, đơn vị Tư vấn thiết kế đang tiến hành bước khảo sát, lập Hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ xem xét đầu tư nâng cấp, cải tạo đoạn Km36 - Km157+500 khi bố trí được nguồn vốn. Ngoài việc đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến đường, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo lực lượng chức năng của địa phương phối hợp với đơn vị quản lý tuyến đường thực hiện tốt công tác quản lý tải trọng xe, giải quyết triệt để tình trạng xe quá tải phá hoại kết cấu đường bộ trên địa bàn tỉnh, nhất là tuyến Quốc lộ 279.

BỘ CÔNG THƯƠNG
1. Cử tri các tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Thanh Hoá, Tây Ninh, An Giang, Hà Nam, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang kiến nghị:

Đề nghị Bộ Công Thương xem xét, tính toán, điều chỉnh lại cho hợp lý để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện giá điện “giờ cao điểm” đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (theo Thông tư số 05/2009/BCT của Bộ Công Thương). Cụ thể như sau: Quy định giờ cao điểm như hiện nay là bất hợp lý (sáng từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30, tối từ 17 giờ đến 20 giờ) vì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ không thể tránh được. Nếu tránh giờ cao điểm thì sản xuất không liền mạch, bị đảo lộn, mặt khác khoảng thời gian này có cường độ làm việc tốt nhất, công nhân không thể đến làm việc 6 hoặc 7 giờ sáng rồi đến 9 giờ 30 lại nghỉ để tránh điện giá cao. Hơn nữa, nếu tránh giờ cao điểm để chuyển sang giờ thấp điểm là làm đêm, doanh nghiệp lại phải đối mặt với việc tăng 30% lương và tiền bồi dưỡng công nhân theo chính sách cho người lao động.

Trả lời: (tại các văn bản 7896, 7909, 7910, 7911, 7912, 7915, 7920, 7921, 7926/BCT-KH ngày 13/8/2009 và 8153, 8154/BCT-KH ngày 19/8/2009)

Việc hình thành điện giờ cao điểm sáng là một phản ánh khách quan tình hình sử dụng điện của nền kinh tế. Khi nhu cầu điện cho lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh hơn nhu cầu điện cho tiêu dùng chiếu sáng, sinh hoạt thì bên cạnh giờ cao điểm tối như lâu nay đã hình thành giờ cao điểm sáng với mức công suất yêu cầu còn cao hơn vào giờ cao điểm tối. Việc quy định giá điện theo giờ bình thường, cao điểm và thấp điểm nhằm để thực hiện chính sách giá điện của Chính phủ là giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất điện và giá điện phải được thực hiện theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, biểu giá điện được áp dụng theo các giờ bình thường, cao điểm và thấp điểm còn giúp hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm, khuyến khích sử dụng điện vào giờ thấp điểm, nhằm thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả của Chính phủ. Từ đó góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu công suất nguồn điện vào giờ cao điểm, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế chung toàn hệ thống điện, góp phần làm giảm áp lực về vốn đầu tư vào các nguồn điện mới cho cao điểm của hệ thống, giảm áp lực tăng giá điện, đem lại lợi ích tổng thể cho nền kinh tế quốc dân.

Về việc đánh giá ảnh hưởng của cơ chế giá điện giờ cao điểm sáng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi áp dụng đã được Bộ Công Thương chỉ đạo theo dõi, tổng hợp. Thực tế, số liệu mức độ ảnh hưởng của tăng giá điện 2009 mà các doanh nghiệp nêu thường ở mức cao vì chưa tách biệt được ảnh hưởng của tăng giá điện vào các giờ bình thường và ảnh hưởng của tăng giá điện khi áp dụng 2 giờ cao điểm sáng. Theo số liệu hoá đơn tiền điện thực tế tháng 4 và tháng 5 năm 2009 của các hộ sử dụng điện áp dụng giá điện theo giờ, mức tăng tiền điện do áp dụng giá cao điểm sáng chỉ từ 1 -2 % trong tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, phần tăng còn lại là do tăng giá điện các giờ khác và tăng nhu cầu sử dụng điện chung của doanh nghiệp.

Tính toán tác động của giá điện giờ cao điểm quy định mới dựa trên chênh lệch giữa tỷ lệ tiền điện giờ cao điểm trong tổng chi phí tiền điện của từng tháng (tháng 4 và tháng 5 năm 2009) với tỷ lệ tiền điện giờ cao điểm trong tổng chi phí tiền điện năm 2008 (sau đây gọi là mức tăng tỷ lệ tiền điện giờ cao điểm).

Kết quả tính toán theo số liệu hóa đơn tiền điện của gần 40.000 doanh nghiệp sản xuất cho thấy, số doanh nghiệp có mức tăng tỷ lệ tiền điện giờ cao điểm nhỏ hơn 10% trong tháng 4 và tháng 5 là 63% và 72%. Số các doanh nghiệp có mức tăng tỷ lệ tiền điện giờ cao điểm từ (10% -20%) và (20% -30%) trong tháng 4 và tháng 5 là (21,48% và 11,22%) và (14,73% và 8,98%). Các doanh nghiệp có mức tăng tỷ lệ tiền điện giờ cao điểm trên 20% chủ yếu sản xuất 1 ca, sản xuất tập trung trong giờ hành chính và sử dụng công suất phần lớn vào giờ cao điểm sáng. Như vậy, mức độ ảnh hưởng chung của quy định giá điện giờ cao điểm là không lớn và có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp.

Bộ Công Thương đã có văn bản số 6156/BCT-ĐTĐL ngày 30 tháng 6 năm 2009 và văn bản số 7650/BCT-ĐTĐL ngày 07 tháng 8 năm 2009 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động của giá điện giờ cao điểm sáng tới doanh nghiệp sản xuất và đề xuất phương án xử lý vấn đề giá điện giờ cao điểm sáng theo hướng góp phần giảm bớt khó khăn cho những doanh nghiệp bị tác động nhiều do thực hiện giá giờ cao điểm sáng; đồng thời, đảm bảo tính khả thi của phương án trong quá trình triển khai thực hiện.



2. Cử tri các tỉnh: Quảng Ninh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh, Bắc Giang, Khánh Hoà, Hà Nội , Vĩnh Long, Long An, Bình Phước, Tiền Giang, An Giang, Gia Lai kiến nghị:

Hiện nay, giá điện sinh hoạt tăng, kèm với việc ngành điện điều chỉnh định mức tối thiểu lượng tiêu thụ thắp sáng chỉ 50 kWh/hộ gia đình, tháng (thời gian trước định mức là 100 kWh/hộ gia đình, tháng) làm cho đời sống của công nhân, nông dân và một bộ phận không nhỏ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước ngày càng khó khăn thêm. Cử tri kiến nghị Nhà nước điều chỉnh định mức tối thiểu lượng tiêu thụ điện năng như thời gian trước.

Trả lời: (tại các văn bản 7895,7896, 7909, 7910, 7911, 7912, 7913, 7914, 7915, 7917, 7918, 7920, 7922, 7923, 7924, 7925, 7927/BCT-KH ngày 13/8/2009, 8154/BCT-KH ngày 19/8/2009, 8597/BCT-KH ngày 31/8/2009)

Theo quy định tại mục a, khoản 1, Điều 2 của Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, biểu giá bậc thang cho điện sinh hoạt với bậc thang đầu tiên được điều chỉnh từ 100 kWh/tháng xuống còn 50 kWh/tháng.

Việc quy định mức sử dụng điện bậc thang đầu tiên 50 kWh/tháng là để nhằm thực hiện tốt hơn chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ đúng đối tượng là các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp có mức sử dụng phổ biến dưới 50 kWh/hộ/tháng. Theo thiết kế biểu giá bán lẻ, bậc thang đầu tiên của biểu giá điện sinh hoạt được Chính phủ bù giá từ 35 - 40%, tăng 9,09% so với mức bậc thang đầu tiên của biểu giá điện cũ. Tuy nhiên, tính theo mức tăng tiền điện phải trả, nếu hộ nghèo chỉ sử dụng ở mức tới 50kWh/tháng thì chi phí tiền điện tăng thêm tối đa không đáng kể là 2.500 đồng/tháng.

Theo số liệu thống kê, tới cuối 2008 cả nước có khoảng 12,1% số hộ thuộc diện nghèo, trong khi đó theo số liệu hoá đơn sử dụng điện, số hộ có mức sử dụng bình quân dưới 50kWh/tháng trong năm 2008 chiếm 23% tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt ở các vùng do các công ty điện lực trực tiếp bán điện và chiếm trên 50% ở những vùng nông thôn miền núi do các tổ chức kinh doanh điện nông thôn bán lẻ điện. Như vậy, nếu thực hiện trợ giá cho 50kWh đầu thì toàn bộ số hộ thuộc diện nghèo và một số lượng lớn số hộ có thu nhập thấp cả ở thành phố và nông thôn sẽ được hưởng chính sách bù giá điện của Chính phủ. Vì vậy, việc giảm bậc thang đầu tiên giá điện sinh hoạt vẫn đảm bảo cho các hộ nghèo được sử dụng điện với giá bao cấp, đồng thời cũng sẽ giảm được lượng bù giá cho các đối tượng không thuộc diện nghèo, giúp cho chính sách bù giá điện cho hộ nghèo của Nhà nước được thực hiện đúng đối tượng.

Đối với các hộ sử dụng điện ở mức từ 51 đến 100kWh/tháng, vì cũng là các hộ cận nghèo và có thu nhập không cao, nên giá cho bậc thang được Chính phủ quy định chỉ tương đương giá thành bình quân sản xuất kinh doanh điện, không có lãi. Do đó, so với mức giá 550 đồng/kWh ở bậc thang 100 kWh đầu tiên của biểu giá cũ (là mức giá thấp, được hưởng chính sách bù giá điện của Chính phủ) mức điều chỉnh là 57,27%. Đây là điều chỉnh lại thiết kế biểu giá chứ không phải tăng giá của bậc thang mà là bổ sung thêm bậc thang này, tuy nhiên, tính theo mức tăng tiền điện phải trả, những hộ cận nghèo sử dụng ở mức 100 kWh/tháng có chi phí tiền điện tăng tối đa chỉ là 18.250 đồng/tháng. Nếu để mức giá bán điện ở bậc thang thấp hơn mức 865 đồng/kWh nghĩa là thấp hơn giá thành thì phát sinh lỗ, điều này cũng không hợp lý. Tỷ lệ tăng 57,27% chủ yếu do mức giá cũ không hợp lý. Thực tế, tất cả các hộ dân sử dụng dưới 100kWh/tháng hiện tại đang được nhận bao cấp của Chính phủ thông qua giá điện thấp, hàng năm Chính phủ phải bù giá cho các đối tượng này gián tiếp thông qua giá điện hàng nghìn tỷ đồng. Các bậc thang cao hơn của biểu giá được điều chỉnh với mức độ khác nhau, cao hơn giá thành để đủ bù chéo cho các bậc thang thấp.

Như vậy, việc thay đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang năm 2009 cũng như quy định các mức giá cho từng bậc thang là thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục đích bù giá điện được đúng đối tượng, không bù giá tràn lan, tiến tới xoá bao cấp trong giá điện.



3. Cử tri các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình kiến nghị:

Hiện nay, nhiều đơn vị bán lẻ nông thôn hoạt động không hiệu quả (do giá mua điện tăng, trình độ quản lý kém, thu không đủ chi) nhưng không bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý vì không thanh toán được khoản vốn đã đầu tư vào lưới điện, đề nghị Nhà nước sớm ban hành quy định cụ thể về việc hoàn trả lưới điện hạ thế nông thôn.

Trả lời: (tại các văn bản: 7898, 7897/BCT-KH ngày 13/8/2009, 8154/BCT-KH ngày 19/8/2009)

Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo cơ chế thị trường tại Điều 4 có nêu: “ Đối với các tổ chức kinh doanh điện nông thôn chưa đủ điều kiện bán lẻ điện theo biều giá điện sinh hoạt bậc thang cho phép tạm thời áp dụng giá trần điện nông thôn hiện hành là 700 đ/kWh; chậm nhất vào ngày 01/09/2009 các đơn vị này phải chuyển sang thực hiện bán điện theo giá bán lẻ bậc thang với mức giá quy định tại khoản 1 Điều này. Sau thời hạn trên, nếu các tổ chức kinh doanh điện nông thôn không đủ điều kiện kinh doanh bán điện theo giá bậc thang, thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo để bàn giao cho các công ty Điện lực thuộc EVN tiếp nhận, đầu tư nâng cấp và bảo đảm bán điện trực tiếp tới hộ nông thôn” và theo văn bản số 1287/VPCP-KTN ngày 02 tháng 03 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về việc giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giao, nhận và hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thành dự thảo Thông tư Liên tịch Bộ Công Thương – Bộ Tài chính hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn. Hiện nay dự thảo Thông tư đang gửi lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan để hoàn thiện trước khi trình lãnh đạo hai Bộ ký ban hành.



4. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị:

Về việc bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý, một số cử tri cho rằng làm như vậy là không hợp lý vì lưới điện hạ áp bao gồm một phần tài sản của hợp tác xã, thậm chí là tài sản được hình thành từ nguồn vốn của hợp tác xã dịch vụ và vốn do dân đóng góp. Khi hợp tác xã quản lý sử dụng vào việc kinh doanh dịch vụ nội bộ trong khu vực hợp tác xã dịch vụ đảm trách thì quyền lợi về giá, các khoản khác đều tác động đến người dân có vốn tham gia đầu tư lưới điện đó. Nay bàn giao sang ngành điện đương nhiên chuyển toàn bộ giá trị đầu tư từ vốn tập thể, hộ gia đình thành vốn của doanh nghiệp nhà nước. Thậm chí có ý kiến phát biểu gay gắt rằng cách làm đó là sự tước đoạt của người dân, hợp tác xã dịch vụ để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp phân phối điện.

Trả lời: (tại văn bản số 8597/BCT-KH ngày 31/8/2009)

Tại Điều 4 Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính về việc giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo cơ chế thị trường có nêu: “ Đối với các tổ chức kinh doanh điện nông thôn chưa đủ điều kiện bán lẻ điện theo biều giá điện sinh hoạt bậc thang cho phép tạm thời áp dụng giá trần điện nông thôn hiện hành là 700 đ/kWh; chậm nhất vào ngày 01/09/2009 các đơn vị này phải chuyển sang thực hiện bán điện theo giá bán lẻ bậc thang với mức giá quy định tại khoản 1 Điều này. Sau thời hạn trên, nếu các tổ chức kinh doanh điện nông thôn không đủ điều kiện kinh doanh bán điện theo giá bậc thang, thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo để bàn giao cho các công ty Điện lực thuộc EVN tiếp nhận, đầu tư nâng cấp và bảo đảm bán điện trực tiếp tới hộ nông thôn” và theo văn bản số 1287/VPCP-KTN ngày 02 tháng 03 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về việc giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giao, nhận và hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thành dự thảo Thông tư Liên tịch Bộ Công Thương - Bộ Tài chính hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn. Hiện nay dự thảo Thông tư đang gửi lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan để hoàn thiện trước khi trình lãnh đạo hai Bộ ký ban hành.



5. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị:

Đề nghị Nhà nước nên có chủ trương chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế việc tổ chức sản xuất, kinh doanh vào giờ cao điểm để có thêm nguồn điện đáp ứng tốt hơn yêu cầu điện sinh hoạt cho nông thôn vào giờ cao điểm.

Trả lời: (tại văn bản số 8158/BCT-KH ngày 19/8/2009)

Việc hình thành điện giờ cao điểm là một phản ánh khách quan tình hình sử dụng điện của nền kinh tế. Tập trung sử dụng điện vào giờ cao điểm sẽ làm mất cân đối thêm hệ thống điện quốc gia vì phải có dự phòng công suất nguồn lớn, lãng phí vốn đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Nhằm khuyến khích các phụ tải sử dụng điện một cách hợp lý, tiết kiệm, hạn chế tổ chức sản xuất kinh doanh vào giờ cao điểm, góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu công suất nguồn điện vào giờ cao điểm, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế chung toàn hệ thống điện, góp phần làm giảm áp lực về vốn đầu tư vào các nguồn điện mới cho cao điểm của hệ thống, giảm áp lực tăng giá điện, đem lại lợi ích tổng thể cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời nhằm để thực hiện chính sách giá điện của Chính phủ là giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất điện và giá điện phải được thực hiện theo cơ chế thị trường, Chính phủ đã quy định giá điện theo giờ bình thường, cao điểm và thấp điểm. Ngành điện cũng đã thực hiện lắp đặt hệ thống đồng hồ đo đếm điện 3 giá để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thanh toán tiền sử dụng điện.

Đây là một chính sách hợp lý trong điều kiện cụ thể của nước ta, rất cần được các doanh nghiệp ủng hộ thông qua việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất một cách khoa học, hợp lý nhằm giảm được chi phí sử dụng điện để nâng cao hiệu quả sản xuất.



6. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn nhiều thôn, buôn, làng mà đường điện chỉ đến với 30-50% hộ dân, số hộ còn lại trong thôn ở xa đường điện chính nhiều năm qua vẫn chưa có điện sinh hoạt, sản xuất; mặt khác, đường điện đến với 30-50% hộ dân trong thôn đều là cột tre, gỗ và dây điện không đúng kỹ thuật của ngành điện, gây mất an toàn lưới điện và tai nạn cho nhân dân. Đề nghị Bộ tham mưu cho Chính phủ ban hành chủ trương đầu tư kinh phí để xây dựng hoàn chỉnh lưới điện ở các thôn, buôn, làng có tình trạng nêu trên để 100% nhân dân có điện sinh hoạt.

Trả lời: (tại Công văn số 7896/BCT-KH ngày 13/8/2009)

Hiện nay Bộ Công Thương đang chỉ đạo EVN khẩn trương thi công, đảm bảo đến cuối năm nay sẽ cơ bản hoàn thành công tác thi công đóng điện trên phạm vi toàn Dự án đầu tư cấp điện cho các thôn buôn chưa có điện tại 5 tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai. Dự án này cấp vốn theo cơ chế 85 % từ Ngân sách, 15 % từ EVN với mục tiêu khi hoàn thành Dự án sẽ có khoảng 90 % hộ dân có điện, trong đó Gia Lai được bố trí gần 370 tỷ đồng, chiếm gần 30 % vốn của toàn bộ dự án 5 tỉnh cho gần 330 thôn buôn. Bộ Công Thương cũng đang chuẩn bị các thủ tục ký kết Hiệp định vào tháng 8/2009 để EVN vay vốn của ADB, trong đó có khoảng gần 5 triệu USD cho dự án cải tạo và xây dựng mới lưới điện của Gia Lai. Trong thiết kế dự án các yêu cầu kỹ thuật về đường dây, cột điện...sẽ được bảo đảm đúng quy định của ngành điện.



7. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Cử tri rất bức xúc trước tình trạng hiện nay là giá điện tăng nhưng tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của một bộ phận chức năng ngành điện còn yếu, không kịp thời (như: cải tạo, nâng cấp lưới điện để đủ điện áp sinh hoạt sản xuất; bảo đảm an toàn lưới điện; sửa chữa khắc phục sự cố; kéo dài thời gian giải quyết hợp đồng bắc điện mà không có lý do chính đáng; còn hách dịch cửa quyền, gây phiền hà, thiếu tôn trọng nhân dân, khách hàng...). Đề nghị Bộ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn Điện lực các tỉnh, Chi nhánh điện cấp huyện củng cố mối quan hệ giữa ngành điện với nhân dân và khách hàng, nhất là tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc, chăm sóc khách hàng nhiệt tình; khắc phục tư tưởng độc quyền bỏ mặc, thờ ơ với đề nghị chính đáng của khách hàng, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.

Trả lời: (tại Công văn số 7896/BCT-KH ngày 13/8/2009)

Trong hoạt động cung cấp điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) rất quan tâm đến công tác giao tiếp và dịch vụ khách hàng. Để thống nhất trong toàn ngành điện, EVN đã ban hành Quy trình Kinh doanh điện năng, trong đó có Quy trình giao tiếp khách hàng, quy định các tác nghiệp cụ thể của công tác giao tiếp và dịch vụ khách hàng cho từng loại công việc như: khảo sát, lắp đặt, treo tháo, nghiệm thu hệ thống đo đếm điện năng; thu tiền điện; kiểm tra sử dụng điện; sửa chữa, đóng cắt điện; đầu tư xây dựng công trình điện...Ngay sau khi Quy trình được ban hành, các đơn vị trong ngành đều tổ chức phổ biến, hướng dẫn và tập huấn cho CBCNV để nắm vững và thực hiện nghiêm túc.

Để thường xuyên nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành các quy định, quy trình và nâng cao kỹ năng của CBCNV, góp phần củng cố, cải tiến, hoàn thiện và đổi mới công tác dịch vụ khách hàng, công tác giao tiếp dịch vụ khách hàng, tại các Công ty điện lực đều xây dựng chương trình kiểm tra hàng năm và đưa vào chương trình thi nâng bậc, xét thưởng, xét thi đua của CBCNV. Bên cạnh đó, EVN cũng tổ chức các Hội thi “Giao tiếp khách hàng”, tổ chức phát động phong trào thi đua chấm điểm về công tác dịch vụ khách hàng trong khối các Công ty Điện lực góp phần củng cố, cải tiến, hoàn thiện, đổi mới công tác dịch vụ khách hàng và nâng cao hình ảnh của EVN trong cộng đồng.

Ý thức được việc cần thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đang xây dựng Quy định về Văn hóa Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Quy định này sẽ tác động vào từng mảng công việc, lĩnh vực hoạt động để đẩy lùi tính quan liêu, cửa quyền, trì trệ vẫn còn đang tồn tại trong một bộ phận CBCNV của EVN, đặc biệt là những CBCNV thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nhằm tạo nên hình ảnh người cán bộ của EVN vui vẻ, hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm vì dân, vì nước, sẵn sàng giải quyết thắc mắc và giúp đỡ người dân sử dụng điện có hiệu quả và tiết kiệm.

Với các quy định nêu trên và với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện của EVN cũng như các Công ty điện lực, những hiện tượng như cử trị phản ánh sẽ ngày càng ít đi.

8. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị:

Đề nghị ngành điện đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án điện Tây Nguyên vì hiện nay nhiều thôn trên địa bàn chưa có điện, và mùa mưa Tây Nguyên đã đến. Đề nghị Bộ đưa vào chương trình dự án điện Tây Nguyên 105 thôn mà qua khảo sát tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị bổ sung.

Trả lời: (tại Công văn số 7907/BCT-KH ngày 13/8/2009)

Hiện nay Bộ Công Thương đang chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương thi công, đảm bảo đến cuối năm nay sẽ cơ bản hoàn thành công tác thi công đóng điện trên phạm vi toàn Dự án đầu tư cấp điện cho các thôn buôn chưa có điện tại 5 tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Lâm Đồng. Trong Dự án này Lâm Đồng đã được đầu tư 475 thôn buôn trên tổng số 1.331 thôn buôn của 5 tỉnh, chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án đã có nhiều thay đổi như việc tách thôn buôn, hình thành thôn buôn mới do dân di cư tới các địa phương... nên việc đề nghị bổ sung thêm 105 thôn của Lâm Đồng có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành Dự án đã được phê duyệt. Vì vậy, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN sau khi hoàn thành dự án sẽ phối hợp với UBND các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện dự án, đồng thời sẽ kiến nghị với Chính phủ giải pháp xử lý đối với các thôn buôn chưa có điện phát sinh.



9. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị:

1. Đề nghị Chính phủ, các cơ quan Trung ương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia như: Dự án cấp điện cho các thôn, buôn chưa có điện của 5 tỉnh Tây Nguyên (trong đó có Kon Tum)...

Đề nghị chỉ đạo chủ đầu tư công trình thuỷ điện Thượng Kon Tum cam kết với địa phương bảo đảm hoàn thành công trình giao thông tỉnh lộ 676 trước khi tiến hành công tác bồi thường, di dân tái định cư vì: tỉnh lộ 676 là đường giao thông duy nhất nối 05 xã của huyện Kon Plong là Đăk Tăng, Ngọc Tem, Đăk Ring, Đăk Nên, Măng Bút (05 xã này là 05/14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn của tỉnh Kon Tum)

2. Đề nghị Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo Công ty cổ phần thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh sớm công bố phạm vi vùng ngập thuỷ điện Thượng Kon Tum, đẩy nhanh tiến độ đầu tư tỉnh lộ 676 (đoạn đường do Công ty làm chủ đầu tư), phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, thực hiện đền bù, tái định cư và định canh cho nhân dân bằng hoặc tốt hơn nơi ở và sản xuất trước đây.

Trả lời: (tại Công văn số 8157/BCT-KH ngày 19/8/2009)

1. Về việc đẩy nhanh tiến độ Dự án cấp điện cho các thôn, buôn chưa có điện của Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum

Hiện nay Bộ Công Thương đang chỉ đạo EVN khẩn trương thi công, đảm bảo đến cuối năm nay sẽ cơ bản hoàn thành công tác đóng điện trên phạm vi toàn Dự án đầu tư cấp điện cho các thôn buôn chưa có điện tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Dự án này cấp vốn theo cơ chế 85 % từ Ngân sách, 15 % từ EVN với mục tiêu khi hoàn thành Dự án sẽ có khoảng 90 % hộ dân có điện, trong đó Kon Tum.



2. Về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư Tỉnh lộ 676:

Tuyến đường này đã được Chủ đầu tư thủy điện Thượng Kon Tum ưu tiên thi công trước, cho đến nay theo báo cáo của Chủ đầu tư, kết quả đạt được như sau:

- Đoạn đường từ Km 0 đến Km 20: Đến đầu tháng 8/2009, đã cơ bản hoàn thành phần nền đường, đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ (đạt 80% khối lượng thiết kế), sẽ hoàn thành vào quý IV/2009.

- Đoạn đường tránh ngập từ Km 20 đến Km 26: Đang khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu và sẽ triển khai thi công và hoàn thành trong năm 2010.

- Đoạn đường tránh ngập Vi Xây - Măng Bút và cầu vượt sông Đak Nghé: Đang khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu (dự kiến hoàn thành trong quý 4/2009) và sẽ triển khai thi công, hoàn thành trong năm 2010.

- Tuyến đường vào các thôn Đak Prô, Vi Rơ Ngheo, Đak Xa: Sẽ khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu trong năm 2010 và triển khai thi công, hoàn thành vào quý II/2011.

Với tiến độ như trên, sẽ đáp ứng được yêu cầu của địa phương.

3. Về việc sớm công bố phạm vi vùng ngập thuỷ điện Thượng Kon Tum: Công ty Cổ phần thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Công ty VSH) đã có văn bản số 673/2009/CV-VSH-QLDA ngày 03 tháng 8 năm 2009 gửi UBND huyện KonPlông phúc đáp ý kiến của đ/c Chủ tịch UBND huyện KonPlông tại cuộc họp ngày 28/7/2009 tại UBND tỉnh Kon Tum, Công ty VSH đã gửi bản đồ vùng lòng hồ, cao toạ độ các cọc mốc của đường viền vùng ngập của dự án để huyện có cơ sở xem xét, quyết định đầu tư các công trình hạ tầng.

4. Về việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện đền bù, TĐC cho nhân dân bằng hoặc tốt hơn nơi ở trước đây:

Căn cứ văn bản số 1051/TTg-KTN ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép đầu tư dự án Thuỷ điện Thượng Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum là chủ đầu tư dự án thành phần di dân, tái định cư; kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư xây dựng dự án thuỷ điện do chủ đầu tư thu xếp. UBND tỉnh Kon Tum đã có Quyết định số 341/QĐ-UBND tỉnh ngày 13 tháng 4 năm 2009 phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tổng thể để xây dựng Công trình Thuỷ điện Thượng Kon Tum và giao cho UBND huyện KonPlông và Công ty VSH tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo. Hiện nay UBND huyện KonPlông và Công ty VSH đang nghiêm túc thực hiện quyết định trên.



10. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị:

Cử tri xã Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) thành phố Hội An đề nghị Trung ương nghiên cứu đầu tư phát triển mạng lưới điện quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới biển đảo.

Quảng Nam còn 11 xã chưa có điện, trong đó có 10 xã chưa có dự án đầu tư. Đề nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng, đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.

Trả lời: (tại Công văn số 8155/BCT-KH ngày 19/8/2009)

Hiện nay trên địa cả nước còn 247 xã và hơn 800.000 hộ dân nông thôn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Đây phần lớn là các xã vùng sâu, vùng xa, xã đảo, ở nơi đó các hộ dân sống rải rác nên việc cung cấp điện bằng lưới điện quốc gia gặp nhiều nhó khăn, như địa hình thi công hiểm trở, vốn đầu tư quá lớn, trong khi mức tiêu thụ điện của các hộ dân lại nhỏ... Vì vậy đối với nhưng khu vực khó có khả năng nối lưới điện quốc gia, việc cung cấp điện cần được nghiên cứu tính toán tìm các giải pháp phù hợp giữa việc cung cấp điện bằng lưới điện quốc gia và sử dụng các nguồn năng lượng tại chỗ khác, như điện mặt trời, thuỷ điện nhỏ, gió, kết hợp các nguồn năng lượng ...tuỳ theo tiềm năng sẵn có ở từng khu vực để cung cấp điện phù hợp với mức độ tiêu thụ điện của các hộ dân, tránh lãng phí các nguồn năng lượng sẵn có của các địa phương và giảm bớt gánh nặng về vốn đầu tư cho việc cung cấp điện của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ vẫn đang tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài để tiếp tục từng bước giải quyết khó khăn trong việc cung cấp điện cho khu vực nông thôn.

Đối với tỉnh Quảng Nam, trong thời gian qua lưới điện nông thôn của tỉnh được đầu tư đáng kể. Chỉ tính riêng các dự án vay vốn các tổ chức Quốc tế cũng đã lên tới hơn 600 tỷ đồng (tỉnh vay OPEC 20 triệu EUR; EVN vay WB thực hiện dự án Năng lượng nông thôn I với tổng đầu tư 28 tỷ đồng; tỉnh và EVN vay thực hiện dự án Năng lượng nông thôn II với tổng đầu tư 180 tỷ đồng). Đối với các xã hiện nay chưa có điện của tỉnh đều thuộc vùng sâu, vùng xa của các huyện miền núi Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn cũng như xã đảo Tân Hiệp nên việc cung cấp điện bằng lưới điện quốc gia còn khó khăn và giải pháp cung cấp điện được thực hiện theo nguyên tắc đã nêu ở trên.

11. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị:

Hiện nay, Chính phủ có chủ trương kích cầu để giúp cho các doanh nghiệp và nhân dân vay vốn mua sắm vật tư, máy móc (hỗ trợ lãi suất 4%/năm) để tăng sản xuất, góp phần chống suy giảm kinh tế, nhưng tại sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam không mua điện của Công ty Điện lực dầu khí mà lại mua điện của nước ngoài (Trung Quốc) trong khi đó Công ty Điện lực dầu khí Cà Mau phát không hết công suất, điện thừa không bán được, công ty bị lỗ. Cách làm này có đúng không? Và hướng giải quyết thế nào?

Trả lời: (tại công văn số 8153/BCT-KH ngày 19/8/2009)

Từ đầu năm 2009 đến nay, lượng khí cấp cho NMĐ Cà Mau thấp và không ổn định, theo số liệu từ Trung tâm Phân phối khí Cà Mau, khả năng cấp khí cho NMĐ Cà Mau từ ngày 01 tháng 01 tháng 2009 đến ngày 18 tháng 5 năm 2009 trung bình khoảng 3,17 triệu m3/ngày, tương đương với sản lượng của NMĐ Cà Mau khoảng 17 triệu kWh/ngày (chỉ bằng 47% công suất thiết kế toàn nhà máy). Phương thức vận hành hệ thống điện Quốc gia năm 2009 đã tính toán với mức tăng trưởng khoảng 13%, trong đó, sản lượng điện dự kiến huy động NMĐ Cà Mau trong 5 tháng đầu năm 2009 là 4,16 tỷ kWh (trung bình khoảng 27,5 triệu kWh/ngày). Như vậy, khả năng cấp khí của NMĐ Cà Mau chỉ đáp ứng được 61% nhu cầu mua điện của EVN. Mặt khác, trong 5 tháng đầu năm 2009, nhà cung cấp khí Talisman đã tiến hành 2 công tác lớn trên hệ thống cung cấp khí cho NMĐ Cà Mau. Công tác thứ nhất tiến hành từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 15 tháng 3 năm 2009, lượng khí cấp cho Cà Mau chỉ duy trì ở mức 1,7 triệu m3/ngày (chỉ đủ phát điện 1/4 công suất thiết kế của nhà máy) và công tác thứ hai tiến hành từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 13 tháng 5 năm 2009, ngừng hoàn toàn cấp khí cho NMĐ Cà Mau. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của cả nước, trong thời gian giảm hoặc ngừng cấp khí, EVN đã huy động NMĐ Cà Mau bằng nhiên liệu dầu DO (với giá mua điện chỉ tính ở chi phí biến đổi đã khoảng 2.200 đ/kWh). Thực tế vận hành trong thời gian vừa qua cho thấy, khi tổ máy Cà Mau vận hành bằng nhiên liệu dầu thì hầu như không khởi động được, nếu khởi động được thì vận hành không ổn định và liên tục bị sự cố. Số liệu thống kê cho thấy, trong thời gian qua có 18 lần sự cố khi vận hành bằng nhiên liệu dầu (trong tổng số 47 lần sự cố). Xác suất sự cố của NMĐ Cà Mau hiện nay là cao nhất trong hệ thống điện Việt Nam (chiếm trên 20% số lần sự cố của tất cả các tổ máy trong hệ thống). Do khả năng cung cấp khí có hạn và hay thay đổi kế hoạch cũng như việc vận hành không ổn định các tổ máy Cà Mau đã gây nhiều khó khăn trong công tác vận hành.

Như vậy, trong suốt thời gian từ đầu năm đến nay, EVN yêu cầu huy động cao NMĐ Cà Mau nhưng NMĐ Cà Mau không đủ khả năng phát điện theo kế hoạch của EVN.

Để đảm bảo cung cấp điện phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như an toàn của hệ thống điện, EVN phải tính toán việc mua điện của các nguồn điện bao gồm cả mua điện của Trung Quốc. Việc huy động công suất của NMĐ Cà Mau 1 hoặc bất kỳ nguồn điện nào khác vào hệ thống đều cần tuân thủ nguyên tắc tối ưu chung, dựa trên nhu cầu của hệ thống điện cũng như giá bán điện giữa các nguồn điện.



12. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị:

Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo đầu tư công trình thuỷ điện A Vương, nhanh chóng khắc phục bất cập trong việc xây dựng khu tái định cư cho nhân dân trong vùng dự án (sạt lở, thiếu đất sản xuất, nhà ở hư hỏng nặng...)

Trả lời: (tại Công văn số 8155/BCT-KH ngày 19/8/2009)

Dự án thuỷ điện A Vương đã được chủ đầu tư xây dựng các khu tái định cư theo đúng quy hoạch được UBND tỉnh Quảng Nam thoả thuận. Các hạng mục công trình đã thi công đúng thiết kế, cơ bản đảm bảo chất lượng, đã được nghiệm thu, bàn giao cho đồng bào và chính quyền địa phương quản lý, sử dụng. Trong quá trình xây dựng có hiện tượng sạt lở đất, nhà ở của dân bị hư hỏng nhẹ như cầu thang gỗ, cửa gỗ bị cong vênh, một số mái nhà bị tốc do bão... nhưng đã được Ban QLDA thuỷ điện 3 và các nhà thầu xử lý ngay, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân. Đất sản xuất không thiếu so với quy định được duyệt nhưng chất lượng đất có kém hơn nơi sản xuất cũ nhưng cũng đã được bồi thường thoả đáng và xây dựng các công trình thuỷ lợi, cải tạo đất, khuyến nông, khuyến lâm theo quy định.

Ngoài ra, theo yêu cầu của UBND tỉnh Quảng Nam, Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Nghị quyết số 182/NQ-HĐQT ngày 17 tháng 4 năm 2009 đồng ý hỗ trợ thực hiện “Dự án phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân tại khu tái định cư PachePalanh và Cutchrun giai đoạn 2008 – 2015” với kinh phí 5.832,5 triệu đồng thuộc nguồn vốn của dự án thuỷ điện A Vương. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có văn bản số 1482/EVN-QLXD ngày 21 tháng 4 năm 2009 giao cho Công ty cổ phần thuỷ điện A Vương trực tiếp làm việc với địa phương (kế hoạch chuyển vốn hàng năm, công tác giám sát đầu tư, chế độ báo cáo....) và chuyển khoản hỗ trợ nói trên để địa phương đầu tư xây dựng đúng mục đích và có văn bản báo cáo Tập đoàn. Hiện nay, Công ty Cổ phần thuỷ điện A Vương đang phối hợp thực hiện.

13. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:

Nghệ An hiện nay còn gần 30 hộ chưa được hưởng lưới điện quốc gia. Đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ vốn đưa điện về ácc xã vùng sâu, vùng xa.

Trả lời: (tại Công văn số 8284/BCT-KH ngày 21/8/2009)

Hiện nay trên địa cả nước còn 247 xã và hơn 800.000 hộ dân nông thôn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, đây phần lớn là các xã, các hộ dân sống ở vùng sâu, vùng xa, xã đảo, các hộ dân sống rải rác việc cung cấp điện bằng lưới điện quốc gia gặp nhiều nhó khăn như địa hình thi công khó khăn hiểm trở, vốn đầu tư quá lớn, trong khi mức tiêu thụ điện của các hộ dân lại nhỏ... vì vậy đối với nhưng khu vực khó có khả năng nối lưới điện quốc gia, việc cung cấp điện cần được nghiên cứu tính toán tìm các giải pháp phù hợp giữa việc cung cấp điện bằng lưới điện quốc gia và sử dụng các nguồn năng lượng tại chỗ khác như điện mặt trời, thuỷ điện nhỏ, gió, kết hợp các nguồn năng lượng ...tuỳ theo tiềm năng sẵn có ở từng khu vực để cung cấp điện phù hợp với mức độ tiêu thụ điện của các hộ dân, tránh lãng phí các nguồn năng lượng sẵn có của các địa phương và giảm bớt gánh nặng về vốn đầu tư cho việc cung cấp điện của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng vẫn đang tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài để tiếp tục từng bước giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc cung cấp điện cho khu vực nông thôn.



Đối với tỉnh Nghệ An việc cử tri nêu gần 30 hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia không rõ thuộc vùng nào, các hộ dân này có sống tập trung hay sống rải rác, có thể cấp điện bằng lưới điện quốc gia hay không? hay có thể sử dụng cấp điện bằng các nguồn năng lượng khác. Do không có thông tin chi tiết nên Bộ Công Thương chưa thể trả lời cụ thể đối với trường hợp cử tri hỏi, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu Điện lực Nghệ An báo cáo, trên cơ sở đó sẽ có ý kiến phúc đáp cử tri.

14. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị:

1. Đề nghị tiếp tục có chính sách cho các khu vực tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang, để người dân thực sự có cuộc sống ở nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.

2. Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Vịêt Nam xem xét, đánh giá tác động môi trường của công trình thuỷ điện Tuyên Quang và có giải pháp khắc phục kịp thời khắc phục việc sạt lở hạ lưu đập thuỷ điện để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang (hiện nay nhiều hộ dân phải di dời do sạt lở).
Trả lời: (tại Công văn số 7894/BCT-KH ngày 13/8/2009)

  1. Về vấn đề thứ nhất

Ngày 11 tháng 3 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 359/CP-NN giao Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn làm chủ đầu tư phần di dân, tái định cư thuộc dự án thuỷ điện Tuyên Quang trên địa bàn từng tỉnh. Để người dân tái định cư có cuộc sống tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 675/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2007 điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2003 Quy định tạm thời về bồi thường, tái định cư dự án thuỷ điện Tuyên Quang. Theo đó người dân tái định cư ngoài việc đã được bồi thường thiệt hại về tài sản còn được cấp tiền xây dựng nhà ở theo quy định và xây dựng cơ ở hạ tầng, công trình công cộng khang trang hơn nơi ở cũ. Để người dân tái định cư ổn định cuộc sống, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đời sống (cấp lương thực trong 1 năm), hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề v.v... Tại quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án thuỷ điện Tuyên Quang cũng quy định: “Ưu tiên nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đầu tư khác trên địa bàn (giao thông, thuỷ lợi, điện, xây dựng đô thị mới...) với dự án di dân tái định cư để xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng tại các vùng tái định cư”; Quy định “trách nhiệm của UBND các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn là thực hiện việc lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh với dự án di dân tái định cư dự án thuỷ điện Tuyên Quang nhằm phát huy hiệu quả đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh”. Ngày 30 tháng 6 năm 2009 Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4144/VPCP-KNTN yêu cầu UBND tỉnh Tuyên Quang có báo cáo đánh giá tình hình kết quả thực hiện Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư theo Quyết định 08/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2007 và Quyết định số 675/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ để có cơ ở xem xét, quyết định bổ sung nguồn vốn thực hiện dứt điểm dự án.

Như vậy chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với dân tái định cư công trình thuỷ điện Tuyên Quang đã rất rõ ràng. Vấn đề còn lại là UBND các tỉnh đang triển khai thực hiện các công việc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định bổ sung nguồn vốn đầu tư cho các khu tái định cư nhằm xây dựng khu tái định cư đồng bộ để cuộc sống của người dân được ổn định và tốt hơn nơi ở cũ.



  1. Về vấn đề thứ hai

Liên quan đến việc khắc phục kịp thời tình trạng sạt lở hạ lưu đập thuỷ điện, Bộ Công Thương đã có văn bản số 3304/BCT-KH ngày 14 tháng 4 năm 2009 trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri tỉnh Tuyên Quang, trong đó đã nêu rõ tình hình xử lý sạt lở hạ lưu công trình cho cả trước mắt và lâu dài. Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã gia cố xong bờ sông Gâm từ hạ lưu công trình đến cầu Vĩnh Cửu thuộc thị trấn Na Hang đảm bảo an toàn tài sản cho nhân dân khu vực này. Đoạn từ cầu Vĩnh Cửu đến cầu Treo, Công ty CP tư vấn Xây dựng điện 1 đã lập xong thiết kế gia cố, trong tháng 8/2009 EVN sẽ phê duyệt thiết kế và triển khai thi công vào mùa khô năm 2009-2010.

15. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị:

Huyện đảo Phú Quý là khu kinh tế kết hợp quốc phòng, có vị trí chiến lược rất quan trọng. Ngày 14 tháng 3 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ có quyết định 312 về một số cơ chế chính sách ưu đãi đối với đảo Phú Quý, Bình Thuận. Tại huyện đảo, lâu nay điện thắp sáng từ nguồn năng lượng diesel là chủ yếu với tổng công suất 3.000 kW, phát từ 8 giờ sau nâng lên chỉ được 16 giờ trong ngày nên sản xuất, học hành của con em rất khó khăn. Mặc dù dự án đầu tư xây dựng “Trạm phát điện gió đảo Phú Quý” đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phê duyệt từ năm 2005, với tổng mức đầu tư là 65 tỷ đồng nhưng hiện nay không có vốn để đầu tư dự án này. Đông đảo cử tri kiến nghị Chính phủ quan tâm có nguồn vốn giúp nhân dân huyện đảo đầu tư xây dựng nguồn điện để nhân dân có điều kiện phát triển sản xuất và bảo vệ an ninh chính trị trên đảo.

Trả lời: (tại công văn số 8279/BCT-KH ngày 21/8/2009)

Huyện đảo Phú Quý là một trong ba huyện đảo do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bán điện trực tiếp. Trong năm 2008 để đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện đảo và đời sống nhân dân, EVN đã cung ứng lượng điện năng là 7,57 triệu kWh và phải bù lỗ là 27,5 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc giá điện cho các vùng không có khả năng nối lưới, EVN đang phối hợp với UBND tỉnh xây dựng giá bán điện cho huyện đảo trên nguyên tắc đảm bảo kinh doanh, do vậy Bộ Công Thương rất mong tỉnh Bình Thuận sớm có ý kiến, qua đó tăng thời gian cung cấp điện và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển nguồn điện mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện đảo.

Về việc đầu tư phát triển nguồn điện mới, trong đó có dự án Trạm phát điện gió mà cử tri nêu, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN xúc tiến kêu gọi các tổ chức cho vay vốn hỗ trợ. Tuy nhiên, do việc cung cấp điện cho các huyện đảo nói chung, trong đó có Phú Quý nói riêng, chủ yếu là để phục vụ công ích, do đó hiệu quả trực tiếp về sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư thường rất hạn chế, nên rất khó khăn trong việc tìm đối tác. Để chủ động tạo nguồn vốn, xét thấy huyện đảo Phú Quý có tiềm năng du lịch cũng như kinh tế biển rất lớn chưa được khai thác mạnh mẽ, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo EVN tìm nguồn vốn, mặt khác Bộ đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện theo Quyết định 312/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối với đảo Phú Quý, trong đó có việc ưu tiên bố trí từ nguồn ngân sách trung ương thông qua các Bộ hoặc bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thực hiện các dự án quan trọng trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, trong đó có các dự án về phát triển năng lượng (chú trọng năng lượng tái tạo), cấp điện và chiếu sáng.

16. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị:

Cử tri phản ảnh tiến độ xây dựng các công trình điện phục vụ người dân của dự án điện RE II ở nhiều huyện của tỉnh Phú Thọ được triển khai chậm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc sản xuất-kinh doanh của nhân dân. Đề nghị Điện lực Việt Nam chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành các công trình địên thuộc dự án điện RE II sớm đưa vào phục vụ cuộc sống của nhân dân.

Trả lời: (tại công văn số 7908/BCT-KH ngày 13/8/2009)

Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo EVN và Công ty Điện lực 1 phải có giải pháp để đẩy nhanh tiến độ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Theo báo cáo của Công ty Điện lực 1, phần trung áp tại Phú Thọ sẽ phấn đấu hoàn tất trong năm 2009 để các công trình phần hạ áp do các Sở Công Thương thực hiện có thể đấu nối để đóng điện phục vụ các nhu cầu của nhân dân.



17. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị:

Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khi thi công lưới điện phải đi khảo sát thực tế, tránh ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là các tuyến đường Bắc – Nam khi kéo đến đâu phải tham khảo ý kiến nhân dân đến đó, có chính sách bồi thường thoả đáng khi thi công, đối với các lưới điện cao áp phải cách xa khu dân cư. Lưới điện quốc gia đi Cà Mau ngang qua xã Hoả Tiến thị xã Vị Thanh, một số hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp không được bồi thường, không đảm bảo an toàn vào mùa mưa bão, người dân bị nhiễm điện từ lưới điện này không đảm bảo an toàn đến sức khoẻ của người dân sống gần vùng có lưới điện đi qua.

Trả lời: (tại công văn số 7895/BCT-KH ngày 13/8/2009)

- Liên quan đến công tác khảo sát: theo quy định của Luật Điện, tất cả các công trình điện phải được thực hiện theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Quy hoạch phát triển điện lực địa phương do Bộ Công Thương phê duyệt. Sau khi quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duỵêt, các chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng (trong đó có công tác khảo sát thực tế để xác định rõ hướng tuyến đường dây, diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù GPMB...) và bảo vệ môi trường. Sau khi dự án lưới điện được phê duyệt, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất để chủ đầu tư thực hiện. Trong quá trình thực hiện dự án, UBND các cấp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với chủ đầu tư lập và thực hiện kế hoạch GPMB, di dân TĐC, bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản,... đồng thời công bố quy hoạch và các thông tin liên quan để người dân biết và tiến hành hiệp thương với chủ đầu tư. Đối với đường dây điện Bắc-Nam, chủ đầu tư EVN đã tuân thủ nghiêm túc các quy định hiện hành.

- Liên quan công tác bồi thường GPMB: Để bồi thường GPMB các công trình lưới điện, UBND các tỉnh, huyện thành lập Hội đồng bồi thường GPMB (HĐBTGPMB) để chủ trì khảo sát lập phương án bồi thường, áp giá bồi thường, kế hoạch di dân tái định cư... đồng thời phối hợp với chủ đầu tư và các sở ngành liên quan xác định ảnh hưởng của môi trường điện đến sức khoẻ của người dân sống trong hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ (Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp) và các Nghị định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 ...

Trên địa bàn xã Hoả Tiến thị xã Vị Thanh có công trình đường dây 220kV Cà Mau - Ô Môn đã đóng điện vận hành từ năm 2007. Theo báo cáo của EVN, đường dây này được thiết kế, xây dựng theo đúng các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành, đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện vận hành, kể cả khi có mưa bão lớn. Các thông số về cường độ điện trường, khoảng cách dây dẫn với đất đều nằm trong giới hạn cho phép và đáp ứng đầy đủ các điều kiện để nhà ở và công trình không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không (HLLĐ) quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Các vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường GPMB đã được Hội đồng bồi thường GPMB địa phương và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam giải quyết thoả đáng, dứt điểm.



18.Cử tri tỉnh Lào Cai, Hòa Bình kiến nghị:

Đề nghị Bộ Công Thương khẩn trương tách hệ thống truyền tải và phân phối điện ra khỏi ngành điện lực, tránh tình trạng độc quyền, ép giá... đảm bảo việc sử dụng điện trong sản xuất và đời sống sinh hoạt cho nhân dân.

Trả lời: (tại công văn số 8156, 8159/BCT-KH ngày 19/8/2009)

Việc tách các khâu phát điện, truyền tải điện và phân phối điện để nâng cao tính cạnh tranh, giảm tình trạng độc quyền trong ngành điện là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của ngành điện. Tuy nhiên, để thực hiện quá trình này cần có lộ trình phát triển cụ thể theo từng giai đoạn.

Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện theo các cấp độ ở Việt Nam. Vào tháng 7 năm 2008, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia Việt Nam đã được thành lập, hạch toán độc lập với Tập đoàn điện lực Việt Nam. Đây là một trong các bước được thực hiện đầu tiên nhằm đáp ứng điều kiện tiên quyết cho giai đoạn phát triển thị trường phát điện cạnh tranh.

Tháng 12 năm 2008, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Tái cơ cấu ngành điện cho phát triển thị trường điện Việt Nam. Ngày 17 tháng 7 năm 2009, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp về Đề án tái cơ cấu ngành điện này.

Theo thông báo số 232/TB-VPCP ngày 31 tháng 7 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 17 tháng 7 năm 2009, các đơn vị phát điện sẽ được tổ chức lại thành các công ty phát điện độc lập (đề án tổ chức này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ vào quý 1 năm 2010); các Công ty điện lực sẽ được tổ chức lại thành các Tổng công ty điện lực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (đề án tổ chức này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ vào quý III năm 2009).

Như vậy, khâu phát điện sẽ được tách độc lập với các khâu truyền tải điện và phân phối điện, đảm bảo minh bạch, giảm thiểu tính độc quyền trong hoạt động sản xuất điện, nâng cao tính cạnh tranh như ý kiến của cử tri nêu.



19. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị:

Đề nghị Bộ Công Thương triển khai các dự án thực hiện nghiêm túc các hạng mục liên quan đến tái định cư của nhân dân để dân sớm ổn định đời sống, yên tâm sản xuất, tránh việc khiếu kiện xẩy ra: Dự án thuỷ điện Đăk R’Tih, Buôn Tua Srah, Đồng Nai 3...

Trả lời: (tại công văn số 8160/BCT-KH ngày 19/8/2009)

Trước hết Bộ Công Thương xin làm rõ trách nhiệm của Bộ trong triển khai thực hiện các dự án di dân tái định cư thuộc các dự án thủy điện là trách nhiệm phối hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các dự án thủy điện thi công bảo đảm đúng tiến độ thì các hạng mục liên quan của các dự án di dân tái định cư rất cần được triển khai trước và nhanh. Vì vậy, Bộ Công Thương luôn quan tâm chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án thủy điện phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của các địa phương trong việc giải quyết những nội dung công việc có liên quan để các dự án tái định cư triển khai được thuận lợi. Mặt khác Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND tỉnh Đăk Nông phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để tiếp tục yêu cầu các Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc công tác đền bù, tái định cư các dự án để đảm bảo đới sống nhân dân vùng tái định cư.



20. Cử tri tỉnh Long An, Quảng Bình kiến nghị:

Trong việc chống lạm phát, đề nghị Nhà nước tăng cường quản lý thị trường đặc biệt là quản lý chặt chẽ giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không cho tự động nâng giá.

Trả lời: (tại Công văn số 8399/BCT-KH ngày 26/8/2009, 8693/BCT-KH ngày 19/8/2009)

Trong hoạt động quản lý thị trường (QLTT) đặc biệt là quản lý giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại và Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2009/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các lực lượng QLTT và cơ quan chức năng khác thực hiện quyền hạn của mình và cũng nhằm răn đe, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Bộ còn chỉ đạo phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu xây dựng một số đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý cho các hoạt động thương mại trên thị trường trong nước, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được yêu cầu quản lý của nhà nước trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bộ trưởng Bộ Công Thương với trách nhiệm là Trưởng Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban chỉ đạo 127TW) đã thường xuyên chỉ đạo lực lượng chức năng chủ động tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá...

Song cũng cần phải thấy rằng, công tác phòng chống các hành vi tăng giá, gian lận thương mại muốn thành công phải có sự tham gia của toàn xã hội, mà lưc lượng QLTT và các cơ quan chức năng có vai trò nòng cốt, ý thức phát hiện, đấu tranh của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, Bộ Công Thương rất mong muốn và đề nghị các Đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể quần chúng cùng tham gia vào mặt trận này để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm cho một thị trường cạnh tranh lành mạnh.

21. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị:

Đề nghị có sự thay đổi trong tổ chức và điều hành xuât khẩu gạo, vì Hiệp hội Lương thực Việt Nam thời gian qua điều hành chưa tốt. Cụ thể:

- Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam kiêm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, do đó quyền lợi của Hiệp hội gắn liền với quyền lợi của Tổng công ty Lương thực miền Nam.

- Hiện nay, số đông doanh nghiệp ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có lượng gạo tồn kho, có kho chứa, có cơ sở sản xuất gạo lớn nhưng không được vào Hiệp hội Lương thực Việt Nam nên không được tham gia ký kết các hợp đồng tập trung lớn và đương nhiên họ không được tham gia xuất khẩu gạo từ các hợp đồng này. Mặt khác, Hiệp hội Lương thực Việt Nam thường quy định giá sàn để ký kết hợp đồng thương mại xuất khẩu gạo cao hơn giá thị trường nên các doanh nghiệp không thể ký được hợp đồng, và nhiều lần như thế, khách hàng sẽ bỏ đi, làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải nhận làm cung ứng xuất khẩu cho các doanh nghiệp được phân chỉ tiêu của Hiệp hội nhưng không có năng lực sản xuất, thậm chí không có chức năng kinh doanh lương thực.. Đây là điều bất hợp lý, gây bất bình trong các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Với cơ chế Hiệp hội độc quyền phân phối chỉ tiêu cho các doanh nghiệp rồi đến doanh nghiệp phân lại chỉ tiêu cho người cung ứng... nên dẫn đến giá mua lúa trực tiếp của nông dân rất thấp là điều đương nhiên trong nhiều năm qua.
Trả lời: (tại Công văn số 8200/BCT-KH ngày 20/8/2009)

Về cơ cấu tổ chức và nhân sự của Hiệp hội Lương thực Việt Nam:

Hiệp hội Lương thực Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động theo Điều lệ Hội đã được Bộ Nội vụ phê duyệt. Hiệp hội là tập hợp một cách tự nguyện các thành viên tham gia. Các thành viên Hiệp hội có quyền bình đẳng như nhau và định kỳ tổ chức Đại hội bầu ra Chủ tịch Hiệp hội. Như vậy, Hiệp hội hoàn toàn do các doanh nghiệp tự quyết định từ khâu tổ chức đến khâu nhân sự và Nhà nước không can thiệp vào nhân sự của Hiệp hội. Việc quyết định có tham gia Hiệp hội hay không cũng là quyết định riêng của các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp chưa phải là thành viên Hiệp hội, nếu thấy việc tham gia Hiệp hội là có lợi thì hoàn toàn có thể nộp đơn xin gia nhập.

Thực tế hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam thời gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi một số sai sót, hạn chế cần được khắc phục. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ quan tâm, nhắc nhở tại một số cuộc họp về điều hành xuất khẩu gạo. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 15 tháng 6 năm 2009, hiện nay, trên cơ sở tham vấn ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan và ý kiến thống nhất của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội, các Quy chế thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung và Quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.

Như vậy, các khía cạnh cử tri quan tâm liên quan đến hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam có thể được xử lý thông qua việc các thành viên Hiệp hội tham gia tích cực hơn nữa vào việc củng cố lại tổ chức Hiệp hội như bổ sung, điều chỉnh các Quy chế và kiện toàn bộ máy cũng như các quy trình tác nghiệp.



Về việc phân bổ các hợp đồng Chính phủ:

Theo quy định hiện nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam được giao nhiệm vụ tổ chức phân bổ việc thực hiện các hợp đồng Chính phủ (hợp đồng tập trung) trên cơ sở Quy chế thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung, trong đó ưu tiên phân giao cho các doanh nghiệp thành viên thực hiện nhằm đảm bảo các hợp đồng này được thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo tiến độ, chất lượng, góp phần nâng cao uy tín của Chính phủ Việt Nam trong các giao dịch chính phủ.



Về việc quy định giá sàn xuất khẩu:

Việc quy định giá sàn xuất khẩu nhằm bảo đảm hiệu quả xuất khẩu chung, là công cụ điều tiết để các hợp đồng có giá tốt được ưu tiên thực hiện, cũng là công cụ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có thêm lợi thế khi thương thảo đàm phán hợp đồng với đối tác. Bộ Công Thương luôn có những chỉ đạo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam để mức giá hướng dẫn đảm bảo linh hoạt, giúp hoạt động xuất khẩu được lưu thông, tránh ứ đọng lúa hàng hóa.

Hiện tại, Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì xây dựng Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo. Dự thảo Nghị định đang được xây dựng với sự tham gia của các Bộ, ngành hữu quan, UBND các tỉnh ĐBSCL, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn trong thành phần Ban soạn thảo. Dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở tổng kết quá trình điều hành sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo cho tới nay, với quan điểm là phát huy các mặt tích cực của công tác điều hành xuất khẩu gạo hiện hành, đồng thời phát huy chức năng, vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo, cân đối và đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của các hộ nông dân, nhà sản xuất và kinh doanh lúa gạo.

Các nội dung cử tri quan tâm sẽ được Bộ Công Thương nghiên cứu trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định để đảm bảo các mục tiêu của công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian tới được thực hiện hiệu quả hơn, được cử tri cả nước đồng thuận.



22. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị:

Đề nghị Bộ Công Thương có giải pháp giúp Chính phủ có cơ chế điều hành quản lý thu mua lúa của nông dân và xuất khẩu cho nhanh chóng có hiệu quả, tránh ách tắc, gây khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp.

Trả lời: (tại công văn số 8199/BCT-KH ngày 20/8/2009)

Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo điều hành xuất khẩu gạo linh hoạt những tháng cuối năm, chỉ đạo Ngân hàng bảo đảm đủ vốn cho doanh nghiệp thu mua lúa hàng hoá, giãn và gia hạn nợ cho doanh nghiệp và nông dân chưa tiêu thụ được lúa gạo, cho phép nông dân và doanh nghiệp được hưởng lãi suất thấp hơn trong thời hạn gia hạn nợ, chỉ đạo các doanh nghiệp mua lúa gạo 4 đợt từ tháng 8 tới tháng 12 năm 2008 tổng số gần 2 triệu tấn quy gạo.

Năm 2009, công tác xuất khẩu gạo đã được đẩy mạnh. Xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm đạt 4,108 triệu tấn, tăng 52,02% về số lượng so với năm 2008, góp phần tiêu thụ lúa Đông Xuân cho bà con nông dân.

Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện nay tồn kho của các doanh nghiệp là khoảng 1,3 triệu tấn. Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp mua tiếp khoảng 400.000 tấn gạo nữa. Như vậy, tổng lượng gạo hàng hóa được xuất khẩu và được mua vào là khoảng 5,8 triệu tấn, tương đương mức gạo hàng hóa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo cho năm 2009. Các doanh nghiệp một mặt sẽ tiếp tục mua lúa để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tiêu thụ hết lúa hàng hóa vụ Hè Thu cho nông dân, mặt khác để có hàng giao gối đầu cho đầu năm 2009 khi có đơn hàng mà chưa tới vụ thu hoạch.

Để bảo đảm có đủ dung lượng kho chứa khi tập trung mua lúa gạo cho nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án đầu tư xây dựng 4 triệu tấn kho dự trữ lúa gạo. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện Đề án này trên cơ sở tổng hợp kết quả khảo sát và đề xuất của các địa phương, doanh nghiệp và đã xây dựng phương án đầu tư trong vòng 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tổng Công ty Lương thực miền Nam và Tổng Công ty Lương thực miền Bắc đang tích cực triển khai các dự án thuộc phạm vi quản lý.

Về phần mình, tại văn bản số 6023/BCT-XNK ngày 26 tháng 6 năm 2009 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp địa phương có nhu cầu đầu tư xây dựng kho dự trữ trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của địa phương.

Đồng thời Bộ Công Thương đang tích cực triển khai xây dựng Dự thảo Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo, tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương, thể chế hóa các thực tiễn điều tiết, điều phối hoạt động xuất khẩu gạo theo hướng đảm bảo tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu lúa gạo.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương